intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu giá trị của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp ở các bệnh nhân khó thở nhập khoa cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Bình Định

Chia sẻ: Hạnh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

89
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm mục tiêu: (1) xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp ở các bệnh nhân khó thở; (2) các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu giá trị của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp ở các bệnh nhân khó thở nhập khoa cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Bình Định

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM NT-proBNP TRONG CHẨN ĐOÁN<br /> SUY TIM CẤP Ở CÁC BỆNH NHÂN KHÓ THỞ NHẬP KHOA CẤP CỨU<br /> TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH<br /> Lê Xuân Trường*, Nguyễn Thị Băng Sương*, Nguyễn Thanh Trầm*, Tăng Thị Bút Trà**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Khó thở do suy tim cấp (STC) là tình trạng nặng rất thường gặp tại các đơn vị cấp cứu với tỷ lệ tử<br /> vong khá cao. Chẩn đoán STC thường không dễ dàng, vì các triệu chứng lâm sàng của STC thường không đặc<br /> hiệu. N-terminal-pro-brain natriuretic peptide (NT-proBNP) đã được khuyến cáo sử dụng trong thực hành lâm<br /> sàng như một công cụ hỗ trợ chẩn đoán suy tim, đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh và phát hiện các dạng rối<br /> loạn chức năng tim. Tại Việt Nam, nghiên cứu tìm hiểu về giá trị của xét nghiệm (XN) NT-proBNP trong chẩn<br /> đoán STC ở bệnh nhân khó thở còn ít. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đóng góp thêm những bằng chứng<br /> khoa học có giá trị về hiệu quả của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán STC ở bệnh nhân khó thở tại Việt<br /> Nam, giúp các bác sĩ lâm sàng có sự chọn lựa phù hợp hơn.<br /> Mục tiêu: (1) Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán STC ở các<br /> bệnh nhân khó thở. (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ NT-proBNP trong chẩn đoán STC ở bệnh nhân<br /> khó thở.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả, cắt ngang trên 196<br /> bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh nhân và không có tiêu chuẩn loại trừ, được chẩn đoán suy tim cấp<br /> theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tim Mạch châu Âu trong khoảng thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 2/2014tại<br /> khoa cấp cứu bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bình Định.<br /> Kết quả: Ở nồng độ NT-proBNP 914 pg/ml, diện tích dưới đường cong (ROC) là 0,94; XN NT-proBNP<br /> giúp chẩn đoán STC ở các BN khó thở với độ nhạy là 96,3%; độ đặc hiệu là 92,0%; giá trị tiên đoán dương là<br /> 93,7% và giá trị tiên đoán âm là 95,2%. Nồng độ NT-proBNP trung vị ở nhóm BN khó thở do STC (12107<br /> pg/ml) cao hơn so với nhóm không STC (546 pg/ml), có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) Nồng độ NT-proBNP máu<br /> tương quan thuận khá chặt với phân độ suy tim theo NYHA với r = 0,68 < 0,7 và tuổi có ảnh hưởng rõ rệt đến<br /> nồng độ NT-proBNP, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br /> Kết luận: Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy xét nghiệm NT-proBNP nên được áp dụng một cách<br /> rộng rãi để sàng lọc các trường hợp khó thở do hay không do STC tại các đơn vị cấp cứu.