intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm chỉ số huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường týp 2

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm chỉ số huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân THA có ĐTĐ týp 2.Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số, hình thái HA 24 giờ với chỉ số khối cơ thể, rối loạn lipid máu và chỉ số khối lượng cơ thất trái ở BN THA kèm ĐTĐ typ 2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm chỉ số huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường týp 2

  1. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CHỈ SỐ HUYẾT ÁP 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 10 Đinh Đức Hòa TÓM TẮT 102 bệnh nhân (BN) tăng huyết áp (TH ) chia làm 2 nhóm: 41 BN TH đơn thuần thuộc nhóm chứng và 61 BN TH kèm đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ typ 2) thuộc nhóm nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân đều được đo huyết áp (HA) liên tục 24 giờ mang trong người (ABPM). Kết quả nhận thấy: ở BN TH kèm ĐTĐ typ 2 có biểu hiện TH tâm thu đơn độc, chỉ TH ban đêm chiếm tỉ lệ cao hơn (11,5% và 13,1% so với 4,9% và 4,9%), không còn biến thiên HA theo nhịp sinh học ngày - đêm. Tỷ lệ và giá trị trung bình quá áp lực tâm thu (QTALTT), quá tải áp lực tâm trương (QT LTTr) ban đêm cao hơn so với ban ngày, cao hơn so với nhóm chứng bệnh. Tỷ lệ nondipper, H đảo ngược cũng cao hơn. Khi khảo sát mối liên quan giữa một số chỉ số, hình thái huyết áp (HA) 24 giờ với chỉ số khối cơ thể (BMI), rối loạn lipid máu (RLLP), chỉ số khối lượng cơ thất trái (LVMI) nhận thấy giá trị trung bình chỉ số HA 24 giờ, ngày, đêm liên quan chưa có ý nghĩa với BMI, RLLP, LVMI. Bệnh nhân dư cân, béo, RLLP, tăng LVMI có tỷ lệ nondipper cao hơn. Tỉ lệ quá tải áp lực tâm thu (QTALTT), quá tải áp lực tâm trương (QT LTTr) ở BN có RLLP, tăng LVMI cao hơn so với BN có các chỉ số tương ứng ở mức bình thường. Tỷ lệ QTALTT, QTALTTr liên quan chưa có ý nghĩa với BMI. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp và đái tháo đường týp 2 khi xuất hiện và tồn tại riêng rẽ đều gây nhiều biến chứng cơ quan đích trong đó có một số biến chứng tương tự như tim mạch, não, mắt, thận. Khi kết hợp hai bệnh trên cùng một đối tượng thì nguy cơ gây biến chứng gia tăng gấp nhiều lần, mức độ biến chứng, tiến triển của bệnh sẽ nặng hơn. Nguy cơ gây biến chứng cơ quan đích phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi mức độ kiểm soát và biến thiên huyết áp trong ngày. Sự kết hợp TH và ĐTĐ týp 2 sẽ gây biến thiên huyết áp phức tạp, với mức độ nặng hơn. Đo huyết áp liên tục 24 giờ mang theo người sẽ phát hiện được biến thiên huyết áp ngày-đêm. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm chỉ số huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân THA có ĐTĐ týp 2.Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số, hình thái HA 24 giờ với chỉ số khối cơ thể, rối loạn lipid máu và chỉ số khối lượng cơ thất trái ở BN THA kèm ĐTĐ typ 2. 