intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguồn nhân lực logistics, một yếu tố quan trọng của hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics trong môi trường cạnh tranh. Bài viết "Phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" đề cập khái quát thực trạng đào tạo và một số vấn đề đặt ra trong triển nguồn nhân lực logistics vùng KTTĐMT. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

  1. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TS. Phạm Thị Thanh Xuân Trường ĐH Kinh tế - Đại học Huế TS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết Trường ĐH Lạc Hồng Nguồn nhân lực logistics, một yếu tố quan trọng của hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics trong môi trường cạnh tranh. Thực tế hiện nay, nguồn nhân lực logistics tại các địa phương đang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng, công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực logistics còn rất hạn chế ở tất cả các cấp. Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin đề cập khái quát thực trạng đào tạo và một số vấn đề đặt ra trong triển nguồn nhân lực logistics vùng KTTĐMT. I. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực logistics Chất lượng nguồn nhân lực logistics hiện vẫn là bài toán lớn cho đối với ngành logistics. Trên thực tế, nguồn nhân lực logistics của nước ta vẫn còn đang gặp phải nhiều mặt hạn chế do chưa có nhiều sự quan tâm trong đào tạo. Ngành logistics vẫn còn khá mới trong đào tạo dù Việt Nam là một trong những nước có điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nhân lực logistics khi mà nguồn nhân lực trong vùng khá dồi dào và vốn thông minh, nhanh nhẹn lại có truyền thống hiếu học, cần cù, chăm chỉ. Là một lĩnh vực mang tính liên ngành, chuyên nghiệp cao, có tính quốc tế, nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực này cần được đào tạo một cách có hệ thống và phải được trang bị đầy đủ kiến thức. Nhưng trên thực tế, vấn đề nguồn nhân lực thiếu và yếu là một trong những “nút thắt cổ chai” cản trở sự phát triển và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực logistics hiện nay chủ yếu được đào tạo tại các trường đại học kinh tế và ngoại thương, các môn học về logistics mới được phát triển nên còn chung chung, chưa có nghiệp vụ chuyên sâu… Ngoài ra, nhân sự làm việc trong lĩnh vực logistics phần lớn còn thiếu cả kiến thức về ngoại ngữ và thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế… trong khi logistics lại là lĩnh vực kinh tế kỹ thuật tổng hợp có tính quốc tế cao nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hệ thống logistics quốc gia và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Thưc tế hiện nay khi khảo tình hình nguồn nhân lực logistics của vùng KTTĐMT cho thấy rõ bức tranh này, điểm bình quân về ngoại ngữ và tin học chỉ 2,6/5 (hình 4) 245
  2. Hình 4. Đánh giá của các doanh nghiệp về nguồn nhân lực logistics hiện nay tại vùng KTTĐ miềng Trung Nguồn: Kết quả khảo sát hệ thống logistics vùng KTTĐMT, đề tài cấp nhà nước mã số KX01.29/16-20 Vì lẽ đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cũng như những thách thức mà ngành logistics đang gặp phải về nguồn nhân lực logistics ở cả khía cạnh số lượng và chất lượng mà trong thời gian vừa qua, Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng là một trong những giải pháp quan trọng để hóa giải khó khăn này. Các cơ sở đào tạo, các hiệp hội đã và đang mở nhiều khóa học ngắn hạn, dài hạn với nhiều hình thức đào tạo đa dạng như chính quy, tại chức, đào tạo tại doanh nghiệp... để góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho ngành, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực phục vụ cho sự phát triển logistics. Nước ta hiện nay có 3 hình thức đào tạo logistics: tại các cơ sở đào tạo bậc đại học/sau đại học và nghề, tại các hiệp hội, và tại chính các doanh nghiệp. Cụ thể: (i) Hoạt động đào tạo tại các cơ sở đào tạo bậc đại