intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân biệt về hình thái và giải phẫu cây sài hồ nam (Polycarpaea arenaria (lour) gagn) và cây đa quả gaudichaud (Polycarpaea gaudichaudii gagn)

Chia sẻ: Hạnh Thơm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

79
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây sài hồ nam và cây đa quả gaudichaud thuộc họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae). Rễ cây P. arenaria được dùng làm thuốc hạ nhiệt và trị mồ hôi trộm. Để tránh nhầm lẫn khi thu hái sử dụng, bài báo này mô tả đặc điểm thực vật của hai loài và đưa ra các đặc điểm khác biệt để phân biệt chúng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân biệt về hình thái và giải phẫu cây sài hồ nam (Polycarpaea arenaria (lour) gagn) và cây đa quả gaudichaud (Polycarpaea gaudichaudii gagn)

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> PHÂN BIỆT VỀ HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU<br /> CÂY SÀI HỒ NAM (POLYCARPAEA ARENARIA (LOUR.) GAGN.)<br /> VÀ CÂY ĐA QUẢ GAUDICHAUD (POLYCARPAEA GAUDICHAUDII GAGN.)<br /> Trương Thị Đẹp*, Trần Thị Xuân*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Cây Sài hồ nam (Polycarpaea arenaria (Lour.) Gagn.) và cây Đa quả Gaudichaud (Polycarpaea<br /> gaudichaudii Gagn.) thuộc họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae). Rễ cây P. arenaria được dùng làm thuốc hạ nhiệt<br /> và trị mồ hôi trộm. Cây này rất dễ bị nhầm lẫn với cây Đa quả Gaudichaud (P. gaudichaudii Gagn.) cũng phân<br /> bố ở ven biển. P. gaudichaudii chưa thấy tài liệu đề cập về tác dụng làm thuốc và cây cũng được gọi là Sài hồ, Sài<br /> hồ nam (tên địa phương). Để tránh nhầm lẫn khi thu hái sử dụng, bài báo này mô tả đặc điểm thực vật của hai<br /> loài và đưa ra các đặc điểm khác biệt để phân biệt chúng.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Mô tả và chụp hình các đặc điểm hình thái và giải phẫu. Vi phẫu của thân, lá và<br /> rễ được nhuộm bằng phẩm nhuộm son phèn và lục iod. Xác định tên khoa học của loài bằng cách dựa vào các tài<br /> liệu và so sánh với đặc điểm hình thái của cây khảo sát, đồng thời so sánh với mẫu type tiêu bản thực vật khô của<br /> từng loàiở Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh.<br /> Kết quả: Hai loàicó các đặc điểm giống nhau: Cỏ đa niên, thân có lóng và mấu hơi phình, rễ cái phình to từ<br /> gốc thân; lá đơn, nguyên, mọc đối chéo chữ thập; lá kèm dạng vảy; cụm hoa kiểu xim 2 ngả nhiều hoa; hoa đều,<br /> lưỡng tính, mẫu 5; quả nang. Vi phẫu thân có trụ bì hóa mô cứng thành vòng gần như liên tục. Vi phẫu lá với bề<br /> dày của thịt lá và gân giữa gần tương đương, các bó dẫn đều bị cắt ngang và được bao bởi vòng tế bào mô mềm.<br /> Vi phẫu rễ có tượng tầng phụ ở vùng trụ bì sinh ra các vòng libe-gỗ phụ. Các đặc điểm khác biệt như: P. arenaria<br /> thân non dày đặc lông xám trắng, lá kèm có mũi nhọn dài, phát hoa dày đặc; lá đài và cánh hoa có chiều dài gần<br /> tương tương; vi phẫu rễ không có nhu bì, các bó libe gỗ phụ không có dạng bó đuốc; vi phẫu thân biểu bì có lông<br /> che chở, lỗ khí nằm bằng hay hơi nhô so với tế bào biểu bì, tủy không có mô cứng; vi phẫu lá mặt trên uốn lượn và<br /> hơi lồi ở vị trí có bó dẫn, mặt dưới phẳng. P. gaudichaudii thân non không lông, lá kèm có mũi nhọn ngắn, phát<br /> hoa thưa; lá đài ngắn hơn cánh hoa; vi phẫu rễ có nhu bì, các bó libe gỗ phụ có dạng bó đuốc; vi phẫu thân biểu bì<br /> không có lông che chở, lỗ khí nằm thấp hơn so với tế bào biểu bì, tủy có các cụm mô cứng; vi phẫu lá mặt trên và<br /> mặt dưới của phiến lá tương đối phẳng.