intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu hình thái rối loạn nhịp và biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành

Chia sẻ: ViApollo11 ViApollo11 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

77
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung nghiên cứu đặc điểm hình thái rối loạn nhịp và biến thiên nhịp tim theo thời gian bằng Holter điện tâm đồ 24 giờ trong vòng 48 giờ đầu sau can thiệp động mạch vành ở BN NMCT cấp, khảo sát mối liên quan giữa biến thiên nhịp tim theo thời gian với một số đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh NMCT cấp được can thiệp động mạch vành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu hình thái rối loạn nhịp và biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp động mạch vành

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br /> <br /> NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI RỐI LOẠN NHỊP VÀ<br /> BIẾN THIÊN NHỊP TIM Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP<br /> ĐƯỢC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH<br /> Dương Đình Quý1; Phạm Trần Linh2<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu hình thái rối loạn nhịp và biến thiên nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ<br /> tim cấp được can thiệp động mạch vành bằng Holter 24 giờ. Đối tượng và phương pháp:<br /> nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 58 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tại<br /> Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 01 - 2018 đến 07 - 2018, bệnh nhân được khám lâm sàng và<br /> xét nghiệm cận lâm sàng theo mẫu bệnh án thống nhất, được can thiệp động mạch vành và<br /> theo dõi Holter điện tâm đồ 24 giờ trong vòng 48 giờ sau can thiệp. Kết quả: rối loạn nhịp chung<br /> 94,8%, ngoại tâm thu trên thất 86,2%, rung nhĩ 3,4%, tim nhanh nhĩ 20,7%, nhịp nhanh xoang<br /> 8,6%, nhịp chậm xoang 1,7%, không có BN ngừng xoang trên 2,5 giây, block các loại 5,2%,<br /> ngoại tâm thu thất 44,8%, trong đó ngoại tâm thu thất Lown 1, 2 (24,1%), ngoại tâm thu thất đa<br /> dạng, phức tạp (20,7%). Độ lệch chuẩn của tất cả các thời khoảng R-R bình thường trên Holter<br /> điện tâm đồ 24 giờ (SDNN) 90,10 ± 105,62 ms, căn bậc 2 số trung bình của bình phương khác<br /> biệt giữa các thời khoảng R-R bình thường đi sát nhau trong một kết quả Holter điện tâm đồ<br /> (RMSSD) 60,47 ± 130,95 ms, độ lệch chuẩn của số trung bình tất cả các thời khoảng R-R bình<br /> thường trên toàn bộ đoạn 5 phút của Holter điện tâm đồ 24 giờ (SDANN) 63,48 ± 40,20 ms,<br /> số trung bình của độ lệch chuẩn tất cả các thời khoảng R-R bình thường trên toàn bộ đoạn<br /> 5 phút của Holter điện tâm đồ 24 giờ (ASDNN) 40,74 ± 21,57 ms. Kết luận: sau can thiệp, đa số<br /> bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có rối loạn nhịp, ASDNN giảm ở bệnh nhân có tăng huyết áp,<br /> RMSSD tăng ở nhóm đái tháo đường và EF < 50%.<br /> * Từ khoá: Nhồi máu cơ tim; Rối loạn nhịp; Biến thiên nhịp tim; Can thiệp động mạch vành.<br /> <br /> Morphological Study on Arrhythmias and Heart Rate Variability in<br /> Patients with Acute Myocardial Infarction Having Coronary Artery<br /> Intervention<br /> Summary<br /> Objectives: Morphological study on arrhythmias and heart rate variability in patients with<br /> acute myocardial infarction who were padded coronary intervention with a 24-hour Holter.<br /> Subjects and methods: Prospective, descriptive and cross-sectional study on 58 patients who<br /> were diagnosed with acute myocardial infarction at the Institute of Cardiovascular Vietnam from<br /> January 2018 to March 2018, clinical examination and laboratory tests by medical uniform,<br /> coronary artery intervention and 24-hour Holter ECG monitoring within 48 hours after the intervention.