intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ

Chia sẻ: Vo Phu Toan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

963
lượt xem
411
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới không ngừng phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Cùng với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chú trọng vào chất lượng và sản lượng của các sản phẩm xuất nhập khẩu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ (2007 – 06/2010) Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ BẠCH YẾN NGUYỄN ĐỖ HUYỀN TRÂN MSSV: 4074699 Lớp: Ngoại thương 1_K33 Cần Thơ, năm 2010
  2. LỜI CẢM TẠ -----  ----- Trước tiên, em kính gửi lời chúc sức khoẻ và lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và tất cả thầy cô của trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và cần thiết để hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, em chân thành cảm ơn cô Trần Thị Bạch Yến đã tận tình hướng dẫn, sữa chữa những khuyết điểm cho em trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài. Em chân thành cám ơn các anh chị đang công tác ở Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ đã nhiệt tình đóng góp ý kiến bổ ích, thiết thực và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập và thực hiện Luận văn tốt nghiệp này. Cám ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ đã tiếp nhận em vào thực tập tại đơn vị, tạo điều kiện cho em tiếp xúc với tình hình thực tế phù hợp với chuyên ngành của mình. Cám ơn tất cả những người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Cuối cùng, em gửi đến quý thầy cô, những người thân yêu, bạn bè và các anh chị đang công tác ở Ngân hàng Á Châu lời chào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Đỗ Huyền Trân -i-
  3. LỜI CAM ĐOAN -----  ----- Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Đỗ Huyền Trân - ii -
  4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ------  ----- ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ Cần thơ, ngày .......tháng.......năm 2010 Thủ trưởng đơn vị - iii -
  5. BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC --------  --------  Họ và tên người hướng dẫn: TRẦN THỊ BẠCH YẾN  Học vị: .........................................................................................................................  Chuyên ngành: ............................................................................................................  Cơ quan công tác:........................................................................................................  Tên học viên: Nguyễn Đỗ Huyền Trân  Mã số sinh viên: 4074699  Chuyên ngành: Kinh tế Ngoại Thương  Tên đề tài: Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ (2007 – 6/2010). NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp với chuyên ngành đào tạo:.............................................................. ........................................................................................................................................ 2. Về hình thức: ........................................................................................................... ........................................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .................................... ........................................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: .......................................... ........................................................................................................................................ 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu) ....................................... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 6. Các nhận xét khác ................................................................................................... ........................................................................................................................................ 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa) ....... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày….tháng…..năm 2010 Giáo viên hướng dẫn - iv -
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN --------  -------- ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ ·········· ························································································································ Cần Thơ, ngày .......tháng .....năm 2010 Giáo viên phản biện -v-
  7. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.5 Lược khảo tài liệu ......................................................................................... 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..4 2.1 Phương pháp luận...... ................................................................................... 4 2.1.1 Hoạt động XNK và TTXNK ................................................................. 4 2.1.2 Vai trò của hoạt động TTXNK .............................................................. 5 2.1.3 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại các NHTM VN ........ 7 2.1.4 Quy trình thực hiện TTXNK .................................................................. 10 2.1.5 Mối quan hệ giữa TTXNK và thanh toán quốc tế .................................. 12 2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTXNK của NHTM ................. 12 2.1.7 Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá hoạt động TTXNK ........................... 14 2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 15 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 15 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 15 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ......................................................................................................................... 17 3.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu ........................................................ 17 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 17 3.1.2 Một số nét nổi bật .................................................................................. 20 3.2 Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ........................................................ 20 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 20 3.2.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực ......................................................... 21 3.2.3 Các sản phẩm, dịch vụ chính .................................................................. 24 - vi -
