intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA TỐ HỮU TRONG “ÔI! SỐNG ĐẸP LÀ THẾ NÀO ?, BẠN HỠI”

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

209
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình thường, thật đơn giản và ai cũng có những khát vọng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA TỐ HỮU TRONG “ÔI! SỐNG ĐẸP LÀ THẾ NÀO ?, BẠN HỠI”

  1. PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA TỐ HỮU TRONG “ÔI! SỐNG ĐẸP LÀ THẾ NÀO ?, BẠN HỠI” Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ th ật bình thường, thật đơn giản và ai cũng có những khát vọng, có niềm tin và có lý tưởng đ ể sống nhất là đối với tuổ i trẻ của chúng ta, lứa tuổi người ta cho là đẹp nh ất thì ư ớc mơ và lý tư ởng lại bộ c lộ rõ nét, có lúc lại đan xen với nhau, có lúc lại là một cuộc đấu tranh dằn vặt. Ai cũng biết, tuổ i trẻ bao giờ cũng vươn tới cái hay nhất, cái đẹp nhất. Đứng trước ngưỡng cửa củ a cuộc đời biết bao điều mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thứ c và xử lý. Đâu sẽ là sống đ ẹp, sống có ích? Tiền đ ề tươi sáng? Thế nào là h ạnh phúc, là ước mơ cao đẹp? “Sống đẹp” không ph ải là một cái gì to lớn lắm, nó rất gần gũi với chúng ta, đó không ph ải là những lý lẽ, những lời nói suông, nhưng phương châm trên giấy, sách vở … mà đó là nh ững việc làm, những hành độ ng cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Ðịnh nghĩa về “Sống đẹp” sẽ có rất nhiều cách khác nhau; Đó là số ng có đạo đứ c trong sáng và bản lĩnh vững vàng, có lý tưởng và sống hết mình vì lý tưởng, ch ỉ khi xác định được điều đó ta m ới sống và làm việc thật sự có ích cho bản thân, gia đ ình và xã hộ i. Có thể hiểu “Sống đ ẹp” là sống có ích, là sống có lý tưởng, có b ản lĩnh vững vàng, có mục tiêu ph ấn đấu rõ ràng, trong sang. Chỉ khi xác đ ịnh được điều đó ta mới sống và làm việc th ật sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi nghĩ rằng bản thân mỗi người nên cố gắng hoàn thành tốt công việc mình đ ang làm cũng là sống đ ẹp Trong thực tế, rất có thể có mộ t số b ạn trẻ ngh ĩ “Sống đ ẹp” là một khái niệm xa vời, khó thực hiện; tuy nhiên, nếu nhìn thẳng và sâu vào vấn đề này trong thời kỳ đất nước đổi mới tiến vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa ta thấy điều đó thật sự không có gì xa lạ, khó thực hiện; mà trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác, học tập và đ ời sống thường nhật của mỗi con người. Nếu như trong chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đ ã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập dân tộc, tính mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân là rất qúy giá, nhưng tất cả đ ều được tình nguyện gác lại, tình nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổ i lấy n ền độc lập dân tộc. Họ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” khi tu ổi đ ời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự n ghiệp chung củ a Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự n guyện ra đi, chiến đấu và hy
  2. khi chiến tranh đ ã lùi xa, phần lớn mọi sự so sánh giữ a th ời chiến tranh với thời hiện tại đ ều có rất nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế h ệ trẻ chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng cách mạng và khát vọng sống, cống hiến cho quê hương, đất nước. Bởi tôi ngh ĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, bởi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào các b ạn trẻ cũng luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và khát vọng củ a b ản thân. Nếu như những ước mơ, khát vọng, niềm tin và lý tưởng ấy