intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên tắc thực hiện trình tự công bằng, hợp lý và vai trò của pháp luật trong bảo vệ quyền con người: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:222

9
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn sách "Nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý và vai trò bảo vệ quyền con người" trình bày các nội dung: ý thuyết chung về nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý trình tự công bằng về nội dung - nguyên tắc giới hạn quyền con người. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên tắc thực hiện trình tự công bằng, hợp lý và vai trò của pháp luật trong bảo vệ quyền con người: Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: ThS. VĂN THỊ THANH HƯƠNG ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH ThS. TRẦN KHÁNH LY ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: NGUYỄN VIỆT THẮNG Chế bản vi tính: NGUYỄN THỊ VÂN HÀ Đọc sách mẫu: TRẦN KHÁNH LY BÙI BỘI THU _______________________________________________ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2650-2022/CXBIPH/30-106/CTQG. Số quyết định xuất bản: 1560-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/8/2022. Nộp lưu chiểu: tháng 8 năm 2022. Mã ISBN: 978-604-57-7958-3.
  2. TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG ANH Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội TS. BÙI TIẾN ĐẠT Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội PGS.TS. BÙI XUÂN ĐỨC Khoa Luật, Trường Đại học Đại Nam PGS.TS. VŨ CÔNG GIAO Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội TS. ĐINH THẾ HƯNG Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam TS. NGUYỄN VĂN QUÂN Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội TS. NGUYỄN MINH TÂM Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội TS. NGUYỄN BÍCH THẢO Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội TS. MAI VĂN THẮNG Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội PGS.TS. ĐẶNG MINH TUẤN Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội TS. TRẦN ANH TÚ Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội ThS. NINH VIẾT TÙNG Tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
  3. 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN T rên thế giới, nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý đã xuất hiện từ năm 1215 tại Vương quốc Anh và sau đó lan tỏa ra rất nhiều quốc gia khác. Nguyên tắc này đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển việc bảo vệ các quyền con người của pháp luật quốc tế. Theo đó, “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái” (Điều 1 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948). Mặc dù không thực sự được nhắc đến theo đúng tên nguyên gốc, nhưng nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý đã được pháp luật nước ta đề cập tại Hiến pháp năm 2013 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, việc thực thi những quy định của pháp luật liên quan đến nguyên tắc trình tự công bằng, hợp lý vẫn chưa thực sự đạt được như mong đợi. Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và áp dụng nguyên tắc trình tự công bằng, hợp lý trong lĩnh vực phi hình sự (tố tụng dân sự, tố tụng hành chính) và trong thủ tục hành chính đang ngày càng cao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý và vai trò bảo vệ quyền con người (Sách chuyên khảo) do TS. Bùi Tiến Đạt, giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
  4. 6 NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT CÔNG BẰNG, HỢP LÝ... làm chủ biên. Cuốn sách gồm 12 chương, chia làm 4 phần, đề cập những nghiên cứu của các tác giả về nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý và việc áp dụng các nguyên tắc này trên thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam. Cuốn sách là một tài liệu hữu ích cho các nhà lập pháp, các cơ quan tư pháp, các cơ quan hành chính nhà nước, các nhà khoa học, giảng viên, học viên và sinh viên ngành luật trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 5 năm 2021 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
