intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân một trường hợp viêm mặt cắt sau phẫu thuật LASIK

Chia sẻ: ViAchilles2711 ViAchilles2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biến chứng viêm mặt cắt (Diffuse lamellar keratitis, DLK) sau phẫu thuật LASIK là tình trạng viêm vô trùng mặt cắt giữa vạt giác mạc và nhu mô bên dưới. Đa số các trường hợp không có triệu chứng lâm sàng, nhưng nếu không chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến gây cộm xốn, nhuyễn giác mạc, thủng vạt, tạo sẹo, giảm thị lực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân một trường hợp viêm mặt cắt sau phẫu thuật LASIK

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VIÊM MẶT CẮT SAU PHẪU THUẬT LASIK<br /> Trần Anh Tuấn*, Phạm Nguyên Huân*, Dương Nguyễn Việt Hương**<br /> <br /> TÓMTẮT<br /> Biến chứng viêm mặt cắt (Diffuse lamellar keratitis, DLK) sau phẫu thuật LASIK là tình trạng viêm vô<br /> trùng mặt cắt giữa vạt giác mạc và nhu mô bên dưới. Đa số các trường hợp không có triệu chứng lâm sàng,<br /> nhưng nếu không chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến gây cộm xốn, nhuyễn giác mạc,<br /> thủng vạt, tạo sẹo, giảm thị lực... Mặc dù có nhiều bài báo đưa ra các khuyến cáo trong điều trị DLK, hiện<br /> nay vẫn chưa có nghiên cứu để kiểm chứng phương pháp nào là tốt nhất. Khuynh hướng chung các tác giả<br /> đều khuyến cáo nên đánh giá phân độ viêm, và chọn lựa điều trị tùy theo phân độ này. Viêm nhẹ đến trung<br /> bình thường điều trị với steroid nhỏ liều cao. Viêm nặng hơn thường được rửa mặt cắt, sau đó nhỏ steroid<br /> liều cao. Để hiểu rõ hơn về việc điều trị bệnh lý này, chúng tôi báo cáo quá trình xử trí một trường hợp<br /> DLK sau phẫu thuật LASIK 1 tuần, không được phát hiện kịp thời và chuyển sang giai đoạn nặng làm giảm<br /> thị lực nghiêm trọng.<br /> Từ khóa: viêm vô trùng, phẫu thuật LASIK, DLK.<br /> ABSTRACT<br /> POST-LASIK DIFFUSE LAMELLAR KERATITIS: A CASE REPORT<br /> Tran Anh Tuan, Pham Nguyen Huan, Duong Nguyen Viet Huong<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 207 - 212<br /> <br /> Post-LASIK diffuse lamellar keratitis (DLK) is a sterile inflammation of the interface between the<br /> corneal flap and the stromal bed below. Most of the cases do not have clinical symptoms. However, if<br /> misdiagnosed or maltreated, the condition can progress to a more severe stage, causing foreign body<br /> sensation, stromal melting, flap perforation, scar, and even decreased visual acuity, etc. There are several<br /> suggestions in the literature considering the management of DLK, however there is yet no study to verify<br /> which is the best treatment option. The general trend is to evaluate the stage of the condition, and treat<br /> accordingly. Mild and moderate inflammation can be treated with high dose topical steroid. More severe<br /> cases may require flap lifting combined with high dose topical steroid afterwards. To better undstand this<br /> condition, we report a case in managing DLK 1 week LASIK post-op, which was not diagnosed timely and<br /> progressed to significant decreased visual acuity.