<br /> Kết luận: Đặc điểm hình thái và giải phẫu giúp phân biệt được hai loài P. arenaria (Lour.) Gagn. và P.<br /> gaudichaudii Gagn.<br /> Từ khóa: Hình thái, giải phẫu, Polycarpaea arenaria, P. gaudichaudii<br /> <br /> ABSTRACT<br /> DISTINGUISH THEMORPHOLOGYANDANATOMYOFSPECIES<br /> Polycarpaea arenaria (Lour.) Gagn. and Polycarpaea gaudichaudii Gagn.<br /> Truong Thi Dep, Tran Thi Xuan<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 470 - 478<br /> Background: Polycarpaea arenaria(Lour.) Gagn. and PolycarpaeagaudichaudiiGagn. infamily<br /> Caryophyllaceae. The roots of P. arenariais used asantipyretic drugs and treatment sweating theft. This<br /> <br /> * Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trương Thị Đẹp ĐT: 0909513419 Email: trgdep@gmail.com<br /> <br /> 470<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> plant is easily confused with P. gaudichaudii Gagn., the two species are distributed inmarinebased. P.<br /> gaudichaudii also known as“Sài hồ”, “Sài hồ nam”(local name), and have not seen the documents<br /> mentioned on the effect of drugs. This paper introduces the distinctive features to differentiate them and<br /> to avoid confusion when collecting and using.<br /> Research methods: Description and photograph of morphological and anatomical characteristics. The stem,<br /> leaf and root sections were stained with carmine alum and iodine green dye. The scientific names of species were<br /> determined by relying on the documents and comparing morphological characteristics of the tree survey, and<br /> compared with herbarium type species in the Tropical Biology Institute Hochiminh city.<br /> Results:The same characteristicsof thetwospecies.Morphology: Perennial herbs, stemsdivided into<br /> internodeand slightly enlarged at the node, mainrootsgrowfromthestembase;leaves opposite, simple,<br /> entire; stipule is flakes. Inflorescence is dichasial cyme, manyflowers; bisexual flowers,<br /> pentacyclic;fruitcapsules usually denticidal.Anatomy: pericycle of stems form sclerenchyma in acircle; leaf<br /> blade andmain nervealmost the samethickness, thebundlesaresurrounded byroundparenchyma; roots have<br /> vascular tissue produced by successive cambia within the pericycle. The distinctive featuressuch as: Young<br /> stems of P. arenariacovered with whitegrayhairs, stipule with the long tip, inflorescence dense,<br /> sepalsandpetalsare the same length. Transverse section of roots without phelloderm, thebundles have no<br /> <br /> form like the torch. Transverse section of stems: hairs, stomataareequaltoorslightlyprotruding from the<br /> epidermal cells, nosclerenchyma in pith; Transverse section of leaves:slightly convexin the bundle<br /> position, flatsurfaceunder. Young stems of P. gaudichaudii are hairless,stipule with the short tip,<br /> inflorescence sparse,sepals shorter than thepetals, bundles astorch,stomata arelower thantheepidermal<br /> cells, sclerenchyma in pith; two sides oftheleafbladeisrelativelyflat.