1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Đ i tượng + 102 BN TH chia thành 2 nhóm: 61BN TH kèm ĐTĐ týp 2 thuộc nhóm nghiên cứu so sánh với 41 BN TH đơn thuần thuộc nhóm chứng bệnh. + Thời gian và địa điểm: 2/2012 - 4/2013 tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai. + Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu. - Bệnh nhân THA tiên phát - Chẩn đoán lần đầu hoặc đang điều trị - Tăng huyết áp có độ, giai đoạn khác nhau. - Tăng huyết áp kết hợp bệnh đái tháo đường týp 2 - Tăng huyết áp có thể phát hiện trước, đồng thời hoặc sau bệnh đái tháo đường týp 2. + Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nhóm chứng. - Tăng huyết áp tiên phát. 10 BSCK2, Trưởng khoa Nội tim mạch, SĐT: 0918555537, Email: hoadinhduc@ymail.com Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 74
  2. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai - Chẩn đoán lần đầu hoặc đang điều trị - Tăng huyết áp với độ, giai đoạn khác nhau. + Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng thuộc 2 nhóm. - Tăng huyết áp thứ phát. - Đái tháo đường typ 1. - Đang có biến chứng nặng hoặc biến chứng cấp tính. - Thời gian đo huyết áp < 85% hoặc > 15% kết quả đo không đạt yêu cầu để phân tích. 1.2. Phương pháp. + Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả, cắt ngang, so sánh. + Nội dung nghiên cứu tiến hành ở 2 nhóm tương tự nhau. - Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng các cơ quan,đo chiều cao, cân nặng để xác định BMI. - Xét nghiệm máu thường quy - Siêu âm tim xác định chỉ số khối lượng cơ thất trái (LVMI) - Ghi huyết áp 24 giờ bằng máy BTL-08 do Anh sản xuất.  Ban ngày: 6-22h, đo 30 phút 1 lần.  Ban đêm: 22-6h ngày hôm sau đo 60 phút 1 lần  Các chỉ số xác định dựa vào HA 24 giờ: huyết áp trung bình, tâm thu, tâm trương, ngày, đêm, quá tải áp lực tâm thu (QT LTT), tâm trương (QT LTTr), dipper, nondipper, huyết áp đảo ngược. + Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu. - Phân loại BMI theo Hiệp hội ĐTĐ Châu Á - Thái Bình Dương. - Chẩn đoán rối loạn lippid máu theo Hội Tim mạch Việt Nam. - Tăng LVMI ở nam  131g/m2, nữ  100g/m2. + Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS20.0. 2. KẾT QUẢ Bảng 2.1. So sánh thể loại THA dựa vào chỉ số HA24h giữa hai nhóm Đối tƣợng NC (n = 41) BN NC (n = 61) Thể loại n % n % P TH TT đơn độc 2 4,9 7 11,5 < 0,05 TH TTr đơn độc 0 0 0 0 THATT và TTr 36 87,8 44 72,1 > 0,05 THA ban ngày 1 2,4 2 3,3 > 0,05 TH ban đêm 2 4,9 8 13,1 < 0,05 - BN thuộc nhóm NC có tỷ lệ TH TT đơn độc, chỉ THA về đêm chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm chứng bệnh. - Tỷ lệ TH đồng thời cả tâm thu và tâm trương giữa 2 nhóm tương đương nhau. - Cả 2 nhóm không có bệnh nhân nào TH TTr đơn độc Bảng 2.2. So sánh GTTB chỉ số HA, quá tải áp lực ban ngày và đêm của đối tượng thuộc nhóm chứng bệnh (n = 41) Chỉ số Ban ngày Ban đêm p HATT (mmHg) 126,0  11,2 121,9  12,9 < 0,05 HATTr (mmHg) 82,5  8,9 75,5  12,2 < 0,05 HATB (mmHg) 97,0  9,4 91,7  13,2 < 0,05 Quá tải ALTT (%) 24,4  16,6 55,5  21,1 < 0,01 Quá tải ALTTr (%) 28,4  21,4 67,7  28,6 < 0,01 Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 75
