intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát hiện biến dạng bàn chân ở trẻ

Chia sẻ: Bupbe Xinhxan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

172
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài nguyên nhân bại não và các tai biến sản khoa, trẻ có thể bị biến dạng bàn chân do di truyền hoặc tư thế khi còn nằm trong bào thai. Các dị tật ở cột sống, háng và gối cũng làm thay đổi hình thái và cấu tạo của bàn chân. Các biến dạng thường gặp là bàn chân dẹt hoặc vòm quá, vẹo vào trong hoặc ra ngoài, gấp áp sát cẳng chân. Ngoài ra còn có bàn chân giống hình thuổng, thẳng như chân ngựa do gân gót bị co không thể gấp cổ chân lên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát hiện biến dạng bàn chân ở trẻ

  1. Phát hiện biến dạng bàn chân ở trẻ Ngoài nguyên nhân bại não và các tai biến sản khoa, trẻ có thể bị biến dạng bàn chân do di truyền hoặc tư thế khi còn nằm trong bào thai. Các dị tật ở cột sống, háng và gối cũng làm thay đổi hình thái và cấu tạo của bàn chân. Các biến dạng thường gặp là bàn chân dẹt hoặc vòm quá, vẹo vào trong hoặc ra ngoài, gấp áp sát cẳng chân. Ngoài ra còn có bàn chân giống hình thuổng, thẳng như chân ngựa do gân gót bị co không thể gấp cổ chân lên được hoặc bàn chân vẹo vào trong, gan chân và gót ngửa lên trời. Khi mới sinh con, người mẹ cần kiểm tra bàn chân của trẻ, nếu có nghi ngờ thì dùng lông bàn chải mềm kích thích da chân để xem trẻ cử động bất thường không. Trường hợp khó xác định thì cần đi khám ngay. Nếu biến dạng ngày càng rõ hơn sau ngày sinh, có thể xoa tay sạch bằng phấn rôm rồi uốn nhẹ nhàng chân bị biến dạng của trẻ, đưa về hình thái bình thường. Phần lớn trẻ sơ sinh có biến dạng được uốn nhẹ nhàng, kiên trì, liên tục sẽ dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, với những biến dạng khó nắn chỉnh, cần đưa trẻ đi khám tri giác, cột sống, háng, gối, xương cổ chân, bao khớp, gân... để xem có bị xô lệch trật khớp không.
  2. Trẻ trên 1 tuổi nếu còn di chứng thì cần can thiệp bằng phẫu thuật phần mềm như bao khớp, dây chằng mà không vào xương. Các thủ thuật ở xương chỉ được tiến hành sau tuổi dậy thì (nữ 13, nam 14-15 tuổi).
  3. Lỗ sáo lạc chỗ Lỗ sáo là lỗ ngoài của niệu đạo, là lỗ thoát nước tiểu, thường nằm ở đỉnh quy đầu. Ở một số bé trai, lỗ sáo lại nằm ở mặt dưới dương vật, khiến trẻ không đứng tiểu được mà phải ngồi như con gái. Y học gọi dị tật này là lỗ đái thấp, với 3 thể. Ở thể nặng, lỗ sáo nằm tại phần gốc của dương vật, chiếm khoảng 5% trường hợp. Với thể trung bình (chiếm khoảng 45%), lỗ sáo nằm ở phần thân dương vật. Ở thể nhẹ (50%), lỗ này nằm tại mặt dưới của đầu dương vật. Tật lỗ đái thấp có thể là dị tật đơn thuần, với biểu hiện dương vật biến dạng và bao tinh hoàn chẻ. Nhưng nó cũng có thể kèm theo những tật khác của cơ quan sinh dục như tinh hoàn ẩn, thoát vị bẹn... Ở các bào thai nam, tật lỗ đái thấp phát sinh vào khoảng tuần thứ 10 đến tuần thứ 14, do sự chi phối của nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố di truyền đóng góp khoảng 70%. Ngày nay, với kỹ thuật siêu âm, người ta có thể phát hiện tật lỗ sáo thấp ở bào thai ngay từ lúc nó mới hình thành. Những bé trai có lỗ sáo lạc chỗ phải được phẫu thuật sửa tật này.
  4. Qua thăm khám thực tế, thầy thuốc sẽ có hướng điều trị phù hợp với từng người cụ thể. Thí dụ, nếu có ẩn tinh hoàn, họ sẽ phẫu thuật đưa tinh hoàn về vị trí thích hợp. Bác sĩ sẽ làm lỗ đái nhân tạo ra tận đầu dương vật để trẻ có thể đứng đái theo tư thế nam giới và khi đến tuổi trưởng thành có thể phóng tinh bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2