<br /> Conclusion:Characteristics of morphological and anatomical differences that distinguish the two<br /> species.<br /> Keywords: Morphology, anatomy, Polycarpaea arenaria, P. gaudichaudii<br /> địa phương). Để tránh nhầm lẫn khi thu hái sử<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> dụng cũng như phục vụ công tác kiểm nghiệm<br /> Cây Sài hồ nam (Polycarpaea arenaria (Lour.)<br /> dược liệu, bài báo này mô tả đặc điểm thực vật<br /> Gagn.)và cây Đa quả Gaudichaud (Polycarpaea<br /> của hai loài và đưa ra các đặc điểm khác biệt để<br /> gaudichaudii Gagn.) thuộc họ Cẩm chướng<br /> phân biệt về hình thái và giải phẫu của chúng.<br /> (Caryophyllaceae). Ngoài tên Sài hồ nam, cây<br /> VẬT LIỆU -PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU<br /> còn có tên Đa quả cát, Đa quả, Sài hồ. Cây Sài hồ<br /> namcó rễ được dùng làm thuốc hạ nhiệt và trị<br /> - Vật liệu nghiên cứu là mẫu cây tươi có đầy<br /> mồ hôi trộm(1,3,5). Cây mọc trên các đồi cát,<br /> đủ các bộ phận cành, lá, hoa, quả, hạt của hai<br /> loài Sài hồ Nam và Đa quả Gaudichaud. Cây Sài<br /> thường ở vùng ven biển hay ở bờ sông vùng<br /> (3,5)<br /> hồ nam được thu hái tại huyện Hàm Thuận<br /> thấp, từ Hậu Bổn đến Côn Sơn .Cây Sài hồ<br /> Nam, Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận ngày<br /> nam rất dễ bị nhầm lẫn với cây Đa quả<br /> 14/07/2012; số hiệu mẫu: SHN14072012. Cây Đa<br /> Gaudichaud (P. gaudichaudii Gagn.) cũng phân<br /> quả Gaudichaud được thu hái tại tỉnh Quảng<br /> bố ở ven biển như Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng,<br /> Ngãi ngày 13/04/2012; số hiệu mẫu:<br /> Phú Quốc, Nha Trang, Phan Rang - Phan Thiết,<br /> Kiên Giang(4). Cây Đa quả Gaudichaud chưa<br /> ĐQG13042012.<br /> thấy các tài liệu đề cập về tác dụng làm thuốc và<br /> - Khảo sát đặc điểm hình thái: Các đặc điểm<br /> (6)<br /> cây cũng được gọi là Sài hồ , Sài hồ nam (tên<br /> hình thái được quan sát bằng mắt thường, kính<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Học<br /> <br /> 471<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> lúp hay kính hiển vi quang học; mô tả và chụp<br /> hình các đặc điểm khảo sát. Xác định tên khoa<br /> học của loài bằng cách dựa vào tài liệu(6) và so<br /> sánh với đặc điểm hình thái của cây khảo sát.<br /> Đồng thời với việc tra khóa, các mẫu nghiên cứu<br /> được so sánh với mẫu type tiêu bản thực vật khô<br /> của từng loài ở Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ<br /> Chí Minh.<br /> - Khảo sát đặc điểm giải phẫu: Các bộ phận<br /> khảo sát được cắt ngang thành lát mỏng bằng<br /> dao lam. Thân cây được cắt ở phần lóng, không<br /> cắt sát hay ngay mấu; phiến lá được cắt ở<br /> khoảng 1/3 phía dưới nhưng không sát đáy<br /> phiến; rễ được cắt ở phần phình to. Nhuộm vi<br /> phẫu bằng son phèn và lục iod. Quan sát vi<br /> phẫu bằng kính hiển vi quang học (hiệu<br /> Olympus, model CH20) trong nước. Mỗi bộ<br /> phận quan sát từ 5-10 lát cắt.