<br /> Key words: sterile inflammation, LASIK, DLK.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ đang được nghiên cứu. Thường gặp nhất là do<br /> nội độc tố vi khuẩn bám trên dụng cụ phẫu<br /> Viêm mặt cắt sau phẫu thuật LASIK thuật được tái sử dụng. Còn lại là các nguyên<br /> (Diffuse lamellar keratitis, DLK) là tình trạng nhân ít gặp hơn như do chất cặn trong bề mặt<br /> viêm vô trùng mặt cắt giữa vạt giác mạc và tiếp xúc, chất tiết từ tuyến Meibomius…(6,6).<br /> nhu mô bên dưới, hầu hết xảy ra trong tuần<br /> Linebarger và cộng sự đã mô tả 4 phân độ<br /> hậu phẫu đầu tiên, thường nhất là 24-72 giờ<br /> của DLK theo diễn tiến lâm sàng cũng như<br /> hậu phẫu(8,9) tần suất gặp dưới 3%(3). Nguyên<br /> khuyến cáo điều trị. Đây là hệ thống phân độ<br /> nhân và cơ chế bệnh sinh của DLK vẫn còn<br /> <br /> * Bệnh viện Mắt TP.HCM, ** Bộ môn Mắt, Khoa Y, Đại Học Y Dược TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc: BS. Dương Nguyễn Việt Hương, ĐT: 0961147160, Email: dnvhuong@gmail.com<br /> <br /> <br /> Mắt 207<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br /> <br /> có giá trị cao và được sử dụng nhiều nhất hiện điểm. Do đó, rửa bề mặt tiếp xúc sớm ngay từ<br /> nay(8,9). ngày 1 hậu phẫu là quá sớm vì lúc này phản<br /> Bảng 1. Phân độ Linebarger(8,9) ứng viêm chưa đạt tối đa, do đó thủ thuật này<br /> Độ Đặc điểm Sơ đồ sẽ trở nên thừa thãi, chưa kể đến DLK độ 1 và<br /> 2%-50%. Tự lui sau 7-10 ngày, độ 2 thường tự giới hạn. Tuy nhiên, nếu chờ<br /> không di chứng. Không triệu đến ngày 5 hoặc 6 thì sẽ có nguy cơ bệnh diễn<br /> chứng, có thể có cộm xốn.<br /> 1 Thâm nhiễm ngoại vi mặt cắt. tiến sang độ 4, để lại sẹo vĩnh viễn. Do đó, rửa<br /> bề mặt tiếp xúc sau 48-72 giờ (ngày 2-3) sẽ rất<br /> hiệu quả(8,9).<br /> 0,5%. Tự lui sau 7-10 ngày,<br /> không di chứng. Không triệu BỆNHÁN<br /> chứng, có thể có cộm xốn.<br /> 2 Thâm nhiễm lan đến trung tâm. Bệnh nhân nữ 22 tuổi, nhập viện vì mắt<br /> trái (MT) nhìn mờ 1 tuần. Cách nhập viện 2<br /> 0,2%. Có thể có di chứng nhẹ. tuần, bệnh nhân được phẫu thuật LASIK tại<br /> Cộm xốn tăng. Giảm thị lực 1-2 một bệnh viện Mắt tư nhân, thị lực sau mổ 2<br /> hàng. Các cụm thâm nhiễm đặc<br /> 3 ở trung tâm. mắt (2M): 12/10. Bệnh nhân tái khám sau 1<br /> tuần, được phát hiện sang thương giác mạc<br /> MT, chẩn đoán MT: viêm giác mạc chấm nông<br /> 0,02%. Di chứng sẹo, viễn thị,<br /> loạn thị, thủng. Thị lực giảm<br /> – viêm màng bồ đào, điều trị không thuyên<br /> nhiều. Các cụm thâm nhiễm đặc giảm, thị lực mờ dần cho đến chỉ còn 2/10. Sau<br /> 4 ở trung tâm kèm nhuyễn giác<br /> 1 tuần điều trị không hiệu quả, bệnh nhân đến<br /> mạc, ứ dịch trong bề mặt tiếp<br /> xúc, sẹo, Tyndall tiền phòng… khám tại Bệnh viện Mắt TP.HCM.