intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp nhằm tối ưu hóa hệ thống ICD tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Một số giải pháp nhằm tối ưu hóa hệ thống ICD tại Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm nghiên cứu và đưa ra một số ý tưởng nhằm cải thiện và phát triển hệ thống ICD tại thành phố Hồ Chí Minh. Tóm lại, đề tài này thực sự rất cấp thiết trước bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp nhằm tối ưu hóa hệ thống ICD tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ƯU HÓA HỆ THỐNG ICD TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hồ Phan Gia Hân*, Trần Anh Quân, Bùi Mạnh Tiến Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Anh Sơn TÓM TẮT Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố phát triển và hội nhập bậc nhất của nước ta. Là một thành phố trọng điểm của nền kinh tế, lượng hàng hóa lưu thông qua địa bàn ngày càng tăng mạnh. Hầu hết, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ở các cảng biển miền nam muốn lưu thông đều phải tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, các hoạt động vận tải, logistics ngày càng có nhu cầu tăng cao. Việc hàng hoá lưu thông ngày càng gia tăng khiến tình trạng ùn tắc giao thông tại Hồ Chí Minh ngày một trầm trọng. Hệ thống ICD xuất hiện giúp giảm thiểu số lượng lớn phương tiện vận chuyển lưu thông trên đường, giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Tuy chưa phải là tối ưu nhưng không thể phủ nhận được lợi ích của ICD mang lại cho lĩnh vực logistics. Từ đó, câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể phát triển, nâng cao hệ thống ICD ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Tìm ra phương án phù hợp để đẩy mạnh các quá trình làm hàng, tối ưu hoá chất lượng logistics. Từ những luận điểm trên, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra một số ý tưởng nhằm cải thiện và phát triển hệ thống ICD tại thành phố Hồ Chí Minh. Tóm lại, đề tài này thực sự rất cấp thiết trước bối cảnh hiện nay. Từ khóa: hệ thống ICD, chuỗi cung ứng, logistics. 1. GIỚI THIỆU 1.1 Khái niệm về ICD ICD (Inland Container Depot) là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, hoặc gọi tắt là Depot. Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế. Về cơ bản là một cơ sở vật chất gần các cảng. Nó cũng có thể được đặt ở vùng nội địa. Khách hàng được phép lưu trữ tạm thời các container, hàng hóa, rỗng hoặc đầy, cho đến khi chúng sẵn sàng vận chuyển. Hình 1: Cảng ICD. ( Ảnh: Internet) 871 nternet
  2. ICD (Inland Customs Depot) là đầu mối vận chuyển phía sau cảng nhập cảnh và đóng vai trò là cảng nội địa để làm thủ tục hải quan, loại bỏ nhu cầu làm thủ tục hải quan tại cảng biển. ICD (Inland Clearance Depot) là một cơ sở công cộng nằm trong đất liền với sự có mặt của các cơ quan chính phủ có liên quan, được trang bị cơ sở vật chất và cung cấp các dịch vụ xếp dỡ và lưu trữ. vận tải tạm thời các loại phương tiện vận tải đường bộ (bao gồm cả container) chịu sự kiểm soát hải quan chịu thuế hải quan để sử dụng nội địa, tiêu dùng, lưu kho, tạm nhập, tái xuất… 1.2 Phân loại ICD Có 4 cách phân loại ICD: Theo quy mô: ICD có thể được phân loại thành ICD lớn và ICD nhỏ, tùy thuộc vào diện tích, số lượng container được vận chuyển và quản lý. Theo vị trí địa lý: ICD có thể được phân loại thành ICD nội địa và ICD cảng, tùy thuộc vào vị trí đặt kho có nằm ở nội địa hay gần cảng biển. Hiện nay có 3 loại cảng cạn phổ biến như sau: - Cảng cạn xa cảng biển: Thông thường, loại này nằm cách xa cảng biển trên 300 km và sử dụng vận tải đường sắt, thuỷ nội địa và đường bộ để vận chuyển. Khi khoảng cách giữa cảng cạn và cảng biển càng lớn, thì hiệu quả vận tải bằng container càng lớn. - Cảng cạn gần cảng biển: Khoảng cách giữa cảng cạn và cảng biển nhỏ hơn 300 km, loại này được xây dựng gắn liền với việc mở rộng hoặc xây dựng cảng mới thay vì xây dựng nâng cấp các cảng hiện tại. Một cảng cạn được đặt ở vị trí có tính chất chiến lược là gần nơi có nguồn hàng tập trung, ngoại ô thành phố để giảm ách tắc giao thông. - Cảng cạn ở các nước không có biển: Mục đích xây dựng cảng cạn loại này là để giảm thời gian quá cảnh, chi phí hải quan và tránh hư hỏng, mất mát hàng hoá trong quá trình vận chuyển qua nước quá cảnh. Theo chức năng: ICD có thể được phân loại thành ICD đơn giản và ICD tích hợp nhiều dịch vụ, tùy thuộc vào khả năng cung cấp các dịch vụ khác nhau như đóng gói, bảo quản, xử lý hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển, bảo hiểm và tài chính. Theo ngành hàng hóa: ICD có thể được phân loại theo loại hàng hóa, ví dụ như ICD chuyên vận chuyển hàng hóa lạnh hoặc ICD chuyên vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Các loại kho ICD khác nhau có những đặc điểm và ưu nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu của từng doanh nghiệp. 