  5. 7 LỜI GIỚI THIỆU N guyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý (due process1 of law) - thường được gọi ngắn gọn là trình tự công bằng (due process) - là nền tảng của các hiến pháp hiện đại vì nó đảm bảo những giá trị của nhà nước pháp quyền. Nghiên cứu về học thuyết trình tự pháp luật công bằng luôn là một lĩnh vực quan trọng trong khoa học pháp lý trên thế giới. Những công trình nghiên cứu về chủ đề này đặc biệt sâu và rộng ở các nền luật học phát triển như châu Âu và Anh - Mỹ. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vắng những nghiên cứu sâu và toàn diện về nhu cầu và khả năng áp dụng học thuyết này cho những quốc gia đang trong quá trình cải cách pháp luật và xây dựng nhà nước pháp quyền như Việt Nam. Hiện nay, học thuyết về trình tự công bằng thường được thảo luận theo nghĩa hẹp của nó, tức gắn với các quyền xét xử công bằng trong tố tụng hình sự (criminal fair trial rights), vốn được khẳng định trong các bộ luật quốc tế về quyền con người cũng như hiến pháp của nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam). Điều này có vẻ thể hiện sự tương thích cao giữa nguyên tắc trình tự công bằng _______________ 1. Từ “due” phản ánh nghĩa rất rộng, gồm các ngữ nghĩa như công bằng, hợp lý, đúng đắn, chuẩn, chặt chẽ... Trong cuốn sách chuyên khảo này, ở nhiều chỗ các tác giả chọn cách dịch khái quát, ngắn gọn là “công bằng, hợp lý” hoặc gọn hơn nữa là “công bằng” nhằm phản ánh từ “due”. Bên cạnh đó, các thuật ngữ “đúng đắn”, “chuẩn”, “chặt chẽ” cũng được sử dụng rải rác trong cuốn sách này với ý nghĩa tương đồng. Còn từ “process” được dịch là “trình tự” hoặc “thủ tục”.
  6. 8 NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT CÔNG BẰNG, HỢP LÝ... khởi nguồn từ Đại Hiến chương về tự do năm 1215 - Magna Carta Libertatum (Đại Hiến chương Magna Carta) và quan niệm về nguyên tắc xét xử công bằng trong thời hiện đại. Tuy nhiên, nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng có nội hàm rộng hơn rất nhiều so với quyền xét xử công bằng trong tố tụng hình sự. Học thuyết trình tự pháp luật công bằng khởi nguồn từ Đại Hiến chương Magna Carta, sau đó được phát triển mạnh mẽ trong nền luật học Anh - Mỹ và lan tỏa ở phạm vi toàn cầu. Trong các hiến pháp đương đại, một số quốc gia (nổi bật là Hoa Kỳ) đã long trọng ghi nhận trình tự công bằng là một nguyên tắc cốt lõi. Cụ thể, Tu chính án thứ 5 (năm 1791) của Hiến pháp Hoa Kỳ tuyên bố: “Không ai bị... tước bỏ tính mạng, tự do và tài sản mà không dựa trên trình tự pháp luật công bằng”. Tu chính án thứ 14 (năm 1868) một lần nữa khẳng định: “không bang nào được tước bỏ tính mạng, tự do và tài sản của bất kỳ ai mà không dựa trên trình tự pháp luật công bằng”. Các văn kiện quốc tế về quyền con người tuy không trực tiếp đề cập thuật ngữ “due process”, nhưng vẫn thể hiện rõ tinh thần của học thuyết trình tự công bằng thông qua các quy định về quyền xét xử công bằng và nguyên tắc giới hạn quyền con người. Trong khi các nghiên cứu về thủ tục pháp lý chặt chẽ (trình tự pháp luật công bằng) trên thế giới rất đồ sộ, ở Việt Nam chủ đề này chưa được quan tâm đúng mức và chỉ mới được khởi xướng gần đây. Các thuật ngữ mô tả khái niệm “due process” hiếm khi xuất hiện trong các diễn đàn luật học ở Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 (Hiến pháp năm 2013) đã có những tiến bộ đáng kể khi lần đầu tiên hiến định trình tự công bằng nội dung thông qua nguyên tắc hạn chế quyền con người. Hiến pháp cũng thể hiện sự ghi nhận đầy đủ hơn các quyền xét xử công bằng, vốn phản ánh công bằng thủ tục. Có thể nói Hiến pháp năm 2013 đã thiết lập cơ sở hiến định quan trọng cho sự tiếp nhận toàn diện
  7. LỜI GIỚI THIỆU 9 học thuyết trình tự công bằng (cũng chính là nguyên tắc thủ tục pháp lý chặt chẽ) ở Việt Nam. Nghiên cứu nhu cầu, thuận lợi và thách thức của sự tiếp nhận này sẽ giúp đề ra định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của Hiến pháp và về lâu dài đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp trong tương lai. Với mục tiêu đánh giá việc áp dụng nguyên tắc thủ tục pháp lý chặt chẽ trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, xây dựng pháp luật hợp hiến và đảm bảo thủ tục pháp lý công bằng, chủ đề của sách chuyên khảo này thuộc lĩnh vực trọng điểm quốc gia. Cuốn sách góp phần đề xuất “... cơ sở khoa học và thực tiễn để đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới quản lý nhà nước, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa” và “đổi mới, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị; tăng cường hiệu lực pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền con người, quyền công dân”1. Cuốn sách chuyên khảo này sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới nhằm đưa ra luận cứ khoa học cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, thể hiện ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý là một cách tiếp cận mới về luật hiến pháp và luật nhân quyền trong nền luật học Việt Nam, đồng thời cũng là cách tiếp cận mang tính tổng thể nhằm kết hợp đánh giá cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và cơ chế bảo vệ quyền con người. Thứ hai, góp phần đẩy mạnh hướng tiếp cận trình tự công bằng, hợp lý _______________ 1. Mục III.3.a Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020.