<br /> Chìa khóa điều trị thành công DLK là phát Triệu chứng khám ngày nhập viện<br /> hiện và can thiệp sớm(8,9). Thị lực: MP 12/10 – MT 2/10. Nhãn áp: 2M:<br /> DLK độ 1 và độ 2 thường tự giới hạn sau 12,6mmHg. Khám mắt trái: Sang thương giác<br /> 7-10 ngày. Tuy vậy cũng nên điều trị ngay cho mạc dạng chấm trắng nhuyễn, cụm thưa – đặc<br /> bệnh nhân với thuốc nhỏ tại chỗ steroid và xen kẽ, lan tỏa toàn bộ diện tích mặt cắt (Hình<br /> kháng sinh phòng ngừa bội nhiễm. Theo dõi 1A), trung tâm có thâm nhiễm đặc đường kính<br /> mỗi 2-3 ngày cho đến khi lui bệnh hoàn 1 mm (Hình 1B). Tiền phòng: Tyndall (+++).<br /> toàn(8,9). Fluorescein (-). Chẩn đoán sơ bộ: MT: DLK<br /> Khi xác định DLK đã diến tiến sang độ 3, ĐỘ 3-4/2M: HẬU PHẪU LASIK 2 TUẦN.<br /> chế độ điều trị gồm: lật vạt, rửa sạch mặt dưới Chẩn đoán phân biệt viêm giác mạc do vi<br /> vạt và mặt trên của giường nhu mô bên dưới. khuẩn hoặc do nấm. Hướng xử trí tức thời:<br /> Nên tiến hành ngay khi phát hiện ra bệnh đã Rửa mặt cắt và cạo sang thương lấy bệnh<br /> tiến triển sang phân độ 3, thường vào ngày 2-3 phẩm soi tươi, nuôi cấy.<br /> của đợt bệnh, để đẩy lùi phản ứng viêm và<br /> phòng ngừa sẹo(8,9).<br /> Trong bệnh cảnh điển hình, ở mọi phân<br /> độ, tế bào viêm lan rộng che phủ vùng lỗ đồng<br /> tử vào ngày thứ 2 hậu phẫu. Vào ngày thứ 3,<br /> chúng gom lại thành từng cụm, và dưới tác Hình 1. Sang thương giác mạc ngày nhập viện<br /> dụng của các chất trung gian phản ứng viêm<br /> có thể gây ra hiện tượng nhuyễn giác mạc vào<br /> ngày 4 hoặc 5, là lúc phản ứng viêm đạt đỉnh<br /> <br /> <br /> 208 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> cắt thật kỹ với kháng sinh và kháng viêm<br /> (Hình 2G). Trải vạt lại như cũ sao cho các vết<br /> đánh dấu trên vạt và rìa giác mạc trùng nhau<br /> Hình 2H), dùng sponge thấm khô bề mặt nhãn<br /> cầu (Hình 2I). Đặt contact lens cho bệnh nhân<br /> (Hình 2J).<br /> Kết quả soi tươi ngay sau khi rửa: NẤM<br /> MEN (++), NẤM SỢI (-).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3. Diễn tiến sang thương DLK<br /> Điều trị và diễn tiến sau thủ thuật: Kháng<br /> sinh và kháng viêm nhỏ tại chỗ liều cao, sau 4<br /> ngày điều trị triệu chứng thuyên giảm, giảm<br /> liều kháng sinh còn liều phòng ngừa, kháng<br /> viêm giảm liều mỗi tuần (Biểu đồ 1). Thâm<br /> nhiễm giảm ngay từ ngày thứ 1 sau khi rửa<br /> Hình 2. Quy trình rửa mặt cắt<br /> (Hình 3A), đến ngày thứ 4 sang thương thu<br /> Quy trình rửa mặt cắt<br /> nhỏ còn một vùng đường kính 5mm (Hình<br /> Dùng marker đánh dấu trên bề mặt giác 3B), sau 1 tuần sang thương thưa hơn (Hình<br /> mạc (Hình 2A). Dùng kim nhẹ nhàng