được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và khơi dậy sẽ biến nó thành sức mạnh to lớn đ ể phát triển đ ất nước và sẽ là những đoá hoa thơm có ích giữ a cuộ c đ ời như lời Bác đ ã khẳng định khi tham dự Đại hộ i Đoàn lần thứ III năm 1961 “Thanh niên là người tiếp sức cách m ạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt th ế h ệ thanh niên tương lai”. “Sống đẹp” là chúng ta phải biết dung hoà mọ i mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ xã hội, gia đình … Một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ đồng bào bị thiên tai; một phong trào đ ền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học tình thương đem ánh sán g văn hoá đ ến với trẻ em nghèo … tất cả nh ững việc làm ấy là kết quả của mộ t cách sống coi trọng nhân ngh ĩa. Chúng ta th ật sự cảm động khi bắt gặp rất nhiều những hình ảnh thanh niên tình nguyện đang lao động quên mình trên mọ i miền đất nước. Đấy là những thanh niên có lý tưởng cao đẹp, có trái tim nồng nhiệt, xung kích vào những công việc mà tổ quốc và nhân dân gọi đ ến. Tôi đ ã nhìn thấy trong ánh m ắt và qua chuyện kể của các bạn tình nguyện, ngọn lửa truyền thống yêu nước nồng nàn và lòng nhân ái cao đ ẹp của thanh niên ta. Riêng hai chữ “tình nguyện” đã nói lên nh ững đức tính quên mình vì nước, vì dân của các bạn và một phong cách mới “mình vì mọi ngư ời”, không đòi “mọi ngư ời vì mình” “ Sống đẹp” ph ải chăng nó cũng giống như lý tưởng và ước mơ, bao giờ nó cũng đi đôi với nhau. Bởi chỉ sống đẹp, có ước mơ không thôi th ì sẽ dễ sản sinh ra mộ t lớp người chỉ thích hưởng thụ, dễ lầm lạc và d ễ sa ngã. Còn sống chỉ có lý tưởng thì con người dễ bi quan, dễ chao đảo khi có cái gì đó không như h ọ muốn, họ nghĩ vậy thì ch ẳng khác nào sống có ích, có lý tưởng là cái gì đó thật cao qúi, tốt đ ẹp mà mình mơ ước và hướng tới, coi đó là mục đích phải thực hiện được, dẫu phải trải qua những khó khăn gian khổ. Có những lúc, chính cái “Sống đẹp” mà mình đ ang kiên trì hướng tới lại là cái tạo cho mình sứ c m ạnh đ ể vượt qua khó khăn. “Sống đ ẹp” cũng là lý tưởng cao đ ẹp củ a một thời, lý tư ởng càng đẹp càng cao thì sức mạnh càng nhân lên gấp bội. Thời kháng chiến gian khổ ác liệt, sống chết trong gang tấc thì cái lý tưởng giải phóng đất nước đánh đuổi kẻ thù luôn là động lực thúc đẩy để người chiến sỹ cách mạng vượt lên và chiến thắng. Trong hoà bình xây d ựng đất nước, không ph ải là không có kẻ thù, không có nh ững cản trở đê hèn luôn rình rập để lôi kéo con người tha hoá, biến chất. Chính cái lý tưởng sống nhân ái, mong muốn dân giàu nước m ạnh, xã hội công b ằng dân chủ văn minh lại là niềm cổ vũ, là sức m ạnh đ ể những con người tự khẳng định và trư ởng thành. Chúng ta có th ể kể ra rất nhiều những nét tiêu biểu của lối sống đ ẹp – sống có ích. Nếu như trong chiến tranh, như đã nói ở trên, cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho n ền độc lập dân tộc; tính m ạng con người và cuộ c sống hạnh phúc cá nhân đ ều đư ợc tình nguyện gác lại, tình nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổ i những gì là riêng tư nhất để đổ i lấy n ền độc lập dân tộc. Họ “Quyết tử cho Tổ qu ốc quyết sinh” khi tuổ i đ ời còn rất trẻ và cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp chung củ a Tổ qu ốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự n guyện ra đi, chiến đ ấu và hy sinh anh dũng. Đó là sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự n guyện khi bản thân đã hiểu thế nào là lẽ sống của mộ t con người và lý tưởng của Người Cộng sản. Biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã ngh ĩ và hành động như
