intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu phân lập vi khuẩn và tách chiết enzym urease từ môi trường nuôi cấy helicobacter pylori

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

126
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm phân lập VK từ mô sinh thiết ổ loét dạ dày tá tràng (DD-TT); nuôi cấy tăng sinh và tách chiết urease từ môi trường nuôi cấy VK làm nguyên liệu chế tạo kháng thể kháng urease.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu phân lập vi khuẩn và tách chiết enzym urease từ môi trường nuôi cấy helicobacter pylori

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> <br /> NGHIÊN CỨU PHÂN LÂP VI KHUẨN VÀ TÁCH CHIẾT ENZYM<br /> UREASE TỪ MÔI TRƢỜNG NUÔI CẤY HELICOBACTER PYLORI<br /> Đỗ Hoàng Long*; Đỗ Minh Trung*<br /> Lê Thu Hồng**; Lê Văn Đông*<br /> TÓM TẮT<br /> Ức chế enzym urease bằng kháng thể đặc hiệu theo đường uống là một hướng nghiên cứu mới<br /> trong điều trị nhiễm Helicobacter pylori, nhằm đối phó với tình trạng vi khuẩn (VK) kháng kháng sinh.<br /> Nghiên cứu này được tiến hành nhằm phân lập VK từ mô sinh thiết ổ loét dạ dày tá tràng (DD-TT);<br /> nuôi cấy tăng sinh và tách chiết urease từ môi trường nuôi cấy VK làm nguyên liệu chế tạo kháng<br /> thể kháng urease. Kết quả: đã phân lập được 17 chủng H. pylori từ 18 mẫu bệnh phẩm sinh thiết,<br /> đạt tỷ lệ thành công 94,5%. Ba chủng H. pylori có hoạt độ urease cao được chọn và tăng sinh trong<br /> môi trường Brucella broth. Tách chiết urease từ dịch nuôi cấy bằng kỹ thuật kết tủa phân đoạn với<br /> ammonium sulfate 50% bão hòa. Sản phẩm thu được có hoạt tính urease và tương đối tinh khiết.<br /> Kết quả điện di SDS-PAGE trong điều kiện biến tính cho một băng đậm, tương ứng với tiểu đơn vị<br /> có trọng lượng phân tử khoảng 60,3 kDa của urease.<br /> * Từ khóa: Urease; Helicobacter pylori; Tách chiết enzym.<br /> <br /> HELICOBACTER PYLORI ISOLATION AND UREASE EXTRACTION FROM<br /> CULTURE BROTH SUPERNATANT<br /> <br /> SUMMARY<br /> Urease inhibition with oral specific antibody is a new approach in treatment of Helicobacter pylori<br /> infection, coping with antibiotic resistance of this bacterium. This research aims to isolate H. pylori<br /> from gastric-peptic ulcer biopsies and extract urease from bacterial culture broth to be used as<br /> material for the development of antibody to urease. 17 H. pylori strains were obtained from 18 biopsy<br /> samples (94.5%). Among them, three strains which showed highest urease activity were then<br /> sub-cultured in Brucella broth. Urease was extracted from culture supernatant by precipitation with<br /> ammonium sulfate 50% saturation. The obtained product maintained urease activity and relatively<br /> pure. SDS-PAGE analysis in denature condition showed that, the urease contained product express<br /> as a single band, corresponding with subunit B of urease with molecular masses of approximately<br /> 60.3 kDa.<br /> * Key words: Urease; Helicobacter pylori; Enzyme extraction.<br /> * Học viện Quân y<br /> ** Bệnh viện 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Lê Văn Đông (levandong@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 28/11/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 8/12/2013<br /> Ngày bài báo được đăng: 18/12/2013<br /> <br /> 11<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Viêm loét DD-TT là bệnh lý thường gặp<br /> ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tỷ lệ<br /> mắc bệnh này khá cao, 60 - 70% ở Việt Nam,<br /> còn ở các nước khác dao động từ 50 - 90%.