intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận xét một số đặc điểm của các khối u kết giác mạc

Chia sẻ: ViHinata2711 ViHinata2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

45
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm của một số loại u kết giác mạc (KGM) thường gặp. Đối tượng và phương pháp: Tiến hành nghiên cứu hồi cứu 87 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân (BN) điều trị tại Bệnh viện Mắt TW năm 2007 được chẩn đoán mô bệnh học là u kết giác mạc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận xét một số đặc điểm của các khối u kết giác mạc

NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC KHỐI U KẾT<br /> GIÁC MẠC<br /> NGUYỄN THU THỦY, HOÀNG ANH TUẤN<br /> <br /> Bệnh viện Mắt Trung ương<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm của một số loại u kết giác mạc (KGM)<br /> thường gặp. Đối tượng và phương pháp: Tiến hành nghiên cứu hồi cứu 87 hồ sơ bệnh<br /> án của các bệnh nhân (BN) điều trị tại Bệnh viện Mắt TW năm 2007 được chẩn đoán<br /> mô bệnh học là u kết giác mạc. Kết quả: Các u KGM gồm u bẩm sinh lạc chỗ (40,2%)<br /> các khối u có nguồn gốc biểu mô (47,1%) , khối u hắc tố(9,2%), u dạng lym phô<br /> (2,3%), u mạch (1,1%). 91,7% các khối u ác tính và tiền ác tính gặp ở độ tuổi >40. Có<br /> 44,8% khối u xuất hiện ở vùng rìa, 33,3% xuất hiện ở kết mạc nhãn cầu. Tổn thương ác<br /> tính và tiền ác tính của biểu mô là 1,5% và chủ yếu gặp ở nam giới (80%), tuổi>40<br /> (90%). Kết luận: U KGM bao gồm nhiều loại với các đặc điểm khác nhau. Các khối u<br /> lành tính thường gặp ở người trẻ, u ác tính thường gặp ở tuổi trung niên và cao tuổi.<br /> Các tổn thương thường xuất hiện nhiều ở vùng rìa và kết mạc nhãn cầu.<br /> Từ khóa: U kết giác mạc<br /> <br /> Nghiên cứu hồi cứu<br /> 2.3. Phương tiện nghiên cứu<br /> Tiến hành nghiên cứu hồ sơ bệnh án<br /> của các BN u KGM được chẩn đoán xác<br /> định bằng mô bệnh học và điều trị tại Bệnh<br /> viện Mắt TW từ tháng 1/2007 đến hết<br /> tháng 12/2007<br /> <br /> I.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> U KGM là một bệnh ít gặp nhưng<br /> gây ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ,<br /> một phần chức năng thị giác cũng như<br /> vận động của nhãn cầu, biểu hiện lâm<br /> sàng rất đa dạng phong phú, chẩn đoán<br /> xác định phải dựa vào đặc điểm lâm sàng<br /> và xét nghiệm giải phẫu bệnh. Chúng tôi<br /> tiến hành nghiên cứu hồi cứu 87 trường<br /> hợp u KGM được điều trị tại Bệnh viện<br /> Mắt TW trong năm 2007 với mục tiêu:<br /> Nhận xét một số đặc điểm của một số<br /> loại u KGM thường gặp.<br /> <br /> 2.4. Xử lý số liệu bằng chương trình<br /> thống kê y học Epi 2000.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> Từ tháng 1 năm 2007 đến hết tháng<br /> 12 năm 2007 có 87 BN u KGM được<br /> chẩn đoán xác định và điều trị tại Bệnh<br /> viện Mắt TW.