intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nhận thức các bà mẹ về dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là mô tả tỷ lệ bà mẹ có nhận thức đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi và xác định một số yếu tố liên quan về nghề nghiệp, trình độ học vấn, tổng số con trong gia đình, nguồn tiếp cận thông tin, cơ sở y tế lựa chọn đưa con đến khám, tự mua thuốc với nhận thức đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nhận thức các bà mẹ về dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan

  1. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ SỐ 55/2022- SỐ CHUYÊN ĐỀ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ 3. Dương Thị Kim Hoa (2014), Nghiên cứu tình hình rối loạn trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ có chồng tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược Huế. 4. Lương Bạch Lan và Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2009), Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở bà mẹ có trẻ gửi dưỡng nhi tại bệnh viện Hùng Vương. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, (13), tr.1-5. 5. Đặng Thị Thùy Mỹ (2018), Dấu hiệu trầm cảm sau sinh của các bà mẹ tại bệnh viện sản nhi Trà Vinh. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 22 (5), tr.110-113. 6. Nguyễn Thị Thảo Tâm (2019), Trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tháng tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Y học, 23 (5), tr.268-274. 7. Nguyễn Thị Thìn (2018), Nghiên cứu tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan ở các bà mẹ tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế. 8. Nguyễn Thị Kim Thúy, Dương Mỹ Linh (2017), Nghiên cứu tình hình trầm cảm và các yếu tố liên quan ở thai phụ có thai kỳ nguy cơ cao tại bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y Dược Cần Thơ, (11), tr. 256-262 9. Đinh Thị Tố Trinh (2003), Tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố liên quan. Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 10. Aron T. Beck (1996), Beck Depression Inventory, The psychological corporation, pp. 1-5. 11. Jitendra Kumar Kushwaha (2016), Beck Depression Inventory: Hindi Translation and Psychometric properties for the Students of Higher Education. Journal of Research in Humanities and Social Science, 4(9), pp.39-49. 12. Nancy Byatt, et al. (2014), Depression and anxiety among high-risk obstetric inpatients. Gen Hosp Psychiatry, 35(2), pp.112-116. 13. World Health Organization (2017), Depression and Other Common Mental Disorders. WHO, pp.4-14. (Ngày nhận bài: 15/8/2022 – Ngày duyệt đăng: 11/12/2022) NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CÁC BÀ MẸ VỀ DẤU HIỆU BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Nguyễn Thị Kim Quyên*, Phan Thị Huyền Trang, Lê Thị Thảo Trường Đại học Tây Nguyên * Email: ntkquyen@ttn.edu.vn TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Tử vong do viêm phổi chiếm 75% trong các bệnh hô hấp, trong đó tỷ lệ tử vong ở trẻ em chiếm 30 - 35%. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tỷ lệ bà mẹ có nhận thức đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi và xác định một số yếu tố liên quan về nghề nghiệp, trình độ học vấn, tổng số con trong gia đình, nguồn tiếp cận thông tin, cơ sở y tế lựa chọn đưa con đến khám, tự mua thuốc với nhận thức đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2021. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 35,34% bà mẹ có nhận thức đúng về các dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi; Phân tích thống kê 114
  2. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ SỐ 55/2022- SỐ CHUYÊN ĐỀ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ chỉ ra rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhận thức các dấu hiệu bệnh viêm phổi với nguồn tiếp cận thông tin từ người thân, bạn bè (p=0,03; OR=1,83); Sự lựa chọn chọn cơ sở y tế để đưa trẻ đến khám: Bệnh viện (p
