intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân một trường hợp ghép thận thành công ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ đồng nhiễm virus viêm gan B và C có HBV-DNA (+) và HCV-RNA (+)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ghép thận đem lại cuộc sống mới cho hàng triệu bệnh nhân trên thế giới. Hiện nay các nước phương tây đã ghép thận với nhiều trường hợp đồng nhiễm viêm gan B và C với HBV-DNA và HCV-RNA dương tính. Tại Bệnh viện TW Huế, tháng 3 năm 2021 chúng tôi đã ghép thận thành công một trường hợp đồng nhiễm virus viêm gan B và C.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân một trường hợp ghép thận thành công ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ đồng nhiễm virus viêm gan B và C có HBV-DNA (+) và HCV-RNA (+)

  1. NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP GHÉP THẬN THÀNH CÔNG Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ ĐỒNG NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B VÀ C CÓ HBV-DNA (+) VÀ HCV-RNA (+) Nguyễn Đình Vũ1, Đặng Ngọc Tuấn Anh, Trần Duy Phúc, Đinh Thị Hoài Ngọc TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ghép thận đem lại cuộc sống mới cho hàng triệu bệnh nhân trên thế giới. Hiện nay các nước phương tây đã ghép thận với nhiều trường hợp đồng nhiễm viêm gan B và C với HBV-DNA và HCV-RNA dương tính. Tại Bệnh viện TW Huế, tháng 3 năm 2021 chúng tôi đã ghép thận thành công một trường hợp đồng nhiễm virus viêm gan B và C. Đối tượng và phương pháp: Trong năm 2021, chúng tôi đã tiến hành ghép thận ở bệnh nhân đồng nhiễm HVB-DNA và HCV-RNA dương tính, có men gan bình thường, tỉ prothrombin và albumin cũng bình thường. Kết quả: Sau ghép bệnh nhân ổn định,chức năng thận ure, creatinin bình thường, transaminase SGOT, SGPT bình thường; HCV-RNA dưới ngưỡng phát hiện và âm tính. HBV-DNA dương tính: 3,17x10² copies/mL. Kết luận: Có thể ghép thận ở bệnh nhân đồng nhiễm viêm gan B,C có HBV-DNA và HCV-RNA dương tính. Đồng thời phải điều trị thuốc kháng virus viêm gan B và C trước và sau ghép. Từ khóa: Ghép thận, HBV-DNA dương tính, HCV-RNA dương tính ABSTRACT A CASE OF SUCCESSFUL KIDNEY TRANSPLANTATION IN END STAGE RENAL DISEASE ON HEMODIALYSIS PATIENT WITH HEPATITIS B AND C CO-INFECTION ACCOMPANIED BY HBV-DNA AND HCV-RNA POSITIVE Background: Kidney transplantation brings new life to million patients all the world. Currently, in western countries, kidney transplantation has been performed with many cases of hepatitis B and C co-infection with HBV-DNA and HCV-RNA positive. At Hue central hospital, in March 2021 we had a successfull kidney transplantation with hepatitis B and C co-infection. Subjects and research methods: In 2021, we performed a kidney transplantation with hepatitis B and C coinfection patient accompanied by HBV-DNA and HCV-RNA positive, had normal liver enzymes, prothrombin time and albumin. Conclusion: The kidney transplantation is possible in the coinfected hepatitis B,C patients accompanied by HBV-DNA and HCV-RNA positive. Simultaneously, treatment antiviral drugs for hepatitis B and C pre- and post- transplantation. Keywords: Kidney transplantation, HBV-DNA positive, HCV-RNA positive 1 Bệnh viện Trung ương Huế Liên hệ tác giả: Nguyễn Đình Vũ. Email: dr.dinhvu@gmail.com 120