  3. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai - H TB ban ngày tăng so với ban đêm theo nhịp sinh học. - Quá tải áp lực tâm thu và tâm trương ban đêm cao hơn so với ban ngày có ý nghĩa. Bảng 2.3. So sánh GTTB chỉ số HA, quá tải áp lực ban ngày và đêm của đối tượng thuộc nhóm BN nghiên cứu (n = 61) Chỉ số Ban ngày Ban đêm p HATT (mmHg) 151,0  14,9 150,4  15,2 > 0,05 HATTr (mmHg) 98,3  10,2 96,5  10,6 > 0,05 HATB (mmHg) 105,3  11,3 103,2  11,4 > 0,05 Quá tải ALTT (%) 82,1  20,7 92,8  19,6 < 0,01 Quá tải ALTTr (%) 80,8  20,6 95,2  11,8 < 0,01 - GTTB H TT, H TTr, H TB ban ngày và đêm khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê. - Tỷ lệ quá tải áp lực tâm thu, tâm trương ban đêm cao hơn ban ngày. Bảng 2.4. So sánh các giá trị quá tải áp lực ở 2 nhóm đối tượng BN NC (n = 61) P Chỉ số NC (n = 41) Quá tải 24h 34,9  26,9 88,2  16,3 < 0,01 ALTT Ngày 24,5  16,6 82,1  20,7 < 0,01 (%) Đêm 55,7  21,2 92,8  19,6 < 0,01 Qúa tải 24h 41,7  31,2 88,0  17,3 < 0,01 ALTTr Ngày 28,4  17,8 80,8  22,6 < 0,01 (%) Đêm 67,6  20,8 95,2  11,8 < 0,01 GTTB quá tải áp lực tâm thu, tâm trương 24h, ngày, đêm ở nhóm BN nghiên cứu đều cao hơn so với chỉ số tương ứng ở nhóm chứng. Bảng 2.5. So sánh tỷ lệ BN dựa vào hình thái HA 24h giữa 2 nhóm. Đối tƣợng NC (n = 41) BN NC (n = 61) Hình thái n % n % P Dipper 21 51,2 17 27,8 < 0,05 Nondipper 18 43,9 36 59,1 < 0,05 H đảo ngược 2 4,9 8 13,1 < 0,05 - BN nghiên cứu có dipper chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nhóm chứng bệnh. - BN TH kèm ĐTĐ có nondipper, huyết áp đảo ngược cao hơn so với nhóm chứng bệnh. Bảng 2.6. So sánh GTTB chỉ số HA 24h với BMI (n=61) BMI Bình thƣờng Tăng P Chỉ số (n = 16) (n= 45) 24h 148,9  12,3 153,6  13,8 > 0,05 HATT Ngày 149,5  13,1 154,0  14,9 > 0,05 (mmHg) Đêm 147,8  13,6 151,2  14,8 > 0,05 24h 94,3  8,6 95,6  10,2 > 0,05 HATTr Ngày 99,2  8,8 97,8  9,9 > 0,05 (mmHg) Đêm 91,5  10,4 98,6  11 > 0,05 HATB 24h 112,5  10,6 113,4  10,4 > 0,05 Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 76
  4. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai (mmHg) Ngày 115,5  11,8 117,9  11,3 > 0,05 Đêm 110,3  9,4 114,5  10,7 > 0,05 Quá tải 24h 87,2  12,1 89,6  14,9 > 0,05 ALTT Ngày 81,3  14,4 93,5  17,7 > 0,05 (%) Đêm 92,6  16,9 94,5  18,2 > 0,05 Quá tải 24h 89,3  11,7 85,9  15,6 > 0,05 ALTTr Ngày 92,5  15,8 75,2  17,2 > 0,05 (%) Đêm 94,8  9,9 96,7  10,7 > 0,05 GTTB các chỉ số HA, quá tải áp lực tâm thu, tâm trương 24h, ngày, đêm ở BN có BMI bình thường hoặc tăng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ (%) Biểu đồ 2.1. Mối liên quan giữa BMI với tỷ lệ BN dựa theo hình thái huyết áp. Tỷ lệ nondipper ở bệnh nhân béo cao hơn có ý nghĩa. Bảng 2.7. So sánh GTTB chỉ số HA 24h với RLLP (n=61) RLLP Không Có (n= 50) P Chỉ số (n = 11) 24h 138,9  12,3 153,6  13,8 > 0,05 HATT Ngày 139,5  13,1 154,0  14,9 > 0,05 (mmHg) Đêm 137,8  13,6 151,2  14,8 > 0,05 24h 84,3  8,6 95,6  10,2 > 0,05 HATTr Ngày 89,2  8,8 97,8  9,9 > 0,05 (mmHg) Đêm 81,5  10,4 98,6  11 > 0,05 24h 102,5  10,6 113,4  10,4 > 0,05 HATB Ngày 105,5  11,8 117,9  11,3 > 0,05 (mmHg) Đêm 106,3  9,4 114,5  10,7 > 0,05 Quá tải 24h 85,2  16,2 96,3  6,9 < 0,01 ALTT Ngày 78,6  12,1 93,2  10,2 < 0,01 (%) Đêm 91,2  11,9 97,5  9,7 < 0,01 Quá tải 24h 85,6  15,6 94,8  8,7 < 0,01 ALTTr Ngày 78,9  12,5 88,8  12,1 < 0,01 Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 77