  8. 3.3 Định hướng và mục tiêu hoạt động năm 2010 .............................................. 25 3.3.1 Định hướng ............................................................................................ 25 3.3.2 Mục tiêu trong năm 2010 ....................................................................... 26 3.4 Khái quát tình hình kinh doanh ..................................................................... 26 3.4.1 Tình hình huy động vốn ......................................................................... 26 3.4.2 Tình hình sử dụng vốn............................................................................ 33 3.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................ 37 CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU.. 41 4.1 Khái quát tình hình thanh toán quốc tế.......................................................... 41 4.1.1 Doanh số thanh toán ............................................................................... 41 4.1.2 Cơ cấu các phương thức thanh toán quốc tế .......................................... 44 4.2 Khái quát hoạt động TTXNK ........................................................................ 46 4.2.1 Tổng quan tình hình hoạt động TTXNK ................................................ 46 4.2.2 Tỷ trọng doanh số cho vay TTXNK....................................................... 50 4.2.3 Cơ cấu TTXNK ...................................................................................... 53 4.3 Phân tích hoạt động TTXNK ........................................................................ 54 4.3.1 Phân tích hoạt động TTXNK theo ngành ............................................... 54 4.3.2 Phân tích hoạt động TTXNK theo phương thức tài trợ.......................... 64 4.3.3 Phân tích hoạt động TTXNK theo sản phẩm ......................................... 69 4.4 So sánh hoạt động TTXNK với một số ngân hàng trên địa bàn ................... 76 CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTXNK... ................................................................................................................................... 79 5.1 Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động TTXNK .................................. 79 5.1.1 Thuận lợi ................................................................................................ 78 5.1.2 Khó khăn ................................................................................................ 81 5.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động TTXNK ............................................ 83 5.2.1 Tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là ngoại tệ ....................... 83 5.2.2 Tạo lòng tin đối với khách hàng ............................................................. 84 5.2.3 Đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm TTXNK ...................................... 84 - vii -
  9. 5.2.4 Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, tăng nguồn nhân lực bộ phận TTXNK ..................................................................................................................... 85 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 86 6.1 Kết luận ............................................................................................................... 86 6.2 Kiến nghị............................................................................................................. 86 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... ..89 Phụ lục - viii -
  10. DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Tình hình nguồn vốn tại ACB Cần Thơ (2007 – 2009) ..............................27 Bảng 2: Tình hình nguồn vốn tại ACB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009 ...................................................................................................29 Bảng 3: Cơ cấu huy động vốn tại ACB Cần Thơ (2007- 2009) ............................. .30 Bảng 4: Cơ cấu huy động vốn tại ACB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009 ................................................................................................. .32 Bảng 5: Tình hình hoạt động tín dụng tại ACB Cần Thơ (2007 - 2009) ..................33 Bảng 6: Tình hình hoạt động tín dụng tại ACB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009..........................................................................................36 Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh ACB Cần Thơ (2007 – 2009) .....................37 Bảng 8: Kết quả hoạt động kinh doanh ACB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009 ................................................................................................40 Bảng 9: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại ACB Cần Thơ (2007 - 2009) ......42 Bảng 10: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại ACB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009 ............................................................................43 Bảng 11: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại ACB Cần Thơ (2007 – 2009) ........................................................................................................................ .45 Bảng 12: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại ACB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 ................................................................. 