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG<br /> PHÁP<br /> 2.1. Đối tượng<br /> BN điều trị tại Bệnh viện Mắt TW<br /> được chẩn đoán mô bệnh học là u KGM.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> 3.1. Đặc điểm BN và các loại khối u<br /> kết giác mạc<br /> <br /> 27<br /> <br /> Giới: Nam chiếm 52,9% (46 BN),<br /> 48,3%, nhóm 21-40 tuổi chiếm 13,7%,<br /> nữ 47,1% (41BN) tỷ lệ này không có sự<br /> nhóm 41-60 chiếm 23%, nhóm ≥ 61 tuổi<br /> khác biệt nhiều về giới.<br /> chiếm 15%.<br /> Tuổi: BN nhỏ nhất đến khám là 3<br /> tháng tuổi, nhiều nhất là 87 tuổi. Nhóm<br /> tuổi gặp nhiều nhất là ≤ 20 tuổi chiếm<br /> Bảng 1. Tỷ lệ các loại khối u và sự phân bố theo từng nhóm tuổi<br /> Nhóm tuổi<br /> Các loại khối u<br /> Các u bẩm sinh lạc chỗ<br /> <br /> ≤ 20<br /> <br /> 21-40<br /> <br /> 41-60<br /> <br /> ≥ 61<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 32<br /> (91,4%)<br /> 6 (50%)<br /> <br /> 3 (8,6%)<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 3 (25%)<br /> <br /> 1 (8,3%)<br /> <br /> 2 (11,1%)<br /> <br /> 2<br /> (16,7%)<br /> 8<br /> (44,5%)<br /> 2 (50%)<br /> 3 (50%)<br /> 2<br /> (100%)<br /> 2<br /> (33,3%)<br /> <br /> 35<br /> (40,2%)<br /> 41<br /> (47,1%)<br /> <br /> U có<br /> nguồ<br /> n gốc<br /> biểu<br /> mô<br /> <br /> U nhú (n=12)<br /> U nang biểu mô<br /> (n=18)<br /> Tiền ác tính(n=4 )<br /> ác tính (n=6)<br /> Loại khác (n=2)<br /> <br /> 2 (11,1%)<br /> <br /> U hắc<br /> tố<br /> <br /> Nốt ruồi (n=6)<br /> <br /> 2 (33,3%)<br /> <br /> U hắc tố ác tính<br /> (n=2)<br /> U mạch (n=1)<br /> U dạng lym phô (n=2)<br /> Tổng số<br /> <br /> 1 (25%)<br /> <br /> 2 (33,3%)<br /> <br /> 6<br /> (33,3%)<br /> 1 (25%)<br /> 3 (50%)<br /> <br /> 8 (9,2%)<br /> 2 (100%)<br /> <br /> 1 (100%)<br /> 42<br /> (48,3%)<br /> <br /> 12<br /> (13,7%)<br /> <br /> Trong nghiên cứu này chúng tôi<br /> phân loại các u KGM theo Hội Nhãn<br /> khoa Mỹ (1): Các u bẩm sinh lạc chỗ (u<br /> dạng bì, u bì mỡ), u có nguồn gốc biểu<br /> mô, u hắc tố, u mạch, u dạng lym phô,<br /> các u vàng và u di căn. Chúng tôi không<br /> gặp trường hợp nào của u vàng và u di<br /> căn.<br /> Các khối u lạc chỗ bẩm sinh<br /> (40,2%) gồm các u bì và u bì mỡ KGM,<br /> thường lành tính không có khả năng<br /> chuyển thành ác tính, do tính chất bẩm<br /> sinh và liên quan nhiều đến thẩm mỹ nên<br /> những BN có khối u này thường đến viện<br /> <br /> 1(50%)<br /> 20<br /> (23%)<br /> <br /> 1 (50%)<br /> 13 (15%)<br /> <br /> 1 (1,1%)<br /> 2 (2,3%)<br /> 87<br /> (100%)<br /> <br /> từ rất sớm đa số trước 20 tuổi (91,4%),<br /> bé nhất là 3 tháng tuổi.