intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân Đau thắt lưng

Chia sẻ: Trinh Van Thuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

141
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ĐTL hay gặp và là nguyên nhân rất phổ biến để người bệnh đến khám bệnh. Theo thống kê tại Mỹ ĐTL chiếm 15% lý do nghỉ việc và là nguyên nhân than phiền phổ biến nhất ở người dưới 45 tuổi. Ước tính đời người gặp khoảng 60-90% và chiếm 5 % dân số hằng năm

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân Đau thắt lưng

  1. Đau thắt lưng (Low pack pain) - Phần 1 Đau thắt lưng(ĐTL) là hiện tượng đau tại vùng lưng có liên quan đến: Cột sống thắt lưng(lumbar spine), đĩa đệm giữa các đốt sống(intervertebral disk), các dây chằng xung quanh cột sống và đĩa đệm(ligament), tủy sống(spine cord) và các rễ thần kinh(spine nerve root), các cơ vùng thắt lưng, các tổ chức bên trong khung chậu và ổ bụng hoặc có thể là vùng da bao phủ vùng lưng. ĐTL hay gặp và là nguyên nhân rất phổ biến để người bệnh đến khám bệnh. Theo thống kê tại Mỹ ĐTL chiếm 15% lý do nghỉ việc và là nguyên nhân than phiền phổ biến nhất ở người dưới 45 tuổi. Ước tính đời người gặp khoảng 60-90% và chiếm 5 % dân số hằng năm. Trong đó chỉ 1% bệnh nhân có triệu chứng chèn ép rễ thần kinh và 1-3% có thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng. Một bệnh đau lưng được gọi là cấp tính khi thời gian xuất hiện đau ít hơn 6 tuần, bán cấp 6-12 tuần và mãn tính khi đau kéo dài hơn 12 tuần. NGUYÊN NHÂN GÌ THƯỜNG GẶP NHẤT GÂY ĐAU THẮT LƯNG? Nguyên nhân phổ biến của ĐTL gồm: đau do căng dãn cột sống, thần kinh bị kích thích, bệnh lý rễ thần kinh, chồi xương và các nguyên nhân bệnh lý của xương và khớp. 1.Đau do căng dãn vùng lưng( lumbar strain) Lumbar Strain là hiện tượng tổn thương do sự kéo căng của dây chằng, gân và/hoặc các cơ ở vùng lưng. Tình trạng căng dãn này vốn là kết quả của vi chấn thương rách vỡ và thay đổi tùy mức độ trong cấu trúc mô vùng lưng. Đau do căng dãn được xem là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất của ĐTL. Tổn thương xảy ra có thể do: làm việc quá mức(overuse), tư thế làm việc không phù hợp( improper use) hay do chấn thương. Thương tổn mô mềm loại này thường được phân loại là cấp tính nếu kéo dài vài ngày đến vài tuần nếu kéo dài trên 3 tháng thì được xem là mãn tính.
  2. Hiện tượng dãn dây chằng vùng thắt lưng Đau lưng do căng dãn hay gặp ở người lớn hơn 40 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Đau loại này được biểu thị bởi vị trí đau vùng lưng với sự khởi bệnh sau một sự kiện mà cơ chế do stress các mô vùng này. Sự trầm trọng của bệnh thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ của sự căng dãn và kết quả của sự co kéo các cơ vùng lưng. Chẩn đoán dựa trên tiền sử của sự chấn thương, vị trí của đau và phải loại trừ được nguyên nhân thương tổn của hệ thần kinh. Thông thường X quang quy ước chỉ hữu ích trong trường hợp có bất thường về xương. Hiện tượng gập duỗi lưng quá mức gây dãn cơ
  3. Điều trị đau lưng do căng dãn bao gồm nằm nghỉ ngơi( để tránh tổn thương tiếp tục), thuốc giảm đau và dãn cơ, thuốc ngoài da làm nóng tại chỗ (local heat applications), massage và tập vận động nhẹ nhàng. Nằm nghỉ ngơi với thời gian kéo dài không được khuyến khích vì làm chậm khả năng hồi phục. Các thủ thuật kéo nắn cột sống có thể giúp ích cho một số trường hợp không có dấu hiệu thương tổn thần kinh. Các tổn thương tiếp tục có thể được tránh bằng các kỹ thuật bảo vệ vùng lưng như điều chỉnh tư thế vận động phù hợp, dùng dụng cụ hỗ trợ nếu cần thiết tại nhà hoặc lúc làm việc. 2. Đau thắt lưng do thần kinh bị kích thích (nerve irritation) Thần kinh tại cột sống lưng có thể bị kích thích bởi cơ chế đụng chạm hoặc là do đĩa đệm lồi ở bất kỳ nơi nào trên đường đi của rễ. Những trường hợp này bao gồm: Thoát vị đĩa đệm (lumbar disc herniation), chồi xương và viêm nhiễm hệ thần kinh có nguyên nhân từ virus. 3.Bệnh lý rễ thần kinh (lumbar radiculopathy) Bệnh lý rễ thần kinh là sự kích thích thần kinh có nguyên nhân từ sự hư hại của đĩa đệm giữa các đốt sống. Tổn thương đĩa đệm này có thể do thoái hóa bao xơ nhân đệm (anulus fibrosus), do chấn thương hoặc cả hai. Kết quả là phần mềm trung tâm của đĩa đệm (nucleus pulpose) bị thoát vị xuyên qua các vòng xơ của đĩa và tiếp giáp với tủy sống(spine cord) hay rễ thần kinh(nerver root) như là sự tồn tại của xương cột sống. Sự thoát vị này là nguyên nhân phổ biến của đau thần kinh tọa (sciatica) đau tê lan xuống chân. Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng Đau thần kinh tọa có thể được khởi đầu với tiền sử đau vùng lưng trước đó hoặc theo sau một thay đổi về cảm giác phối hợp với tê bì kiến bò. Đau thường tăng khi vận động vùng eo, khi ho hay hắt hơi. Trong những trường hợp nặng đau thần kinh tọa có thể phối hợp với rối loạn bàng quang (bí tiểu) và ruột. Bệnh lý rễ thần kinh có thể được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng trên. Cận lâm sàng được dùng để chẩn đoán xác định là đo điện cơ (EMG/electromyogram), cộng hưởng từ MRI(magnetic resonance image).