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Cây Sài hồ nam (Polycarpaea arenaria<br /> (Lour.) Gagn.)<br /> Đặc điểm hình thái<br /> Cỏ đa niên, cứng, phân nhánh từ gốc, cao<br /> đến 40 cm, thân non màu xanh lục dày đặc lông<br /> xám trắng, thân già màu nâu, không hoặc còn ít<br /> lông, tiết diện tròn, mấu hơi phình, lóng có thể<br /> dài tới 2 cm. Rễ cái phình to từ dưới gốc thân,<br /> dạng hình chóp dài 15-30 cm, đường kính (chỗ<br /> to nhất) lên tới 2,5 cm, cứng, bề mặt sần sùi và<br /> màu nâu vàng. Lá đơn, nguyên, không cuống,<br /> mọc đối chéo chữ thập, dạng hình bầu dục<br /> thuôn dài, mũi nhọn với một lông dài cứng ở<br /> đỉnh (thấy rõ ở lá non), đáy thuôn, không lông,<br /> dài 1,5-2,4 cm, rộng 0,3-0,6 cm; gân lá hình lông<br /> chim, 2-3 cặp gân phụ, gân chính thấy rõ ở mặt<br /> dưới. Lá kèm dạng vảy mỏng hình tam giác hẹp,<br /> màu trắng, dài 6,5 mm, rộng 3 mm, một gân ở<br /> giữa, đỉnh nhọn dài khoảng 1,5 mm. Ở nách lá<br /> có 1-2 cặp lá của chồi nách không bằng nhau,<br /> mới nhìn giống như lá mọc vòng. Cụm hoa xim<br /> hai ngả dày ở ngọn cành, 63-127 hoa, trục phát<br /> hoa dài gần đến 2 cm. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính,<br /> mẫu 5, dài khoảng 4,5 mm. Cuống hoa dài 3-4<br /> <br /> 472<br /> <br /> mm, màu xanh, nhiều lông màu trắng xám. Lá<br /> bắc và lá bắc con dạng vảy mỏng màu trắng,<br /> hình tam giác đỉnh thường chẻ 2, cao 3,5 mm,<br /> rộng 2 mm. Láđài 5, đều, rời, khô xác, hình bầu<br /> dục đầu thuôn nhọn, màu trắng đáy có lằn hình<br /> tam giác màu nâu, dài 3,5 mm, rộng 1 mm, tồn<br /> tại, tiền khai ngũ điểm. Cánh hoa 5,màu trắng,<br /> khô xác, chiều dài tương đương chiều dài lá đài,<br /> hình bầu dục hơi khum thuôn nhọn phía đầu, ở<br /> giữa cánh hoa có bớt màu đỏ, tồn tại, tiền khai<br /> ngũ điểm. Bộ nhị 5 nhị rời, đều, chỉ nhị dạng sợi<br /> dẹt thuôn dần lên trên, màu trắng; bao phấn<br /> màu vàng, hình bầu dục, đính giữa, 2 ô, nứt dọc,<br /> hướng trong; hạt phấn rời, hình bầu dục, có 3<br /> rãnh, màu vàng nhạt, dài 20 µm, rộng 15 µm. Bộ<br /> nhụy: Bầu màu xanh, hình cầu đỉnh bằng có 3<br /> rãnh dọc, cao 1 mm, rộng 1 mm, 3 lá noãn, bầu<br /> trên 1 ô, nhiều noãn, đính noãn trung tâm; 1 vòi<br /> nhụy hình sợi, màu trắng, dài khoảng hơn 2 lần<br /> bầu (2 mm); đầu nhụy hình điểm. Quả nang<br /> mang bao hoa tồn tại, hình cầu nón, cao 1,5 mm,<br /> rộng 1,5 mm, mở ở đỉnh bằng 3 đường nứt răng<br /> theo mép hàn lá noãn. Hạt ít 5-8, cong hình thận,<br /> màu nâu đen, mặt ngoài ít sần sùi (Hình 1).<br /> <br /> Đặc điểm giải phẫu<br /> Rễ<br /> Vi phẫu cắt ngang của rễ đường kính 0,4 cm<br /> từ ngoài vào trong gồm:Bần 5-17 lớp tế bào hình<br /> chữ nhật xếp xuyên tâm, vách mỏng, bị rách và<br /> bong tróc. Tầng sinh bần 1 lớp tế bào hình chữ<br /> nhật. Nhu bì không thấy. Trụ bì gồm nhiều lớp<br /> tế bào hình bầu dục nằm hay đa giác vách<br /> cellulose mỏng, xếp lộn xộn.Trong trụ bì có2-3<br /> vòng các bó libe gỗ không liên tục được sinh ra<br /> bởi tượng tầng phụ.Rễ có đường kính càng to thì<br /> số vòng bó libe-gỗ phụ càng nhiều (Bảng 1).