1.3 Lợi ích của hệ thống ICD mang lại cho logistics ICD (Internal Container Depot) là hệ thống kho chứa container tại cảng, nơi hàng hóa được xếp vào và lấy ra từ các container. Hệ thống ICD mang lại nhiều lợi ích cho logistics như: Tăng tốc độ và hiệu quả trong quá trình vận chuyển, giảm chi phí lưu trữ hàng hóa, tăng tính linh hoạt trong quản lý hàng hóa, tăng tính an toàn cho hàng hóa, giảm tắc nghẽn tại cảng, giảm thiểu chi phí vận chuyển cho người sử dụng dịch vụ, tăng tính linh hoạt trong quản lý thời gian, tăng tính đồng bộ trong chuỗi cung ứng, tăng 872
  3. tính chính xác và độ chính xác trong quá trình quản lí hàng hoá, giảm thiểu các rủi ro trong quá trình vận chuyển, tăng tính bảo mật trong quản lý hàng hóa, tăng tính bền vững của chuỗi cung ứng,... 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG ICD TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh có một số cảng ICD lớn như cảng ICD Phước Long, cảng ICD Sóng Thần, cảng ICD Transimex, cảng ICD Sotrans và cảng ICD Tanamexco – Tây Nam. Các cảng ICD này đang phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng, thiết bị, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của ngành logistics và xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hệ thống ICD tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang gặp phải một số thách thức và vấn đề như nhiều ICD ở thành phố Hồ Chí Minh không có đủ cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, nhất là trong việc di chuyển hàng hóa giữa các ICD và các cảng biển. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, gây cản trở cho hoạt động xuất nhập khẩu dẫn đến giao thông xung quanh các ICD thường bị tắc nghẽn, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Việc di chuyển hàng hóa từ các ICD tới cảng và cảng biển hoặc ngược lại mất nhiều thời gian và gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển. Điều này có thể gây ra những vấn đề về an toàn, chất lượng dịch vụ và việc kết nối các tuyến đường giao thông từ các ICD tới cảng biển và đến các khu công nghiệp chưa được phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó, việc kết hợp các phương thức vận tải với nhau vẫn chưa được đẩy mạnh, điều này cản trở quá trình vận chuyển hàng hóa và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ICD. Bên cạnh đó còn 2 vấn đề cần được tối ưu là sử dụng hiệu quả tối đa diện tích tại ICD và yếu tố nguồn nhân lực cũng đáng được phải lưu tâm vì ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và sự hiệu quả của hoạt động. Hình 2: Tình trạng tắc nghẽn giao thông trước cảng ICD Phước Long. (Ảnh: Internet) Tóm lại, hệ thống ICD tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang gặp phải nhiều thách thức và vấn đề cần được giải quyết để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của các ICD. 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 873
  4. Kết nối các phương thức vận tải là một trong những vấn đề cực kì nhức nhối. Cần tăng cường áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước - Tư nhân (PPP) để đầu tư phát triển các cảng cạn, đặc biệt là các công trình có quy mô lớn theo hướng nhà nước tạo điều kiện về quỹ đất; quy hoạch kết nối đường sắt với cảng cạn, hoàn chỉnh môi trường pháp lý và ban hành cơ chế chính sách cho phát triển cảng. Tư nhân đầu tư thiết bị, kho bãi và tổ chức khai thác cảng cạn. Giải quyết vấn đề quy mô, diện tích, cần ưu tiên hợp hợp tác liên kết, xây dựng ICD đô thị. Áp dụng các công nghệ tiên tiến như IOT, AI, Big Data để quản lý và điều hành hoạt động của cảng ICD hiệu quả hơn, giúp tối ưu hóa diện tích sử dụng, tăng năng suất