  3. vậy, thì ngày hôm nay, sống giữ a đ ất trời hoà bình, khi chiến tranh đã lùi xa, mọ i sự so sánh giữa thời chiến tranh với th ời hiện tại phần lớn đ ều có rất nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nh ất trong tình cảm và lí trí của th ế hệ trẻ chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng sống, khát vọng sống và cống hiến cho Tổ quốc. Bởi tôi ngh ĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định m ình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, chúng tơi luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và khát vọng củ a b ản thân. Thực tế, trong cuộ c sống có rất nhiều những tấm gương đ ể chúng ta suy nghĩ và học tập noi theo. Với tôi, đó là tấm gương của em học sinh vượt nghèo khó để học và họ c rất giỏi Nguyễn Vũ Ho àng – Trường THPT Bố Trạch – Qu ảng Bình. Em có thể quá xa tôi về kho ảng cách địa lý, tuy nhiên tôi luôn cảm th ấy em rất gần và có nhiều điều để cho tôi học tập. Sinh ra trong mộ t gia đ ình nghèo trên mảnh đất nghèo, khô cằn bởi khí hậu và bom đạn, tưởng rằng như thế cũng đã là thử thách giành cho Hoàng, nhưng không, mẹ Hoàng lại còn bị b ệnh hiểm nghèo, bố là thương binh, sứ c khoẻ yếu. Trong hoàn cảnh đó em đ ã biết vượt lên số phận đ ể vừa lao động mưu sinh vừa họ c tập. Niềm khát khao được họ c tập của em đ ã làm cho bà n go ại của em đ ã có một hành động rất đáng nhớ, đó là hàng ngày đi cắt lúa mót, vừa là đ ể ăn, vừa là đ ể b án, bởi mùa nào thì thức đó, bà đều đặn đ ể vào hũ tiết kiệm tiền cho Hoàng đi học: 1.000 đồng. Điều tôi họ c được từ Hoàng đó chính là ý chí phấn đ ấu không mệt mỏi của em. Không cam chịu, không đ ầu hàng số ph ận, không buông xuôi b ản thân mình em đ ã cố gắng và đ ã là học sinh giỏi trong 12 năm liền và hơn thế em đ ã là người vinh dự đội vòng nguyệt quế củ a chương trình “Đường lên đ ỉnh Olympia” với mộ t ph ần thư ởng vô cùng lớn lao đó là được đi du học nước n goài. Thành tích củ a em đã đem lại nghị lực để chiến thắngï bệnh tật cho người mẹ, niềm vui cho n gười bà rất mự c thương yêu em và là tấm gương cho người em nhỏ trong gia đình và hơn thế, nó đ ã nâng cánh cho ước mơ cống hiến cho quê hương, đất nước của em d ần trở thành hiện thực. Và tôi tin, em lớn lên từ n ghèo khó và trưởng thành bằng nghị lực, em sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công, sẽ là người thanh niên sống có ích cho xã hội em sẽ luôn là tấm gương sáng về “Sống đẹp” cho rất nhiều người dù cho hoàn cảnh sống củ a họ có giống em hay không. Vâng! Có lẽ vì thế mỗ i con người chúng ta, ai cũng đều có riêng cho mình những mụ c đích sống, những lý tưởng, ước mơ và hoài bão. Nhưng để “Sống đẹp” thì ai cũng phải tự nhìn lại chính mình để suy ngẫm về mụ c đích sống, những lý tưởng, những ước mơ và hoài bão đó. Và có lẽ còn khó kh ăn hơn đ ể chúng ta hiểu cặn kẽ thế nào là “Sống đ ẹp - sống có ích” ? Riêng b ản thân tôi: “Sống đẹp” đó chính là mình phải biết sống vì cái chung của xã h ội và của mọi người, ph ải biết xa rời cái chủ n ghĩa cá nhân, thực dụng. Để từ đó xây d ựng cho chính m ình mộ t lố i sống “Sống đẹp” cho mọi ngư ời và cho xã hộ i. Một nhà thơ đ ã từng viết: “Sống là cho, đâu ch ỉ nh ận riêng mình”. Sống đẹp là n ếp sống củ a một con người có phẩm ch ất đ ạo đức tốt, biết hy sinh và cống hiến, không đơn điệu, cá nhân, mà phải biết hoà mình với cộng đồng, với tập thể, biết yêu thương, đoàn kết giúp đ ỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn n ạn. Số ng có ích là lối sông b iết hy sinh, biết gạt bỏ những lợi ích riêng tư để tìm cái chung và chia sẻ nh ững đau thương m ất m át củ a người khác, biết đóng góp và cống hiến hết sức mình vì lợi ích, tương lai của Tổ quốc, của dân tộc. Gần đây, qua hai cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Th ạc, chúng ta như được sống lại không khí th ời chống Mỹ. Tôi rất tâm đắc với lời nhận xét của nhà phê bình văn họ c Vương Trí Nhàn: “Sự tận tụ y làm ngư ời của Đặng Thùy Trâm là nhân tố khiến cho những người
