intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận thức về dinh dưỡng của người bệnh và người nhà người bệnh tại Bệnh viện K năm 2018

Chia sẻ: ViArtemis2711 ViArtemis2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu mô tả nhận thức về dinh dưỡng của người bệnh và người nhà người bệnh tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều năm 2018. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 632 người bệnh ung thư và 548 người nhà người bệnh ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận thức về dinh dưỡng của người bệnh và người nhà người bệnh tại Bệnh viện K năm 2018

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> <br /> NHẬN THỨC VỀ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ<br /> NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN K<br /> NĂM 2018<br /> Nguyễn Thị Hồng Tiến1, Hoàng Việt Bách1, Nguyễn Thị Dung1, Đăng Thị Thu Hằng1,<br /> Dương Thị Yến1, Nguyễn Đức Dịu1, Nguyễn Thị Đính1, Lê Thị Hương2<br /> 1<br /> Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K,<br /> 2<br /> Viện đào tạo YHDP & YTCC, Trường Đại học Y Hà Nội,<br /> <br /> Nghiên cứu mô tả nhận thức về dinh dưỡng của người bệnh và người nhà người bệnh tại Bệnh viện K<br /> cơ sở Tân Triều năm 2018. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 632 người bệnh ung thư và 548 người<br /> nhà người bệnh ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018.<br /> Nghiên cứu cho thấy có 59,7% người bệnh ung thư và 51,7% người nhà đã chủ động tìm hiểu về dinh dưỡng<br /> trong quá trình điều trị ung thư. Về mong muốn được tư vấn dinh dưỡng ở người bệnh là 94,6% và người<br /> nhà là 93,9%. Người bệnh và người nhà người bệnh đã tìm hiểu về dinh dưỡng của người bệnh và người<br /> nhà tỷ lệ với trình độ học vấn của đối tượng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ người bệnh và<br /> người nhà người bệnh chủ động tìm hiểu về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư chưa cao lần lượt là 59,7%<br /> và 51,7%. Tỷ lệ đối tượng mong muốn được tư vấn dinh dưỡng trong quá trình điều trị tại Bệnh viện cao.<br /> <br /> Từ khóa: nhận thức về dinh dưỡng, người bệnh ung thư và người nhà bệnh nhân, tư vấn dinh<br /> dưỡng, bệnh viện K.<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong nghĩ, kinh nghiệm và giác quan [6]. Nhận thức<br /> việc hỗ trợ quá trình điều trị, chăm sóc bệnh về dinh dưỡng trong điều trị bệnh ung thư là<br /> nhân ung thư, góp phần nâng cao hiệu quả một trong những bước quan trọng để người<br /> điều trị, tăng thời gian sống và chất lượng cuộc bệnh, người nhà bệnh nhân thấy được tầm<br /> sống cho người bệnh [1 - 3]. Một nghiên cứu quan trọng của dinh dưỡng trong quá trình<br /> tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (2017) báo cáo điều trị bệnh ung thư, từ đó có những thay đổi<br /> nguy cơ SDD ở bệnh nhân ung thư khi nhập hành vi tích cực cải thiện tình trạng dinh dưỡng<br /> viện là 51,7% [4]. Tuy nhiên, không phải bệnh (TTDD) và nâng cao hiệu quả điều trị [7].<br /> nhân, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế Bệnh viện K là bệnh viện hàng đầu cả nước<br /> nào cũng nhận thức được đầy đủ tầm quan trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý<br /> trọng của dinh dưỡng trong điều trị bệnh [5]. ung thư, với hơn 1000 giường bệnh. Để nâng<br /> Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp cao hiệu quả của công tác dinh dưỡng bệnh<br /> thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy viện hướng tới nâng cao hiệu quả điều trị và<br /> nâng cao chất lượng cuộc sống cho người<br /> Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Tiến, Trung tâm bệnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với<br /> Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K mục tiêu:<br /> Email: hongtien95.dd@gmail.com Mô tả nhận thức về dinh dưỡng của người<br /> Ngày nhận: 05/03/2019 bệnh và người nhà người bệnh tại Bệnh viện K<br /> Ngày được chấp nhận: 07/05/2019 cơ sở Tân Triều năm 2018.