học/sau đại học Hoạt động đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp logistics hoặc các doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến logistics đã có từ cách đây rất nhiều năm. Bắt đầu từ những năm của thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ này, nhiều trường Đại học ở Việt Nam đã tiến hành đào tạo nhiều ngành/chuyên ngành trực tiếp hoặc gián có liên quan đến logistics và chuỗi cung ứng như Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh (Quản trị logistics và vận tải đa phương thức); Đại học Rmit Việt Nam (Quản trị chuỗi cung ứng và logistics); Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh (Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng), Đại học kinh tế quốc dân (kinh tế cung ứng, logistics), Đại học Hằng Hải (các hệ bồi dưởng logistics)… Đến nay, số lượng các cơ sở đào tạo bậc đại học/sau đại học ở Việt Nam đã tăng lên hơn 20 cơ sở với số lượng sinh viên/cao học viên được đào tạo hàng năm lên đến hàng trăm người. Trong đó, có rất nhiều cơ sở đã và đang đẩy mạnh hình thức liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài để phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao theo các tiêu chuẩn và yêu cầu quốc tế. (ii) Hoạt động đào tạo tại các hiệp hội Song hành với hình thức đào tạo tại các cơ sở đào tạo bậc đại học/sau đại học, hình thức đào tạo tại các hiệp hội cũng rất được chú trọng phát triển trong thời gian vừa qua. Nhiều khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn với số lượng học viên tham gia lên đến hàng nghìn người đã được nhiều hiệp hội tổ chức thành công. Điểm mạnh của những khóa đào tạo tại 246
  3. các hiệp hội là tính thực tiễn cao, học viên được “bắt tay chỉ việc” luôn trong thời gian đào tạo nên thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Một số chương trình đào tạo tiêu biểu có thể kể đến như: Chương trình “Quản Lý Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế - FIATA Diploma in International Freight Forwarding” với bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới giữa Viện Nghiên cứu và Phát triển logisics (VLI) trực thuộc Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) với Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận vận tải quốc tế (FIATA). Đến nay, hàng chục khóa học đào tạo với hàng trăm học viên đã tốt nghiệp thành công với tiêu chuẩn kiến thức và nghiệp vụ quốc tế, tự tin tham gia vào thị trường lao động của ngành. - Chương trình “Supply Chain Leadership Innovation Program - SCLIP” cho các nhà quản lý, lãnh đạo về quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp do VLI hợp tác với Viện Nghiên cứu Sáng tạo Chuỗi cung ứng của Malaysia (MISI) và MIT Global SCALE Network nhằm thúc đẩy việc đưa nghiên cứu sáng tạo vào sự phát triển đột phá của chuỗi cung ứng và logistics trên phạm vi toàn cầu. - Các khóa đào tạo cấp chứng chỉ IATA Hàng Hóa Nguy Hiểm (IATA Dangerous Goods Regulations) giữa Trường Hàng không và Logistics Việt Nam (VILAS) với IATA Accredited School (ATS) và IATA Authorized Training Center (ATC). Đến nay, VILAS triển khai thành công hơn 100 cho hơn 1,500 học viên tại Việt Nam và cả các doanh nghiệp từ Lào, Cambodia, Thái Lan, qua đó phát triển và nâng cao hiểu biết quy chuẩn về hàng nguy hiểm cho nguồn nhân lực trong ngành vận tải hàng hóa hàng không. Đặc biệt, trong năm 2016, VILAS đã hợp tác với VLI và Trường Đại học Tôn Đức Thắng để triển khai chương trình đào tạo “FIATA Diploma in International Freight Forwarding” cho sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh của trường - tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực trẻ về kinh doanh quốc tế. Các chương trình đào tạo này một mặt tập trung vào hệ thống hóa kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin về các xu hướng mới, mặt khác kết hợp với thực hành, nâng cao tay nghề, nghiệp vụ và chia sẻ kinh nghiệp, thời gian linh hoạt nên hình thức đào tạo này phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, vì vậy đang là xu hướng được nhiều đối tượng lao động lựa chọn. Điều này thể hiện sự nỗ lực của các hiệp hội trong việc kết nối các nguồn lực nghiên cứu có uy tín trong và ngoài nước nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics, hỗ trợ sự phát triển của ngành logistics và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics tại Việt Nam. (iii) Hoạt động đào tạo tại chính các doanh nghiệp Hình thức đào tạo này được rất nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn trong nhiều năm gần đây bởi chi phí hợp lý và nội dung đào tạo thường gắn liền với thực tiễn công việc tại doanh nghiệp. Theo ý kiến đánh giá của nhiều doanh nghiệp, hơn 30% người học sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo, dạy nghề đều không thể thích ứng được ngay với yêu cầu công việc mà phải qua các lớp đào tạo bổ sung, cập nhật kỹ năng đặc thù tại doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường thế giới luôn biến động, khoa học và công nghệ thường xuyên thay đổi, để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng với yêu cầu thực tế công việc, nhiều doanh nghiệp đã coi đây là yêu cầu tất yếu có vai trò rất quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như quyết định hiệu quả của doanh nghiệp. Có thể thấy, trong thời gian vừa qua, thị trường đào tạo nguồn nhân lực logistics hiện nay tại Việt Nam và trong vùng hoạt động tương đối nhộn nhịp. Điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của Đảng và Chính phủ, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp, hiệp hội,các địa phương… 247
  4. nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics ngày càng đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn thị trường. Vì vậy, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực logistics Việt Nam nói chung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng trong thời gian qua cũng đã đạt được những kết quả nhất định: (i) Các cơ sở đào tạo, các trường cao đẳng, đại học đang dần nâng cao chất lượng đào tạo, cập nhật, bổ sung thêm nhiều giáo trình, bài giảng và tài liệu có liên quan; chất lượng đội ngũ giảng viên được nâng cao và có những thay đổi trong đào tạo để phù hợp hơn với môi trường logistics Việt Nam. Nhiều trường gần đây như Đại học Thủ đô, Đại học giao thông vận tải, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân… mở ngành Logistics để góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu của nền kinh tế. Ngoài đào tạo bậc cử nhân, nhiều trường đại học còn đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho ngành. (ii) Đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ,tiến sĩ trở lên và còn có sự tham gia đào tạo của rất nhiều phó giáo sư , giáo sư, giảng viên cao cấp. Các giảng viên trong, ngoài ngành cũng thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy. (iii) Nhiều trường, cơ sở đào tạo trong nước đang có xu hướng liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài như Đức, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Singapore, Hoa Kỳ... mở ra các chương trình đào tạo chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của người học. Hiện nay, một số cơ sở đào tạo bậc đại học/sau đại học đã thực hiện việc liên kết với các tổ chức đào tạo nước ngoài như Chương trình Liên kết quốc tế Ngành Quản Lý Cảng và Logistics giữa Đại học Giao thông vận tải TP.HCM và Đại học Tongmyong Hàn Quốc của Viện đào tạo và hợp tác quốc tế (IEC) tổ chức; Trung tâm Pháp - Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG) cùng đại diện Trường Đại học Paris 1 Panthéon Sorbonne (Pháp) chính thức ra mắt chương trình liên kết đào tạo "Thạc sỹ Quản lý Chuỗi cung ứng" (Master in Supply Chain Management - MSCM) tại Việt Nam... Xu hướng đào tạo liên kết này được kỳ vọng sẽ tạo ra được một đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn tốt đáp ứng được “cơn khát” nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics vẫn còn nhiều hạn chế: Thứ nhất, Thiếu các chương trình đào tạo, giáo trình logistics bài bản, cập nhật. Giáo trình, tài liệu tham khảo ngành logistics hiện nay vẫn còn hạn chế so với các ngành học khác. Mặc dù hiện tại, trên thị trường đã có một số tài liệu tham khảo tương đối tiêu biểu như Quản trị logistics, Phát triển dịch vụ logistics ở nước ta trong tiến trình hội nhập quốc tế, Logistics - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Logistics những vấn đề cơ bản... do GS.TS Đặng Đình Đào làm chủ biên… Nhiều trường đại học cũng đã nghiên cứu và xuất bản nhiều giáo trình phù hợp với khung chương trình đào tạo của mỗi trường như: Quản trị hậu cần (NXB Đại Học Kinh tế Quốc dân); Quản trị logistics kinh doanh (NXB Đại Học Thương mại); Logistics và vận tải quốc tế; Vận tải và giao nhận trong ngoại thương (NXB Đại học Ngoại thương)... Song, đánh giá chung, các giáo trình, tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ này còn hạn chế, học viên phải tham khảo nhiều tài liệu nước ngoài trong khi còn khó khăn trong vấn đề ngôn ngữ, gây ảnh hưởng tới chất lượng tự học và nghiên cứu của học viên. Thứ hai, Chất lượng đào tạo và chương trình đào tạo nguồn nhân lực logistics chưa thực sự gắn với thực tiễn hoạt động logistics của doanh nghiệp. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực logistics của các cơ sở đào tạo bậc đại học/sau đại học còn rất nặng về hàn lâm mà thiếu sự chuyên sâu vào các kỹ năng, nghiệp vụ cụ thể. Điều này làm cho chất lượng đào tạo vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, rất nhiều đơn vị sau khi tuyển dụng đều phải đào tạo lại, tốn rất nhiều thời gian và chi 248
  5. phí. Ngoài ra, với một lĩnh vực đặc thù mang tính liên ngành và quốc tế rất cần tới khả năng ngoại ngữ, nhưng môn này hầu như vẫn chưa được nhiều trường chú trọng đào tạo. Vì vậy, tỷ lệ sinh viên Việt Nam tốt nghiệp được tuyển dụng vào làm các tập đoàn logistics đa quốc gia vẫn còn rất thấp. Thứ ba, Đội ngũ giảng viên logistics thiếu và chưa được đào tạo đúng chuyên ngành. Logistics là một ngành tương đối mới với nhiều cơ sở đào tạo hiện nay. Như đã trình bày ở trên, mặc dù số lượng các cơ sở tham gia đào tạo bậc đại học về logistics là tương đối nhiều nhưng các cơ sở đào tạo sau đại học, đặc biệt là tiến sĩ về logistics vẫn còn chưa nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đây là nguyên nhân chính dẫn lực lượng giảng viên giảng dạy ngành này vẫn đang thiếu và mỏng. Một số giảng viên trẻ, kinh nghiệm thực thực tế chưa nhiều lại chưa được đào tao bài bản về logistics. Điểm yếu dễ nhận thấy của các giảng viên trẻ là vốn sống kinh nghiệm thực tiễn tích lũy chưa được nhiều. Còn các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu chuyên sâu về ngành vẫn thì còn rất ít, các giảng viên chủ yếu là các chuyên gia từ ngành khác chuyển sang giảng dạy, ít có sự nghiên cứu chuyên sâu nên khiến kiến thức truyền tải vẫn chưa được nhiều, ít có các kinh nghiệm thực tiễn để truyền đạt tới học viên. Thứ tư, Thiếu bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn cho nguồn nhân lực logistics. Theo Khoản 3, Điều 3 của Luật việc làm số 38/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 16/11/2013, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được định nghĩa là những “quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó vào công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề”. Như vậy, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là các tiêu chí về khả năng, năng lực của người lao động cần phải có để thực hiện các công việc theo quy định của từng ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, liên hệ đối với ngành logistics thấy rằng đến nay ngành này vẫn chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp. II. Vấn đề đặt ra trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực logistics vùng KTTĐMT Nền kinh tế toàn cầu đang dần thay đổi từng ngày, các công ty cũng vì thế