<br /> Từ khóa: khó thở, NT-proBNP, suy tim cấp,<br /> <br /> ABSTRACT<br /> VALUE OF NT-proBNP IN DIAGNOSIS OF ACUTE HEART FAILURE IN THE PATIENTS WITH<br /> DYSPNEA IN THE EMERGENCY DEPARTMENT IN BINH DINH GENERAL HOSPITAL<br /> Le Xuan Truong, Nguyen Thi Bang Suong, Nguyen Thanh Tram, Tang Thi But Tra<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 549 - 555<br /> Background: Dyspnea caused by acute heart failure (AHF) is frequently a severity symptom seen inthe<br /> nonspecific symtoms. In recent years, N-terminal-pro-brain natriuretic peptide (NT-proBNP) has been<br /> recommended for clinical practice as a key role in the diagnosis of heart failure, severity staging and for<br /> classification of cardiac dysfunction. In Vietnam, because of lack of research on value of NT-proBNP in diagnosis<br /> * Đại học Y Dược TP. HCM,<br /> Tác giả liên lạc: TS.BS.Lê Xuân Trường<br /> <br /> 550<br /> <br /> ** Bệnh viện đa khoa Bình Dịnh<br /> ĐT: 01269872057<br /> Email: lxtruong57@yahoo..com<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> of AHF in the patients with dyspnea; therefore, we conducted this research to provide more scientific evidence for<br /> the role of NT-proBNP value in the diagnosis of AHF in the Vietnamese patients and support a reasonable<br /> decision for practioners.<br /> Objectives: The purpose of this study is to: (1) determine the sensitivity and specificity of NT-proBNP test<br /> in the diagnosis of AHF in the patients with dyspnea. (2) factors affecting to the value of NT-proBNP test for<br /> diagnosis of dyspnea due to AHF.<br /> Method: A cross-sectional study in 196 patients with dyspnea in emergency department, Binh Dinh<br /> hospital from July 2013 to February 2014, who were diagnosed acute heart failure with Criteria of European<br /> Society of Cadiology.<br /> Result: At the cut-off of 914 pg/ml, the area under the ROC curve of NT-proBNP is 0.94. It was useful in<br /> diagnosis of acute heart failure with sensivity of 96.3%; specificity of 92%; positive predictive value of 93.7% and<br /> negative predictive value of 95.2%. The median NT-proBNP level in patients with AHF were higher than those<br /> without AHF (12107 pg/ml and 546 pg/ml; p < 0.001). NT-proBNP level represented positive correlation with<br /> The NewYork Heart Association (NYHA) class (r=0,68< 0.7) and was changed with elavated age (p < 0.0001).<br /> Conclusion: We stated the NT-proBNP test should be widely used for screening dyspnea due to acute heart<br /> failure or not in ICU.<br /> Key words: acute heart failure, dyspnea, NT-proBNP.<br /> ra, điều kiện làm các kỹ thuật cận lâm sàng tại<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> khoa cấp cứu và trong tình trạng bệnh nhân<br /> Khó thở là một trong những tình trạng cấp<br /> nặng không phải lúc nào cũng thực hiện được,<br /> cứu nội khoa thường gặp nhất tại các đơn vị cấp<br /> không phải bệnh viện nào cũng đều có sẵn lực<br /> cứu. Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý tim<br /> lượng chuyên môn về siêu âm cũng như trang<br /> mạch. Trong các bệnh lý tim mạch, suy tim cấp<br /> thiết bị máy móc tại khoa cấp cứu.