  3. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ SỐ 55/2022- SỐ CHUYÊN ĐỀ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ thiệp ban đầu của gia đình trẻ là rất quan trọng, đặc biệt là vai trò của người mẹ, bởi vì người mẹ thường gần gũi và chăm sóc trẻ. Chính vì vậy bà mẹ cần có kiến thức đúng và nhận biết sớm các dấu hiệu của viêm phổi và đưa trẻ đến nhập viện sớm, điều này giúp làm giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ [1]. Ở Việt nam, các nghiên cứu về nhận thức các dấu hiệu về bệnh viêm phổi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở trong nước nói chung và Đắk Lắk nói riêng chưa nhiều. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng nhận thức của bà mẹ về bệnh viêm phổi ở trẻ và từ đó góp phần giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ em và giảm chi phí điều trị cho xã hội với mục tiêu nghiên cứu: + Mô tả tỷ lệ bà mẹ có nhận thức đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2021. + Xác định một số yếu tố liên quan về nghề nghiệp, trình độ học vấn, tổng số con trong gia đình, nguồn tiếp cận thông tin, cơ sở y tế lựa chọn đưa con đến khám, tự mua thuốc với nhận thức đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2021. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám tại phòng khám nhi - khoa khám - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. - Tiêu chuẩn chọn mẫu: Tất cả bà mẹ có con dưới 5 tuổi đã từng hoặc đang bệnh viêm phổi đến khám tại phòng khám nhi - khoa khám - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên và đồng ý tham gia nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ: + Bà mẹ không trả lời hoàn chỉnh bộ câu hỏi phỏng vấn. + Bà mẹ có con trong tình trạng bệnh nặng cần can thiệp cấp cứu. + Bà mẹ đã tham gia nghiên cứu đưa con đến tái khám. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. - Cỡ mẫu: 2 p ×q n = Z1−α/2 d2 + Z1-α/2 = 1,96; q = 1 – p; d= 0,05: + p = 0,57 [6]. Thay vào, chúng tôi được cỡ mẫu tối thiểu là 377 bà mẹ. Dự phòng tình trạng mất mẫu trong quá trình thu tập, chúng tôi lấy sai số 10% thì cỡ mẫu làm tròn thành 415 bà mẹ - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu liên tiếp trong thời gian nghiên cứu đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn chọn mẫu. - Nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu xác định tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi có nhận biết đúng các dấu hiệu của bệnh viêm phổi. + Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố: tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, nghề nghiệp và nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm phổi đến kiến thức đúng và nhận thức đúng của bà mẹ tham gia trong nghiên cứu. 116
  4. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ SỐ 55/2022- SỐ CHUYÊN ĐỀ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ - Xử lý thống kê số liêụ: Sử dụng phần mềm thống kê Epidata để nhập và phần mềm Stata 15.0 để phân tích số liệu III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhận thức các dấu hiệu về bệnh viêm phổi của bà mẹ 35,34 64,66 Đúng Chưa đúng Biểu đồ 1. Nhận thức đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi của bà mẹ Nhận xét: 35,34% bà mẹ có nhận thức đúng về dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ 3.2. Yếu tố liên quan đến nhận thức đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi Bảng 1. Phân tích mối liên quan giữa nhận thức đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi với đặc điểm nhân khẩu của bà mẹ. Nhận thức OR Đặc tính của mẹ p Chưa đúng Đúng (KTC 95%) Nghề nghiệp Công nhân viên 32 (50,79) 31 (49,21) 1 Làm rẫy 107 (68,59) 49 (31,41) 0,01 0,47 (0,26-0,86) Buôn bán 54 (64,29) 30 (35,71) 0,1 0,57 (0,29-1,12) Nội trợ 68 (68) 32 (32) 0,029 0,49 (0,25-0,93) Khác 8 (61,54) 5 (38,46) 0,48 0,65 (0,19-2,19) Nhận thức OR Đặc tính của mẹ p Chưa đúng Đúng (KTC 95%) Trình độ học vấn < Cấp 3 124 (71,26) 50 (28,74) 0,02 1,66 ≥ Cấp 3 145 (59,92) 97 (40,08) (1,09-2,52) Nhận xét: Các bà mẹ làm rẫy có tỷ lệ nhận thức đúng thấp hơn 53% so với các bà mẹ là công nhân viên với p=0,01 và OR=0,47; các bà mẹ làm nội trợ có tỷ lệ nhận thức đúng thấp hơn 53% so với các bà mẹ là công nhân viên với p=0,029 và OR=0,49. Các bà mẹ có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên có tỷ lệ nhận thức đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi cao gấp 1,66 lần so với các bà mẹ có trình độ thấp hơn cấp 3 (p=0.02). 117