<br /> Trong cùng là vòng libe gỗ cấp 2 bình thường<br /> với gỗ 2 chiếm tâm; libe 2 liên tục;gỗ 2 dày hơn<br /> libe 2,mạch gỗ to, hình đa giác tròn, kích thước<br /> không đều, xếp riêng lẻ; tế bào mô mềm gỗ 2<br /> hình đa giác, vách tẩm chất gỗ hay còn cellulose,<br /> xếp xuyên tâm rõ; tia tủyhẹp (Hình 1).<br /> Thânnhất niên<br /> Vi phẫu cắt ngang dạng hình tròn, từ ngoài<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> vào trong gồm:Biểu bì tế bào hình chữ nhật hay<br /> bầu dục nằm, kích thước gần đều, vách ngoài và<br /> trong khá dày, lớp cutin mỏng, rải rác có lỗ khí,<br /> nhiều lông che chở đa bào (khoảng 3 tế bào) với<br /> đầu hình phễu hay hình kèn, đôi khi gặp tế bào<br /> biểu bì chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai.<br /> Mô mềm vỏđạo, khoảng 3 lớp tế bào hình bầu<br /> dục hay hơi đa giác, chứa tinh bột, rải rác có tinh<br /> thể calci oxalat hình cầu gai. Nội bì 1 lớp tế bào<br /> hình đa giác chứa nhiều hạt tinh bột. Trụ bì 4-5<br /> lớp, 1-2 lớp ngoài hóa mô cứng thành vòng gần<br /> liên tục, tế bào hình đa giác vách dày, ống trao<br /> đổi rõ, 2-3 lớp trong, tế bào hình đa giác hay bầu<br /> dục nằm ngang, vách cellulose khá dày. Libe 1<br /> xếp thành từng cụm. Libe 2 liên tục.Gỗ 2 dày<br /> gấp khoảng 4 lần bề dày libe 2, liên tục, mạch gỗ<br /> 2 hình đa giác tròn, kích thước khá đều, xếp<br /> thành dãy 2-5 mạch hay riêng rẽ; tế bào mô mềm<br /> gỗ hình đa giác, vách dày tẩm chất gỗ. Tia tủy<br /> hẹp 1 dãy tế bào. Gỗ 1 phân bố đều quanh tủy<br /> và nối tiếp với gỗ 2. Mô mềm tủy đạo, tế bào<br /> hình gần tròn hay đa giác, rải rác có tinh thể calci<br /> oxalat hình cầu gai (Hình 1).<br /> Lá<br /> Vi phẫu cắt ngang cho thấy phần bề dày của<br /> gân giữa và thịt lá gần tương đương nhau. Gân<br /> giữa có mặt dưới và mặt trên lồi ít. Mặt trên<br /> phiến lá uốn lượn và hơi lồi ở vị trí có bó dẫn,<br /> mặt dưới phẳng.Biểu bì trên và biểu bì dưới<br /> giống nhau, tế bào dạng bầu dục nằm, kích<br /> thước không đều, lớp cutin mỏng, lỗ khí có ở<br /> biểu bì trên nhiều hơn biểu bì dưới. Dưới biểu bì<br /> trên là 1 lớp tế bào (ở gân giữa 2 lớp) hìnhbầu<br /> dục thuôn dài; trên biểu bì dưới 2-6 lớp tế bào<br /> hình bầu dục vách thẳng hay uốn lượn nhẹ, kích<br /> thước không đều, xếp lộn xộn chừa đạo và có ít<br /> tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Hệ thống dẫn<br /> gồm nhiều bó libe gỗ bị cắt ngang, kích thước<br /> không đều, bó dẫn ở gân giữa to hơn các bó<br /> khác; mỗi bó được bao bởi 1 vòng tế bào mô<br /> mềm kích thước to; gỗ ở trên và libe ở dưới xếp<br /> thành hình cung (bó to), dưới libe và trên gỗ là<br /> cụm mô cứng hay mô dày; mạch gỗ tế bào hình<br /> đa giác xếp thành dãy 2-3 mạch hay riêng lẻ; libe<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Học<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> xếp thành cụm (Hình 1).<br /> <br /> Đặc điểm bột dược liệu<br /> Bột rễ màu vàng nâu, mùi hắc, vị đắng.<br /> Quan sát dưới kính hiển vi có các thành phần:<br /> Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình đa giác;<br /> mảnh bần màu nâu nhạt gồm các tế bào hình<br /> chữ nhật xếp xuyên tâm; sợi mô cứng vách dày<br /> có ống trao đổi, riêng lẻ hay dính thành bó; mạch<br /> mạng; rất ít hạt tinh bột, dạng hình bầu dục hay<br /> hình chuông, tễ hình sao; khối nhựa màu nâu.