nâng vạt 3C), sau 3 tuần giác mạc gần như trong hẳn<br /> (Hình 2B), sau đó lật ngửa vạt, bộc lộ giường (Hình 3D), và sau 5 tuần chỉ còn sẹo nhu mô<br /> nhu mô (Hình 2C). Dùng lưỡi dao cạo sạch trước có đường kính 1mm (Hình 3E, 3F). Thị<br /> giường nhu mô (Hình 2D) và dùng sponge lau lực cải thiện ngay từ ngày thứ 1 sau thủ thuật,<br /> sạch mặt sau vạt (Hình 2E). Dùng một plaque và chỉ sau 1 tuần, thị lực bệnh nhân đã đạt<br /> nâng bên dưới vạt, dùng lưỡi dao nhẹ nhàng 10/10 (Biểu đồ 1).<br /> cạo lấy mẫu bệnh phẩm (Hình 2F). Rửa mặt<br /> <br /> <br /> Mắt 209<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Biểu đồ 1. Diễn tiến thị lực<br /> BÀNLUẬN cắt. Ở bệnh nhân này, điều quan trọng nhất là<br /> xác định được viêm là vô trùng, hay nhiễm<br /> Về vấn đề chẩn đoán trùng(8,9).Nếu viêm vô trùng, chẩn đoán sẽ là<br /> Quy trình khám hậu phẫu LASIK được DLK. Nếu là nhiễm trùng thì cần phải xác<br /> khuyến cáo là sau phẫu thuật 1 giờ, sau 1 định được tác nhân gây nhiễm.<br /> ngày, 1 tuần, 3-5 tuần, 3 tháng, 6 tháng, và 1 Ở bệnh nhân này, chẩn đoán DLK được<br /> năm.2 Bệnh nhân này tái khám lần đầu là lúc 1 nghĩ đến nhiều nhất, tức là viêm vô trùng.<br /> tuần sau mổ là quá trễ, có thể bỏ sót và không Hầu hết DLK xảy ra trong tuần hậu phẫu đầu<br /> phát hiện kịp thời các biến chứng. Lúc đó tiên, một số ít trường hợp có thể xuất hiện<br /> bệnh nhân được phát hiện sang thương giác muộn hơn (sau vài tuần đến vài tháng)(8,9).<br /> mạc với chẩn đoán là viêm giác mạc chấm Sang thương của bệnh nhân xuất hiện trong<br /> nông. Viêm giác mạc chấm nông là một trong vòng tuần đầu sau mổ, phù hợp về thời gian.<br /> những chẩn đoán cần phân biệt của DLK, có Hơn nữa, sang thương rộng chiếm gần hết<br /> thể nhầm lẫn do sang thương dạng chấm lan diện tích giác mạc; nếu là viêm giác mạc do<br /> tỏa khá giống nhau. Tuy vậy, vẫn có thể phân nấm hay vi khuẩn thì bệnh cảnh phải rất nặng<br /> biệt khá dễ dàng nhờ vào nhuộm fluorescein. nề: loét hoặc thậm chí thủng giác mạc, đau<br /> Sang thương của viêm giác mạc chấm nông nhiều. Tuy nhiên bệnh nhân này chỉ có cảm<br /> nằm trên biểu mô sẽ bắt màu thuốc nhuộm, giác cộm xốn và nhìn mờ; thăm khám thấy chỉ<br /> còn sang thương DLK nằm ở bề mặt tiếp xúc, có hiện tượng thâm nhiễm lan tỏa, vạt giác<br /> bên trong nhu mô nên sẽ không bắt màu thuốc mạc và nhu mô bên dưới vẫn còn nguyên vẹn,<br /> nhuộm(11). không thấy dấu hiệu hủy mô. Nhận thấy bệnh<br /> Vào thời điểm thăm khám đầu tiên ở Bệnh cảnh nhẹ hơn nhiều so với mức độ nặng của<br /> viện Mắt TP.HCM, sang thương giác mạc có sang thương. Có cụm thâm nhiễm đặc ở trung<br /> dạng chấm nhuyễn màu trắng xám, nhiều và tâm, đây có thể là thâm nhiễm do nhiễm<br /> lan rộng nhưng vẫn giới hạn trong diện tích trùng, nhưng cũng có thể là cụm thâm nhiễm<br /> của mặt cắt (Hình 1). Như vậy có thể kết luận đặc trong DLK độ 3(8,9).