<br /> 1. Học viện Quân y<br /> 2. Viện Tim mạch Việt Nam<br /> Người phản hồi (Corresponding): Dương Đình Quý (quy85ht@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 27/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/10/2018<br /> Ngày bài báo được đăng: 23/11/2018<br /> <br /> 31<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br /> Results: The overall rhythm disorders 94.8%, supraventricular ventricular beats 86.2%,<br /> atrial fibrillation 3.4%, atrial tachycardia 20.7%, sinus tachycardia 8.6%, sinus bradycardia 1.7%,<br /> no patients stopped sinus 2.5 seconds, block types 5.2%, ventricular 44.8%, in which the<br /> eccentric ventricular Lown 1, 2 accounted for 24.1%, ventricular diverse, complex 20.7%.<br /> SDNN was 90.10 ± 105.62 ms, RMSSD 60.47 ± 130.95 ms, SDANN 63.48 ± 40.20 ms,<br /> ASDNN 40.74 ± 21.57 ms. Conclusion: After intervention, majority of patients with acute<br /> myocardial infarction had arrhythmias, ASDNN decreased in patients with hypertension,<br /> RMSSD increase in diabetic group and EF < 50%.<br /> * Keywords: Myocardial infarction; Arrhythmias; Heart rate variability; Coronary intervention.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Nhồi máu cơ tim (NMCT) xảy ra khi<br /> một lượng bất kỳ cơ tim bị hoại tử do<br /> thiếu máu cơ tim kéo dài. Nguyên nhân<br /> chủ yếu của NMCT là do xơ vữa động<br /> mạch gây tắc hoặc hẹp một hay nhiều<br /> nhánh của động mạch vành nuôi dưỡng<br /> vùng đó. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong<br /> chẩn đoán và điều trị, nhưng NMCT cấp<br /> vẫn là một loại bệnh nặng, diễn biến phức<br /> tạp, nhiều biến chứng nguy hiểm luôn đe<br /> dọa tính mạng người bệnh, tỷ lệ tử vong<br /> còn cao.<br /> Ở Việt Nam, số bệnh nhân (BN) NMCT<br /> có xu hướng tăng nhanh chóng. Nếu như<br /> những năm 1950, NMCT là bệnh rất hiếm<br /> thì hiện nay hầu như ngày nào cũng gặp<br /> BN NMCT cấp nhập viện. Phương pháp<br /> Holter điện tim 24 giờ được ứng dụng từ<br /> năm 1997, một số nghiên cứu chủ yếu phát<br /> hiện rối loạn nhịp trong tăng huyết áp,<br /> NMCT, chưa có nghiên cứu nào đánh giá<br /> biến thiên nhịp tim trong bệnh NMCT sau<br /> can thiệp động mạch vành trong 48 giờ<br /> đầu. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài<br /> này nhằm:<br /> - Nghiên cứu đặc điểm hình thái rối<br /> loạn nhịp và biến thiên nhịp tim theo thời<br /> gian bằng Holter điện tâm đồ 24 giờ trong<br /> 32<br /> <br /> vòng 48 giờ đầu sau can thiệp động mạch<br /> vành ở BN NMCT cấp.<br /> - Khảo sát mối liên quan giữa biến<br /> thiên nhịp tim theo thời gian với một số<br /> đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim<br /> mạch ở bệnh NMCT cấp được can thiệp<br /> động mạch vành.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 58 BN được chẩn đoán NMCT cấp và<br /> can thiệp động mạch vành.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn: BN được chẩn<br /> đoán xác định NMCT cấp có chụp và can<br /> thiệp đặt stent động mạch vành, BN đồng<br /> ý tham gia nghiên cứu.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: BN không đồng ý<br /> tham gia nghiên cứu, BN có các bệnh<br /> nặng, ác tính kèm theo: ung thư giai đoạn<br /> cuối, hôn mê do đái tháo đường, suy gan<br /> nặng... BN suy thận, sốc tim nặng hoặc<br /> có các biến chứng cơ học: thủng vách<br /> tim, đứt dây chằng van hai lá… BN được<br /> đặt máy tạo nhịp, rối loạn điện giải nặng,<br /> có kết quả điện tim Holter nhiều tín hiệu<br /> nhiễu tạp, thời gian theo dõi dưới 22 giờ...