  5. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ SỐ 55/2022- SỐ CHUYÊN ĐỀ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ Bảng 2. Phân tích mối liên quan giữa nhận thức đúng các dấu hiệu với tiếp cận thông tin về bệnh viêm phổi. Nhận thức OR Nội dung p Chưa đúng Đúng (KTC 95%) Tiếp cận thông tin về VP Không 103 (71,53) 41 (28,47) 1,6 0,03 Có 166 (61,03) 106 (38,97) (1,04-2,48) Trong vòng 1 tháng Không 222 (68,31) 103 (31,69) 2,01 0,004 Có 47 (51,65) 44 (48,35) (1,26-3,23) Trên 1 năm Không 240 (62,99) 141 (37,01) 0,35 0,02 Có 29 (82,86) 6 (17,14) (0,14-0,87) Nhận xét: Có mối liên quan giữa sự sự nhận biết đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi với thời gian tiếp nhận thông tin về bệnh cách đây 1 tháng (p=0,004; KTC95%: (1,26- 3,23)) và trên 1 năm (p=0,02; KTC 95%: (0,14-0,87)). Bảng 3. Phân tích mối liên quan giữa nhận biết đúng các dấu hiệu với nguồn cung cấp thông tin về bệnh viêm phổi. Nhận thức OR Nội dung p Chưa đúng Đúng (KTC 95%) Nguồn thông tin về bệnh viêm phổi Không 66 (70,21) 28 (29,79) 1,38 0,2 Có 203 (63,04) 119 (36,96) (0,84-2,27) Truyền thông Không 167 (72,61) 63 (27,39) 2,18
  6. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ SỐ 55/2022- SỐ CHUYÊN ĐỀ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bà mẹ có nhận thức đúng và chưa đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi và bà mẹ đưa trẻ đến bệnh viện khám (p
  7. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ SỐ 55/2022- SỐ CHUYÊN ĐỀ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ IV. BÀN LUẬN 4.1. Nhận thức các dấu hiệu về bệnh viêm phổi của bà mẹ Kết quả khảo sát cho thấy dấu hiệu viêm phổi, chỉ có 35,34% bà mẹ có nhận thức đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi, tỷ lệ này thấp hơn Nguyễn Xuân Lành (65,7%)[6]. Sự khác biệt này có thể do khác nhau về địa điểm và đối tượng nghiên cứu. Trong các dấu hiệu bệnh viêm phổi, dấu hiệu được bà mẹ biết đến nhiều nhất là ho nhiều (89 ,66%), trẻ sốt (89,18%), thở nhanh, gấp, khó thở (87,98%). Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả được thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng I là: Ho nhiều (90%), sốt (91%) và thở nhanh (90%)[6], điều này cũng tìm thấy trong nghiên cứu của các tác giả Lê Hồng Linh tại Châu Đốc về nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm của viêm phổi [7]. Theo Minz và cộng sự (2019) cũng đưa ra tỷ lệ nhận biết các dấu hiệu viêm phổi cụ thể ho (88,7%), thở nhanh (77,8%) và sốt (20,6%)[11]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Cần Thơ cho rằng dấu hiệu ho được các bà mẹ trả lời nhiều nhất (77%), kế đến là thở khò khè, thở rít (69%) [4]. Nghiên cứu tại Saudi Arabia cũng đưa ra 66,25% bà mẹ nhận biết dấu hiệu viêm phổi là sốt, ho và thở nhanh [8]. Theo Keter [10], tỷ lệ nhận biết dấu hiệu bệnh viêm phổi là sốt (62,3%), ho (57%), khó thở (60%). Một nghiên cứu khác, trong số các trẻ tham gia nghiên cứu thì dấu hiệu nhận biết viêm phổi là ho (21%), thở nhanh (17,1%), sốt (14,1%) và rút lõm lồng ngực là 7,4%[13]. Trong một nghiên cứu khác của tác giả Thành Minh Hùng và cộng sự (2016) thực hiện tại KonTum cũng cho thấy chỉ có 46,1% bà mẹ nhận biết được các dấu hiệu của bệnh viêm phổi và chỉ có 15,7% bà mẹ nhận biết được các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân [3]. Do đó các chương trình giáo dục sức khoẻ, tư vấn nên tập trung vào các phương pháp rèn luyện kỹ năng nhận biết đúng các dấu hiệu viêm phổi cho các bà mẹ để giúp nâng cao kỹ năng nhận biết về các dấu hiệu, giúp họ phát hiện sớm tình trạng của trẻ để kịp thời đưa đến cơ sở y tế gần nhất. 4.2. Yếu tố liên quan đến nhận thức đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi Kết quả nghiên cứu cho thấy, các bà mẹ có trình độ học vấn cao có sự nhận thức các dấu hiệu bệnh viêm phổi tốt hơn bà mẹ có trình độ học vấn thấp hơn. Cụ thể các bà mẹ có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên có tỷ lệ nhận thức đúng các dấu hiệu cao gấp 1,66 lần so với các bà mẹ có trình độ thấp hơn cấp 3 (P=0,02; KTC: 1,09-2,52). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Lành cũng chỉ ra các bà mẹ có trình độ học vấn cao có sự nhận biết về dấu hiệu bệnh viêm phổi tốt hơn những bà mẹ có trình độ học vấn thấp hơn (p