<br /> <br /> <br /> TCNCYH 120 (4) - 2019 19<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Trên đối tượng là người bệnh: mỗi khoa lấy<br /> 35 bệnh nhân, bốc thăm ngẫu nhiên 35 bệnh<br /> 1. Đối tượng<br /> nhân theo số thứ tự giường.<br /> Nghiên cứu được thực hiện trên người<br /> Trên đối tượng là người nhà bệnh nhân:<br /> bệnh ung thư và người nhà người bệnh ung<br /> mỗi khoa lấy 35 người nhà bệnh nhân, bốc<br /> thư đang điều tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.<br /> thăm ngẫu nhiên 35 bệnh nhân theo số thứ tự<br /> 2. Thời gian và địa điểm giường, phỏng vấn người nhà của những bệnh<br /> Thời gian: từ tháng 6/2018 đến tháng nhân đó.<br /> 12/2018. Các biến số và chỉ số<br /> Địa điểm: Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn<br /> 3. Phương pháp theo bộ câu hỏi:<br /> Biến số: thông tin chung về đối tượng<br /> Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt<br /> nghiên cứu (tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề<br /> ngang<br /> nghiệp).<br /> Cỡ mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu được tính theo<br /> Quy trình tiến hành nghiên cứu<br /> công thức ước tính một tỷ lệ:<br /> Người bệnh và người nhà người bệnh đủ<br /> p.(1-p) tiêu chuẩn được đánh số và lựa chọn ngẫu<br /> n = Z2(1-α/2) x<br /> (pε)2 nhiên tham gia vào nghiên cứu, điều tra viên<br /> phỏng vấn các câu hỏi trong bộ câu hỏi.<br /> - n: cỡ mẫu cần nghiên cứu.<br /> Quản lý, xử lý và phân tích số liệu<br /> - α: mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 0,05 ứng<br /> Số liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch<br /> với độ tin cậy 95%,<br /> và nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata<br /> khi đó: Z(1-α/2) = 1,96.<br /> 3.1. Các phân tích sẽ được thực hiện bằng<br /> - p = tỷ lệ ước tính, p = 0,5.<br /> phần mềm STATA 12.0. Sử dụng các test thống<br /> - ε: mức sai lệch tương đối giữa tham số<br /> kê để đánh giá sự khác biệt giữa các tỷ lệ như<br /> mẫu và tham số quần thể. Trong nghiên cứu<br /> khi bình phương/Fisher’s exact test.<br /> này chọn ε = 0,06.<br /> Thay vào công thức tính cỡ mẫu ta được 4. Đạo đức nghiên cứu.<br /> n = 1173, dự trù 10% cỡ mẫu và làm tròn, cỡ Nghiên cứu là một phần trong đề tài cấp cơ<br /> mẫu của nghiên cứu là 1200 đối tượng. Trong sở của Bệnh viện K năm 2018 đã được phê<br /> đó lấy 600 người bệnh và 600 người nhà người duyệt theo Quyết định 2914/QĐ – BVK ngày<br /> bệnh. Cỡ mẫu thực tế thu được là 632 người 03/12/2018, được sự đồng ý của Hội đồng đạo<br /> bệnh và 548 người nhà người bệnh. đức trong nghiên cứu y sinh học của Bệnh viện<br /> Chọn mẫu K. Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ<br /> Mẫu được chọn theo phương pháp chọn ràng đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của nghiên<br /> mẫu ngẫu nhiên đơn. Lấy người bệnh và cứu và tự nguyện tham gia nghiên cứu. Các<br /> người nhà người bệnh tại 18 khoa lâm sàng thông tin thu thập được trong nghiên cứu hoàn<br /> Bệnh viên K cơ sở Tân Triều, trừ khoa Nội Nhi, toàn được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục<br /> Hồi sức cấp cứu và Hồi sức tích cực. tiêu nghiên cứu.