  5. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai (%) Đêm 95,2  12,1 98,9  6,4 < 0,01 - GTTB các chỉ số H , ngày, đêm ở BN có RLLP máu khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với BN không có RLLP máu. - GTTB quá tải áp lực tâm thu, tâm trương ở BN có RLLP máu cao hơn so với BN không có RLLP máu. Tỷ lệ (%) p < 0,05 p < 0,05 p > 0,05 Biểu đồ 2.2. Mối liên quan giữa RLLP với tỷ lệ BN dựa theo hình thái huyết áp. Tỷ lệ nondipper ở bệnh nhân có rối loạn lipid máu cao hơn có ý nghĩa. Bảng 2.8. So sánh GTTB chỉ số huyết áp 24 giờ ở BN có hay không có tăng LVMI LVMI Bình thƣờng Tăng (n= 47) P Chỉ số (n = 14) 24h 136,8  10,0 151,2  13,8 HATT Ngày 130,5  12,1 151,6  14,9 (mmHg) Đêm 130,9  9,0 150,7  14,8 24h 81,6  8,1 94,8  10,2 HATTr Ngày 86,9  10,7 100,8  9,9 > 0,05 (mmHg) Đêm 77,1  6,8 92,1  11 24h 94,9  6,8 113,4  10,4 HATB Ngày 103,7  5,5 117,1  11,3 (mmHg) Đêm 99,7  9,3 111,3  10,7 Quá tải 24h 63,1  9,2 89,2  6,9 ALTT Ngày 52,9  9,2 83,5  10,2 (%) Đêm 59,4  7,7 94,0  9,7 < 0,05 Quá tải 24h 52,8  8,3 90,6  8,7 ALTTr Ngày 46,9  9,7 82,2  15,6 (%) Đêm 79,6  10,0 96,9  10,2 - GTTB các chỉ số huyết áp tâm thu, tâm trương, trung bình 24 giờ, ngày, đêm không khác biệt có ý nghĩa ở bệnh nhân có hay không có tăng chỉ số khối lượng cơ thất trái. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 78
  6. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai - GTTB quá tải áp lực tâm thu, tâm trương ở bệnh nhân có tăng chỉ số khối lượng cơ thất trái cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân có chỉ số khối lượng cơ thất trái bình thường. Tỷ lệ (%) 80 70,2 64,3 70 60 50 40 LVMI B.thường (n=14) LVMI tăng (n=47) 30 21,4 21,8 17 20 14,3 10 0 Dipper Nondipper HA đảo ngược p < 0,05 p < 0,05 p > 0,05 Biểu đồ 2.3. Mối liên quan giữa LVMI với tỷ lệ BN dựa theo hình thái huyết áp. Tỷ lệ nondipper ở bệnh nhân có tăng LVMI cao hơn có ý nghĩa. 3. BÀN LUẬN Bệnh nhân TH cũng đã có biến thiên huyết áp theo chiều hướng không thuận lợi song khi kết hợp với bệnh ĐTĐ typ 2 thì sự biến thiên càng rõ nét hơn. Dựa vào kết quả do huyết áp liên tục 24 giờ đã phát hiện được tỉ lệ TH tâm thu đơn độc, chỉ THA về ban đêm ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Cả 2 thể TH trên đều có thể gây biến chứng đặc biệt là THA về đêm. Những bệnh nhân có H tăng nhiều về đêm hoặc chỉ THA về đêm dễ xảy ra các biến cố cấp tính như đột quỵ não, suy tim cấp [10]. Ở người không THA có hiện tượng H TB ban ngày cao hơn so với ban đêm giúp cho cơ thể, tim được "nghỉ ngơi, thư giãn". Kết quả so sánh giá trị trung bình các chỉ số HA, tần số tim và quá tải áp lực ở BN THA cho thấy ban ngày và đêm vẫn có chênh lệch trong đó ban ngày đều cao hơn so với ban đêm. Điều đó chứng tỏ ở BN THA vẫn còn duy trì được nhịp sinh học ngày - đêm của huyết áp và tần số tim. Khi