  8. 10 NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT CÔNG BẰNG, HỢP LÝ... trong việc nghiên cứu các lĩnh vực khác của khoa học pháp lý như Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Hành chính và các lĩnh vực luật thủ tục khác. Do đó, cuốn sách chuyên khảo này là tài liệu học tập, nghiên cứu cho các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác. Cuốn sách gồm 12 Chương, được chia thành 4 phần: Phần I: Lý thuyết chung về nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý. Phần II: Trình tự công bằng về nội dung: nguyên tắc giới hạn quyền con người. Phần III: Trình tự công bằng về thủ tục: quyền xét xử công bằng. Phần IV: Vận dụng nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý ở Việt Nam. Các tác giả trân trọng cảm ơn những tư vấn, góp ý về cách tiếp cận và nội dung cuốn sách của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là GS. Carlos Bernal-Pulido (Trường Luật, Đại học Dayton, Hoa Kỳ; cựu thẩm phán Tòa án Hiến pháp Colombia), GS.TSKH. Đào Trí Úc, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS. Trịnh Tiến Việt (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS.TS. Võ Trí Hảo (Trường Đại học Gia Định), TS. Trần Kiên, TS. Lê Lan Chi, TS. Đỗ Giang Nam (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội). Do học thuyết, nguyên tắc về trình tự pháp luật công bằng, hợp lý là một chủ đề rộng lớn và còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nội dung cuốn sách có thể còn gây nhiều tranh luận và không tránh khỏi thiếu sót. Các tác giả mong muốn và chân thành cảm ơn sự quan tâm và góp ý của độc giả để hoàn thiện thêm khi tái bản. Hà Nội, tháng 3 năm 2021 Thay mặt nhóm tác giả - Chủ biên TS. Bùi Tiến Đạt
  9. 11 PHẦN I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT CÔNG BẰNG, HỢP LÝ
  10. 12
  11. 13 Chương 1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT CÔNG BẰNG, HỢP LÝ TRONG LỊCH SỬ LẬP HIẾN TRÊN THẾ GIỚI 1. Trình tự pháp luật công bằng trong Đại Hiến chương Magna Carta 1.1. Bối cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Đại Hiến chương Magna Carta Năm 2015 thế giới kỷ niệm 800 năm ra đời của Đại Hiến chương về Tự do năm 1215, theo văn bản gốc tiếng Latin là “Magna Carta Libertatum”, dịch sang tiếng Anh là “Great Charter of the Liberties”. Magna Carta đã trở thành một thuật ngữ quốc tế mà không nhất thiết phải dịch sang một ngôn ngữ nào đó. Magna Carta chứa đựng một học thuyết nổi tiếng trong chính trị học và luật học - nguyên tắc trình tự công bằng của pháp luật (due process of law) - và thường được gọi ngắn gọn là trình tự công bằng (due process). Đại Hiến chương Magna Carta là văn bản đầu tiên ghi rõ giới hạn quyền lực của giới cầm quyền và được đánh giá là điểm mốc cực kỳ quan trọng không chỉ với lịch sử nước Anh hay châu Âu mà trên toàn cầu. Những nguyên tắc về pháp quyền được xác lập trong Magna Carta đã được kế thừa và phát triển trong hiến pháp của hầu hết quốc gia.
