intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tỉ lệ thai phụ nhiễm HBV và mối liên quan với yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định tỉ lệ HBsAg (+) và một số yếu tố liên quan giữa tình trạng HBsAg (+) với các yếu tố dân số, kinh tế, xã hội, tiền căn y khoa ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tỉ lệ thai phụ nhiễm HBV và mối liên quan với yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

  1. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai NGHIÊN CỨU TỈ LỆ THAI PHỤ NHIỄM HBV VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI YẾU TỐ NGUY CƠ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI Lưu Trần Linh Đa3, Nguyễn Thị Hiền, Bùi Nam Trân, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Sĩ Tuấn TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ HBsAg (+) và một số yếu tố liên quan giữa tình trạng HBsAg (+) với các yếu tố dân số, kinh tế, xã hội, tiền căn y khoa ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được khảo sát trên 119 thai phụ đến khám tại bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 5/2013 đến tháng 9/2013. Sử dụng kỹ thuật test nhanh của hãng Standard diagnotics (Hàn Quốc) Kết quả: Tỉ lệ phụ nữ mang thai có HBsAg (+) trong mẫu nghiên cứu là 10.08%. Chưa phát hiện thấy mối liên quan có ý nghĩa về phương diện thống kê giữa tình trạng HBsAg (+) với các yếu tố kinh tế, xã hội, tiền căn. Kết luận: Tỉ lệ HBsAg (+) ở bệnh viện Thống Nhất Đổng Nai tương tự các nghiên cứu khác ở Việt Nam phù hợp với nhận định của tổ chức Y tế thế giới về tình hình nhiễm HBV ở các nước trong v ng lưu hành cao. I. Đặt vấn đề: Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới hiện tại có hơn 2 tỉ người đã từng nhiễm HBV(Hepatitis B virus) và số người mang mầm bệnh khoảng 400 triệu, 85% trong số này tập trung ở các nước khu vực Á, Phi... Virus viêm gan B gây hậu quả nặng nề cho nhân loại, mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến HBV, ước tính khoảng 40% người nhiễm HBV mãn tính sẽ chết vì các bệnh nguy hiểm như: xơ gan, ung thư gan… Việt Nam nằm trong v ng lưu hành cao với 8-15% dân số đang nhiễm HBV và khoảng 47,6 % dân số đã từng tiếp xúc với HBV. Ước tính với dân số hơn 90 triệu người chúng ta có khoảng 10-12 triệu người đang nhiễm HBV. Theo thống kê hàng năm có khoảng từ 10-13% phụ nữ đang mang thai nhiễm Virus viêm gan B. Người mẹ bị viêm gan B ở thời kì đầu của thai kì (3 tháng đầu) thì có tỉ lệ mẹ truyền mầm bệnh cho con khoảng 1%, vào 3 tháng giữa của thai kì lên đến 10%, đặc biệt nếu vào giai đoạn 3 tháng cuối là từ 60-70%. Trẻ sơ sinh bị nhiễm Virus viêm gan B bởi sự lây truyền từ người mẹ là một vấn đề nan giải trong công tác chữa bệnh. Số trẻ bị nhiễm Virus viêm gan B từ người mẹ có thể trở thành viêm gan cấp tính chiếm tỉ lệ từ 5-7%. Có tới 90% số trẻ bị nhiễm viêm gan B từ mẹ có thể trở thành viêm gan mạn tính và có nguy cơ bị xơ gan lúc trưởng thành, thậm chí là ung thư gan. Tỉnh Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng chưa có nhiều nghiên cứu về HBV, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Hơn nữa, việc xét nghiệm thường quy HBs g cho phụ nữ mang thai để phát hiện sớm và có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế lây nhiễm cho trẻ sơ sinh trong thời kỳ chu sinh do nhiều lý do chưa được thực hiện một cách đồng bộ, quy mô. Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tỉ lệ thai phụ nhiễm HBV và mối liên quan với yếu tố nguy cơ tại BVĐK Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 5/2013-9/2013”.với mong muốn tìm ra tỉ lệ HBs g(+) ở phụ nữ mang thai tại Biên Hòa, Đồng Nai. Mục tiêu 3 KTV, Nhân viên khoa Vi sinh, SĐT: 0978188016, Email: luutranlinhda@gmail.com Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 18