<br /> Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét DDTT, trong đó, nguyên nhân thường nhắc<br /> đến hiện nay là do nhiễm VK Helicobacter<br /> pylori, chiếm 75 - 95% [3, 5, 10]. Việc điều<br /> trị viêm loét DD-TT do nhiễm H. pylori rất<br /> phức tạp, vì phải sử dụng phác đồ phối hợp<br /> các thuốc kháng sinh với thuốc giảm toan,<br /> giảm tiết đúng, đủ liều, đủ thời gian và đúng<br /> quy cách. Tuy nhiên, khả năng thất bại trong<br /> điều trị rất lớn, do tình trạng VK kháng kháng<br /> sinh [1, 6]. Xuất phát từ thực tế lâm sàng,<br /> nhu cầu tìm ra các thuốc mới có tác dụng<br /> ức chế hoặc ngăn ngừa nhiễm H. pylori<br /> mà không lo ngại tình trạng kháng thuốc,<br /> trong đó có phương pháp miễn dịch trị liệu<br /> thụ động sử dụng kháng thể kháng trực tiếp<br /> H. pylori hoặc kháng enzym urease của<br /> H. pylori, thành phần quan trọng trong quá<br /> trình sinh bệnh của H. pylori, giúp chúng né<br /> tránh, tồn tại và phát triển được trong môi<br /> trường axít của dịch dạ dày, là một việc làm<br /> triển vọng [8]. Từ đó, nghiên cứu này được<br /> tiến hành nhằm mục tiêu: Phân lập VK và<br /> tách chiết urease từ H. pylori làm nguyên liệu<br /> chế tạo kháng thể đặc hiệu kháng urease.<br /> VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Vật liệu nghiên cứu.<br /> 18 mẫu bệnh phẩm sinh thiết ổ loét DDTT qua nội soi của 18 bệnh nhân bị loét<br /> DD-TT đến khám tại phòng khám nội soi<br /> tiêu hóa, Bệnh viện 103 từ tháng 12 - 2011<br /> và tháng 3 - 2012.<br /> Các hóa chất sinh phẩm: BHI (Brainheart infusion broth) (BioRad, Mỹ), Brucella<br /> broth (Neogen Corporation, Mỹ), huyết thanh<br /> <br /> bào thai bê (FBS - Fetal bovine serum)<br /> (Gibco, Mỹ), Pylori agar (BioMérieux, Pháp)<br /> và túi ủ GENbag microear (BioMérieux, Pháp).<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Phân lập và định danh H. pylori từ bệnh<br /> phẩm:<br /> Bệnh phẩm sinh thiết qua nội soi được<br /> bảo quản trong ống nghiệm chứa BHI broth<br /> vô trùng và vận chuyển về phòng thí nghiệm<br /> tại Bộ môn Khoa Vi sinh, Bệnh viện 103. Tại<br /> đây, nghiền nát bệnh phẩm bằng dụng cụ<br /> vô trùng và nuôi cấy phân lập chọn lọc<br /> trong đĩa petri chứa môi trường Pylori agar<br /> đặt trong túi vi hiếu khí GENbag microear<br /> (5% O2, 10% CO2, 85% N2 và độ ẩm cao) ở<br /> 37oC. VK được phân lập sau 5 ngày nuôi<br /> cấy và định danh bằng nhuộm Gram, các<br /> phản ứng sinh hóa như oxidase, catalase<br /> và urease [3, 5].<br /> * Nuôi cấy tăng sinh H. pylori và tách<br /> chiết urease từ dịch nuôi cấy:<br /> Nuôi cấy các chủng H. pylori có hoạt tính<br /> urease mạnh nhất tăng sinh trong môi<br /> trường Brucella broth trong tủ ấm 37oC có<br /> lắc liên tục trong 72 giờ. Urease được tách<br /> chiết từ dịch nuôi cấy bằng kỹ thuật kết tủa<br /> phân đoạn với ammonium sulfate 50% độ<br /> bão hòa. Sản phẩm kết tủa được thẩm tích<br /> loại muối, xác định hoạt tính urease, xác<br /> định độ tinh sạch và kích thước. Xác định<br /> hoạt tính urease trong dịch nuôi cấy và sản<br /> phẩm sau mỗi bước tách chiết nhờ test<br /> urease theo nguyên lý urease thủy phân ure<br /> thành ammonia, tạo môi trường kiềm và<br /> chuyển chỉ thị màu đỏ phenol trong môi<br /> trường phản ứng thành màu hồng cánh sen<br /> có độ hấp phụ quang mạnh nhất ở bước<br /> sóng 340 nm. Xác định nồng độ protein<br /> enzym thu được bằng kỹ thuật Bradford.<br /> Xác định độ tinh sạch và kích thước của<br /> <br /> 13<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> sản phẩm bằng phương pháp điện di SDSPAGE 10% trong điều kiện biến tính.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> 1. Phân lập VK.