  12. 14 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... Vào ngày 15/6/1215, tại Runnymede, sau một thời gian xung đột gay gắt, Vua John của nước Anh đã rơi vào thế yếu và phải chấp nhận ký kết một văn bản thỏa hiệp với các lãnh chúa nước này, mà sau đó được gọi là Magna Carta, hay “Đại Hiến chương Magna Carta”. Magna Carta đầu tiên bao gồm lời mở đầu và 63 điều, khoản. Với tính chất là một hiệp ước hòa bình, mục đích khởi nguyên của Magna Carta là thể hiện sự cam kết của vua Anh tôn trọng quyền lợi của giáo hội và của giới quý tộc phong kiến nước này thời kỳ ấy. Tuy nhiên, ý nghĩa của văn kiện nổi tiếng này đã vượt xa mục tiêu hạn hẹp đó, chủ yếu qua các nội dung chính, đó là: 1) Mọi người trong xã hội, kể cả nhà vua, đều phải tuân thủ pháp luật. Vua cũng không được đứng trên pháp luật, cụ thể là không được tùy tiện tăng thuế, bắt giữ người. 2) Không một công dân tự do nào bị bắt, giam giữ, trừ khi việc đó là do việc xét xử và kết tội của một tòa án được lập ra bởi các công dân khác. 3) Một người bị bắt giữ cần phải được nhanh chóng đưa ra tòa án để xét xử và phán quyết. Không ai bị từ chối quyền và công lý bởi tòa án. 4) Giáo hội Anh được tự do, không chịu sự kiểm soát bởi bất kỳ thế lực nào, kể cả nhà vua và Tòa Thánh Vatican. Cả bốn nội dung nêu trên đều có ý nghĩa là nền tảng cho sự phát triển của chế độ dân chủ ở nước Anh về sau. Tuy nhiên, ba nội dung đầu tiên có giá trị nổi bật hơn cả. Nội dung thứ nhất phản ánh tinh thần thượng tôn pháp luật, theo đó pháp luật là thiêng liêng và tối thượng, là cơ sở xác lập và bảo hộ cho mối quan hệ hài hòa giữa người với người trong xã hội. Thượng tôn pháp luật chính là khởi nguồn và nền tảng của tư tưởng pháp quyền (Rule of law) - một tư tưởng cột
  13. Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 15 trụ của các nền dân chủ. Trong Magna Carta, luật pháp là quy tắc cư xử chung mà chính nhà vua cũng bị ràng buộc và phải tôn trọng. Điều này trên thực tế đã xóa bỏ nhận thức về vị trí và quyền lực tuyệt đối, đứng trên pháp luật của vua chúa thời kỳ phong kiến. Giá trị của bản Đại Hiến chương rất lớn ở chỗ “không có Điều gì trong Đại Hiến chương Magna Carta ngăn cản việc ban hành và thực thi các Điều luật không công bằng, nhưng nó đưa luật pháp lên một tầng cao mới, vượt qua giới hạn ý chí của những người cai trị”, như nhận định của Peter Singer1. Nội dung cốt lõi của Magna Carta bao hàm ý nghĩa kiểm soát quyền lực. Đây là “văn bản đầu tiên” ghi rõ bằng giấy trắng mực đen về giới hạn quyền lực của “giới cầm quyền”, và điều này được đánh giá là điểm mốc cực kỳ quan trọng không chỉ với lịch sử nước Anh hay châu Âu mà trên toàn cầu. Lần đầu tiên trong chế độ phong kiến của nước Anh và trên toàn thế giới, quyền lực chuyên chế của nhà vua bị giới hạn và bị kiểm soát một cách công khai. Trong Magna Carta có quy định rằng nhà vua không được tùy tiện tăng thuế và các đạo luật về thuế mà nhà vua dự định ban hành phải có sự nhất trí của một Hội đồng quý tộc (sau này mở rộng thành cơ quan đại diện gồm không chỉ lãnh chúa, quý tộc mà cả thị dân). Bên cạnh đó, Magna Carta cũng thiết lập cơ chế để bảo đảm văn kiện này được thực thi, theo đó trong trường hợp nhà vua không tự nguyện tuân thủ, Hội đồng Quý tộc có quyền ra lệnh chiếm giữ _______________ 1. Peter Singer: Magna Carta at 800, Project Syndicate, 04/6/2015, bản dịch của Nghiên cứu quốc tế: Nguồn gốc và ý nghĩa của Đại Hiến chương Magna Carta, xem http://nghiencuuquocte.org/2015/06/26/nguon- goc-va-y-nghia-cua-dai-hien-chuong-magna-carta/.