<br /> có tình trạng viêm lan tỏa khu trú trong mặt<br /> <br /> <br /> <br /> 210 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Có thể tranh luận rằng ngay sau khi phẫu Về vấn đề điều trị<br /> thuật bệnh nhân được dùng kháng sinh nhỏ Theo khuyến cáo của Linebarger và cộng<br /> tại chỗ cho đến khi nhập viện, nên triệu chứng sự, DLK độ 3 cần phải xem xét việc rửa mặt cắt;<br /> nhiễm trùng có thể được giảm nhẹ. Tuy nhiên, tuy nhiên DLK độ 4 thì lại không nên rửa vì ở<br /> cần lưu ý rằng các loại kháng sinh nhỏ mắt giai đoạn này phản ứng viêm đạt tối đa, mọi<br /> bệnh nhân sử dụng trước nhập viện là can thiệp cơ học đều có thể làm tăng nguy cơ bị<br /> Levofloxacin 0,5% và Moxifloxacin 0,5% (đều hủy mô. Bên cạnh đó, thời điểm lý tưởng để<br /> thuộc nhóm fluoroquinolones), với liều nhỏ rửa mặt cắt là khoảng ngày thứ 2-3 của đợt<br /> mỗi ngày 4-5 lần quá thấp so với liều điều trị bệnh, khi phản ứng viêm chưa đạt mức tối đa<br /> viêm giác mạc do vi khuẩn. Theo y văn, để có thể tạo sang thương vĩnh viễn(8,9). Ở bệnh<br /> điều trị viêm/loét giác mạc do vi khuẩn với nhân này, DLK ở giai đoạn 3 đang chuyển sang<br /> nhóm fluoroquinolones, phải nhỏ mỗi 30 phút giai đoạn 4 nên phải cân nhắc rất kỹ lưỡng việc<br /> – mỗi giờ trong ít nhất 24 giờ đầu tiên(5).Do đó rửa mặt cắt, hơn nữa bệnh đã diễn tiến 1 tuần<br /> với liều nhỏ 4-5 lần không đủ để điều trị, nên không phải là thời điểm lý tưởng để rừa mặt<br /> khả năng làm giảm dấu chứng bệnh là rất cắt. Tuy vậy, cuối cùng bệnh nhân cũng được<br /> thấp. Do đó ít nghĩ đến tình trạng viêm giác chỉ định rửa mặt cắt vì các lý do sau đây: Bệnh<br /> mạc do tác nhân gây nhiễm. chưa hẳn đã chuyển sang giai đoạn 4 hoàn<br /> Cũng có thể tranh luận bệnh nhân ngay toàn, thời điểm khuyến cáo là ngày 2-3 nhưng<br /> sau phẫu thuật LASIK cũng được điều trị đó không phải là chỉ định tuyệt đối, hơn nữa<br /> steroid tại chỗ, là thuốc được khuyến cáo dùng việc rửa ở bệnh nhân có rất nhiều ích lợi, giúp<br /> để điều trị DLK(8,9), nhưng bệnh vẫn diễn tiến loại bỏ hết tế bào viêm và các chất cặn, độc tố...<br /> nặng hơn, không thuyên giảm. Như vậy đây là yếu tố kích gợi DLK(6), đồng thời có thể lấy<br /> có phải là DLK không? Tác giả Rhee và cộng mẫu bệnh phẩm để xác định yếu tố gây bệnh<br /> sự phân nhóm steroid nhỏ mắt thành 6 phân giúp chẩn đoán chính xác.<br /> độ từ thấp đến cao theo hoạt tính, trong đó Sau khi rửa, mẫu bệnh phẩm được đem đi<br /> prednisolone acetate là nhóm thứ 6 - có hoạt soi tươi và có kết quả ngay: nấm men (++) và<br /> tính cao nhất, trong khi fluorometholone chỉ là nấm sợi (-). Theo y văn, nấm gây bệnh ở mắt<br /> nhóm thứ 2 - có hoạt tính gần như yếu nhất(10). có thể được phân thành 2 loại: nấm sợi và nấm<br /> Steroid được khuyến cáo điều trị DLK là men. Đa số viêm giác mạc là do nấm sợi gây<br /> prednisolone