46 Bảng 13: Tình hình hoạt động TTXNK tại ACB Cần Thơ (2007 – 2009) ............. .47 Bảng 14: Tình hình hoạt động TTXNK tại ACB Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009........................................................................................ .49 Bảng 15: Tỷ trọng doanh số cho vay TTXNK tại ACB Cần Thơ .......................... .51 Bảng 16: Tỷ trọng tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu (2007 – 6/2010) ................ .53 Bảng 17: Tỷ trọng doanh số cho vay TTXNK theo ngành kinh tế (2007 – 6/2010) 55 - ix -
  11. Bảng 18: Doanh số cho vay TTXNK theo ngành kinh tế (2007 – 2009) .................57 Bảng 19: Doanh số cho vay TTXNK theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009..........................................................................................59 Bảng 20: Doanh số thu nợ TTXNK theo ngành kinh tế (2007 – 2009) ....................61 Bảng 21: Doanh số thu nợ TTXNK theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009 ................................................................................................62 Bảng 22: Dư nợ TTXNK theo ngành kinh tế (2007 – 2009) ....................................63 Bảng 23: Dư nợ TTXNK theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009 .............................................................................................................64 Bảng 24: Tình hình TTXNK tại ACB Cần Thơ bằng nội tệ (2007 - 2009) ..............65 Bảng 25: Tình hình TTXNK tại ACB Cần Thơ bằng nội tệ 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009..........................................................................................66 Bảng 26: Tình hình TTXNK tại ACB Cần Thơ bằng ngoại tệ (2007 - 2009) ..........67 Bảng 27: Tình hình TTXNK tại ACB Cần Thơ bằng ngoại tệ 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009 .....................................................................................68 Bảng 28: Tỷ trọng doanh số cho vay các sản phẩm TT trước giao hàng ..................71 Bảng 29: Tỷ trọng doanh số cho vay các sản phẩm TT sau giao hàng .....................73 Bảng 30: Doanh số cho vay sản phẩm TTNK (2007 – 2009) ...................................75 Bảng 31: Doanh số cho vay sản phẩm TTNK 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009 .............................................................................................................76 -x-
  12. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ACB Cần Thơ .....................................................21 Hình 2: Kết quả hoạt động kinh doanh ACB Cần Thơ (2007 – 2009) .....................38 Hình 3: Doanh số thanh toán quốc tế tại ACB Cần Thơ (2007-6/2010) ..................41 Hình 4: Cơ cấu tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu (2007 – 6/2010) .......................53 - xi -
  13. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TTXNK: Tài trợ xuất nhập khẩu NHTM: Ngân hàng thương mại TMCP: Thương mại cổ phần NSNN: Ngân sách nhà nước L/C: Letter of Credit (Phương thức tín dụng chứng từ) T/T: Telegraphic Transfer (Phương thức chuyển tiền bằng điện) D/P: Documents Against Payment (Nhờ thu trả ngay) D/A: Document Against Acceptance (Nhờ thu trả chậm) - xii -
  14. Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới không ngừng phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng. Cùng với sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chú trọng vào chất lượng và sản lượng của các sản phẩm xuất nhập khẩu. Các sản phẩm thế mạnh của nước ta khi xuất vào các nước và khu vực khác là gạo sang Philipines, thủy sản sang Mỹ, EU… Đồng bằng sông Cửu Long – vùng đất được thiên nhiên ưu đãi là một trong những vùng có thế mạnh về các loại nông sản này. Điển hình như mặt hàng gạo vào năm 2009, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được hơn 6 triệu tấn gạo, tương đương 3 tỷ USD. Trong đó, khu vực ĐBSCL đóng góp tới 95% lượng gạo xuất khẩu cả nước. Các doanh nghiệp lớn trong vùng đang dần mở rộng quy mô xuất nhập khẩu, góp phần phát triển kinh tế vùng, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Một trong những vấn đề nan giải của các doanh nghiệp ở ĐBSCL hiện nay là thiếu nguồn vốn lưu động cho hoạt động xuất khẩu, thiếu vốn để nhập khẩu các nguyên liệu trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, và nguồn tín dụng cho khu vực có những đặc trưng như nhu cầu vốn cho hoạt động xuất nhập khẩu thường cao hơn mức huy động được tại địa bàn, mạng lưới của các ngân hàng chưa bao phủ rộng, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng còn hạn chế. Hiểu được nhu cầu đó, ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ – một trong những ngân hàng lớn và uy tín ở vùng đất chín rồng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn đặt lợi ích của khách hàng, doanh nghiệp lên hàng đầu. Trong thời gian qua, ngân hàng đã chú trọng vào các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, tăng cường huy động vốn phục vụ hoạt động này và đã gặt hái được những thành tích đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng cũng gặp phải không ít khó khăn, rủi ro như các 1 GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân
  15. Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) hình thức tín dụng nội địa. Do đó, đề tài “Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2010” được thực hiện nhằm tìm hiểu rõ hoạt động này, đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục khó khăn thúc đẩy hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu phát triển, đóng góp cho hoạt động tài trợ tại ngân hàng ngày càng phát triển thu được nhiều lợi nhuận nói riêng, gián tiếp giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất nhập khẩu, góp phần phát triển kinh tế vùng nói chung. Đặc biệt thông qua đề tài này có thể giúp tôi cũng cố lại những kiến thức đã học, hiểu rõ thêm một số nghiệp vụ trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu để áp dụng vào thực tiễn sau khi ra trường. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ, từ đó đề ra những giải pháp giúp phát triển hoạt động này. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Tìm hiểu tổng quát hoạt động kinh doanh và hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ.  Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.  Phân tích những thuận lợi và khó khăn của hoạt động này.  Đề ra những giải pháp khắc phục khó khăn, phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu ngày càng lớn mạnh. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU  Thực trạng kinh doanh tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ như thế nào?  Hoạt động thanh toán quốc tế ra sao?  Tình hình TTXNK như thế nào? Kết quả ra sao?  Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động này là gì?  Những giải pháp nào giúp khắc phục những khó khăn và thúc đẩy hoạt động TTXNK ngày càng phát triển? 2 GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân
  16. Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian  Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Cần Thơ. 1.4.2 Thời gian  Số liệu thu thập từ năm 2007 đến hết tháng 06/2010. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu  Hoạt động TTXNK tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI - Đỗ Thị Ngọc Hân (2007), luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình cho vay TTXNK tại ngân hàng ngoại thương Cần Thơ”. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thống kê phân tích doanh số cho vay, dư nợ, thu nợ… của hoạt động tín dụng này. Từ đó phản ánh thực trạng và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTXNK. - Phạm Thị Hương Giang (2009), luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Eximbank chi nhánh Cần Thơ”. Đề tài sử dụng phương pháp chi tiết, thống kê, biểu đồ, so sánh để phân tích các chỉ số trong hoạt động TTXNK, phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động TTXNK tại ngân hàng, và đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTXNK. 3 GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân
  17. Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Hoạt động XNK và tài trợ XNK 2.1.1.1 Hoạt động xuất nhập khẩu – nhân tố quyết định việc tài trợ Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước mà còn phải quan hệ với các nước bên ngoài. Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu... mà mỗi quốc gia có thế mạnh trong việc sản xuất một số mặt hàng nhất định. Để đạt được hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày một đa dạng ở trong nước, các quốc gia đều mong muốn có được những sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình. Chính từ mong muốn đó đã làm nảy sinh nhu cầu mua bán trao đổi quốc tế (hay thương mại quốc tế). - Định nghĩa hoạt động xuất nhập khẩu: Xuất nhập khẩu hàng hóa là hoạt động thương mại vượt ra biên giới của một quốc gia, hàng hóa được trao đổi giữa các quốc gia nhằm tận dụng lợi thế so sánh để phát triển kinh tế. - Sự cần thiết tài trợ xuất nhập khẩu: TTXNK giúp bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu. TTXNK có vai trò rất quan trọng, hai hoạt động này có quan hệ thuận chiều với nhau. Hoạt động này phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động kia và ngược lại. 2.1.1.2 Tài trợ xuất nhập khẩu - Khái niệm Tài trợ của ngân hàng thương mại (NHTM) về bản chất cũng là khoản tín dụng được cấp bởi ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng tham gia tài trợ chỉ chiếm một số vốn chiếm tỷ lệ nhất định trong tổng vốn cần thiết cho dự án hoặc thương vụ, phần vốn còn lại phải là vốn của doanh nghiệp. - Mục đích + Hỗ trợ nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. + Hỗ trợ nhà xuất khẩu bổ sung vốn lưu động để quá trình sản xuất không bị gián đoạn do thiếu vốn tạm thời hoặc chờ thanh toán tiền hàng xuất khẩu. 4 GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân
  18. Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) - Đặc điểm + Trách nhiệm của bên nhận tài trợ cao hơn bên đi vay, do ngoài nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng, nhất thiết họ phải có một tỷ lệ vốn nhất định cùng tham gia. + Đối tượng tài trợ là các dự án hoặc thương vụ nên chủ thể tham gia tài trợ chỉ có thể là các pháp nhân có đăng ký sản xuất kinh doanh. - Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTM dựa vào 3 nguyên tắc cơ bản: + Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi, + Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, + Vốn vay phải có tài sản tương đương làm đảm bảo. 2.1.2 Vai trò của hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu 2.1.2.1 Đối với hoạt động ngoại thương Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngoại thương cũng như đối với sự phát triển của đất nước. Vai trò đó được thể hiện qua các mặt sau: - Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay để nhập khẩu máy móc, dây chuyền thiết bị hiện đại… nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng hàng hóa từ đó tăng khả năng cạnh tranh. - Giúp doanh nghiệp tồn tại đứng vững trong nền kinh tế thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN. - Tín dụng tạo điều kiện giúp các đơn vị tiểu thủ công nghiệp phát triển sản xuất, tăng nhanh sản lượng hàng hóa, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. - Góp phần phục vụ chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. 