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 20 TCNCYH 120 (4) - 2019<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> 1. Nhận thức về dinh dưỡng của người bệnh trong điều trị ung thư<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 40,3%<br /> <br /> 59,7%<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Đã tìm hiểu Chưa tìm hiểu<br /> <br /> <br /> <br /> Biểu đồ 1. Tỷ lệ người bệnh quan tâm đến dinh dưỡng trong điều trị ung thư<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh đã tìm hiểu các kiến thức về dinh dưỡng cho bệnh<br /> nhân ung thư (59,7%) cao hơn tỷ lệ đối tượng chưa tìm hiểu (40,3%).<br /> Bảng 1. Kiến thức của người bệnh về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư<br /> <br /> Tần số Tỷ lệ<br /> Các đặc điểm<br /> (n) (%)<br />  Đúng 492 79,2<br /> Người bệnh ung thư cần ăn đa dạng<br />  Sai 130 20,8<br />  Đúng 260 41,1<br /> Người bệnh ung thư không được ăn thịt đỏ<br />  Sai 372 58,9<br />  3 bữa/ngày 240 38,1<br /> Số bữa ăn/ngày  4 – 6 bữa/ngày 355 56,3<br />  Khác 35 5,6<br /> <br />  Đồ luộc hấp 521 82,6<br />  Đồ xào rán 37 5,9<br /> Dạng chế biến thức ăn<br />  Đồ nướng/ kho 9 1,4<br />  Khác 64 10,1<br /> <br />  Không 525 96,2<br /> Sử dụng rượu bia/ thuốc lá<br />  Có 21 3,8<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về kiến thức của người bệnh trong dinh dưỡng<br /> cho người bệnh ung thư như: ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn thịt đỏ, số bữa ăn trong ngày,<br /> dạng chế biến thức ăn…<br /> <br /> <br /> TCNCYH 120 (4) - 2019 21<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Bảng 2. Vai trò và nhu cầu về dinh dưỡng trong điều trị ung thư của người bệnh<br /> <br /> Tần số Tỷ lệ<br /> Các đặc điểm<br /> (n) (%)<br /> <br />  Có 290 46,0<br /> Chủ động tìm hiểu về<br />  Không 319 50,6<br /> dinh dưỡng<br />  Không biết 21 3,4<br /> <br />  Mong muốn được tư vấn dinh dưỡng 599 94,6<br /> Nhu cầu tư vấn dinh<br />  Không muốn được tư vấn dinh dưỡng 29 4,6<br /> dưỡng<br />  Không biết 5 0,8<br /> <br />  Quan trọng 540 85,4<br />  Bình thường 57 9,0<br /> Vai trò của dinh dưỡng<br />  Không quan trọng 5 0,8<br />  Không biết 30 4,8<br /> <br /> Kết quả cho thấy tỷ lệ người bệnh không chủ động tìm hiểu về dinh dưỡng cao hơn nhóm có<br /> chủ động tìm hiểu, tỷ lệ lần lượt là 50,6% và 46,0%. Phần lớn đối tượng có mong muốn được tư<br /> vấn dinh dưỡng tỷ lệ này chiếm 94,6%. Nhận thức về tầm quan trọng của dinh dưỡng trong điều<br /> trị bệnh ung thư có 85,4% người bệnh nhận thấy dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị<br /> bệnh ung thư.<br /> Bảng 3. Mối liên quan giữa việc tìm hiểu về dinh dưỡng của người bệnh ung thư<br /> và trình độ học vấn<br /> <br /> Trình độ học vấn<br /> Tìm hiểu về n (%) Tổng<br /> dinh dưỡng n (%)<br /> Phổ thông Cao đẳng/Đại học<br /> <br /> 236 17 253<br /> Chưa tìm hiểu về dinh dưỡng<br /> (43,0) (21,0) (40,2)<br /> 313 64 377<br /> Đã tìm hiểu về dinh dưỡng<br /> (57,0) (79,0) (59,8)<br /> 549 81 630<br /> Tổng<br /> (100,0) (100,0) (100,0)<br /> p < 0,05 Chi-square test<br /> Nhóm đối tượng có trình độ học vấn là phổ thông tỷ lệ đã tìm hiểu về dinh dưỡng chiếm 57,0%,<br /> ở nhóm đối tượng có trình độ từ cao đẳng đại học tỷ lệ đã tìm hiểu về dinh dưỡng là 79,0%. Tỷ lệ<br /> đã tìm hiểu về dinh dưỡng ở nhóm đối tượng có trình độ cao đẳng đại học cao hơn nhóm đối tượng<br /> có trình độ học vấn phổ thông, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 22 TCNCYH 120 (4) - 2019<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> 2. Nhận thức về dinh dưỡng trong điều trị ung thư của người nhà người bệnh trong điều<br /> trị ung thư.