acetate, nhỏ mỗi giờ(8,9). Bệnh ra, với yếu tố thuận lợi là trước đó có chấn<br /> nhân này chỉ được dùng fluorometholone nhỏ thương, hay tiếp xúc với thực vật. Một số ít<br /> ngày 4 lần, không đủ so với khuyến cáo điều trường hợp viêm giác mạc do nấm men thì<br /> trị DLK. thường xảy ra trên giác mạc trước đó đã có<br /> Tất cả các lý do trên hướng chẩn đoán bệnh lý (loét giác mạc mạn tính), sử dụng<br /> nhiều đến DLK hơn là một bệnh cảnh nhiễm kháng sinh hay kháng viêm nhỏ tại chỗ trong<br /> trùng. thời gian dài, hoặc có bệnh lý toàn thân làm cơ<br /> Hình ảnh sang thương tương tự như DLK thể suy giảm miễn dịch nặng (AIDS, giảm<br /> độ 3. Bên cạnh đó, tiền phòng Tyndall (+++) và bạch cầu nặng...)(7). Kết quả soi tươi ở bệnh<br /> thị lực bệnh nhân giảm nhiều, hơn 2 hàng (từ nhân này không có nấm sợi, hơn nữa không có<br /> 10/10 còn 2/10), dù vậy chưa thấy có hiện tiền căn bệnh lý nội ngoại khoa, trước đó chỉ<br /> tượng bọng biểu mô, sẹo, hủy mô... Nên nghĩ mới điều trị kháng sinh, kháng viêm liều thấp<br /> đây là DLK độ 3 đang dần chuyển sang độ 4 trong 1 tuần. Do đó ít nghĩ đến chẩn đoán<br /> (Bảng 1). viêm giác mạc do nấm, mà nghĩ nhiều nấm<br /> men soi thấy được có thể do vấy từ các cấu<br /> <br /> <br /> Mắt 211<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br /> <br /> trúc lân cận giác mạc của mắt, hoặc đây có thể Bệnh tiên lượng tốt, thường hồi phục hoàn<br /> là ảnh giả (artifact). Có một số tài liệu cũng đã toàn. Nếu DLK thể nặng, chẩn đoán trễ hoặc<br /> nói về vấn đề có thể lầm lẫn một số cấu trúc tế không đúng, điều trị không phù hợp, có thể để lại<br /> bào, phức hợp miễn dịch (thể Russel)... với di chứng sẹo, thủng giác mạc, viễn thị, loạn thị.<br /> nấm men(1). Chìa khóa điều trị thành công DLK là phát<br /> Vào thời điểm này vẫn chưa có kết quả hiện và can thiệp sớm. Khám hậu phẫu kỹ<br /> nuôi cấy nên vẫn chưa thể loại trừ hoàn toàn lưỡng vào ngày 1 sau mổ, hướng dẫn bệnh<br /> viêm giác mạc do vi khuẩn, bệnh nhân lại vừa nhân đến khám ngay nếu phát hiện triệu<br /> trải qua một thủ thuật trên mắt, nên để đảm chứng hay dấu hiệu gì bất thường sẽ giúp<br /> bảo an toàn, bệnh nhân được dùng tiếp tục phát hiện và điều trị sớm.<br /> levofloxacin 0.5% nhỏ mỗi giờ. Nhỏ steroid sau phẫu thuật LASIK cũng là<br /> Theo khuyến cáo của Linebarger và cộng một biện pháp tốt để phòng ngừa DLK.<br /> sự, sau khi rửa, nhỏ kháng viêm liều cao liên TÀILIỆUTHAMKHẢO<br /> tục và giảm liều dần cho đến khi bệnh khỏi 1. Almarzooqi, S., A. Leber, and S. Kahwash, Artifacts and<br /> hẳn. Loại thuốc kháng viêm được khuyên organism mimickers in pathology: case examples and review of<br /> dùng là prednisolone acetate 1%(8,9). literature. Adv Anat Pathol, 2010. 17(4): p. 277-281.