  4. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm L4-L5 trên MRI Điều trị bệnh lý rễ thần kinh có thể tùy mức độ từ điều trị nội khoa đến điều trị phẫu thuật. Thuốc gồm giảm đau, giãn cơ, kháng viêm, tập vật lý trị liệu và nghỉ ngơi. Các trường hợp đau tê nhiều ảnh hưởng đến chức năng ví dụ yếu chi, đau đớn di lại khó khăn hay rối loạn đi tiểu bệnh nhân cần phải được phẫu thuật. 4. Chồi xương(bony encroachement( Do nhiều nguyên nhân sự phát triển quá mức của xương làm hẹp khoảng không gian cận kề với tủy sống và rễ thần kinh gây nên các bệnh lý: hẹp lỗ liên hợp ( lỗ ra của rễ thần kinh từ tủy sống), hẹp lòng ống sống (lumbar stenosis), trượt đốt sống(spondylolisthesis). Thần kinh tủy sống bị chèn ép trong các trường hợp này dẫn đến đau lưng, đau thần kinh tọa, đau lan xuống phần thấp của hai chi dưới.
  5. Hẹp lỗ liên hợp gây chèn ép rễ tk Hẹp ống sống gây chèn ép tủy sống 5. Đau thắt lưng do nguyên nhân từ xương, khớp. Bất thường về xương và khớp là những nguyên nhân có thể dẫn đến đau thắt lưng. Các nguyên nhân này gồm: bẩm sinh (congential), thoái hóa(degenerative), chấn thương và các nguyên nhân viêm nhiễm khớp (arthritis). Bất thường về xương do bẩm sinh gồm: vẹo cột sống( scoliosis) và tật tủy sống phân đôi( spinabifida). Vẹo cột sống là sự cong sang bên của cột sống, có hai loại vẹo là vẹo chức năng( funtional scoliosis) do bệnh nhân có một chi dưới ngắn hơn chân bên kia làm thay đổi dáng đi lâu ngày gây vẹo, loại vẹo cột sống thứ hai là do cấu trúc của cột sống hình thành bất thường trong quá trình phôi thai( structural scoliosis). Tủy sống phân đôi là một thiếu hụt bẩm sinh do sự hình thành ống sống trong thời kỳ phôi thai, xương cung sống bao phủ ống tủy nhưng không tạo được gai sau tạo nên khe hở ở phía sau xương sống, thường thấy ở phần thấp của thắt lưng và phần trên của xương cùng.
  6. Vẹo cột sống - Thoái hóa xương khớp: Theo sự lớn dần của tuổi, nước và protein chứa đựng trong phần sụn c ủa cơ thể cũng thay đổi. Sự thay đổi này làm yếu hơn, mỏng hơn và dễ vỡ hơn của sụn. Do phần đĩa đệm tiếp xúc với thân sống qua 2 đĩa sụn(endplate) ở mặt trên của đốt sống dưới và mặt dưới của đốt sống trên, đồng thời mặt khớp cũng được tạo từ sụn. Những vùng này là nguyên nhân gây yếu và rách vỡ theo thời gian. Thoái hóa đĩa đệm có thể được thấy gián tiếp trên phim X – quang cột sống bằng sự hẹp hơn bình thường của khoang đĩa đệm. Thoái hóa khớp do viêm khớp cũng là nguyên nhân gây đau thắt lưng và có thể phát hiện bằng hình ảnh học. Những nguyên nhân đau do thoái hóa thường được điều trị bảo tồn với nghỉ ngơi tập thể dục nhẹ nhàng, thuốc giảm đau, dãn cơ và kháng viêm. - Chấn thương xương và khớp: gãy cột sống thắt lưng là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng ở người già do loãng xương(osteoporosis) đặc biệt hay gặp ở người dùng corticoid kéo dài. Trong những trường hợp cụ thể chỉ với một động tác nhẹ như trượt ngã hay bừng bê vật hơi nặng có thể dẫn đến gãy xương. Các thân sống bị lún xẹp(vetebral compression). Gãy cột sống là nguyên nhân gây đau lưng đột ngột có thể lan tỏa xung quanh vùng hông và đau tăng khi vận động. Những trường hợp này không thấy đau lan xuống hai chi dưới. Ở người trẻ gãy cột sống xảy ra khi có một chấn thương nặng nề như tai nạn giao thông, tai nạn ở các công trình xây dựng khi té ngã từ độ cao lớn. Trong cả hai trường hợp người già và người trẻ thân sống bị gãy vỡ cần vài tuần để hàn xương với nghỉ ngơi bất động và thuốc giảm đau. Trường hợp nặng phải phẫu thuật đặt dụng cụ cố định làm cứng khớp. Gãy cột sống do loãng xương có thể được phẫu thuật tạo hình thân sống(vertebroplasty) bằng cách bơm Methylmethacrylat(xi măng xương) vào một balloon đặt trong thân sống để tạo lại độ cao của thân sống giúp cột sống vững chắc và không đau.
  7. Lún xẹp đốt sống do loãng xương Lún xẹp đốt sống do chấn thương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2