<br /> <br /> <br /> 5,7%<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 42,6% 51,7%<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Đã tìm hiểu Chưa tìm hiểu Không biết<br /> <br /> Biểu đồ 3. Tỷ lệ người nhà người bệnh quan tâm đến dinh dưỡng trong điều trị ung thư<br /> Kết quả nghiên cứu trên nhóm đối tượng người nhà người bệnh cho thấy có 51,7% đối tượng<br /> đã tìm hiểu về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư cao hơn nhóm đối tượng chưa tìm hiểu về dinh<br /> dưỡng cho người bệnh ung thư là 42,6%.<br /> Bảng 4. Vai trò và nhu cầu về dinh dưỡng của người nhà người bệnh<br /> <br /> Các đặc điểm Tần số Tỷ lệ<br /> (n) (%)<br /> <br />  Mong muốn được tư vấn dinh dưỡng 510 93,9<br /> Nhu cầu được tư<br />  Không muốn được tư vấn dinh dưỡng 28 5,2<br /> vấn dinh dưỡng<br />  Không biết 5 1,9<br /> <br />  Quan trọng 503 92,3<br /> Vai trò của dinh  Bình thường 24 4,4<br /> dưỡng  Không quan trọng 4 0,7<br />  Không biết 14 2,6<br /> <br /> Về nhu cầu được tư vấn dinh dưỡng, phần lớn người nhà trong nghiên cứu mong muốn được<br /> tư vấn dinh dưỡng, tỷ lệ này chiếm 93,9%. Nhận thức về vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh<br /> ung thư, đa số người nhà người bệnh nhận thấy dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị<br /> bệnh ung thư, tỷ lệ này chiếm 92,3%.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TCNCYH 120 (4) - 2019 23<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Bảng 5. Mối liên quan giữa viêc đã tìm hiểu về dinh dưỡng và trình độ học vấn<br /> của người nhà người bệnh<br /> <br /> Trình độ học vấn<br /> n (%) Tổng<br /> Tìm hiểu về dinh dưỡng<br /> n (%)<br /> Phổ thông Cao đẳng/ đại học<br /> 224 39 263<br /> Chưa tìm hiểu về dinh dưỡng<br /> (52,0) (34,8) (48,4)<br /> 207 73 280<br /> Đã tìm hiểu về dinh dưỡng<br /> (48,0) (65,2) (51,6)<br /> 431 112 543<br /> Tổng<br /> (100,0) (100,0) (100,0)<br /> p < 0,05 Chi-square test<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nhóm có trình độ học vấn phổ thông đã tìm hiểu về dinh dưỡng<br /> chiếm 48,0%, nhóm đối tượng có trình độ học vấn cao đẳng, đại học tỷ lệ đã tìm hiểu về dinh dưỡng<br /> chiếm 65,2%. Tỷ lệ đã tìm hiểu về dinh dưỡng có sự tăng dần từ nhóm có trình độ học phổ thông<br /> đến cao đẳng đại học, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> Người bệnh và người nhà người bệnh có nhưng quan trọng như thế nào thì nhiều bệnh<br /> mối liên quan mật thiết và có tác động ảnh nhân cũng chưa hiểu hết được. Kết quả cho<br /> hưởng đến nhau đặc biệt là trong suy nghĩ, thấy, tỷ lệ bệnh nhân mong muốn được tư vấn<br /> nhận thức và lối sống. Điều này đã được thể dinh dưỡng và nhận thấy tầm quan trọng của<br /> hiện trong kết quả nghiên cứu có sự tương dinh dưỡng cao nhưng lượng người bệnh chủ<br /> đồng giữa nhóm đối tượng là người bệnh và động tìm hiểu về dinh dưỡng lại thấp kết quả<br /> người nhà người bệnh. có thể giải thích do tỷ lệ người cao tuổi trong<br /> Tỷ lệ bệnh nhân đã tìm hiểu các thông tin nghiên cứu cao: trên 60 tuổi chiếm 36,6%, tỷlệ<br /> về dinh dưỡng trong điều trị ung thư chiếm đối tượng có tuổi từ 40 -60 tuổi chiếm 51,5%;<br /> 59,7%.Nghiên cứu về nhận thức và kiến thức tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn dưới THPT<br /> ung thư đại trực tràng trên sinh viên cho kết chiếm 60,5% và chủ yếu người bệnh trong<br /> quả 36,23% đối tượng có mức độ kiến thức nghiên cứu có nghề nghiệp là nông dân<br /> kém [8]. Sự khác biệt được giải thích do sự (44,7%).