mà phải đối mặt với những khó khăn mới. Định hướng đúng đắn cho tương lai trong một bối cảnh luôn thay đổi và biến động là thách thức không nhỏ ngay cả đối với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp và người lao động. Để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, không có giải pháp nào tối ưu bằng việc đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn chung của thế giới. 1. Cần quan tâm, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực logistics tại vùng KTTĐMT Các chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực logistics chưa thực sự được quan tâm từ nhà nước, ngành và địa phương, đặc biệt là tại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Các chính sách của các địa phương mới chỉ tập trung vào nội dung phát triển ngành dịch vụ logistics nhưng lại rất sơ lược, chưa có nhiều chính sách riêng về phát triển nhân lực logistics. Quản lý nhà nước về phát triển nhân lực còn những bất cập so với yêu cầu. Chủ trương, đường lối phát triển nguồn nhân lực chưa được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách và các kế hoạch phát triển một cách kịp thời và đồng bộ; việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách chưa kịp thời, độ trễ quá lớn! 2. Xây dựng và phát triển hệ thống kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về logistics Trên thực tế, số lượng và nội dung công việc trong ngành logistics rất đa dạng và liên quan mật thiết đến các ngành kinh tế khác. Vì logistics là cả một chuổi các dịch vụ cung ứng. 249
  6. Mỗi lĩnh vực công việc cần có những yêu cầu chất lượng nhân sự khác nhau để thực thi các công việc đặc thù và có tính chất đa mục tiêu. Do đó, cần có nhận thức đầy đủ về yêu cầu, đặc điểm nguồn nhân lực logistics trong hệ thống các ngành kinh tế. Là ngành dịch vụ tổng hợp mang tính kinh tế - kỹ thuật, logistics đóng vai trò rất quan trong trong việc phát triển kinh tế- xã hội. Để quá trình này được vận hành tốt, nhân lực có vai trò quyết định, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của quá trình tối ưu hóa phân phối, lưu thông hàng hóa. Ngoài ra, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tiến tổ chức theo hướng tinh giảm gọn nhẹ, năng động, trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Vì thế, để đảm bảo được nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp cũng như công việc, các cơ sở đào tạo cần phải nắm rõ đặc điểm, yêu cầu của nhân sự ngành này, để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp. Tránh tình trạng sinh viên ra trường nhưng khó tìm được việc làm phù họp do không đảm bảo được yêu cầu đầu vào của doanh nghiệp vì đào tạo theo diện rộng, quá chung chung! 3. Xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo logistics bài bản, vừa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và vừa phù hợp với thực tiễn logistics Hiện nay các chương trình và giáo trình bài bản, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và thực tiễn logistics Việt Nam còn hạn chế. Việc tham khảo giáo trình nước ngoài lại bị rào cản ngôn ngữ cho người học, khó tiếp thu được nhiều kiến thức. Hơn nữa, hiện nay, do nhu cầu đào tạo lớn, sĩ số học viên trong lớp đông, mỗi lớp có từ 70 đến 90 học viên, thậm chí có lớp đến 100 người, với số lượng như vậy khó có thể áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, hiệu quả đối với người học. Vì vậy, để áp dụng tốt các chương trình đào tạo nước ngoài vào Việt Nam, cần phải kiến tạo môi trường đào tạo phù hợp, không giáo điều, cứng nhắc và có những thay đổi cho phù hợp với môi trường và thực tiễn logistics trong vùng và cả nước. 4. Tăng cường sự liên kết giữa các tổ chức đào tạo trong nước với tổ chức đào tạo nước ngoài về logistics Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo là liên kết với các tổ chức đào tạo nước ngoài. Liên kết đào tạo với nước ngoài là một hình thức tiên tiến đang được nhiều trường áp dụng. Hình thức liên kết đào tạo này không