<br /> là tình trạng nặng rất thường gặp, với tỷ lệ tử<br /> Năm 2002, N-terminal-pro-brain natriuretic<br /> vong khá cao. Theo thống kê của Mỹ năm 2005,<br /> peptide<br /> (NT-proBNP)đã được Cơ Quan Quản lý<br /> tỷ lệ tử vong của suy tim cấp chiếm khoảng 4,1%<br /> Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công<br /> những trường hợp tử vong tại bệnh viện(5). Vì<br /> nhận và Hội Tim Mạch châu Âu (ESC) khuyến<br /> thế việc tìm một xét nghiệm đơn giản nhưng<br /> cáo sử dụng trong thực hành lâm sàng như một<br /> giúp chẩn đoán sớm, nhanh chóng, chính xác với<br /> công cụ hỗ trợ chẩn đoán suy tim, đánh giá mức<br /> độ tin cậy cao sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng<br /> độ trầm trọng của bệnh và phát hiện các dạng<br /> trong việc điều trị và theo dõi tình trạng suy tim<br /> rối loạn chức năng tim.<br /> cấp ở bệnh nhân.<br /> Tại Việt Nam nghiên cứu tìm hiểu về giá<br /> Chẩn đoán suy tim cấp thường không dễ<br /> trị của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn<br /> dàng, vì các triệu chứng lâm sàng của suy tim<br /> đoán suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở còn ít<br /> cấp thường không đặc hiệu. Hơn nữa, đa số<br /> như Đặng Vạn Phước: giá trị của NT-proBNP<br /> bệnh nhân suy tim cấp đều lớn tuổi và nhiều<br /> trong chẩn đoán suy tim(3) và Hoàng Anh Tiến:<br /> người trong số đó có nhiều bệnh lý khác đi kèm<br /> sự biến đổi của NT-proBNP trong đợt cấp của<br /> (bệnh phổi mạn tính…) nên việc chẩn đoán trở<br /> suy tim mạn(6).<br /> nên khó khăn hơn. Bên cạnh việc khai thác kỹ<br /> các triệu chứng lâm sàng còn phải kết hợp nhiều<br /> phương tiện cận lâm sàng khác như điện tâm đồ,<br /> X-quang tim phổi, siêu âm tim… Tuy nhiên kết<br /> quả của các xét nghiệm cận lâm sàng này thường<br /> phụ thuộc vào trình độ người đọc kết quả. Ngoài<br /> <br /> Hô Hấp<br /> <br /> Vì thế, với mong muốn đóng góp thêm<br /> những bằng chứng khoa học có giá trị về hiệu<br /> quả của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn<br /> đoán suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở tại Việt<br /> Nam, giúp các bác sĩ lâm sàng có sự chọn lựa<br /> <br /> 551<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> phù hợp hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br /> ”Nghiên cứu giá trị của xét nghiệm NTproBNP trong chẩn đoán suy tim cấp ở các<br /> bệnh nhân khó thở nhập khoa cấp cứu tại Bệnh<br /> viện đa khoa Bình Định” với hai mục tiêu cụ<br /> thể (1) Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của xét<br /> nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim<br /> cấp ở các bệnh nhân khó thở. (2) Các yếu tố ảnh<br /> hưởng đến nồng độ NT-proBNP trong chẩn<br /> đoán suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Bệnh nhân khó thở nhập vào khoa cấp cứu<br /> bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định từ tháng<br /> 7/2013 đến tháng 2/2014, thỏa các tiêu chuẩn<br /> chọn bệnh nhân và không có tiêu chuẩn loại trừ<br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br /> <br /> Các bệnh nhân trên 15 tuổi có khó thở và<br /> kèm theo các tiêu chuẩn sau:<br /> Có tiền sử bệnh tim mạch mạn tính.<br /> Tĩnh mạch cảnh nổi.<br /> Phù chi.<br /> Phổi có ran ẩm.<br /> Ran rít, ran ngáy.<br /> Gan lớn.<br /> Khám tim: tiếng tim bất thường (âm thổi tâm<br /> thu và/hoặc tâm trương, có gallop T3 hay T4).<br /> X-Quang tim phổi thẳng: Bóng tim to, phù<br /> mô kẽ hay xung huyết phổi.<br /> Điện tâm đồ: Nhồi máu cơ tim, dày nhĩ hay<br /> dày thất, rối loạn nhịp tim.