  14. 16 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... đất đai và các lâu đài của nhà vua cho tới khi nhà vua phải chấp nhận và khắc phục. Nội dung thứ hai phản ánh tinh thần bảo vệ quyền con người khỏi những hành xử tùy tiện của vua chúa phong kiến. Trong thời kỳ phong kiến, việc thách thức quyền năng tuyệt đối của vua chúa với thần dân là rất khó khăn, vì vậy, việc bắt buộc vua chúa phải tôn trọng các quyền của người dân thật sự là một bước tiến nhảy vọt. Điều 39 Magna Carta quy định: “Không có bất cứ một người tự do nào có thể bị giam cầm hay bỏ tù, bị tước quyền hoặc tịch thu tài sản, bị đặt ngoài vòng pháp luật hoặc bị tước địa vị dưới bất kỳ hình thức nào, chúng ta cũng không thể dùng vũ lực để ép buộc người đó hoặc khiến người khác làm như vậy, trừ khi có phán quyết hợp pháp của những người ngang hàng với người đó hoặc bởi pháp luật nơi người đó cư ngụ quy định như vậy”. Những nguyên tắc về nhân quyền trong Đại Hiến chương đã khơi gợi cảm hứng và được sử dụng như là nền tảng trong tất cả những văn kiện nhân quyền nổi tiếng về sau của thế giới, trong đó có Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 (UDHR). Mặc dù ở thời kỳ đầu, quy định trên chỉ áp dụng với tầng lớp lãnh chúa, quý tộc, song đây chính là tiền đề để sau này Nghị viện Anh ban hành các đạo luật bảo vệ các quyền và tự do của tất cả mọi người, trong đó bao gồm Luật Cấm bắt giam người trái pháp luật (Habeas Corpus, hay còn gọi là Luật Bảo thân) năm 1679 - quy định một người bị bắt có quyền được nhanh chóng đưa ra một tòa án để xác định tính chất hợp pháp của việc bắt giữ họ; Luật Khiếu nại về quyền (Petition of Right) năm 1628 - quy định một người chỉ có thể bị tống giam khi có phán quyết của tòa án hoặc lệnh bắt giữ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Bộ luật về quyền của nước Anh (English Bill of Rights)
  15. Chương 1: Khái niệm và các nội dung cơ bản của nguyên tắc trình tự pháp luật... 17 năm 1689 - quy định về quyền bầu cử, quyền tự do ngôn luận và một số quyền con người khác. Nội dung thứ ba của Đại Hiến chương đề cao công lý và vai trò của tòa án trong việc bảo vệ công lý. Thực chất nội dung này đã tước bỏ quyền xét xử của nhà vua và trao cho một thiết chế chuyên môn độc lập là tòa án. Lịch sử hiện đại của nhân loại đã chứng minh rằng hướng tiếp cận này là hoàn toàn hợp lý và có ý nghĩa đặc biệt to lớn trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ nhân quyền. Không chỉ vậy, nội dung thứ ba còn hàm ý thúc đẩy cơ chế xét xử công bằng trong hoạt động tư pháp. Cụ thể, cụm từ “... trừ khi có phán quyết hợp pháp của những người ngang hàng với người đó” ở Điều 39 của Magna Carta phản ánh triết lý xét xử phải dựa trên nền tảng công lý (question of justice), chứ không chỉ bám vào luật (question of law). Quy định này cũng được xem là nền tảng cho chế độ bồi thẩm đoàn (trial by jury) ở nước Anh và các nước khác theo hệ thống thông luật (common law) về