  4. Trước m ắt tôi hiện lên hình ảnh một cô gái Hà Nội nhỏ bé, mộ t nữ bác sĩ trẻ phụ trách m ột b ệnh viện dã chiến trong rừng sâu Đức Phổ , Quảng Ngãi. Đêm đêm, sau những lúc m ệt mỏi vì chăm sóc thương binh, ch ị lại ngồi cặm cụi ghi những dòng nh ật ký, ghi lại những khát vọng sống, khát vọng yêu thương, khát vọng làm người. Chị và đồng độ i của ch ị đã chiến đấu và hy sinh với mong muốn ngày mai đất nước ta tươi đ ẹp, hoà bình thống nhất hai miền, đ ể những đứa em Miền Nam kết nghĩa củ a chị được ra thăm Miền Bắc, đ ể mọi ngư ời dân được sống trong hạnh phúc, ấm no. Tôi lại nghĩ đến một số không ít những thanh niên th ế hệ chúng tôi ngày nay, sinh ra trong những gia đ ình giàu có đang lao vào những cuộc ăn chơi thác loạn, quay cuồng trong những hộp đ êm với thuốc lắc hoặc đua xe gầm rú trên đư ờng phố như những hung thần. Tôi lại nghĩ đến những cán bộ thoái hoá biến chất đang sống trong nhung lụa, trong những căn hộ cao cấp, thừa mứa những tiện nghi đ ắt tiền. Họ còn tìm đủ mọi mánh lới thủ đoạn đ ể tham nhũng tiền b ạc của nhà nước của nhân dân đem cung phụng cho bồ nhí, thư ký riêng… trong khi đó nhiều gia đình còn đang sống trong nh ững căn nhà dộ t nát, bữa no, bữ a đói, thiếu nước, thiếu điện. Tóm lại, “Sống đẹp” không là mộ t khái niệm xa vời, khó thực hiện; trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nh ật của mỗi con người. Nói rõ ra. thanh niên ngày nay sống đẹp, sống có ích trước hết phải là sống có lý tưởng, mục đích rõ ràng, trung thành với mục tiêu của chính mình. Mỗi người có th ể có mụ c tiêu khác nhau, nhưng nhất thiết không phải là mộ t lố i sống vị kỷ mà luôn hướng tới cộng đồng, như nhà thơ Tố Hữu trong buổ i đầu băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đ ời đ ã viết: Tôi buộ c lòng tôi với mọi người Đ ể tình trang trải với muôn nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm m ạnh khố i đời Bài làm 2 Mới đây, tôi được đọ c m ột loạt bài phóng sự đ iều tra về những tệ n ạn xã hộ i m à chủ yếu là ở giới trẻ: nghiện ngập, đua xe, cướp của, giết người... Tất cả đ ều đúng thực hiện bởi những cá nhân chưa qua tuổi 20. Những con người ấy "sống không niềm tin” không lý tưởng, sống không hứa h ẹn, không nhìn vào ngày mai để khỏi phải giữ lời, ("Bay trên những xa lộ từ thần" - Đinh Loan - Tập phóng sự điều tra "Lắc - vòng xoáy cuộc đời" - NXB Công an nhân dân - Tr.19). Lại nh ớ đến câu hỏi lớn của nhà thơ Cách mạng Tố Hữu: "Ơi, sống đẹp là thế n ào hỡi bạn ?" lại càng là một khái niệm trừu tượng mà mỗi người có một cách hiểu riêng. Những hành động như trên liệu có phải là "sống đ ẹp”? Mỗi ngư ời phải làm th ế n ào để "sống cho đẹp"? Trước hết cần ph ải hiểu từ “sống" không ph ải là một khái niệm tồn tại đơn thu ần. "Tồn tại nhưng phải đ ể cho người khác biết có sự tồn tại của mình tức là ph ải thể hiện rằng "Tôi đang ở đây! Tôi có mặt trên cõi đời này, b ằng hành động trong cuộc sống chứ không phải chỉ lặng lẽ như mộ t cái bóng qua đêm rồi lại đến ngày". Và mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đ ẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗ i. Như vậy “sống đẹp" là mộ t lối sống tích cực mà mỗ i người cần phải hư ớng tới. Nhưng sổng thế n ào mới là lối "sống đẹp”, còn là điều băn khoăn củ a rất nhiều người.