<br /> Các khối u có nguồn gốc biểu mô<br /> (47,1%) được chia làm 3 loại: lành tính,<br /> tiền ác tính và ác tính. Các khối u lành<br /> tính chủ yếu hay gặp là u nhú, u nang<br /> biểu mô. U nhú gặp ở tất cả các nhóm<br /> tuổi nhưng hay gặp hơn ở nhóm < 20<br /> tuổi (50%). Có 18 trường hợp u nang<br /> biểu mô, trong đó có 2 trường hợp bẩm<br /> sinh còn lại 16 trường hợp xuất hiện sau<br /> phẫu thuật như mổ mộng, chấn thương,<br /> viêm nhiễm. Như vậy u nang biểu mô<br /> thường là thứ phát và hay gặp ở nhóm<br /> >20 tuổi. Trong nghiên cứu của chúng<br /> <br /> 28<br /> <br /> tôi các khối u tiền ác tính và ác tính là 10<br /> BN (11,5%) trong đó chỉ gặp 1 BN ≤ 20<br /> tuổi (10%), 4 BN được xếp vào loại tiền<br /> ác tính với kết quả giải phẫu bệnh có quá<br /> sản và loạn sản vừa biểu mô (màng đáy<br /> vẫn còn nguyên vẹn). Trong 6 trường<br /> hợp ác tính có 5 trường hợp ung thư biểu<br /> mô tế bào vảy, trường hợp còn lại là ung<br /> thư biểu mô tế bào đáy. Các tỷ lệ này<br /> cũng tương đương với tác giả Carol<br /> <br /> L.Shields, MD Hakan Demirci và cộng<br /> sự năm 2004 [3]<br /> U hắc tố ít gặp hơn có 8 BN chiếm<br /> 9,6% trong đó 6 trường hợp lành tính với<br /> hình ảnh tế bào là nốt ruồi phức hợp kết<br /> mạc và 2 BN u hắc tố ác tính đều > 60<br /> tuổi.<br /> Một BN u tế bào ngoại mạch và 2<br /> BN u dạng lym phô.<br /> 3.2. Tỷ lệ khối u lành tính và ác tính<br /> ở các nhóm tuổi<br /> <br /> Bảng 2. Tỷ lệ khối u lành tính và ác tính ở các nhóm tuổi<br /> Nhóm<br /> tuổi<br /> Các loại u<br /> Lành tính<br /> Tiền ác tính, ác tính<br /> <br /> ≤ 20<br /> 42<br /> (56%)<br /> <br /> 21-40<br /> <br /> 41-60<br /> <br /> ≥ 61<br /> <br /> 11 (14,7%)<br /> <br /> 15 (20%)<br /> <br /> 7 ( 9,3%)<br /> <br /> 1 (8,3%)<br /> <br /> 5 (41,7%)<br /> <br /> 6 (50%)<br /> <br /> Qua bảng 2 cho thấy các khối u tiền<br /> ác tính và ác tính chiếm 13,8 % tổng số<br /> các BN, trong đó chỉ có 1 (8,3%) BN ở<br /> nhóm tuổi từ 21-40 còn lại 91,7% gặp ở<br /> nhóm >40 tuổi kết quả này cũng phù hợp<br /> với các nghiên cứu khác trên thế giới<br /> [3,4,5,6]. Trong nhóm u lành tính có tới<br /> 56% thuộc nhóm ≤20 tuổi, chỉ có 9,3%<br /> trường hợp gặp ở nhóm ≥61 tuổi. Qua<br /> đây, chúng tôi nhận thấy rằng các khối u<br /> <br /> Tổng số<br /> 75<br /> (86,2%)<br /> 12<br /> (13,8%)<br /> <br /> ác tính chủ yếu gặp ở người trung niên<br /> và cao tuổi còn các khối u lành tính hay<br /> gặp hơn ở người trẻ. Do vậy đối với BN<br /> lớn tuổi có khối u KGM đến khám cần<br /> chú ý xác định xem khối u có phải ác<br /> tính không để có thái độ xử trí đúng và<br /> kịp thời.