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ghép thận đã đem lại cuộc sống cho hàng triệu người trên thế giới kể từ ca đầu tiên vào năm 1954. Hiện nay, nhiều trường hợp nhiễm virus viêm gan B và C có virus máu dương tính đã được ghép thận, thậm chí có trường hợp đồng nhiễm virus B và C cũng đã được ghép thận với những thành công hết sức khả quan, cho bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ. Nghiên cứu của chúng tôi năm 2015, Bệnh viện trung ương Huế tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B là 10% và viêm gan C là 5,8 % ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ [1]. Ở Pháp những năm gần đây tỉ lệ nhiễm virus viêm gan C trên bệnh nhân lọc máu chu kỳ khoảng 6 -7% [2]. Bệnh viện chúng tôi từ năm 2015 đến nay đã ghép thận thành công nhiều trường hợp viêm gan B có HBV-DNA dương tính và viêm gan C có HCV-RNA dương tính. Trong năm 2021 chúng tôi đã ghép thận thành công một trường hợp suy thận mãn lọc máu chu kỳ đồng nhiễm virus viêm gan B và C. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯỜNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ca lâm sàng Bệnh nhân: Vũ Thị Kim T., 59 tuổi, nữ. Tiền sử không có gì đặc biệt về bệnh lý gan. Năm 2017 phát hiện suy thận giai đoạn cuối do thận đa nang, lọc máu chu kỳ 3 lần/tuần, trong 4 năm. Nhóm máu A Rh (+), Anhti-HLA: 0% ; HLA-A: A02 , A 26 , HLA-B: B 15, B 38 , HLA-DR: DRB1* 12 , DRB1* 15 Xét nghiệm trước ghép Hb: 11,0 g/dL, tiểu cầu: 210 K/µL, ure: 24 mmol/L, créatinin: 642 µmol/L, SGOT: 28 U/L, SGPT: 18 U/L, HBV-DNA: 1,16 x 10² copies/mL; HVC- RNA: 3,78 x 10⁶ copies/mL; Siêu âm tim: EF 58%, X quang ngực bình thường, siêu âm gan mật bình thường, CT sanner mạch máu chậu vài mãng xơ vữa động mạch chủ bụng, động mạch chậu chung, và chậu trong hai bên. Điều trị viêm gan virus B và C trước ghép bằng Entercavir 1mg/ngày, và Sofosbuvir/Ledipasvir 400/90mg cho đến sau ghép. Bệnh nhân ghép thận ngày 10/03/2021, thuốc ức chế miễn dịch dẫn nhập với: Solumedrol 250mg/ngày; Prograf 8 mg/ngày; Cellcept 1500 mg/ngày; Simulect 20 mg x 01 lọ. Sau ghép bệnh nhân tỉnh, huyết áp 140/90 mmHg, nhịp xoang 70 – 96 lần/phút, nước tiểu 7290mL/18h; ure, créatinin máu giảm dần, và bình thường ngày thứ 2 sau ghép creatinine: 51µmol/L, ure: 2,6 mmol/L, Tacrolimus: 12,2ng/ml, SGOT: 19U/L, SGPT: 12U/L, Hb: 2,7g/dL, TC: 269.000, Neurophie: 78,3%, Lymphocyte: 12,4%, Hơn 30 ngày sau ghép tình trạng lâm sàng ổn định, các kết quả xét nghiệm về sinh hóa transamina, chức năng thận bình thường; định lượng virus B và C với HBV-DNA < 1,16x10² copies/mL; HVC-RNA âm tính. Bệnh nhân ổn định về lâm sàng cũng như các chỉ số sinh hóa, cho ra viện ngày 14/04/2021, tái khám định kỳ. Bảng 1: Thông số của bệnh nhân và người hiến trước ghép thận 121
  3. Bệnh nhân: Vũ Thị T. Người hiến: Nguyễn Thị T. Tuổi 59 26 Giới tính Nữ Nữ Nhóm máu A Rh (+) O Rh (+) Anti HLA 0% HLA A*02, A*26 A*02, A*11 B*38 B*15, B*38 B*56, DRB1*12, DRB1*15 DRB1*12, DRB1*08 HBV-DNA 1,16x 10² copies/mL HCV-RNA 3,78 x 10⁶ copies/mL CRP mg/l 0,8 0,5 Ure mmol/l 24 4,6 Creatinine μmol/l 642 66 SGOT U/L 28 11 SGPT U/L 18 12 Gama GT U/L 46 23 Bilirubin Tp 10 8,5 Bilirubin Tp 2,2 2,2 Albumin g/l 36 39 Ti Prothrombin 128 % 93% Siêu âm gan Gan mật bình thường Gan mật bình thường Điều trị HBV và Entercavir1mg/ngày và HCV trước và Sofosbuvir/Ledipasvir sau ghép thận 400/90mg III. KẾT QUẢ Bảng 1: Thông số của bệnh nhân sau ghép thận ngày1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 7 Trước ra (11/3) (12/3) (13/3) (14/3) (15/3) (16/3) viện Hb g/dl 10 9,0 10 9,6 10,6 10,8 10,5 CRP mg/l 11,8 14,1 2,2 5,1 17 16,2 8,2 Ure mmol/l 2,32 2,6 2,8 3,2 3,4 2,3 9,5 Creatinin µmol/L 89,66 51,4 53,5 49,6 50 51,5 121 SGOT U/L 19 16 17 23 28 39 20 SGPT U/L 12 12 14 23 37 63 28 HBV-DNA