<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.<br /> Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 - 2018<br /> đến 07 - 2018.<br /> Địa điểm: Viện Tim mạch Việt Nam.<br /> * Quy trình nghiên cứu:<br /> BN được khám và thu thập thông tin<br /> theo mẫu bệnh án thống nhất, khám lâm<br /> sàng, làm đầy đủ xét nghiệm cận lâm<br /> sàng, chụp và can thiệp động mạch vành<br /> qua da. Theo dõi Holter điện tâm đồ trong<br /> 24 giờ bằng máy Phillips Digitrank 24 plus<br /> sau khi can thiệp trong vòng 48 giờ.<br /> * Các tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu:<br /> Chẩn đoán NMCT cấp theo định nghĩa<br /> NMCT cấp toàn cầu (2012) (AHA, ACC,<br /> ESC) [1]: tiêu chuẩn chẩn đoán trong định<br /> nghĩa này dựa trên thay đổi marker sinh<br /> học đặc trưng cho hoại tử cơ tim. NMCT<br /> được định nghĩa có tăng và/hoặc giảm<br /> marker sinh học cơ tim trên bách phân vị<br /> thứ 99 và kèm theo ít nhất một trong các<br /> đặc điểm:<br /> - Có cơn đau ngực điển hình trên lâm<br /> sàng.<br /> - Thay đổi điện tim đồ điển hình.<br /> - Rối loạn vận động vùng do thiếu máu<br /> cơ tim mới xảy ra được phát hiện bằng<br /> các biện pháp chẩn đoán hình ảnh (siêu<br /> âm, MRI...).<br /> - Có bằng chứng huyết khối trong động<br /> mạch vành trên phim chụp động mạch<br /> vành qua đường ống thông hoặc qua mổ<br /> tử thi.<br /> Phân loại rối loạn nhịp theo quy tắc<br /> Minnesota (2010) [10]. Phân loại suy tim<br /> dựa trên phân suất tống máu EF trên siêu<br /> âm tim theo khuyến cáo của Hội Tim mạch<br /> Quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và<br /> <br /> điều trị suy tim (2015) [1]. Tiêu chuẩn<br /> chẩn đoán tăng huyết áp và phân độ theo<br /> phân loại của Hội Tim mạch học Quốc gia<br /> Việt Nam 2015 [2].<br /> * Các chỉ số biến thiên nhịp tim trong<br /> nghiên cứu:<br /> - SDNN: độ lệch chuẩn của tất cả các<br /> thời khoảng R-R bình thường trên Holter<br /> điện tâm đồ 24 giờ. Đơn vị tính ms.<br /> - RMSSD: căn bậc 2 số trung bình của<br /> bình phương khác biệt giữa các thời<br /> khoảng R-R bình thường đi sát nhau<br /> trong một kết quả Holter điện tâm đồ.<br /> Đơn vị tính ms.<br /> - SDANN: độ lệch chuẩn của số trung<br /> bình tất cả các thời khoảng R-R bình<br /> thường trên toàn bộ các đoạn 5 phút của<br /> Holter điện tâm đồ 24 giờ. Đơn vị tính ms.<br /> - ASDNN: số trung bình của độ lệch<br /> chuẩn tất cả các thời khoảng R-R bình<br /> thường trên toàn bộ các đoạn 5 phút của<br /> Holter điện tâm đồ 24 giờ. Đơn vị tính ms.<br /> * Xử lý số liệu: theo thuật toán thống<br /> kê trên máy vi tính bằng phần mềm<br /> Epi.info 3.3.2, Excel 2007, EpiCalc 2000.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm chung.<br /> Tuổi trung bình của BN 67,53 ± 11,93<br /> (tuổi nhỏ nhất 43, lớn nhất 92 tuổi).<br /> Phân theo nhóm tuổi: < 50 tuổi chiếm<br /> tỷ lệ ít nhất (2 BN = 3,4%); 50 - 60 tuổi<br /> chiếm tỷ lệ cao nhất (19 BN = 32,8%);<br /> 61 - 70 tuổi: 14 BN (24,1%); 71 - 80 tuổi:<br /> 14 BN (24,1%); > 80 tuổi: 9 BN (15,5%).<br /> Nghiên cứu của Trần Công Duy (2017)<br /> gặp tuổi trung bình 65,8 ± 13,6 [3], tương<br /> tự kết quả của chúng tôi.<br /> 33<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br /> Trong nghiên cứu này, tỷ lệ BN nam<br /> (60,3%) nhiều hơn BN nữ (39,7%).<br /> Tỷ lệ nam gấp 1,5 lần nữ. Tỷ lệ này thấp<br /> hơn so với một số nghiên cứu khác:<br /> Phạm Mạnh Hùng (2010) nghiên cứu tại<br /> Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ số này là 3,6<br /> [4], Trần Công Duy (2017) nghiên cứu tại<br /> Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tỷ số<br /> này là 2,33 [3]. Kết quả của chúng tôi<br /> tương đương kết quả của Hoàng Quốc Hòa,<br /> tỷ số nam/nữ là 1,7 [5].