intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những đóng góp mới của luận án: Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chia sẻ: Nam Nữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là Những đóng góp mới của luận án: Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mời bạn đọc tham khảo để nắm bắt được nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những đóng góp mới của luận án: Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br /> <br /> Đề tài luận án: Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp<br /> hóa, hiện đại hóa đất nước<br /> Chuyên ngành: Kinh tế học (Toán kinh tế)<br /> Mã số: 62 310101<br /> Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Cẩm Vân<br /> Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Khắc Minh<br /> Những đóng góp mới về học thuật, lý luận<br /> Khác với các nghiên cứu trước về chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu này sử dụng ba<br /> phương pháp tiếp cận khác nhau để phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1989 –<br /> 2014 và đã chỉ ra rằng:<br /> 1. Sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy bởi sự dịch chuyển trong nhu cầu cuối cùng -<br /> chủ yếu là tiêu dùng, thương mại, và những thay đổi trong mối quan hệ giữa các ngành.<br /> 2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành cho thấy có sự thay đổi đáng kể trong vai trò của các ngành sơ cấp<br /> và các ngành công nghiệp chế biến chế tạo đối với tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế. Sự chuyển<br /> dịch diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng của các ngành sơ cấp, tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành chế biến chế<br /> tạo vào tăng trưởng đầu ra của nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo không chỉ đóng vai trò then<br /> chốt trong tăng trưởng giá trị sản xuất của nền kinh tế qua các thời kỳ mà cơ cấu ngành còn chuyển dịch tích<br /> cực từ các ngành thâm dụng tài nguyên và lao động đến các ngành thâm dụng vốn và công nghệ.<br /> 3. Các nhân tố đặc trưng riêng của từng ngành và sự khác nhau về định hướng thương mại của các ngành<br /> tạo nên tính đa dạng trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam.<br /> 4. Chuyển dịch cơ cấu ngành có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam<br /> thời kỳ 1995 – 2014, và tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu ngành thay đổi mạnh mẽ qua các thời kỳ nghiên<br /> cứu, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất ở thời kỳ 2000 - 2010.<br /> 5. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH, HĐH có quan hệ chặt chẽ và có tác động thúc đẩy tăng<br /> trưởng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 1998 - 2011.<br /> Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu<br /> Từ kết quả nghiên cứu, luận án rút ra một số kết luận sau:<br /> 1. Cơ cấu ngành của khu vực sơ cấp chuyển dịch từ nông nghiệp sang khai khoáng rồi đến thủy sản. So<br /> với các nền kinh tế khác, Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia mà khu vực sơ cấp đi theo định hướng<br /> xuất khẩu. Đặc điểm này chứng tỏ công nghiệp hóa ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn thấp.<br /> 2. Mặc dù đã có tín hiệu chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành của khu vực chế biến chế tạo nhưng sự<br /> chuyển dịch này diễn ra chậm. Các ngành thâm dụng tài nguyên và lao động vẫn chiếm ưu thế hơn so với các<br /> ngành thâm dụng vốn và công nghệ.<br /> 3. Quá trình chuyển dịch chậm chạp đã tạo ra một cơ cấu ngành có hiệu quả và năng lực cạnh tranh thấp.<br /> Xu hướng giảm giá trị gia tăng, tăng chi phí trung gian ở cả ba nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch<br /> vụ là một đặc điểm quan trọng của quá trình CNH ở Việt Nam.<br /> 4. Các kết quả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng tỷ trọng vốn, đặc biệt là tỷ trọng lao động công<br /> nghiệp đối với tăng trưởng của các ngành phi nông nghiệp và của nền kinh tế. Đây là kết quả chưa được trả lời rõ<br /> ràng trong các nghiên cứu trước.<br /> 5. Các phát hiện của luận án sẽ giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách nhận diện được những đặc<br /> trưng trong chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, và giúp gợi ý một số khuyến nghị về<br /> cơ cấu ngành hợp lý để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và CNH thành công.<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN<br /> 39T NGHIÊN CỨU SINH<br /> T<br /> 9<br /> 3<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> GS.TS. Nguyễn Khắc Minh<br /> T<br /> 9<br /> 3 Nguyễn Thị Cẩm Vân<br /> T<br /> 9<br /> 3<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2