chỉ dành cho hệ giáo dục đại học mà còn dành cho hệ giáo dục sau đại học. Việc tăng cường liên kết đào tạo, một mặt sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mặt khác sẽ giúp cho các cơ sở đào tạo của Việt Nam tiếp cận được với các chương trình đào tạo đang được quốc tế công nhận để từ đó học hỏi điều chỉnh, hoàn thiện các chương trình đào tạo truyền thống vẫn còn nhiều bất cập như hiện nay. 5. Tăng cường liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics với các cơ sở đào tạo Hiện nay, các doanh nhiệp logistics hầu như có quy mô rất nhỏ và ít có sự liên kết hợp tác. Trên thực tế, các doanh nghiệp cùng ngành còn cạnh tranh gay gắt với nhau, nhiều khi làm lợi cho doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, liên kết giữa các doanh nghiệp logistics có ý nghĩa vô cùng quan trọng hiện nay, nhất là cả trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cần liên kết với các doanh nghiệp logistics, mời các chuyên gia giỏi từ doanh nghiệp giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo, hướng dẫn các đề tài liên quan đến, tạo điều kiện cho sinh viên tới tham quan, học hỏi trong môi trường làm vệc. Việc đào tạo liên kết giữa doanh nghiệp với nhà trường giúp định hướng xây dựng chương trình đào tạo ứng dụng phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics. 250
  7. 6. Ứng dụng công nghệ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong thời đại 4.0 Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh của hệ thống logistics và chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Dự báo trong vài năm tới, các trang thiết bị, công cụ tự động, hiện đại có ứng dụng IoT sẽ trở nên phổ biến trong lĩnh vực logistics. Sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ điện toán đám mây đã tác động mạnh đến các hoạt động của ngành logistics. Các hoạt động như quản lý kho hàng, giao nhận hàng hóa, điều vận, tổng hợp và phân tích số liệu đã và đang được thay thế dần bằng hệ thống phần mềm tự động hóa. Sự tham gia nhanh và sâu của công nghệ vào chuỗi hoạt động của ngành logistics đã tác động giảm quy mô lao động của các doanh nghiệp… Do đó, trong bối cảnh sự gia tăng của các nhà máy thông minh ngày càng trở nên hiện hữu, năng lực (chứ không phải là nguồn vốn) sẽ trở thành nhân tố cốt lõi của nền sản xuất xã hội. Điều này có nghĩa là nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ càng ngày gia tăng. Bởi vậy, nhân lực trong ngành logistics cũng cần phải có kiến thức về khoa học công nghệ, biết vận dụng trong công việc để làm việc có hiệu quả. Không chỉ giúp quản lý và nhập dữ liệu một cách nhanh chóng, khoa học, việc áp dụng công nghệ thông tin còn là điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin, mua bán, thanh toán, quảng bá dễ dàng hơn qua email, các trang mạng xã hội... ở mọi lúc mọi nơi mà không bị phụ phuộc vào không gian, thời gian. Như vậy, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi có sự định hướng và chỉ đạo tích cực từ Chính phủ và chính quyền của các địa phương bằng các công cụ luật pháp,cơ chế chính sách; đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu; phát triển các đơn vị thực nghiệm và huấn luyện kỹ năng nghề; quan tâm, hỗ trợ người lao động trong ngành logistics theo tính chất đặc thù công việc; sớm ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực đào tạo nhân lực logistics. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Đình Đào (2013),“Một số vấn đề về phát triển bền vững hệ thống Logistics ở nước ta trong Hội nhập quốc tế”, NXB Lao động - Xã hội. 2. Đặng Thị Thúy Hồng (2012),“Phát triển hệ thống logisitics ở nước ta theo hướng bề vững”, Tạp chí Kinh tế - Dự báo số 17. 3. Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc “Phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025”. 4. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx? distribution=50924&print=true. 251
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2