<br /> 3.3. Mối liên hệ của các loại khối u<br /> với giới tính<br /> <br /> Bảng 3. Tỷ lệ các loại khối u theo giới tính<br /> Giới<br /> Nam<br /> <br /> Các loại khối u<br /> U bẩm sinh lạc chỗ (n=35)<br /> U có nguồn gốc biểu mô (n=41)<br /> U hắc tố (n=8)<br /> U mạch (n=1)<br /> U dạng lym phô ( n=2)<br /> Tổng số<br /> <br /> 12 (34%)<br /> 28 (68,3%)<br /> 3 (37,5%)<br /> 1 (100%)<br /> 2 (100%)<br /> 46( 52,9%)<br /> <br /> Bảng 3 cho thấy u bẩm sinh lạc chỗ<br /> gặp ở nữ nhiều hơn nam. Ngược lại các<br /> khối u có nguồn gốc biểu mô hay gặp ở BN<br /> <br /> Nữ<br /> 23 (66%)<br /> 13 (31,7%)<br /> 5 (62,5%)<br /> <br /> 41 (47,1%)<br /> <br /> nam (68,3%), trong 10 trường hợp ác tính<br /> và tiền ác tính có 8 BN nam (80%), chỉ có 2<br /> BN nữ. Trong nghiên cứu của tác giả<br /> <br /> 29<br /> Bảng 4. Vị trí xuất hiện của các khối u kết giác mạc<br /> <br /> Penelope A McKelvie và cộng sự năm<br /> 2002 tỷ lệ này là 77% [5].<br /> Có 37,5% trường hợp các khối u<br /> hắc tố gặp ở nam và 62,5% ở nữ. Các u<br /> mạch và u lym phô chỉ gặp ở BN nam,<br /> Vị trí<br /> Các loại khối u<br /> Khối u lạc chỗ bẩm<br /> sinh (n=35)<br /> U có nguồn gốc<br /> biểu mô (n=41)<br /> U hắc tố (n=8)<br /> <br /> Vùng rìa<br /> 29<br /> (82,9%)<br /> 8<br /> (19,5%)<br /> 2 (25%)<br /> <br /> Giác<br /> mạc<br /> 2<br /> (5,7%)<br /> 2<br /> (4,9%)<br /> <br /> tuy nhiên số lượng BN quá ít nên tỷ lệ<br /> này không có ý nghĩa thống kê.<br /> 3.4. Vị trí xuất hiện của các khối u<br /> <br /> Kết mạc<br /> nhãn cầu<br /> 4<br /> (11,4%)<br /> 20<br /> (48,8%)<br /> 5 (62,5%)<br /> <br /> U mạch (n=1)<br /> U dạng<br /> (n=2)<br /> Tổng số<br /> <br /> Kết<br /> mạc mi<br /> <br /> Cùng<br /> đồ<br /> <br /> Vị trí<br /> khác<br /> <br /> 0<br /> <br /> 6<br /> (14,6%)<br /> <br /> 5<br /> (12,2%)<br /> 1<br /> (12,5%)<br /> <br /> 1<br /> (100%)<br /> <br /> lymphô<br /> 39<br /> (44,8%)<br /> <br /> 4<br /> (4,7%)<br /> <br /> 29<br /> (33,3%)<br /> <br /> Bảng 4 cho thấy các khối u<br /> thường xuất hiện ở vùng rìa KGM<br /> (44,8%) và kết mạc nhãn cầu (33,3%),<br /> chỉ có 4,7 % các khối u<br /> trên giác mạc, 2,3% các khối u ở kết mạc<br /> mi, 8% ở cùng đồ và 6,9% còn lại ở các<br /> vị trí như<br /> cục lệ, nếp bán nguyệt. Điều này cũng<br /> phù hợp với kết luận của Carol L.<br /> Shields MD và cộng sự năm 2004 (3).<br /> Kết mạc vùng rìa và kết mạc nhãn cầu<br /> nhất là vùng khe mi là nơi tiếp xúc nhiều<br /> với ánh sáng, tia cực tím cũng là một<br /> trong những yếu tố có liên quan đến sự<br /> xuất hiện và phát triển của các khối u.<br /> Tuy nhiên ở mỗi loại u KGM khác<br /> nhau vị trí xuất hiện cũng khác nhau. Các<br /> u bẩm sinh lạc chỗ có tới 82,9% ở vùng<br /> rìa. Các u có nguồn gốc biểu mô có tới<br /> 48,8% ở kết mạc nhãn cầu và 19,8% ở<br /> vùng rìa. Đặc biệt trường hợp u biểu mô<br /> tiền ác tính và ác tính có 7/10 trường hợp<br /> khối u ở vùng rìa và kết mạc nhãn cầu<br /> <br /> 2<br /> (100%)<br /> 2 (2,3%) 7 (8,0%)<br /> <br /> 6 (6,9%)<br /> <br /> vùng khe mi. Kết quả này cũng phù hợp<br /> với một số nghiên cứu khác [2,3,5,6].<br /> 62,5% các khối u sắc tố thường xuất hiện<br /> ở kết mạc nhãn cầu.