  5. “Đẹp” không phải chỉ là cái đẹp hình th ức. Cái "đ ẹp" thể hiện từ nh ững hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đ ẹp" trư ớc hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống h ết mình vì người khác, để bao dung, th ứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường, bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp mộ t cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ qu ỹ "Vì n gười nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là nh ững nghĩa cử cao đ ẹp. Lại nhớ đến hơn 30 năm trước đây, người con gái Hà Nộ i Đặng Thu ỳ Trâm xung phong vào chiến trường Quảng Trị gian khổ bản thân chịu những thiệt thòi nhưng chị vẫn dành một tình thương bao la cho những người quanh ch ị. Bất lực trước một ca mổ, ch ị đau đớn, lo lắng cho n gười em nuôi giờ này đang đè nặng tang tóc, đêm chị mất ngủ. Tất cả nh ững điều ấy đều xu ất phát từ lòng yêu thương trong trái tim chị! Để chính từ những lo lắng, đớn đau ấy dân tộc Việt Nam có mộ t người con anh dũng, kiên cư ờng tận tụ y làm n gười. Đó là chuyện của 30 năm trước, còn giờ đây có biết bao người ngày đêm nhen lên ngọn lửa tình yêu thương trên cõi đ ời này. Một nhà giáo già ngày ngày đạp xe khắp chốn bán những bức h ình cụ Rùa Hồ Gươm mà th ầy vô tình chụp được đ ể lấy tiền góp vào qu ỹ "Vì người nghèo". Bao nhà hảo tâm, bao con người có mỗi năm lại lắng lòng mình nhớ đến những người còn trong đói khổ bần cùng. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ tạo nên muôn nghìn gương m ặt con người khác nhau: có n gười tốt, kẻ xấu, có những người từng gây ra tội ác. Nhưng không có ai chưa từng sai lầm. Dẫu có lầm lạc bước vào ngõ cụ t vẫn có thể quay đầu lại. Chúng ta vẫn luôn dang tay chờ đón một con n gười mới ở những người từng m ắc tội. Mỗi dịp lễ lớn, không ch ỉ những người ngoài khung sắt nhà lao mới náo nức chờ đ ợi mà những người ở trong cũng vui mừng vì mỗ i dịp ấy h ọ lại có cơ hội được ân xá, được trở về với người thân, bè bạn. Chào đón họ b ằng lòng bao dung tha thứ , tin vào mộ t sự thay đổ i ở họ đó cũng là "sống đẹp". Chính nh ờ có lòng yêu thương mà không ít người tìm lại được chính mình. Có mộ t nhà thơ với bút d anh "Hoàn Lương" từng n ửa đời làm tướng cướp trên những chuyến tàu Đà Nẵng - Nha Trang, làm đ ại gia buôn lậu xảo quyệt, thi nhân ấy tên là "Nguyễn Đứ c Tân" (Đông Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội). Nử a đ ời làm việc thất đức nhưng trong trại giam được nghe lời khuyên nhủ tâm tình của giám thi, như người tỉnh cơn mê anh tâm sự: “Đêm đêm nghe tiếng vọng vang Tiếng ngoài xã hội rộn ràng trong đêm Đã buồn lại thấy buồn thêm Khát thèm cuộc sống ấm êm ngoài đời” Và cuộ c đời của tên tướng cướp ấy rẽ sang một ngả khác khi mãn hạn tù, anh trở thành mộ t nhà thơ, một thành viên của đội Công an xã. Khi được hỏi làm thế nào mà cá sự thay đổi lớn trong anh như vậy, tư ớng cướp, thi nhân ấy trả lời nhờ có sự bao dung, tình yêu của người vợ h iền và củ a tất cả mọ i người. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trên đời cần có mộ t tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…". Gió sẽ cuốn những tấm lòng th ảo thơm gieo tình yêu kh ắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ . Mỗ i chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình đ ể cứu giúp bao người và đ ể chính chứng ta là những con người có lối "sống đẹp”.