  4. virus B và C dương tính, được điều trị virus B với Entercavir 1mg/ngày, và virus C với Sofosbuvir/Ledipasvir 400/90mg. Xét nghiệm trước ghép thận transaminase bình thường SGOT 28 U/L, SGPT 18 U/L, tỉ prothrombin bình thường, siêu âm gan mật bình thường. Ghép thận ngày 10 tháng 03 năm 2021, thuốc ức chế miễn dịch dẫn nhập với solumedrol 500mg, simulect 20mg, prograf 8mg, cellcept 2000mg. Ngày thứ 2 sau ghép, chức năng thận bình thường, transaminase bình thường, các xét nghiệm khác không có gì bất thường. Hai tuần sau ghép định lượng HCV-RNA âm tính và HBV-DNA< 1,16 x 10² copies/ml. Tình trạng lâm sàng ổn định, chức năng thận, chức năng gan, transaminase bình thường, cho xuất viên sau 1 tháng. Sự sống còn của thận ghép ở bệnh nhân nhiễm và không nhiễm HBV, HCV Lee và cs đã nhận thấy sự sống còn của thận ghép sau 10 năm ở nhóm nhiễm HBV: 44%, nhiễm HCV: 50%, thấp hơn so với nhóm không nhiễm 74% ( p
  5. Điều trị ở bệnh nhân ghép thận nhiễm HBV Lamivudine đã được sử dụng để điều trị viêm gan B mạn tính ở bệnh nhân ghép gan và ghép thận. Hiện nay một số loại dùng trong viêm gan B, adefovir đã chứng minh tính an toàn và hiệu quả ở những bệnh nhân ghép thận điều trị lần đầu và cả những bệnh nhân kháng lamivudine. Tuy nhiên, độc thận và protein niệu đã được báo cáo khi adefovir được dùng ở liều cao hơn 30 mg/ngày [5][6]. Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, entecavir, telbivudine và tenofovir là thuốc kháng virus mạnh nhất, tiếp theo là adefovir và sau đó lamivudine. Entecavir có tỷ lệ kháng thuốc thấp nhất (
  6. mãn lọc máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện TW Huế ”,Y học lâm sàng, số 27, tr.131-137. 2. N. Kamar, L. Alric, J. Izopet, L. Rostaing (2015)“Actualités sur les traitements de l’hépatite C après transplantation rénale”, Le Courrier de la Transplantation - Vol. XV - n° 2 - avril-mai-juin, pp.85 – 87. 3. Lee WC, Shu KH, Cheng CH, Wu MJ, Chen CH, Lian JC. (2001), “Long- term impact of hepatitis B, C virus infection on renal transplantation”. Am J Nephrol; 21: 300-306 4. Mathurin P, Mouquet C, Poynard T, Sylla C, Benalia H, Fretz C, Thibault V, Cadranel JF, Bernard B, Opolon P, Coriat P, Bitker MO. (1999), “Impact of hepatitis B and C virus on kidney transplantation outcome”. Hepatology; 29: 257-263 5. Scott D. R., Wong J. K., Spicer T. S. et al. (2010), “Adverse impact of hepatitis C virus infection on renal replacement therapy and renal transplant patients in Australia and New Zealand,” Transplantation, vol. 90, no. 11, pp. 1165–1171 6. Marcellin P, Chang TT, Lim SG, Tong MJ, Sievert W, Shiffman ML, Jeffers L, Goodman Z, Wulfsohn MS, Xiong S, et al. (2003), “Adefovir dipivoxil for the treatment of hepatitis B e antigen-positive chronic hepatitis B”, N Engl J Med. ;348:808–816. 7. Chang TT, Lai CL, Kew Yoon S, Lee SS, Coelho HS, Carrilho FJ, Poordad F, Halota W, Horsmans Y, Tsai N, et al. (2010), “Entecavir treatment for up to 5 years in patients with hepatitis B e antigen-positive chronic hepatitis B”. Hepatology. ;51:422–430. 125
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2