  2. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Xác định tỉ lệ thai phụ có HBs g (+) đến khám tại bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai. Khảo sát các yếu tố liên quan: lứa tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh sống với tình trạng nhiễm HBV ở phụ nữ mang thai. II. Đối tƣợng và phƣơng pháp: Tiêu chí chọn mẫu: Thai phụ hiện đang sống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ: Rối loạn hành vi, tâm thần, không đồng ý lấy máu xét nghiệm. Đối tượng nghiên cứu: phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 6/2013 đến tháng 9/2013. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Nguyên lý kĩ thuật Sử dụng test của hãng SD (Standard Diagnotics) với độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%. Phân tích dữ kiện: Dữ kiện nhập bằng phần mềm EpiData 3.1, được phân tích bằng phần mềm Stata 10.0 III. Kết quả nghiên cứu Trong khoảng thời gian từ 05/2013 đến 09/2013 chúng tôi đã phỏng vấn và xét nghiệm máu cho 119 thai phụ tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai. Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm thai phụ Yếu tố Tần xuất Tỉ lệ (%) 15-20tuổi 1 0.84 Lứa tuổi 21-30 tuổi 77 64.71 31-40 tuổi 41 34.45 CNVC 21 17.65 Nội trợ 7 5.88 Nghề nghiệp Buôn bán 2 1.68 Công nhân 81 68.07 Nghề khác 8 6.72 Thành thị 94 78.99 Nơi ở Nông thôn 25 21.01 4-12 tuần 18 15.13 Số tuần thai 13-24 tuần 57 47.90 25-40 tuần 44 36.97 Tuổi trung vị của thai phụ trong nghiên cứu là: 28.45 với tuổi thấp nhất là 20 và cao nhất là 39 chủ yếu tập trung trong lứa tuổi 21-30 tuổi (64.71%). Tuổi tuần thai trung vị là 22.26±8.72 chủ yếu tập trung ở tuần từ 13-24 tuần (47.90%). Đa số thai phụ trong mẫu nghiên cứu có nghề nghiệp là công nhân chiếm tỉ lệ 68.07% và chủ yếu sinh sống ở thành thị 78.99%. ết quả t nghiệm Trong 119 mẫu xét nghiệm HBs g của thai phụ có 12 mẫu dương tính với HBs g chiếm tỉ lệ 10.08%. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 19
  3. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 89.92 Âm nh Dương nh 10.08 Bảng 2: Kết quả HBs g dương tính Phân tích mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HBV với một số yếu tố dân số, kinh tế, xã hội, tiền căn y khoa. ảng 3 Mối liên quan giữa viêm gan và các yếu tố nguy cơ Kiểm định ÷2 (hoặc chính xác Fisher) HBsAg(-) HBsAg(+ ) Yếu tố p N (%) N (%) 15-20tuổi 0(0.00) 1(100.00) Lứa tuổi 21-30 tuổi 69(89.61) 8(10.39) 0.939 31-40 tuổi 37(90.24) 4(9.76) Thành thị 86(91.49) 8(8.51) Nơi ở 0.269 Nông thôn 21(84.00) 4(16.00) CNVC 17(80.95) 4(19.05) Nội trợ 7(100.00) 0(0.00) Nghề Buôn bán 2(100.00) 0(0.00) 0.540 nghiệp Công nhân 74(91.36) 7(8.64) Nghề khác 7(87.50) 1(12.50) IV. Bàn luận T lệ th i phụ s g Dựa trên tỉ lệ lưu hành HBs g (+), đặc trưng cho từng khu vực, Tổ chức Y Tế Thế Giới chia làm 3 khu vực dịch tễ khác nhau. Trung Quốc, Châu Phi, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam được xếp vào v ng lưu hành cao, khu vực có tỉ lệ dân số mang HBs g (+) cao nhất thế giới (8-20%). Trong lĩnh vực Sản khoa, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy tỉ lệ nhiễm HBV trên thai phụ cũng tương đương tỉ lệ nhiễm HBV chung trong dân số. Theo tác giả Trần Thị Lợi năm 1989 tỉ lệ thai phụ HBs g(+) ở BV Từ Dũ là 11,6 %; Đinh Thị Bình năm 2000 tại Viện Quân y 108 là 10,6%; Phan H ng Việt năm 2004 tại BVĐK Trà Vinh là 9,6%; Trần Văn Bé năm 1996 là 10%; Y O hn- Hàn Quốc năm 1996 là 6,5%; Calvin T Kenmeni- Châu Phi năm 2007 là 6,5-25%. Với 119 mẫu được khảo sát trong nghiên cứu của chúng tôi số thai phụ có HBs g (+) là 12 người, chiếm tỉ lệ 10.08%. Điều này cho thấy tỉ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B tại TP. Biên Hòa tương tự như các nghiên cứu khác, các địa phương khác cũng như tỉ lệ nhiễm HBV chung của cả nước theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế Giới. Ph n t ch các yếu t lứ tu i nơi ngh nghiệp Lứa tuổi Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 20