<br /> Siêu âm tim: Rối loạn chức năng tâm thu thất<br /> trái, rối loạn chức năng tâm trương thất trái.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> <br /> Bệnh nhân có khó thở nhưng kèm theo ít<br /> nhất một trong các tiêu chuẩn sau, đều bị loại ra<br /> khỏi nghiên cứu: suy thận; suy tim mạn; xơ gan;<br /> hội chứng Cushing; bệnh nhân và/hoặc gia đình<br /> không đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã<br /> được giải thích.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim cấp<br /> <br /> 552<br /> <br /> Dựa theo hướng dẫn chẩn đoán suy tim<br /> cấp của Hiệp hội Tim Mạch châu Âu (ESC)<br /> năm 2007(4).<br /> <br /> Cỡ mẫu<br /> Theo công thức:<br /> <br /> n  Z12 / 2 <br /> <br /> p(1  p)<br /> d2<br /> <br /> Trong đó: n: cỡ mẫu; α: xác suất sai lầm loại I, chọn α =<br /> 0,05; Z: trị số từ phân phối chuẩn, Z= 1,96. p: tỷ lệ chẩn<br /> đoán đúng của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán<br /> nguyên nhân khó thở, p = 0,85 (11);d: sai số cho phép, d =<br /> 0,05;<br /> Suy ra: n = 196<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Mô tả cắt ngang, tiền cứu.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Sau khi chọn bệnh nhân vào nghiên cứu theo<br /> phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tiến hành<br /> thu thập tiền sử, triệu chứng cơ năng và dấu<br /> hiệu thực thể theo bệnh án mẫu. Tiếp theo, các<br /> dữ liệu cận lâm sàng cũng được thu thập. Cuối<br /> cùng, xác định bệnh nhân có hay không có tình<br /> trạng suy tim cấp lúc nhập viện.<br /> Dữ liệu định lượng NT-proBNP được thực<br /> hiện trên máy Cobas e 411 và thuốc thử của công<br /> ty Roche Diagnostics (Thụy Sĩ) theo phương<br /> pháp miễn dịch điện hóa phát quang.<br /> Các dữ liệu đi kèm với các dữ liệu nội kiểm<br /> chuẩn PreciControl Cardiac II nằm trong giới<br /> hạn ±2SD.<br /> Số liệu được nhập và phân tích theo chương<br /> trình thống kê y học SPSS 16.0.<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> Tuổi<br /> Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi là 67 ± 13,5, trong đó<br /> tuổi cao nhất là 93 và tuổi thấp nhất là 38.<br /> Bảng 1. Phân bố dân số nghiên cứu theo tuổi.<br /> Tuổi lớn nhất<br /> <br /> Tuổi nhỏ nhất<br /> <br /> 93<br /> <br /> 38<br /> <br /> Tuổi trung bình<br /> (Trb ± SD)<br /> 67 ± 13,5<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Như chúng ta đã biết các bệnh lý về tim phổi<br /> là nguyên nhân chính gây khó thở, tỷ lệ mắc các<br /> bệnh lý này tăng lên đáng kể theo tuổi.<br /> Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết<br /> quả nghiên cứu của ICON(7) và Maisel(9) nhưng<br /> nhỏ hơn nghiên cứu của Chung T (79 ± 10)(2).<br /> Sự khác biệt về tuổi ở các bệnh nhân khó thở<br /> trong các nghiên cứu có thể là do những khác<br /> biệt về đặc điểm dân cư, về điều kiện chăm sóc y<br /> tế, ý thức chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc<br /> sống của người dân ở từng quốc gia.<br /> <br /> Giới<br /> Trong nghiên cứu theo giới tính của chúng<br /> tôi, nhận thấy rằng không có sự khác biệt về<br /> phân bố dân số nghiên cứu giữa nam và nữ<br /> (nam: 51,5% vànữ: 48,5%).