2.1.2.2 Đối với ngân hàng thương mại - Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM là hình thức tài trợ thương mại, kỳ hạn gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ, đối tượng tài trợ là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác. Loại tín dụng này ở NHTM có các vai trò sau: + Kỳ hạn tài trợ ngắn phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của các NHTM thường dưới một năm. Giúp ngân hàng tránh rủi ro về thanh khoản. 5 GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân
  19. Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) + Đồng vốn tài trợ gắn liền với thương vụ nên đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích. + Nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý thu các nguồn thanh toán. Vì đối với người xuất khẩu, khi ngân hàng chuyển bộ chứng từ giao hàng để đòi tiền người nhập khẩu nước ngoài đã chỉ định việc thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản của người xuất khẩu mở tại ngân hàng. Đối với người nhập khẩu, trong trường hợp có tài trợ ngân hàng buộc nhà nhập khẩu phải tập trung tiền bán hàng để mở tài khoản tại ngân hàng. Do vậy nguồn thu để trả các khoản nợ được ngân hàng quản lý hết sức chặt chẽ, tránh được tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp trong thời gian vốn nhàn rỗi, dễ xảy ra rủi ro. + Thu được lợi nhuận thông qua lãi suất cho vay: lãi cho vay thanh toán, lãi chiết khấu chứng từ, lãi vay bắt buộc… Tiền lãi cao vì giá trị tài trợ thường ở mức vừa và lớn. + Mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp, ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín trên trường quốc tế. 2.1.2.3 Đối với doanh nghiệp - Giúp doanh nghiệp thực hiện được các thương vụ lớn, bổ sung nguồn vốn lưu động để chuẩn bị hàng xuất hoặc thanh toán tiền hàng. - Tạo được lợi thế trong quá trình đàm phán, thương lượng, ký kết hợp đồng ngoại thương, vì hoạt động ngoại thương được thực hiện thông qua ngân hàng phục vụ người mua và người bán, đã thỏa thuận trước với ngân hàng nghĩa là doanh nghiệp đã xác định được năng lực thực hiên hợp đồng. - Giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao khi thực hiện thương vụ vì vốn tài trợ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu thu mua hàng đúng thời vụ, gia công, chế biến, từ đó giao hàng đúng thời điểm. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, giúp thu mua được những lô hàng lớn, giá hạ. - Giúp doanh nghiệp phát triển quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. - Giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên trường quốc tế. 6 GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân
  20. Phân tích hoạt động TTXNK tại NH Á Châu – CN Cần Thơ (2007 - 6/2010) 2.1.2.4 Đối với nền kinh tế đất nước - Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu lưu thông trôi chảy, hàng hóa xuất nhập theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, tăng tính năng động của nền kinh tế, ổn định thị trường. - Sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng đã tác động đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung. 2.1.3 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại các NHTM VN 2.1.3.1 Tài trợ xuất khẩu Hiện nay các NHTM ở nước ta thường tài trợ xuất nhập khẩu bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ. TTXK hiện nay được áp dụng cụ thể dưới các hình thức sau: a. Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu Hình thức này được tiến hành trước khi giao hàng thông thường được áp dụng trong trường hợp ngân hàng tài trợ vừa là ngân hàng thanh toán cho L/C xuất, nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ và được thanh toán tại ngân hàng. Thông thường ngân hàng thực hiện tài trợ như sau: - Khi vay ngân hàng yêu cầu nhà xuất khẩu phải có một số vốn nhất định cộng thêm số tiền vay ngân hàng để thu mua hàng hóa, chế biến hàng xuất khẩu, hàng hóa này được đặt dưới sự giám sát của ngân hàng và là tài sản đảm bảo để tiếp tục vay. Ngân hàng tiếp tục cho vay, khách hàng sẽ dùng số tiền tài trợ để đi mua hàng, chế biến, sản xuất hàng hóa cho đến khi bằng 100% trị giá hàng xuất. Thông thường ngân hàng thường chỉ tài trợ khoảng 70% giá trị lô hàng xuất khẩu. - Sau khi giao hàng xong nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ phù hợp với những quy định trong L/C nộp vào ngân hàng để xin thanh toán tiền. Ngân hàng sẽ là người hưởng lợi trực tiếp trên hối phiếu đòi nợ. Tiếp theo đó, ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ hợp lý chuyển ra nước ngoài đòi nợ ngân hàng mở L/C. Khi nhận được điện chuyển tiền từ ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo L/C ghi Có trên tài khoản cho vay để thu nợ. b. Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu Hình thức tài trợ này được tiến hành sau khi giao hàng. Từ lúc giao hàng, nộp chứng từ cho ngân hàng thông báo L/C cho đến khi được ghi Có trên tài khoản phải trải qua một khoảng thời gian nhất định để xử lý, luân chuyển chứng 7 GVHD: TRẦN THỊ BẠCH YẾN SVTH: Nguyễn Đỗ Huyền Trân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2