<br /> <br /> Cây Đa quả Gaudichaud (Polycarpaea<br /> gaudichaudii Gagn.)<br /> Đặc điểm hình thái<br /> Cỏ đa niên, cứng, phân nhánh từ gốc, không<br /> lông, cao đến 30 cm; thân già màu đỏ tím, thân<br /> non màu xanh lục, tiết diện tròn, mấu hơi phình<br /> và có màu đỏ tím, lóng có thể dài tới 2,5 cm. Rễ<br /> cái phình to từ dưới gốc thân, dạng hình chóp<br /> dài 15-35 cm, đường kính (chỗ to nhất) lên tới 1,8<br /> cm, cứng, bề mặt sần sùi và màu vàng nâu, tiết<br /> diện tròn. Lá đơn, nguyên, không cuống, mọc<br /> đối, dạng hình bầu dục đầu nhọn với một lông<br /> cứng ở đỉnh, đáy hơi thuôn, mặt trên màu xanh<br /> mốc mốc, mặt dưới màu xanh (lá non) hay xanh<br /> tím (lá già), dài 0,8-1,6 cm, rộng 0,3-0,5 cm; gân lá<br /> hình chân vịt với 3 gân chính thấy rõ ở mặt dưới.<br /> Lá kèm nhỏ, màu trắng, dạng vảy mỏng hình<br /> tam giác rộng, mũi nhọn ngắn, bìa có lông và có<br /> một gân ở giữa, dài 1,5 mm, rộng 1 mm. Ở nách<br /> lá có thể có 2-4 lá của chồi nách kích thước<br /> không bằng nhau, do đó mới nhìn giống như lá<br /> mọc vòng. Cụm hoa xim hai ngả thưa ở ngọn<br /> cành, 15-63 hoa, trục phát hoa dài khoảng 3 cm.<br /> Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5, dài khoảng 0,4<br /> cm. Cuống hoa dài 0,3-0,5 cm, màu xanh. Lá bắc<br /> và lá bắc con dạng vảy mỏng màu trắng, hình<br /> tam giác đỉnh thường chẻ 2, rộng 2 mm, cao 2<br /> mm. Láđài 5, đều, rời, khô xác, hình bầu dục hơi<br /> khum, đầu nhọn, màu trắng đáy có lằn hình tam<br /> giác màu đỏ tím, dài 3 mm, rộng 1,5 mm, tồn tại,<br /> tiền khai ngũ điểm. Cánh hoa 5,màu trắng, khô<br /> xác, hơi dài hơn lá đài, hình bầu dục hơi khum<br /> thuôn nhọn phía đầu, có bớt giữa màu đỏ mờ<br /> <br /> 473<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> chạy dọc cánh hoa, tồn tại, tiền khai ngũ điểm.<br /> Bộ nhị 5 nhị rời, đều, chỉ nhị dạng sợi dẹt hơi bè<br /> ở ½ dưới; bao phấn màu vàng, hình bầu dục,<br /> đính giữa, 2 ô, nứt dọc, hướng trong; hạt phấn<br /> rời, hình bầu dục, có 3 rãnh, màu vàng nhạt, dài<br /> 22,5 µm, rộng 12,5 µm. Bộ nhụy: Bầu màu xanh,<br /> hình cầu đỉnh thuôn, cao 0,12 mm, rộng 1 mm, 3<br /> lá noãn, bầu trên 1 ô, nhiều noãn đính trung tâm;<br /> 1 vòi nhụy hình sợi, màu trắng, dài gấp 2 lần bầu<br /> (2 mm); đầu nhụy hình điểm có nhiều gai nạc.<br /> Quả nang mang bao hoa tồn tại, hình cầu-nón<br /> cao 3 mm, rộng 2 mm, mở ở đỉnh bằng 3 đường<br /> nứt răng theo mép hàn lá noãn. Hạt nhiều 10-12,<br /> cong hình thận, màu nâu đen, mặt ngoài sần sùi<br /> (Hình 2).<br /> <br /> hơi đa giác, lớp tế bào trong cùng chứa nhiều<br /> tinh bột và ít tinh thể calci oxalat hình cầu gai.<br /> Nội bì 1 lớp tế bào hình hơi bầu dục chứa<br /> nhiều hạt tinh bột. Trụ bì khá dày, hóa mô<br /> cứng thành vòng gần liên tục. Libe 1 bị ép dẹp<br /> khó thấy. Libe 2 liên tục. Gỗ 2 dày gấp đôi libe<br /> 2, liên tục, mạch gỗ 2 hình gần tròn hay đa<br /> giác, kích thước khá đều, xếp thành dãy 2-3<br /> mạch hay riêng rẽ; tế bào mô mềm gỗ hình đa<br /> giác, vách dày tẩm chất gỗ. Tia tủy không rõ, 1<br /> dãy tế bào. Gỗ 1 hơi khó thấy, nối tiếp với gỗ<br /> 2. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình gần tròn hay<br /> đa giác, kích thước không đều, một số tế bào<br /> mô mềm tủy bị hóa mô cứng và đứng riêng lẻ<br /> hay xếp thành từng đám (Hình 1).<br /> <br /> Đặc điểm giải phẫu<br /> <br /> Lá<br /> <br /> Rễ<br /> <br /> Vi phẫu cắt ngang cho thấy phần bề dày của<br /> gân giữa và phiến lá gần tương đương nhau.<br /> Gân giữa có mặt dưới hơi lồi và mặt trên phẳng,<br /> mặt trên và mặt dưới của phiến lá tương đối<br /> phẳng.Biểu bì trên và biểu bì dưới giống nhau,<br /> tế bào hình chữ nhật hay hơi bầu dục, to nhỏ<br /> không đều, được phủ bởi lớp cutin mỏng, lỗ khí<br /> có ở cả 2 biểu bì. Dưới biểu bì trên là 1 lớp tế bào<br /> hìnhbầu dục thuôn dài, kích thước to và có ít lục<br /> lạp; trên biểu bì dưới 2-4 lớp tế bào hình bầu<br /> dục, không đều, xếp lộn xộn chừa đạo và có ít<br /> tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Hệ thống dẫn<br /> gồm nhiều bó libe gỗ bị cắt ngang, kích thước<br /> không đều, bó dẫn ở gân giữa to hơn các bó<br /> khác; mỗi bó được bao bởi 1 vòng tế bào mô<br /> mềm kích thước to và có ít lục lạp, gỗ ở trên và<br /> libe ở dưới xếp thành hình cung (bó to), dưới<br /> libe là cụm mô cứng hay mô dày, trên gỗ là mô<br /> dày; mạch gỗ tế bào hình đa giác hay gần tròn<br /> xếp thành dãy 2-3 mạch hay riêng lẻ; libe xếp<br /> thành cụm gần liên tục (Hình 2).<br /> <br /> Vi phẫu cắt ngang của rễ đường kính 0,35<br /> cm, từ ngoài vào trong gồm:Bần 3-10 lớp tế<br /> bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm, vách không<br /> dày nhiều, bị bong tróc nhiều. Tầng sinh bần 1<br /> lớp tế bào hình chữ nhật. Nhu bì 4-6 lớp tế bào<br /> hình chữ nhật vách cellulose. Mô mềm vỏ đạo<br /> gồm 3-4 lớp tế bào hơi bầu dục nằm ngang, to<br /> hơn tế bào nhu bì. Trụ bìkhá dày, kích thước<br /> nhỏ hơn tế bào mô mềm vỏ, xếp thành dãy hơi<br /> xuyên tâm. Trong trụ bì có 1-2 vòng các bó dẫn<br /> không liên tục được sinh ra bởi tượng tầng<br /> phụ, các bó này có kích thước không đều, mỗi<br /> bó có dạng bó đuốc với libe ở ngoài và gỗ (rất<br /> dày) ở trong. Rễ có đường kính càng to thì số<br /> vòng bó libe-gỗ phụ càng nhiều (Bảng 1).<br /> Trong cùng là vòng libe gỗ cấp 2 bình thường<br /> với gỗ 2 chiếm tâm; libe 2liên tục; gỗ 2 dày hơn<br /> libe 2, mạch gỗ to, kích thước không đều, xếp<br /> lộn xộn; tia tủy hẹp, 1-2 dãy tế bào thuôn, loe<br /> rộng ở phần libe (Hình 2).<br /> Thân nhất niên<br /> Vi phẫu cắt ngang tiết diện gần tròn, từ<br /> ngoài vào trong gồm:Biểu bì tế bào hình chữ<br /> nhật hay hơi đa giác, kích thước không đều,<br /> vách trong khá dày, lớp cutin dày, rải rác có lỗ<br /> khí nằm thấp hơn so với tế bào biểu bì. Mô<br /> mềm vỏđạo, 3-5 lớp tế bào hình bầu dục hay<br /> <br /> 474<br /> <br /> Đặc điểm bột dược liệu<br /> Bột rễ màu vàng nâu, mùi hắc, vị rất đắng.<br /> Quan sát dưới kính hiển vi gồm các thành<br /> phần sau: Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình<br /> đa giác; mảnh bần màu nâu gồm các tế bào<br /> hình chữ nhật xếp xuyên tâm; sợi mô cứng<br /> vách dày hay mỏng có ống trao đổi, riêng lẻ<br /> <br /> Chuyên Đề Dược Học<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2