<br /> Sau 5 ngày nuôi cấy, 17/18 mẫu phân<br /> lập (94,5%) (trừ mẫu số 10) có VK mọc với<br /> hình ảnh khuẩn lạc tròn, bóng, màu xám<br /> trong, đường kính 0,5 - 1 mm.<br /> <br /> Kết quả nhuộm Gram và các phản ứng<br /> sinh hóa cho thấy cả 17 chủng phân lập đều<br /> cho kết quả nhuộm Gram (-) và hình thể đa<br /> số là hình cong, mức độ xoắn nhẹ, không<br /> điển hình. Kết quả các phản ứng sinh hóa<br /> để định danh H. pylori gồm urease, oxydase<br /> và catalase đều cho kết quả dương tính.<br /> Bảng 1: Kết quả nuôi cấy phân lập và định<br /> danh VK.<br /> PHẢN ỨNG SINH HÓA<br /> <br /> MÃ SỐ<br /> NGHIÊN<br /> CỨU<br /> <br /> NUÔI<br /> CẤY<br /> <br /> 01<br /> 02<br /> 03<br /> <br /> +<br /> +<br /> +<br /> <br /> NHUỘM<br /> GRAM Urease Oxydase Catalase<br /> +<br /> +<br /> +<br /> <br /> +<br /> +<br /> +<br /> <br /> +<br /> +<br /> +<br /> <br /> +<br /> +<br /> +<br /> <br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> <br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> <br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> <br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> <br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> <br /> 08<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 09<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 10<br /> <br /> -<br /> <br /> 11<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 12<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 13<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 14<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 15<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 16<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 17<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> 18<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> +<br /> <br /> H. pylori là một trong những VK rất khó<br /> phân lập và chỉ mọc ở những môi trường<br /> chuyên biệt với điều kiện thích hợp. Pylori<br /> agar và túi ủ GENbag microear (5% O2,<br /> 10% CO2, 85% N2 và độ ẩm cao) ở 37oC<br /> được xác định là thích hợp cho chúng tăng<br /> sinh theo khuyến cáo của nhiều tác giả [5].<br /> Đó có thể là lý do giải thích tại sao tỷ lệ<br /> phân lập H. pylori của chúng tôi đạt được<br /> 94,5%, cao hơn các tác giả khác trong nước<br /> (47 - 56,4%) [1].<br /> 2. Tách chiết urease.<br /> 0.7<br /> OD (340 nm)<br /> <br /> Hình 1: Khuẩn lạc thu được khi nuôi cấy<br /> trong môi trường vi hiếu khí.<br /> <br /> 04<br /> 05<br /> 06<br /> 07<br /> <br /> 0.6<br /> 0.5<br /> 0.4<br /> 0.3<br /> 0.2<br /> 0.1<br /> 0.0<br /> 01 02 03 04 05 06 07 08 09 11 12 13 14 15 16 17 18<br /> Chñng vi khuÈn Helicobacter pylori<br /> <br /> Hình 2: Kết quả phản ứng urease của các<br /> chủng H.pylori thu được.<br /> 14<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> Kết quả phân tích hoạt tính urease trong<br /> dịch nổi của 17 chủng VK nghiên cứu nhận<br /> thấy 3 chủng H. pylori (HP13, HP16 và<br /> HP18) có hoạt tính cao hơn và hoạt tính<br /> này còn cao hơn nữa sau khi cho tăng sinh<br /> lần 1 (sau 24 giờ), lần 2 (qua đêm) và lần 3<br /> (sau 48 giờ) của cả 3 chủng H. pylori này<br /> [4, 8]. Ba chủng HP13, HP16 và HP18<br /> được lựa chọn để nuôi cấy tăng sinh và<br /> phân lập urease<br /> <br /> tiểu đơn vị. Tuy nhiên, kết quả thu được chỉ<br /> gần giống nhau chứ không trùng khớp với<br /> nhau hoàn toàn, mặc dù cùng chung một<br /> phương pháp xác định. Điều này chứng<br /> tỏ urease từ các chủng khác nhau của<br /> H. pylori có một số khác biệt về phân tử<br /> lượng từng chuỗi tiểu đơn vị. Trong nghiên<br /> cứu này, trên băng điện di của ba chủng VK<br /> H. pylori cũng chỉ có một vạch sáng nhất,<br /> tương đương nhau và tương ứng về lý thuyết<br /> với kích thước của tiểu đơn vị B trong phân<br /> tử urease. Tại Việt Nam, mới chỉ có nghiên<br /> cứu tách chiết, tinh sạch urease từ thực vật<br /> và hoàn toàn chưa có tác giả nào nghiên<br /> cứu về urease của VK H. pylori [2].