và giảm thiểu chi phí. Đầu tư vào cơ sở vật chất, thiết bị và nhân lực để tăng cường khả năng tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng dịch vụ. Nhân lực là yếu tố cần đặt lên hàng đầu. Cần chú trọng tuyển dụng và đào tạo nhân lực chất lượng cao về chuyên môn và năng lực, thiết lập hệ thống đánh giá năng lực hoàn thành công việc của nhân viên. Thông qua các chỉ số về KPI và BSC để có thể đánh giá tổng quan nhất về hiệu quả công việc của người lao động. Đội ngũ nhân lực luôn trong trạng thái cập nhập những điều mới mẻ, học tập và phát triển để không tụt hậu so với sự phát triển của xã hội. Cần đổi mới công nghệ, tạo điều kiện làm việc tốt nhất và luôn khuyến khích sáng tạo, thể hiện năng lực cá nhân, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt. Bên cạnh đó, tăng cường liên kết với các trường đại học để có nguồn nhân lực tri thức, được đào tạo bài bản theo quy trình đạt chuẩn cũng như giúp sinh viên có cơ hội được tiếp cận môi trường làm việc thực tế và rèn luyện kĩ năng. Bên cạnh đó, phát triển cơ sở hạ tầng và đưa công nghệ thông tin vào quy trình vận hành và quản lý. Xây dựng hệ thống thông tin liên kết để kết nối các cảng ICD với nhau, giúp tăng tính linh hoạt trong quản lý và điều hành hoạt động, tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hóa và giảm thiểu chi phí. Áp dụng hệ thống iPortman cho phép các cảng và con người thực hiện một cách tối ưu tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có, không gian, thiết bị và quản lý hàng hóa thông thạo và chuyển động container trong phạm vi được phân bổ cơ sở. Mô-đun iPortman CFS/ICD giải quyết tất cả các vấn đề về quản lý xuất nhập khẩu và cung cấp xử lý container từ đầu đến cuối giải pháp. Thông tin thời gian thực về vị trí ngăn xếp mọi lúc cho tất cả các container để tạo điều kiện di chuyển của hàng hóa lên tàu và vận tải đường bộ và quản lý LUL/FCL. iPortman-Gate Management cung cấp hỗ trợ trực tuyến và ngoại tuyến trong quá trình nhập và vận tải xuất khẩu. Quản lý kho iPortman tích hợp các chức năng khác nhau như đặt hàng chế biến, sản xuất và nhà kho xử lý và giúp tối ưu hóa bố cục và sử dụng không gian, quản lý bổ sung, và xử lý nhiều đơn đặt hàng cùng một lúc. Nó cũng kết hợp nhiều lựa chọn ưu tiên các phương thức bao gồm nhập trước/xuất trước (FIFO), hết hạn/xuất trước (FEFO) cho phép chọn theo hướng, chuyển động, và quyết định loại bỏ. 4. KẾT LUẬN Chúng tôi đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng của hệ thống ICD tại địa bàn, từ đó nêu lên những hạn chế còn tồn tại bên cạnh những điểm tích cực mà hệ thống ICD mang lại cho Logistics. Qua đó, chúng tôi đã nêu lên một số phương án phát huy điểm mạnh hiện có và khắc phục hạn chế các điểm tiêu cực. Từ đó tối ưu hóa năng suất của hệ thống ICD cho chuỗi cung ứng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 874
  5. Những giải pháp đưa ra, nhằm tập trung vào nâng cao chất lượng hậu cần, cải tiến cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ. Đi song song là những giải pháp liên quan đến quản lý điều hành, ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực của ICD. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà, Vi Trần Đỗ. “Thực trạng và đề xuất giải pháp tối ưu hóa luồng lưu chuyển container rỗng tại khu vực phía bắc Việt Nam – Cổng thông tin CR (Container Rounduse )." Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 71 (2022): 79-85. 2. Quang, Hoàng Ngọc Hoài. "Giải pháp nâng cấp trạm biến áp truyền thống thành trạm biến áp kỹ thuật số trên nền tảng tiêu chuẩn IEC 61850." Tạp chí Khoa học và Công nghệ-Đại học Đà Nẵng (2022): 1-7. 3. Huy Đinh. “Áp dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí kết hợp lí thuyết mờ trong đánh giá ưu thế vị trí trung tâm Logistics được đề xuất tại TP. Hồ Chí Minh”. Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải 68 (2021): 85-89. 4. Hằng, Hoàng Thu, và Thái Bội Linh. “Bàn về ứng dụng 4.0 trong tối ưu hóa chất lượng dịch vụ Logistics dựa trên mô hình GAP”: 167. 5. Trâm, Hồ Thị Ngọc, và GVHD TS Trần Anh Tâm. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics của Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, 2020. 875
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2