  8. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ SỐ 55/2022- SỐ CHUYÊN ĐỀ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ [6]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bà mẹ có nhận thức đúng và chưa đúng các dấu hiệu về bệnh viêm phổi và bà mẹ đưa trẻ đến bệnh viện khám (p
  9. TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ SỐ 55/2022- SỐ CHUYÊN ĐỀ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ Karnataka: A cross-sectional study. Indian Journal of Health Sciences, 9(1), pp.35. 13. WHO. (2016). Pneumonia. Fact Sheet N0331. Geneva, WHO. 14. WHO. (2018). Maternal, newborn, child and adolescent healt. World Pneumonia Day 2018, https://www.who.int/maternal_child_adolescent/child/world-pneumonia-day-2018/en/,” 2018. ( Ngày nhận bài: 02/11/2022 - Ngày duyệt đăng: 12/12/2022) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN BẰNG PHẪU THUẬT TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TẠI BIỆNH VIỆN XUYÊN Á 2021-2022 Huỳnh Nguyễn Trường Vinh*, Nguyễn Vĩnh Bình, Phan Đức Hữu, Cao Vĩnh Duy, Võ Đình Bão, Mai Hoàng Khoa, Lê Minh, Phạm Hùng Kiên, Mai Anh Tuấn Bệnh viện Xuyên Á *Email: huynhnguyentruongvinh@gmail.com TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ ngày càng được áp dụng rộng rãi, dần thay thế mổ mở kinh điển trong điều trị sỏi thận. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá độ an toàn, hiệu quả của phẫu thuật tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Xuyên Á. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu. Chọn tất cả bệnh nhân sỏi thận kích thước ≥ 20mm tại Bệnh viện Xuyên Á, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả: Trong thời gian 03/2021 đến 03/2022, có 38 trường hợp sỏi thận được phẫu thuật mini-PCNL, 20 nam-18 nữ, tuổi trung bình 52,6±10,2 tuổi (28-77). 84,2% nhập viện vì đau hông lưng. 57,9% sỏi nhóm GSS 1. Kích thước sỏi trung bình 28,5 ± 10,5 mm (20-55). Tất cả đều chọc dò vào đài dưới. Thời gian phẫu thuật trung bình 86,3±14,1 phút (60-130). Không ghi nhận tai biến trong mổ. 3 trường hợp biến chứng sau mổ (7,8%). 92,1% được rút ống dẫn lưu thận vào ngày hậu phẫu thứ 2-3. Thời gian hậu phẫu trung bình là 6,2±2,5 ngày (3-14). Thời gian nằm viện trung bình 12,9±5,4 ngày (6-29). Tỉ lệ sạch sỏi sớm sau mổ là 57,9%. Kết luận: Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ là phương pháp xâm lấn tối thiểu điều trị sỏi thận an toàn và hiệu quả tương đối. Thực hiện được nếu trang bị dụng cụ đầy đủ và nắm vững kỹ thuật. Từ khoá: Sỏi thận, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ, mini-PCNL. ABSTRACT EARLY RESULTS OF MINI PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY AT XUYEN A HOSPITAL 2021-2022 Huynh Nguyen Truong Vinh*, Nguyen Vinh Binh, Phan Duc Huu, Cao Vinh Duy, Vo Dinh Bao, Mai Hoang Khoa, Le Minh, Pham Hung Kien, Mai Anh Tuan Xuyen A Hospital Background: Mini-PCNL is more and more widely applied, gradually replacing the classic open surgery in the treatment of kidney stones. The study was conducted to initially evaluate the safety and effectiveness of mini-PCNL at Xuyen A Hospital. Materials and methods: A cross- sectional description of the study. Procedure: Select all patients with kidney stones ≥ 20mm in size at Xuyen A Hospital, meet the sampling criteria, and agree to participate in the study. Before surgery, the reason for admission, characteristics of age, gender, size, location, number of stones 122
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2