TH kèm theo ĐTĐ týp 2 thì giá trị HATT, TTr, TB ban ngày - đêm tương đương nhau song quá tải áp lực tâm thu, tâm trương ban đêm cao hơn so với ban ngày. Đây là một biểu hiện không có lợi, là yếu tố nguy cơ cho sự xuất hiện nhiều biến chứng nói chung và về ban đêm nói riêng [3]. Khi so sánh giá trị trung bình quá tải áp lực tâm thu, tâm trương 24 giờ, ngày, đêm ở bệnh nhân TH kèm ĐTĐ týp 2 đều nhận thấy cao hơn so với chri số tương ứng thuộc nhóm chứng bệnh. Như vậy và tính chung cả ngày hoặc riêng ngày, đêm thì tỉ lệ quá tải áp lực đều cao hơn. Hiện tượng tăng áp lực thường xuyên đều là yếu tố gây tác động lên các cơ quan. Bảng3.1. Quá tải áp lực của một sô tác giả ở BN ĐTĐ typ 2 [1], [2], [5], [6]. Tác giả Đối tƣợng Tâm thu (%) Tâm trƣơng (%) Kết quả NC TH + ĐTĐ 2 88,2  16,3 88,0  17,3 Bauduceau B BN ĐTĐ 2 94  21 98  16 Berrut G BN ĐTĐ 1 68  16 54  11 Jermendy G TH + ĐTĐ 2 98  19 87  15 Narkiewicz K TH + ĐTĐ 2 96  23 98  16 Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 79
  7. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Đặc biệt dựa vào huyết áp 24 giờ đã xác định được tỉ lệ mất hõm HA về đêm hoặc TH đảo ngược ở BN THA nói chung song ở BN TH kèm ĐTĐ typ 2 đều cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng bệnh. Kết quả cũng tương tự như quan sát của một số tác giả khác. Bảng 3.2. Tỷ lệ nondipper ở BN THA của một số tác giả [7], [9], [4], [8] Tác giả Đối tƣợng Nondipper (%) Kết quả nghiên cứu BN TH + ĐTĐ 2 59,1 THA 43,9 Laffenty ĐTĐ typ 1 48,6 PrzewlockaM ĐTĐ typ 2 + TH 64,0 Hassan MO ĐTĐ 2 48 Lindsay R ĐTĐ typ 2 60 Tóm lại sự kết hợp ĐTĐ typ 2 ở BN TH đã gây ra nhiều biến thiên HA không thuận lợi cho tiến triển và nguy cơ gây biến chứng cao hơn so với BN TH đơn thuần. Tình trạng dư cân, béo gây ảnh hưởng đối với sự xuất hiện, tiến triển, hiệu quả kiểm soát các chỉ số của cả 2 bệnh TH và ĐTĐ typ 2. Dư cân, béo sẽ gây rối loạn chức năng của hệ thần kinh tự động của cơ thể nói chung và của hệ tim mạch nói riêng và điển hình nhất là biến thiên nhịp tim, huyết áp ngày - đêm, hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Tuy có sự khác nhau về kết quả quan sát song đa số tác giả nhận thấy mối liên quan giữa dư cân, béo với chỉ số, hình thái, huyết áp 24 giờ ở BN TH , ĐTĐ typ 2. Mối liên quan đó chủ yếu với quá tải áp lực và hiện tượng mất hõm huyết áp về đêm [7][8]. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình các chỉ số huyết áp 24 giờ, tỉ lệ quá tải áp lực liên quan chưa có ý nghĩa với dư cân, béo song tỉ lệ nondipper ở BN dư cân, béo tăng có ý nghĩa so với khi có BMI ở mức bình thường. Tỉ lệ nondipper càng cao thì biến chứng cơ quan đích càng tăng. Do đó việc điều chỉnh, kiểm soát BMI ở BN TH có ĐTĐ typ 2 là rất cần thiết cho tiến triển và nguy cơ gây biến chứng trong đó có biến thiên huyết áp [1][3]. Rối loạn lipid máu là biểu hiện rất thường gặp ở cả BN TH và ĐTĐ typ 2, là yếu tố nguy cơ chủ yếu gây vữa xơ động mạch và biến chứng cơ quan đích. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả đã nhận thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa RLLP với biến thiên HA ở BN TH , ĐTĐ typ 2 [4][6]. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tuy giá trị trung bình HATT, HATTr, HATB 24 giờ, ngày, đêm liên quan chưa có ý nghĩa với RLLP song ở BN có RLLP thì giá trị trung bình QTALTT, QTALTTr 24 giờ, ngày, đêm đều cao hơn có ý nghĩa so với ở BN không có RLLP. Như vậy là RLLP đã gián tiếp ảnh hưởng đến biến thiên huyết áp thể hiện qua tỷ lệ quá tải áp lực. Rối loạn lipid máu góp phần gây biến đổi chức năng nội mạc mạch máu gia tăng sức cản động mạch [2][3]. Phì đại thất trái là biến chứng đặc trưng thường gặp ở BN TH song khi có phì đại thất trái lại tác động ngược lại đối với chỉ số HA, gây biến thiên huyết áp nhiều hơn và biến chứng cơ quan đích nặng hơn. Mối liên quan giữa LVMI với HA thể hiện trên khía cạnh quá tải áp lực, theo đó giá trị trung bình quá tải áp lực tâm thu, tâm trương 24 giờ, ngày, đêm ở BN có tăng LVMI đều cao hơn so với ở đối tượng có LVMI ở mức bình thường, còn giá trị chỉ số huyết áp liên quan chưa có ý nghĩa. Tăng khối lượng cơ thất trái sẽ làm cho tim tăng co bóp, gây quá tải áp lực. Mức độ quá tải áp lực tâm thu, tâm trương được bù trừ trong khoảng thời gian dài, tồn tại cho đến khi chức năng tim bị suy giảm [5]. Mối liên quan giữa LVMI với hình thái HA còn thể hiện: Khi tăng LVMI sẽ làm xuất hiện nhiều hơn tỷ lệ mất hõm huyết áp về đêm, cao hơn nhiều so với bệnh nhân có LVMI ở mức bình thường (70,2% so với 21,4%). Như vậy mối liên quan có ý nghĩa giữa các chỉ số huyết áp 24 giờ ở BN TH kèm ĐTĐ typ 2 với một số yếu tố nguy cơ như: dư cân, béo, RLLP, tăng LVMI chủ yếu thể hiện bởi sự biến đổi quá Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 80
  8. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai tải áp lực và mất hõm huyết áp. Đây là những biểu hiện có thể làm gia tăng các biến chứng cấp hoặc mạn tính ở đối tượng bệnh nhân trên. KẾT LUẬN Khảo sát đặc điểm chỉ số huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp có ĐTĐ typ 2 so sánh với nhóm chứng bệnh chỉ TH đơn thuần có kết luận sau: + Số BN có THATT hoặc chỉ tăng H về đêm chiếm tỷ lệ cao hơn (11,5% và 13,1% so với 4,9% và 4,9%) so với NC + GTTB HATT, HATTr, HATB ngày và đêm tương đương nhau chứng tỏ HA không còn biến đổi theo nhịp sinh học ngày - đêm. + Tỷ lệ quá tải áp lực tâm thu, tâm trương ban đêm cao hơn so với ban ngày. + GTTB quá tải áp lực tâm thu, tâm trương cao hơn so với nhóm chứng bệnh. + Tỷ lệ nondipper, H đảo ngược cao hơn (59,1% và 13,1% so với 43,9% và 4,9%). + Giá trị trung bình chỉ số huyết áp 24 giờ, ngày, đêm khác biệt không có ý nghĩa chứng tỏ bệnh nhân không còn duy trì được sự biến thiên huyết áp theo nhịp ngày - đêm. + Bệnh nhân dư cân, béo, rối loạn lipid máu, tăng chỉ số khối lượng cơ thất trái có tỷ lệ nondipper cao hơn. + Tỷ lệ quá tải áp lực tâm thu, tâm trương ở bệnh nhân rối loạn lipid máu, tăng chỉ số khối lượng cơ thất trái cao hơn so với bệnh nhân có các chỉ số tương ứng ở mức bình thường song liên quan chưa có ý nghĩa với chỉ số khối cơ thể. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bauduceau B, et al (2000). The impact of dipper and non-dipper charateristics in the fluctuation of arterial blood pressure. A study of 484 diabetic patients. Arch Mal Coeur Vaiss; 93 (8): 969 - 973. 2. Berrut G, et at (1994). Value of ambulatory blood pressure monitoring in type 1 diabetic patients with incipient diabetic. Am J Hypertens: 7 (3): 222 -227. 3. Frattola A, Parati G, Cuspidi C (1993). “Prognostic value of 24-hour blood pressure variability”. J Hypertens, 11, pp. 1133-1137. 4. Hassan MO, et al (1993). Loss of the nocturnal dip and increased variability of blood pressure in normotensive patients with non insulin - dependent diabetes mellitus. ClinPhysiol: 13 (5): 519 - 523. 5. Jermendy G, et al (1996). Day - night blood pressure variation in normotensive and hypertensive NIDDM patients with asymptomatic autonomic neuropathy. Diabetes Res ClinPract: 34 (2): 107 - 114). 6. Narkiewicz K, et al (1993). Circadian rhythm of blood pressure and heart rate in hypertension with type 2 diabetes mellitus. Kardiol Pol:39(7): 23- 26. 7. Lafferty A, et al (2000). Ambulatory blood pressure, microalbuminuria and autonomic neuropathy in adolescents with type 1 diabetes. Diabetes care: 23 (4): 533- 538. 8. Lindsay R, et al (1995). Reduced diurnal variation of blood pressure in non insulin- dependent diabetic patients with microalbuminuria. J Hum Hypertens: 120 - 130. 9. Przewlocka M, et al (1999). Diurnal variation of blood pressure in type 2 diabetic patients. Pol MerkuriuszLek: 7 (42): 253 - 255. 10. Yamamoto Y et al (1998).“ dverse effect of nighttime blood pressure on the outcome of lacunar infarct patients” Strocke, 29 (3), pp. 570 - 576. 11. Angeli F., Verdecchia P.,(2005), “How Can We Use the Results of Ambulatory Blood Pressure Monitoring in Clinical Practice?” Hypertension, 46 (25), pp. 987-990. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 81
  9. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 12. Anderson EA, Hoffman RP, Balon TW et al (1999). Hyperinsulinemia produces both sympathetic neural activation and vasodilation in normal humans. 13. Albarran OG, Garcia RR (2001). Correlation between insulin suppression test and quantitative insulin sensitivity check index in hypertensive and normotensive obese patients.Diabetes care; 24(11): 1998-99. 14. Bellomo G., Narducci P., Rondoni F., et al. (1999) “Prognostic value of 24-hour blood pressure in pregnancy”. J M , 282, pp.1447-52. 15. Bell.D.S.H (1989). Hypertension in the person with diabetes Amer. J med. Sci, vol 297 N 4/228 - 332. 16. Colin J., Giuseppe M., Gianfranco P., (2000), “ mbulatory bood pressure monitoring and organ damage”, AHA, hypertension, 36, pp. 894-898. 17. Colwell JA (2000). Multifactorial aspects of the treatment of the type 2 diabetic patients.Metabolism; 12 (suppl 1): 1- 4. 18. Ersoy C, ImamoglusBudak F (2005). Effect of amlodipine on insulin resistance & tumor factor alpha levels in hypertensive obese type 2 diabetic patients. Indian J Med Res;120(5):481- 8. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 82
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0