<br /> 2. Anderson, K.L., R. Salouti, and H.R. Taylor, Postoperative<br /> Với chế độ điều trị kháng viêm như trong Management in LASIK Surgery. Chapter 11, in Step by Step<br /> Biểu đồ 1, sang thương thâm nhiễm mờ hơn LASIK Surgery, R.B. Vajpayee, et al., Editors. 2003, Taylor<br /> & Francis. p. 113-125.<br /> ngay từ ngày thứ 1 sau khi rửa và sau 5 tuần 3. Castoro, C., Causes of diffuse lamellar keratitis.<br /> chỉ còn sẹo nhu mô trước đường kính khoảng Ophthalmology, 2003. 110(5): p. 873.<br /> 4. Fogla, R. and R. Padmanabhan, Diffuse lamellar keratitis:<br /> 1mm (Hình 3). Thị lực cải thiện ngay từ ngày<br /> are meibomian glands responsible? J Cataract Refract<br /> thứ 1 sau thủ thuật, và chỉ sau 1 tuần, thị lực Surg, 2001. 27: p. 493-495.<br /> bệnh nhân đã đạt 10/10 (Biểu đồ 1). 5. Gokhale, N.S., Medical management approach to infectious<br /> keratitis. Indian J Ophthalmol, 2008. 56(3): p. 215-220.<br /> Như vậy, hướng chẩn đoán và điều trị ở 6. Gritz, D.C., LASIK interface keratitis: epidemiology,<br /> bệnh nhân này đã được điều chỉnh lại cho diagnosis and care. Curr Opin Ophthalmol, 2011. 22: p.<br /> 251–255<br /> đúng, và bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh. 7. Klotz, S.A., et al., Fungal and Parasitic Infections of the Eye.<br /> KẾTLUẬN Clin Microbiol Rev, 2000. 13(4): p. 662-685.<br /> 8. Linebarger, E., D. Hardten, and R. Lindstrom, Diffuse<br /> DLK là phản ứng viêm không đặc hiệu xảy lamellar keratitis: identification and management. Int<br /> Ophthalmol Clin, 2000 Summer. 30(3): p. 77-86.<br /> ra tại mặt cắt sau phẫu thuật LASIK với 9. Linebarger, E.J., D.R. Hardten, and R.L. Lindstrom,<br /> nguyên nhân đa yếu tố, có thể xảy ra đơn lẻ Diffuse lamellar keratitis: diagnosis and management. J<br /> từng ca hoặc xảy ra thành đợt nhiều ca. Cataract Refract Surg, 2000. 26(7): p. 1072-1077.<br /> 10. Rhee, D.J., Anti-Inflammatory Agents. Chapter 7, in<br /> Chiến lược tiếp cận DLK gồm 3 bước: (1) Ophthalmologic Drug Guide, D.J. Rhee, et al., Editors. 2011,<br /> Springer. p. 69-76.<br /> nhận diện tế bào viêm dạng hạt màu trắng<br /> 11. Smith, R., Diffuse Lamellar Keratitis: Making the Correct<br /> trong bề mặt tiếp xúc; (2) phân độ tùy thuộc Diagnosis and Preventing Treatment Errors, in Refractive<br /> vào vị trí và mức độ nặng của phản úng viêm; Surgery, A. Agarwal, A. Agarwal, and S. Jacob, Editors.<br /> 2009, Jaypee: New Delhi. p. 446-455.<br /> và (3) can thiệp, bao gồm thuốc nhỏ steroid<br /> liều cao trong thời gian ngắn và nếu bệnh<br /> trạng không cải thiện có thể lật vạt để lấy bệnh Ngày nhận bài báo: 17/10/2015<br /> phẩm, sau đó rửa sạch. Không nên dùng Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/10/2015<br /> steroid trong thời gian dài vì có nguy cơ bội Ngày bài báo được đăng: 01/02/2016<br /> nhiễm, ứ đọng dịch trong bề mặt giác mạc và<br /> glaucoma.<br /> <br /> <br /> <br /> 212 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2