  6. “Cuộc sống không có con đường cùng - chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải làm sao để vượt qua được những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách, và không ai là không vấp ngã một lần. Vậ y nhưng sau cú ngã đau đớn ấy, bạn làm gì mới là điều đáng nói. Trong đầu tôi cứ thể hiện lên hình ảnh con lật đật nhỏ bé miệng luân nở nụ cười và lần nào vấp ngã cũng bật dậy, trên môi vẫn là nụ cười lạc quan. Đã bao giờ bạn được như con búp bê ấy, kiên cường và nghị lực?... Đọc Đặng Thu ỳ Trâm, những dòng tâm sự của chị, từng câu từng chữ bao giờ cũng tràn ngập một lòng ham sống phi thường. "Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố ". Câu nói tâm đắc ấy của chị, giờ đây, mỗi chúng ta cũng phải lấy đó làm châm ngôn sống cho cuộc sống của mình. Tôi được nghe thầy dậy Hoá kể câu chuyện về người học trò cũ của thầy. Anh là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, luôn nằm trong nhóm đầu. Vậy nhưng trong kỳ thi Đại học quan trọng anh lại trượt điều tưởng như không thể đã xảy ra. Đau buồn, thất vọng về chỉnh mình, cuộc sống của một thanh niên 18 tuổi lúc ấy chỉ toàn một màu đen khi bao hứa hẹn tương lai, kỳ vọng của gia đình, thầy cô đều sụp đổ. Không chịu giam mình trong màn đêm, anh tự mình thắp lên ngọn nến niềm tin và tiếp tục học tập hết mình. Anh đã đỗ vào năm sau với một số điểm cao. Dù so với bạn bè, anh là người đến sau nhưng anh lại là người đạt được chiến thắng lớn nhất: Chiến thắng chính mình, cuộc sống với những ranh giới của nó luôn bao quanh bạn. Nếu không có nghị lực làm sao bạn có thể đi hết được con đường của riêng mình ? Từ số 1 đến số 0 chỉ trong gang tấc nhưng khoảng cách từ số 0 đến số 1 trên trục đời là cả một quá trình mà nếu không có niềm tin, nghị lực, bạn sẽ mãi chỉ là con số 0 mà thôi. Hãy là một người bộ hành với đôi chân dẻo dai sẵn sàng đạp lèn mọi chông gai để bước đi: "Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vô vàn những mũi gai” - Lời bài hát của ban nhạc tôi yêu thích cứ văng vẳng bên tai. Bàn chân có thể sẽ chảy máu vì gai nhọn nhưng đừng ngồi xuống rên xiết, hãy để máu ấy thấm lên những cánh hồng đỏ thắm trên bước đường vinh quang của bạn! Làm được như vậy tức là bạn “Khi ạnh sinh ra Mọi người điều cười Riêng anh thì khóc tu tu Hãy sống sao để khi chết đi Mọi người cùng khóc Còn môi anh thì nở nụ cười” Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2