<br /> Bảng 2.Phân bố dân số nghiên cứu theo giới tính<br /> Giới tính<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Tổng<br /> <br /> Tần số<br /> 101<br /> 95<br /> 196<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 51,5<br /> 48,5<br /> 100<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự<br /> như các nghiên cứu lớn trên thế giới như nghiên<br /> cứu của PRIDE(8), nghiên cứu của ICON(7)…cũng<br /> nhận thấy tỷ lệ giữa nam và nữ gần như tương<br /> đương nhau.<br /> Tuy nhiên, có sự chênh lệch tỷ lệ giữa nam<br /> và nữ (1,3/1) theo nghiên cứu của Maisel(9). Mặc<br /> dù chưa có một lời giải thích thỏa đáng nào cho<br /> vấn đề này. Chúng tôi nghĩ có lẽ là do cách lấy<br /> mẫu liên tục chứ không phản ánh tỉ số nam nữ<br /> thực sự trong quần thể dân số được nghiên cứu.<br /> Các nguyên nhân gây khó thở<br /> Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi,<br /> nguyên nhân gây khó thở thường gặp nhất là<br /> suy tim cấp chiếm tỷ lệ là 55,6%, tiếp theo là<br /> COPD/Hen phế quản chiếm 26,1%.<br /> Theo nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận,<br /> nguyên nhân gây khó thở nhập vào khoa cấp<br /> cứu chiếm tỷ lệ cao nhất là do suy tim cấp<br /> (55,6%).<br /> <br /> Hô Hấp<br /> <br /> Biểu đồ 1.Phân bố của các nguyên nhân khó thở<br /> Theo bảng trên, kết quả của chúng tôi tương<br /> tự như kết quả nghiên cứu củaChung T (2) và<br /> Trần Ngọc Thái Hòa(11). Do đó việc chẩn đoán và<br /> xử lý sớm tình trạng khó thở do suy tim cấp<br /> đóng vai trò quan trọng trong điều trị.<br /> <br /> Đặc điểm về mức độ nặng của suy tim theo<br /> phân độ NYHA<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh<br /> nhân suy tim NYHA IV chiếm tỷ lệ cao nhất<br /> (53%), nhóm bệnh nhân suy tim NYHA II chiếm<br /> tỷ lệ thấp nhất (11%) và không có bệnh nhân suy<br /> tim NYHA I.<br /> Vậy kết quả nghiên cứu chúng tôi tương tự<br /> nghiên cứu của Trần Ngọc Thái Hòa với nhóm<br /> bệnh nhân suy tim NYHA IV cũng chiếm tỷ lệ<br /> cao nhất (56,6%), nhóm bệnh nhân suy tim<br /> NYHA II chiếm tỷ lệ thấp nhất (13,2%) và cũng<br /> không có bệnh nhân suy tim NYHA I(11).<br /> So với một số nghiên cứu khác ở phương<br /> Tây, như nghiên cứu đa trung tâm tại Mỹ thực<br /> hiện vào năm 2002, thì bệnh nhân suy tim<br /> NYHA III chiếm tỷ lệ cao nhất (34,5%), suy tim<br /> NYHA IV chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,7%). Phải<br /> chăng bệnh nhân suy tim ở nước ta nhận thức về<br /> vấn đề y tế chưa được tốt, hoặc do hạn chế về<br /> điều kiện tài chính, giao thông…nên thường<br /> nhập viện với tình trạng bệnh đã nặng.<br /> Bảng 3. Phân bố mức độ suy tim theo NYHA<br /> NYHA<br /> II<br /> III<br /> IV<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 12<br /> 39<br /> 58<br /> 109<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 11<br /> 36<br /> 53<br /> 100<br /> <br /> 553<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Trung vị<br /> <br /> Tứ phân vị thứ 25 -75<br /> (pg/ml)<br /> <br /> 1821<br /> <br /> 596 - 13049<br /> <br /> So sánh nồng độ NT-proBNP giữa hai nhóm<br /> khó thở có hay không có STC<br /> Nồng độ NT-proBNP trung vị trong nghiên<br /> cứu chúng tôi tăng cao ở nhóm bệnh nhân khó<br /> thở do suy tim cấp (12107 pg/ml, tứ phân vị:<br /> 5806 - 19577) so với nhóm khó thở không do suy<br /> tim cấp (546 pg/ml, tứ phân vị: 388,5 - 718,5). Sự<br /> khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br /> Bảng 5.Nồng độ của NT-proBNP trong nhóm có hay<br /> không có STC<br /> Chẩn đoán<br /> STC<br /> Không STC<br /> <br /> Nồng độ NTproBNPtrung vị<br /> (pg/ml)<br /> 12107<br /> 546<br /> <br /> Tứ phân vị<br /> thứ 25 -75 (pg/ml)<br /> 5806 - 19577<br /> 388,5 - 718,5<br /> <br /> Dựa vào bảng trên, nghiên cứu chúng tôi<br /> cùng các nghiên cứu khác như ICON(7), PRIDE<br /> (8) và Trần Ngọc Thái Hòa(11) đều nhận thấy nồng<br /> độ NT-proBNP trung vị ở nhóm khó thở do suy<br /> tim cấp cao hơn nhiều so với nhóm không do<br /> suy tim cấp.