<br /> 2. Đặc điểm hình thái rối loạn nhịp<br /> và biến thiên nhịp tim.<br /> Bảng 1: Đặc điểm rối loạn nhịp trên<br /> Holter điện tâm đồ 24 giờ.<br /> Giá trị<br /> (n = 58)<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Có rối loạn nhịp tim<br /> <br /> 55<br /> <br /> 94,8<br /> <br /> Ngoại tâm thu nhĩ<br /> <br /> 50<br /> <br /> 86,2<br /> <br /> Rung nhĩ cơn<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,4<br /> <br /> Cơn tim nhanh nhĩ<br /> <br /> 12<br /> <br /> 20,7<br /> <br /> Nhịp nhanh xoang<br /> <br /> 5<br /> <br /> 8,6<br /> <br /> Nhịp chậm xoang<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,7<br /> <br /> Ngừng xoang<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Block các loại<br /> <br /> 3<br /> <br /> 5,2<br /> <br /> 14<br /> <br /> 24,1<br /> <br /> 12<br /> <br /> 20,7<br /> <br /> 26<br /> <br /> 44,8<br /> <br /> Rối loạn nhịp tim<br /> <br /> Lown 1, 2<br /> Ngoại tâm<br /> Lown 3, 4, 5<br /> thu thất<br /> Tổng<br /> <br /> Kết quả này tương đương nghiên cứu<br /> của Trần Thái Hà (2012) trên 169 BN sau<br /> NMCT cấp có tỷ lệ rối loạn nhịp 95,2% [6].<br /> Trong nghiên cứu, 5 BN nhịp nhanh xoang,<br /> nhịp chậm xoang 1 BN và không có BN<br /> ngừng xoang. Điều này có thể do các<br /> biện pháp điều trị có hiệu quả, kỹ thuật<br /> PCI ngày càng hoàn thiện, chất lượng<br /> stent tốt, hiểu biết của người dân về bệnh<br /> NMCT được nâng cao nên thời gian đến<br /> 34<br /> <br /> viện sớm hơn. Mặt khác, BN nặng, có sốc<br /> tim và rối loạn nhịp nặng không phải là<br /> đối tượng nghiên cứu của chúng tôi.<br /> Bảng 2: Đặc điểm biến thiên nhịp tim<br /> 24 giờ trên Holter điện tâm đồ.<br /> Chỉ số biến thiên<br /> nhịp tim<br /> <br /> Giá trị trung bình<br /> (n = 58)<br /> <br /> SDNN (ms)<br /> <br /> 90,10 ± 105,62<br /> <br /> RMSSD (ms)<br /> <br /> 60,47 ± 130,95<br /> <br /> SDANN (ms)<br /> <br /> 63,48 ± 40,20<br /> <br /> ASDNN (ms)<br /> <br /> 40,74 ± 21,57<br /> <br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị<br /> trung bình SDNN, RMSSD, SDANN, ASDNN<br /> cao hơn một số tác giả khác, nhưng thấp<br /> hơn nhiều so với S Balanecus (2004) gặp<br /> trị số trung bình các chỉ số biến thiên nhịp<br /> tim ở người bình thường SDNN > 140 ms,<br /> SDANN > 127 ms [9].<br /> 3. Mối liên quan giữa biến thiên nhịp<br /> tim với một số yếu tố nguy cơ.<br /> Bảng 3: Biến thiên nhịp tim ở BN tăng<br /> huyết áp.<br /> Tăng huyết<br /> áp (n = 37)<br /> <br /> Không tăng<br /> huyết áp<br /> (n = 21)<br /> <br /> p<br /> <br /> SDNN (ms)<br /> <br /> 72,89 ±<br /> 22,51<br /> <br /> 120,43 ±<br /> 171,36<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> RMSSD (ms)<br /> <br /> 37,39 ±<br /> 26,76<br /> <br /> 101,15 ±<br /> 211,79<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> SDANN (ms)<br /> <br /> 59,06 ±<br /> 18,43<br /> <br /> 71,28 ±<br /> 62,41<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> ASDNN (ms)<br /> <br /> 35,09 ±<br /> 13,24<br /> <br /> 50,69 ±<br /> 29,12<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Biến thiên<br /> nhịp tim<br /> <br /> Các chỉ số SDNN, RMSSD, SDANN<br /> giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa<br /> thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, chỉ số ASDNN<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018<br /> của nhóm tăng huyết áp giảm có ý nghĩa<br /> thống kê so với nhóm không tăng huyết<br /> áp (p < 0,05), phù hợp với nghiên cứu<br /> của Đào Thu Giang (2011) về biến thiên<br /> nhịp tim ở BN tăng huyết áp có bệnh<br /> mạch vành thấy ở nhóm tăng huyết áp,<br /> các chỉ số SDANN, ASDNN đều giảm có<br /> ý nghĩa thống kê so với nhóm không tăng<br /> huyết áp [7]. Nghiên cứu của Trần Thái<br /> Hà (2012) về biến thiên nhịp tim ở BN sau<br /> NMCT cấp thấy các chỉ số biến thiên nhịp<br /> tim ở nhóm tăng huyết áp gồm SDNN,<br /> RMSSD, ASDNN thấp hơn có ý nghĩa so<br /> với nhóm không tăng huyết áp [6]. Kết<br /> quả này cho thấy BN NMCT cấp có tăng<br /> huyết áp, biến thiên nhịp tim sẽ giảm so<br /> với nhóm không tăng huyết áp. BN tăng<br /> huyết áp thường tăng hoạt động của thần<br /> kinh giao cảm và giảm hoạt động của<br /> thần kinh phó giao cảm.<br /> Bảng 4: Biến thiên nhịp tim ở BN đái<br /> tháo đường.<br /> Biến thiên<br /> nhịp tim<br /> <br /> Đái tháo<br /> đường<br /> (n = 10)<br /> <br /> Không đái<br /> tháo đường<br /> (n = 48)<br /> <br /> SDNN (ms)<br /> <br /> 84,65 ±<br /> 19,33<br /> <br /> 91,24 ±<br /> 115,97<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> RMSSD (ms)<br /> <br /> 67,53 ±<br /> 49,17<br /> <br /> 59,00 ±<br /> 142,55<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> SDANN (ms)<br /> <br /> 60,91 ±<br /> 16,08<br /> <br /> 64,02 ±<br /> 43,69<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> ASDNN (ms)<br /> <br /> 45,92 ±<br /> 16,09<br /> <br /> 39,66 ±<br /> 22,54<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> p<br /> <br /> Sự biến đổi các chỉ số biến thiên nhịp<br /> tim như SDNN, SDANN, ASDNN giữa<br /> nhóm mắc đái tháo đường và nhóm<br /> không mắc đái tháo đường khác nhau<br /> không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br /> Chỉ số RMSSD của nhóm đái tháo đường<br /> <br /> cao hơn nhóm không đái tháo đường có ý<br /> nghĩa thống kê (p < 0,05). Có thể trong<br /> nghiên cứu này, số lượng BN giữa nhóm<br /> đái tháo đường và không đái tháo đường<br /> chênh lệch, nên kết quả RMSSD của<br /> nhóm đái tháo đường tăng lên so với<br /> nhóm không mắc đái tháo đường, khác<br /> với nghiên cứu của Trần Thái Hà (2012)<br /> về biến thiên nhịp tim ở BN sau NMCT<br /> cấp, các chỉ số SDNN, RMSSD, ASDNN<br /> đều giảm có ý nghĩa ở nhóm BN NMCT<br /> cấp có đái tháo đường so với nhóm không<br /> đái tháo đường [6].<br /> Bảng 5: Mối liên quan giữa các chỉ số<br /> biến thiên nhịp tim với EF.<br /> Chỉ số biến<br /> thiên nhịp tim<br /> <br /> EF < 50%<br /> (n = 26)<br /> <br /> EF ≥ 50%<br /> (n = 19)<br /> <br /> p<br /> <br /> SDNN (ms)<br /> <br /> 112,68 ±<br /> 154,33<br /> <br /> 736,40 ±<br /> 26,58<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> RMSSD (ms)<br /> <br /> 95,18 ±<br /> 190,09<br /> <br /> 34,24 ±<br /> 26,66<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> SDANN (ms)<br /> <br /> 69,27 ±<br /> 56,61<br /> <br /> 62,76 ±<br /> 21,06<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> ASDNN (ms)<br /> <br /> 47,68 ±<br /> 26,40<br /> <br /> 36,55 ±<br /> 15,05<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Khác biệt về chỉ số SDNN, SDANN,<br /> ASDNN giữa 2 nhóm EF < 50% và EF ≥ 50%<br /> không có ý nghĩa thống kê. Riêng chỉ số<br /> RMSSD của nhóm EF < 50% cao hơn<br /> nhóm EF ≥ 50% có ý nghĩa thống kê.<br /> Kết quả này khác với nghiên cứu của<br /> Hoàng Quốc Hoà, nhóm BN EF < 40% có<br /> các chỉ số SDNN, RMSSD, SDANN đều<br /> thấp hơn so với nhóm BN EF ≥ 40% [5].<br /> Nghiên cứu của Trần Thái Hà (2012)<br /> cũng chỉ ra các chỉ số biến thiên nhịp tim<br /> ở nhóm BN NMCT cấp có EF < 40% khác<br /> biệt có ý nghĩa với nhóm EF ≥ 40% [6].<br /> 35<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2