<br /> IV. KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu hồi cứu hồ sơ 87<br /> mắt của 87 BN chúng tôi rút ra một số<br /> kết luận sau: U có nguồn gốc biểu mô, u<br /> bẩm sinh lạc chỗ và u hắc tố là các loại<br /> khối u KGM hay gặp nhất. Các khối u<br /> lành tính, bẩm sinh gặp nhiều ở thanh<br /> thiếu niên, các khối u ác tính thường gặp<br /> ở trung niên và người cao tuổi. Vị trí<br /> thường gặp của các khối u KGM là ở<br /> vùng rìa và kết mạc nhãn cầu nhất là<br /> vùng khe mi. Khối u biểu mô ác tính và<br /> tiền ác tính cũng thường gặp ở trung niên<br /> và người cao tuổi. Nam nhiều hơn nữ,<br /> tổn thương chủ yếu xuất hiện ở vùng rìa<br /> KGM và kết mạc nhãn cầu.<br /> <br /> 30<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> NGUYỄN ĐỨC ANH (1995-1996), Bệnh học của mi mắt và kết giác mạc (tài liệu<br /> dịch).<br /> 2.<br /> CAROL L. SHIELDS AND JERRYA. SHIELDS (2004) “Tumor of the<br /> conjunctiva and cornea” Survey of Opthamology 2004 ,49, 3-24.<br /> 3.<br /> CAROL L. SHIELDS, HAKAN DEMIRCI, EKATERINA KARATZA, JERRY<br /> A, SHIELDS, (2004) “Clinical Survey of 1643 Melanocytic and Nonmelanocytic<br /> conjunctival tumors” Ophthalmology 2004, 111, 1747-1745.<br /> 4.<br /> J. OSCAR CROXATTO, GUILLERMO, IRIBARREN, CRISTINA UGRIN,<br /> MDROBERTO EBNER, (1987) “Malignant Melanoma of the Conjuntiva”<br /> Ophthalmology 1987, 94, 1281-1285<br /> 5.<br /> PENELOPE S. MCKELVIE, MARK DANIELL, ALAN MC NAB, MICHAEL<br /> LOUGHNAN, JOHN D. SANTAMARIA (2002) “Squamous cell carcinoma of<br /> the conjunctiva: a series of 26 cases” Br. J. Ophthamology 2002, 86, 168-173.<br /> 6.<br /> T.R.G. POOLE (1999) “Conjunctiva squamous cell carcinoma in Tanzania” Br. J.<br /> Ophthalmology,1999, 83, 177-179.<br /> SUMMARY<br /> THE CHARACTERS OF CONJUNCTIVAL AND CORNEAL TUMORS<br /> Objective: To comment the character and frequency of conjunctival and corneal<br /> tumors. Methods: Retrospective study of 87 clinical records with tumor of conjunctiva and<br /> cornea to determine pathological and clinical character. Results: Choristomatous accouts<br /> for 40,2%, Epithelium: 47,1%, Melanocytic: 9,2%, Vascular: 1,1%, Lipomatous: 2,3%.<br /> 91,7% of patiens with premalignant and malignant tumors presented at the age over of 40<br /> years, with most lesions occuring at the limbus: 44,8% and bulbar conjunctiva: 33,3%.<br /> Patiens with premalignant and malignant epithelium were usually male (80%), the age over<br /> 40 yeasrs (90%) Conlusion: Tumor of conjunctiva and cornea comprise a large and varied<br /> spectrum of condition, with lesions usually occur at the limbus and bulbar conjunctiva. The<br /> premalignant and malignant turmors usually occur at middle- aged and elderly.<br /> <br /> 31<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2