<br /> Xét nghiệm định lượng NT-proBNP trong<br /> máu được thực hiện ở bệnh nhân suy tim cấp sẽ<br /> góp phần làm tăng độ chính xác trong chẩn đoán<br /> suy tim cho bác sĩ lâm sàng, đặc biệt là những<br /> người không phải chuyên khoa tim mạch. Bởi vì,<br /> chỉ cần một mẫu máu thu được ở bệnh nhân và<br /> kết quả có thể đánh giá được bằng số. Vì vậy,<br /> việc định lượng nồng độ NT-proBNP trong chẩn<br /> đoán suy tim cấp có vai trò thiết thực trong thực<br /> hành lâm sàng.<br /> Để đánh giá hiệu quả xét nghiệm ứng dụng<br /> trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành phân tích<br /> <br /> 554<br /> <br /> 1.00<br /> <br /> NT-proBNP (pg/ml)<br /> (n = 196)<br /> <br /> Với kết quả nghiên cứu chúng tôi diện tích<br /> dưới đường cong ROC là 0,94, tương tự với kết<br /> quả nghiên cứu của Trần Ngọc Thái Hòa là<br /> 0,94(11); của Bayes - Genis A là 0,96(1); của<br /> PRIDE là 0,94 (8).<br /> <br /> Do nhay<br /> 0.50<br /> 0.75<br /> <br /> Nồng độ NT-proBNP trong dân số nghiên cứu<br /> Trong dân số nghiên cứu của chúng tôi,<br /> nồng độ NT-proBNP trung vị là 1821pg/ml.<br /> Bảng 4. Nồng độ NT-proBNP trung vị trong nghiên<br /> cứu<br /> <br /> đường cong ROC. Đường cong ROC là biểu đồ<br /> mô tả độ nhạy, độ đặc hiệu cho tất cả điểm cắt.<br /> Với diện tích dưới đường cong ROC từ 75 - 85%<br /> có đặc tính phân biệt mức trung bình - tốt đối<br /> với một xét nghiệm, cho phép nhà lâm sàng sử<br /> dụng test đó.<br /> <br /> 0.25<br /> <br /> Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của xét<br /> nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim<br /> cấp ở bệnh nhân khó thở<br /> <br /> 0.00<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 0.00<br /> <br /> 0.25<br /> <br /> 0.50<br /> 1 - Do dac hieu<br /> <br /> 0.75<br /> <br /> 1.00<br /> <br /> Area under ROC curve = 0.9933<br /> <br /> Biểu đồ 2. Đường cong ROC biểu diễn giá trị của<br /> NT-proBNP trong chẩn đoán STC<br /> Với đặc điểm đó, kết quả nghiên cứu chúng<br /> tôi và các nghiên cứu khác trong vùng dưới<br /> đường cong ROC lớn hơn 90%, cho thấy NTproBNP là xét nghiệm tốt có giá trị giúp phân<br /> biệt khó thở cấp do hay không do suy tim cấp.<br /> Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm NTproBNP trong chẩn đoán suy tim cấp<br /> Dựa vào đường cong ROC, chúng tôi chọn<br /> tại điểm cắt 914 pg/ml có độ đặc hiệu 92,1%, giá<br /> trị chẩn đoán dương tính 93,7%, độ chính xác<br /> 94,4% nhưng vẫn đảm bảo được độ nhạy rất cao<br /> là 96,3%.<br /> Ở điểm cắt 946 pg/ml có độ đặc hiệu là 92,1%<br /> bằng độ đặc hiệu ở điểm cắt 914 pg/ml, nhưng<br /> độ nhạy trong trường hợp này là 95,4% bị giảm<br /> đi và đồng thời sẽ làm giảm độ chính xác của<br /> chẩn đoán (93,9%).<br /> Còn ở điểm cắt 892 pg/ml, có độ nhạy 96,3%<br /> bằng độ nhạy ở điểm cắt 914 pg/ml, nhưng độ<br /> đặc hiệu giảm đi (90,9%) và độ chính xác cũng bị<br /> giảm (93,9%).<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2