<br /> khác nhau về đối tượng, phương pháp của 2 Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa<br /> nghiên cứu. người bệnh đã tìm hiểu về dinh dưỡng và trình<br /> Nghiên cứu cho thấy có 46,0% người bệnh độ học vấn cho thấy tỷ lệ người bệnh đã tìm<br /> có sự chủ động tìm hiểu về dinh dưỡng cho hiểu về dinh dưỡng ở nhóm đối tượng có trình<br /> bệnh nhân ung thư, tỷ lệ này vẫn còn khá độ học vấn cao đẳng, đại học cao hơn nhóm<br /> khiêm tốn. Tỷ lệ bệnh nhân mong muốn được đối tượng có trình độ học vấn phổ thông, tỷ<br /> tư vấn dinh dưỡng trong bệnh viện rất cao lệ lần lượt là 79,0% và 57,0%, sự khác biệt<br /> chiếm 94,6% và 85,4% người bệnh được hỏi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả này<br /> cho rằng dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng tương đồng với một nghiên cứu trên sinh viên<br /> <br /> <br /> 24 TCNCYH 120 (4) - 2019<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> tại Ai Cập năm 2017 cho thấy thói quen và nhà người bệnh. Nghiên cứu đã chỉ ra mức<br /> lối sống lành mạnh tỷ lệ với sinh viên có kiến mức độ quan tâm đến và mong muốn được<br /> thức [9]. Điều này có thể giải thích những đối tư vấn dinh dưỡng của người bệnh và người<br /> tượng có trình độ học vấn cao đẳng, đại học nhà người bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu này<br /> quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng hơn và họ có còn tồn tại một số nhược điểm: chưa đánh giá<br /> nhiều điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận với được cụ thể mức độ hiểu biết về dinh dưỡng<br /> các nguồn thông tin về dinh dưỡng cho người cũng như thực hành dinh dưỡng hiện tại của<br /> bệnh ung thư. Đây cũng là một thách thức đặt người bệnh ung thư, đây cũng là hướng cho<br /> ra cho công tác dinh dưỡng hiện này cần phải những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo để<br /> triển khai mạnh mẽ hơn nữa công tác truyền đánh giá nhận thức của người bệnh ung thư.<br /> thông và tư vấn dinh dưỡng để tất cả các bệnh<br /> V. KẾT LUẬN<br /> nhân điều trị tại bệnh viện đều có những kiến<br /> thức cơ bản về dinh dưỡng để đảm bảo dinh Nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ đối tượng chủ<br /> dưỡng, giảm tỷ lệ SDD do thiếu kiến thức về động tìm hiểu về dinh dưỡng chưa cao: người<br /> dinh dưỡng trên bệnh nhân ung thư. bệnh 59,7% và người nhà là 51,7%. Hầu hết<br /> Trên nhóm đối tượng người nhà người người bệnh và người nhà người bệnh có mong<br /> bệnh, kết quả cho thấy có 51,7% người nhà muốn được tư vấn dinh dưỡng trong quá trình<br /> người bệnh đã tìm hiểu về dinh dưỡng cho điều trị tại Bệnh viện. Nghiên cứu là cơ sở để<br /> bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu cho kết quả đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai công tác dinh<br /> có 93,9% người nhà người bệnh mong muốn dưỡng, đặc biệt là tư vấn, truyền thông dinh<br /> được tư vấn dinh dưỡng và 92,3% đối tượng dưỡng cho người bệnh và người nhà người<br /> nhận thức dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng bệnh. Đồng thời, đây cũng là tiền đề để phát<br /> trong việc điều trị bệnh nhân ung thư. Kết quả triển thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn để<br /> này khá tương đồng với kết quả trên nhóm đánh giá hiệu quả của công tác dinh dưỡng tại<br /> đối tượng là người bệnh. Do đó có thể thấy bệnh viện.<br /> công tác tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh Lời cảm ơn<br /> tại bệnh viện đang rất cần thiết và cần được<br /> Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bệnh viện<br /> quan tâm đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng nhu<br /> K đã hỗ trợ chúng tôi trong suốt quá trình thực<br /> cầu điều trị của bệnh nhân và người nhà bệnh<br /> hiện nghiên cứu. Từ trái tim mình, chúng tôi xin<br /> nhân, đảm bảo người bệnh điều trị sẽ được<br /> gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bệnh nhân đang<br /> chăm sóc toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc<br /> điều trị tại Bệnh viện K đã kiên trì, không ngại<br /> sống cho bệnh nhân ung thư.