  4. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai Trong nghiên cứu của chúng tôi, lứa tuổi từ 21-30 chiếm tỉ lệ cao nhất (64.71%), và tỉ lệ mang HBs g trong nhóm tuổi 21-30 (10.39%) cũng cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Nghiên cứu của Phan H ng Việt (2004) tỉ lệ Hbs g (+) chiếm tỉ lệ cao trong nhóm tuổi >38 (26,3%). Nghiên cứu của tác giả Châu Hữu Hầu (1995)(5) và thống kê của phòng tiêm chủng BV ĐHYD TP. Hồ Chí Minh(7) cho thấy tỉ lệ HBs g(+) gia tăng theo lứa tuổi, cao nhất trong nhóm tuổi 40- 50 (18,7%). Tuy nhiên khi kiểm định thống kê chúng tôi và các tác giả khác không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa về phương diện thống kê giữa tình trạng HBs g và nhóm tuổi của thai phụ. Nghề nghiệp Nghề nghiệp có tính đặc th riêng, vài nhóm đối tượng nguy cơ: thủy thủ, gái mãi dâm, nhân viên y tế, t nhân, người nghiện ma túy… có tỉ lệ nhiễm HBV khá cao đã được báo cáo trong y văn trong và ngoài nước.Theo Tandon tỉ lệ Hbs g (+) ở người hiến máu chuyên nghiệp khoảng 14-15%, trong khi tỉ lệ HBs g(+) chung trong dân số khoảng 4%. Với đặc th kinh tế của thành phố Biên hòa nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung thì nghề nghiệp chủ yếu của thai phụ chủ yếu là công nhân (68.07%). Trong nghiên cứu của chúng tôi kiểm định thống kê cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa về phương diện thống kê trong tỉ lệ nhiễm HBV giữa các nhóm nghề nghiệp. Nơi ở Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ thai phụ có HBs g (+) ở thành thị và nông thôn không có mối liên quan có ý nghĩa về phương diện thống kê. M i liên qu n giữ tình trạng s g với ti n căn truy n máu HBV là bệnh lây truyền qua đường máu và các chế phẩm máu. Nguy cơ nhiễm HBV tăng dần theo số lần truyền máu mặc d máu và các chế phẩm máu đã được sàng lọc kỹ. Xét nghiệm tầm soát HBV sẽ không phát hiện được kháng nguyên bề mặt của HBV trong giai đoạn 4- 6 tuần đầu sau phơi nhiễm và giai đoạn cửa sổ mặc d trong máu người cho có sự hiện diện của siêu vi viêm gan B. Nguy cơ lây nhiễm HBV do phơi nhiễm kim tiêm có chứa HBV là 7-30%, so với HIV là 0,5%. Nguy cơ lây nhiễm HBV qua truyền máu bị nhiễm HBV đến 90% Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả các thai phụ được khảo sát đều không có tiền căn truyền máu, không d ng chung dụng cụ bao kim tiêm và tuân thủ quan hệ tình dục an toàn. Vì thế chúng tôi chưa thể tính được mối tương quan giữa tiền căn truyền máu, sử dụng chung dụng cụ bao kim tiêm và quan hệ tình dục an toàn với HBs g (+). V.Kết luận 1. Tỉ lệ thai phụ mang HBs g (+) trong mẫu nghiên cứu là 10.08%. 2. Khảo sát mối liên quan giữa tình trạng HBs g và các yếu tố dân số- kinh tế- xã hội như: lứa tuổi, nghề nghiệp, nơi ở, tiền căn phẫu thuật, tiền căn truyền máu… chúng tôi chưa phát hiện thấy mối liên quan có ý nghĩa về phương diện thống kê. VI. Tài liệu tham khảo 1. Ahn YO (1996), Strategy for vaccination against Hepatitis B in areas with high endemicity: focus on Korea; Gut, 38 (suppl 2): pp 63-66. 2. Trần Văn Bé và cộng sự (1996), Tình hình người lành mang kháng nguyên virus viêm gan B. Nội san huyết học, tr 9-12. 3. Đinh Thị Bình, Vũ Bằng Đình, Nguyễn nh Tuấn (2000), Tình trạng nhiễm virus viêm gan B ở sản phụ và lây truyền từ mẹ sang con, Thông tin Y dược, số chuyên đề, tr 119- 122. 4. Nguyễn Hữu Chí (2003), Bệnh viêm gan siêu vi, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr 16-22. 5. Nguyễn Hữu Chí (2003), Chủng ngừa viêm gan siêu vi B, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr 42- 78. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 21
  5. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 6. B i Đỗ Hiếu, Mai Yến Linh, …(1997), Tần xuất lây truyền HBs g cho con từ mẹ có HBs g (+) và các yếu tố liên quan, Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ 1991- 1997. Trung tâm ĐT&BD CBYT TP HCM, tr 38-69. 7. Trần Thị Lợi (1996), Lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con - khả năng dự phòng, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Y dược,TP. Hồ Chí Minh, tr 39-63. 8. Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cs (1995), Viêm gan siêu vi ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, Hội nghị viêm gan, tr 28-30. 9. Phan H ng Việt (2004), Khảo sát tình hình thai phụ nhiễm HBV đến sanh tại khoa sản BVĐK Trà Vinh, Luận án thạc sĩ sản phụ khoa, tr 36-77. Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2