sau. Tư tưởng về công lý ở Điều 39 còn được củng cố bằng quy định ở Điều 40 của Magna Carta, trong đó nêu rõ rằng: “Sẽ không ai bị bán cho người khác; quyền hay công lý của bất kỳ ai cũng đều không bị từ chối”. Đoạn thứ hai của quy định này đã đặt ra một nguyên tắc rất quan trọng trong tố tụng, đó là ngay cả khi vụ việc chưa có luật quy định, thẩm phán cũng vẫn phải thụ lý và xét xử, bởi “công lý bị trì hoãn cũng có nghĩa là công lý bị từ chối” (Justice delayed is justice denied)1. _______________ 1. Đây là một câu châm ngôn pháp lý được sử dụng phổ biến từ thế kỷ XX. Chẳng hạn, Martin Luther King Jr. nhắc đến châm ngôn này trong “Letter from a Birmingham Jail”, xem https://www.africa.upenn. edu/Articles_Gen/Letter_Birmingham.html. Về nguồn gốc, châm ngôn này thường được cho là khởi nguồn từ thế kỷ XIX như trong phát biểu của Thủ tướng Anh William E. Gladstone vào năm 1868 hay trong một số của Tạp chí Louisiana Law Journal vào năm 1842.
  16. 18 Phần I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TRÌNH TỰ PHÁP LUẬT... Với những ý nghĩa tích cực nêu trên, Magna Carta không chỉ có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền dân chủ ở nước Anh, mà còn ở rất nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nước theo hệ thống thông luật. Những nguyên tắc về pháp quyền được xác lập trong Magna Carta đã được kế thừa và phát triển trong hiến pháp của hầu hết quốc gia. Mười tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ thực tế là sự kế thừa các quy định của Magna Carta, đặc biệt là nguyên tắc trình tự công bằng (due process of law) và nguyên tắc mọi người được bảo vệ một cách bình đẳng bởi luật pháp (equal protection of the law). Trong khi đó, những nguyên tắc về nhân quyền trong Đại Hiến chương đã khơi gợi cảm hứng và được sử dụng như là nền tảng trong tất cả những văn kiện nhân quyền nổi tiếng về sau của thế giới, trong đó có UDHR. Không chỉ vậy, Magna Carta còn được sử dụng như là một vũ khí hiệu quả để chống lại sự lạm dụng và vi phạm nhân quyền trong thực tế. Lịch sử đã ghi nhận ở nước Anh, ngay từ thế kỷ XVI, những người nông dân đã biết trích dẫn Đại Hiến chương trong các cuộc đấu tranh chống lại sự bất công. Còn trong những năm 1640, các nghị sĩ Anh đã coi Magna Carta là một cơ sở pháp lý để lật đổ vua Charles I. Nhiều nhà cách mạng lớn của thế giới sau này, như Nelson Mandela, đã biện minh cho những hành động của mình bằng việc dựa vào Đại Hiến chương Magna Carta. Magna Carta có tính chất ban đầu là một hiệp định hòa bình thể hiện mối quan hệ giữa một vị quân chủ và các nhà quý tộc nước Anh từ hơn 800 năm trước đây, song với nội dung hàm chứa những tư tưởng tiến bộ và khai phóng vượt qua tầm thời đại (trung cổ), Magna Carta đã trở thành một biểu tượng đầy sức mạnh trong tiến trình xây dựng dân chủ và nhân quyền ở nước Anh, châu Âu, châu Mỹ trước đây và trên toàn thế giới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2