<br /> mệt mỏi, vượt qua bệnh tật để giúp đỡ chúng<br /> Nghiên cứu thực hiện trên 2 nhóm đối<br /> tôi hoàn thành nghiên cứu này.<br /> tượng cho thấy những kết quả tương đồng về<br /> Chúng tôi cam kết không có xung đột lợi ích<br /> việc tìm hiểu kiến thức, nhận thức về tầm quan<br /> từ nghiên cứu này.<br /> trọng của dinh dưỡng cũng như nhu cầu tư<br /> vấn dinh dưỡng của người bệnh và người nhà TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> người bệnh. Điều này cho thấy để nâng cao 1. WHO (2017). Cancer. Fact sheet N<br /> hiệu quả dinh dưỡng, cải thiện tình trạng dinh 297. Updated February 2017.<br /> dưỡng của người bệnh cần phải tư vấn, truyền 2. Lindsey T, Rebecca S and Ahmedin<br /> thông dinh dưỡng cho cả người bệnh và người J (2015). Global Cancer Facts & Figures 3rd<br /> <br /> <br /> TCNCYH 120 (4) - 2019 25<br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> Edition. American Cancer Society. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009).<br /> 3. Hébuterne X., Lemarié E., Michallet Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac –<br /> M., et al (2014). Prevalence of malnutrition and Lenin. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.<br /> current use of nutrition support in patients with 7. Bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực<br /> cancer. JPEN J Parenter Enteral Nutr, 38(2), phẩm (2016). Dinh dưỡng cơ sở. Nhà xuất bản<br /> 196 – 204. Y học , Hà Nội.<br /> 4. Nguyễn Thùy Linh, Dương Thị 8. Rocke KD (2019). Colorectal Cancer<br /> Phượng, Lê Thị Hương và cộng sự (2017). Knowledge and Awareness Among University<br /> Tình trạng Dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư Students in a Caribbean Territory: a Cross-<br /> sectional Study. Journal of Cancer Education,<br /> tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Dinh dưỡng và<br /> 1 - 8.<br /> thực phẩm, 13(4), 8 – 15.<br /> 9. El Ahmady S, El Wakeel L (2017).<br /> 5. Nitenberg G. và Raynard B. (2000).<br /> The Effects of Nutrition Awareness and<br /> Nutritional support of the cancer patient: issues Knowledge on Health Habits and Performance<br /> and dilemmas. Crit Rev Oncol Hematol, 34(3), Among Pharmacy Students in Egypt. Journal<br /> 137 – 168. Of Community Health, 42(2), 213 – 220.<br /> <br /> <br /> Summary<br /> AWARENESS OF PATIENTS AND RELATIVES ABOUT NUTRITION<br /> IN VIETNAM NATIONAL CANCER HOSPITAL IN 2018<br /> This study was conducted to describe the nutritional awareness of patients and family<br /> members at the Vietnam National Cancer Hospital in 2018. The cross-sectional study was<br /> implemented among 632 cancer patients and 548 relatives at Vietnam National Cancer Hospital<br /> from June 2018 to December 2018. The results showed that 59.7% of cancer patients and 51.7%<br /> of patients’ relatives have done some searching on nutrition. Regarding the desire to receive<br /> nutrition advice, it was 94.6% and 93.9% in patients and their family members respectively.<br /> The fact that the patients and their family members learned about nutrition for cancer patients<br /> was related to their educational level, the difference was statistically significant (p < 0.05). The<br /> proportion of patients and family members who learned about nutrition for cancer patients was<br /> not high. The patients and family members’ need for nutritional counseling were very high.<br /> <br /> Keywords: nutritional awarenees, cancer patients and family members, Vietnam National<br /> Cancer Hospital.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 26 TCNCYH 120 (4) - 2019<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2