<br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> Hình 3: Điện di SDS-PAGE 10%. M: protein<br /> chuẩn; HP13, PH16, HP18 là sản phẩm kết<br /> tủa của các chủng tương ứng.<br /> Bằng phương pháp kết tủa phân đoạn<br /> dịch nuôi cấy các chủng HP13, HP16 và<br /> HP18 với ammonium sulfate 50% thu được<br /> lượng protein có hoạt tính urease lần lượt<br /> là 1,78 mg/ml, 1,95 mg/ml và 1,71 mg/ml.<br /> Kết quả điện di cho thấy sản phẩm thu<br /> được sau kết tủa và thẩm tích tương đối<br /> thuần nhất, trong đó, băng đậm nhất có<br /> kích thước khoảng 60,3 kDa.<br /> Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu<br /> về enzym urease của H. pylori và các đặc<br /> tính của chúng về phân tử lượng của chuỗi<br /> <br /> Đã phân lập được 17 chủng H. pylori từ<br /> 18 mẫu sinh thiết ổ loét DD-TT. Đã tách<br /> chiết được enzym urease từ dịch nuôi cấy<br /> của 3 chủng sinh urease với hoạt tính cao<br /> nhất; sản phẩm thu được còn giữ được<br /> hoạt tính urease đặc trưng, tương đối tinh<br /> khiết, có thể sử dụng làm nguyên liệu gây<br /> miễn dịch tạo kháng thể kháng urease.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Lê Đình Minh Nhân, Võ Thị Chi Mai. Tính<br /> đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori<br /> trong bệnh viêm loét DD-TT. Y học Thành phố<br /> Hồ Chí Minh. 2006, 10 (1), tr.73-75.<br /> 2. Lê Thị Phú & Nguyễn Thị Cẩm Vi. Xác<br /> định phân tử lượng và các thông số động học<br /> của urease từ đậu nành hạt vàng Việt Nam. Tạp<br /> chí Phát triển KH & CN. 2007, 10 (5), tr.41-50.<br /> <br /> 15<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014<br /> 3. Phùng Đắc Cam, Nguyễn Thái Sơn.<br /> Helicobacter pylori và bệnh viêm, loét DD-TT.<br /> Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2003, tr.7-104.<br /> 4. Icatlo FC, Kuroki M, Kobayashi C,<br /> Yokoyama H, Ikemori Y, Hashi T et al. Affinity<br /> purification of Helicobacter pylori urease. J Biol<br /> Chem. 1998, 273 (29), pp.18130-18138.<br /> 5. Kusters JG, van Vliet AHM & Kuipers EJ.<br /> Pathogenesis of Helicobacter pylori infection.<br /> Clin Microbiol Rev. 2006, 19 (3), pp.449-490.<br /> 6. Malfertheiner P, Megraud F, O'Morain CA,<br /> Atherton J, Axon AT, Bazzoli F et al. Management<br /> of Helicobacter pylori infection--the Maastricht<br /> IV/Florence Consensus Report. Gut. 2012, 61 (5),<br /> pp.646-664.<br /> <br /> 7. Mobley HLT, Island MD & Hausinger RP.<br /> Molecular biology of microbial ureases. Microbiol<br /> Rev. 1995, 59 (3), pp.451-480.<br /> 8. Suzuki H, Nomura S, Masaoka T, Goshima H,<br /> Kamata N, Kodama Y, et al. Effect of dietary<br /> anti-Helicobacter pylori-urease immunoglobulin<br /> Y on Helicobacter pylori infection. Aliment Pharmacol<br /> Ther. 2004, 20 (1), pp.185-192.<br /> 9. Turbett GR, Høj PB, Horne R & Mee BJ.<br /> Purification and characterization of the urease<br /> enzymes of Helicobacter species from humans<br /> and animals. Infect Immun. 1992, 60 (12),<br /> pp.5259-5266.<br /> 10. Versalovic J. Helicobacter pylori: pathology<br /> and diagnostic strategies. Am J Clin Pathol.<br /> 2003, 119, pp.403-412.<br /> <br /> 16<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2