intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phẫu thuật nội soi 1 trocar hỗ trợ làm hậu môn nhân tạo cho trẻ bị dị tật hậu môn trực tràng loại cao và trung gian

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

57
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này trình bày về kỹ thuật và kết quả của phẫu thuật nội soi 1 trocar hỗ trợ làm hậu môn nhân tạo cho trẻ sơ sinh bị dị tật hậu môn trực tràng loại cao và trung gian. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi 1 trocar hỗ trợ làm hậu môn nhân tạo cho trẻ bị dị tật hậu môn trực tràng loại cao và trung gian

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƯƠNG 2014<br /> <br /> PHẪU THUẬT NỘI SOI 1 TROCAR HỖ TRỢ LÀM HẬU MÔN<br /> NHÂN TẠO CHO TRẺ BỊ DỊ TẬT HẬU MÔN TRỰC TRÀNG<br /> LOẠI CAO VÀ TRUNG GIAN<br /> Trần Anh Quỳnh*; Nguyễn Thanh Liêm*; Bùi Đức Hậu*<br /> TÓM TẮT<br /> Từ 8 - 2009 đến 4 - 2013, thực hiện phẫu thuật nội soi (PTNS) 1 trocar hỗ trợ làm hậu môn<br /> nhân tạo cho 95 trẻ sơ sinh bị dị tật hậu môn trực tràng (DTHMTT), gồm 70 nam và 25 nữ.<br /> Kết quả: PTNS thành công ở 100% bệnh nhi (BN). Thời gian phẫu thuật trung bình: 25 ± 3,5<br /> phút (dao động từ 20 - 35 phút). Không có trường hợp tử vong hoặc biến chứng sau phẫu<br /> thuật. Thời gian nằm viện trung bình: 3 ± 0,7 ngày.<br /> PTNS 1 trocar hỗ trợ làm hậu môn nhân tạo là một phương pháp khả thi và an toàn cho trẻ<br /> sơ sinh bị DTHMTT loại cao và trung gian.<br /> * Từ khóa: Dị tật hậu môn trực tràng; Hậu môn nhân tạo; Phẫu thuật nội soi.<br /> <br /> single trocar laparoscopic-assisted<br /> colostomy for newborns with anorectal<br /> malformations of high and intermediate type<br /> SUMMARY<br /> From August, 2009 to April, 2013, single trocar laparoscopic-assisted colostomy was performed<br /> for 95 newborns with anorectal malformations, including 70 boys and 25 girls.<br /> Results: Single trocar laparoscopic-assisted colostomy was successfully performed in all<br /> patients. Mean operative time was 25 ± 3.5 minutes (ranged 20 - 35 minutes). There were no<br /> postoperative deaths or complications. Mean postoperative stay was 3 ± 0.7 days. Single trocar<br /> laparoscopic-assistedcolostomy is a feasible and safe procedure for high and intermediate type<br /> of anorectal malformation in newborn.<br /> Keywords: Colostomy; Anorectal malformation; Laparoscopic.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo khá<br /> phổ biến trong phẫu thuật nhi, đặc biệt,<br /> trong DTHMTT. Theo kinh điển, phẫu thuật<br /> làm hậu môn nhân tạo được thực hiện bằng<br /> <br /> phẫu thuật mở bụng tối thiểu với nhiều<br /> phương pháp và vị trí khác nhau. Tuy nhiên,<br /> tỷ lệ biến chứng của hậu môn nhân tạo<br /> tương đối cao [1, 2, 3, 7, 8].<br /> <br /> * Bệnh viện Nhi TW<br /> Người phản hồi (Corresponding): Trần Anh Quỳnh (tranquynh_nhp@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 24/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/02/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 26/02/2014<br /> <br /> 124<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƯƠNG 2014<br /> Trong thời gian gần đây, phẫu thuật<br /> làm hậu môn nhân tạo bằng PTNS hỗ trợ<br /> ở trẻ em với 2 hoặc 4 trocar được giới<br /> thiệu [4].<br /> Từ năm 2009, chúng tôi sử dụng PTNS<br /> 1 trocar hỗ trợ làm hậu môn nhân tạo ở<br /> trẻ sơ sinh bị DTHMTT loại cao và trung<br /> gian [5].<br /> Mục tiêu của nghiên cứu này: Trình<br /> bày kỹ thuật và kết quả của PTNS 1 trocar<br /> hỗ trợ làm hậu môn nhân tạo cho trẻ sơ<br /> sinh bị DTHMTT loại cao và trung gian.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> Tất cả BN sơ sinh bị DTHMTT loại cao<br /> và trung gian được PTNS 1 trocar hỗ trợ<br /> làm hậu môn nhân tạo từ 8 - 2009 đến<br /> 4 - 2013 tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi TW.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn:<br /> - Trẻ sơ sinh bị DTHMTT loại cao và<br /> trung gian.<br /> - Cân nặng ≥ 2.000 g.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> - Các dị tật tim nặng.<br /> - Cân nặng < 2.000 g,<br /> <br /> - Đặt 1 trocar 10 mm vào ổ bụng. Bơm<br /> khí CO2 vào ổ bụng, áp lực bơm khí CO2<br /> duy trì khoảng 8 - 10 mmHg.<br /> - Đưa ống soi có kênh phẫu thuật<br /> (stema, operating scope) vào ổ bụng soi<br /> tìm đại tràng ngang bên trái, dùng panh<br /> kẹp ruột cặp và đưa đại tràng ra ngoài ổ<br /> bụng (hình 2).<br /> - Luồn 1 ống thông cao su qua mạc<br /> treo đại tràng sát thành đại tràng, khâu<br /> đính quai đi và quai tới ở 2 phía với nhau<br /> bằng 3 mũi chỉ PDS 5/0 cách nhau 0,5 cm<br /> nhằm tránh sa niêm mạc đại tràng ra<br /> ngoài thành bụng.<br /> - Khâu thanh cơ của đại tràng vào cân<br /> cơ phúc mạc thành bụng bằng 8 mũi chỉ<br /> PDS 5/0.<br /> - Luồn vạt da qua lỗ mạc treo đại<br /> tràng, khâu cố định da vào vị trí cũ. Khâu<br /> khép quai đi và quai đến của đại tràng<br /> ngay sát phía trên của cầu da nhằm hạn<br /> chế hậu môn nhân tạo tụt vào trong ổ<br /> bụng bằng chỉ PDS 5/0 (hình 3).<br /> - Mở đại tràng ngang theo chiều ngang,<br /> nửa chu vi phía bờ tự do, khâu lộn toàn<br /> bộ đại tràng với da xung quanh bằng 6<br /> mũi chỉ PDS 5/0 (hình 4).<br /> <br /> - Rò trực tràng tiền đình.<br /> * Kỹ thuật mổ:<br /> <br /> - BN được gây mê nội khí quản, nằm<br /> ngửa dọc theo bàn.<br /> - Rạch da hình chữ nhật kích thước<br /> 7 x 15 mm, dưới sườn trái 2 cm, ở bờ<br /> ngoài cơ thẳng to. Bóc tách lật vạt da lên<br /> trên, tiếp tục mở cân cơ phúc mạc theo<br /> chiều dọc dài 10 mm vào ổ bụng (hình 1).<br /> <br /> 127<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƯƠNG 2014<br /> Hình 1: Rạch da hình chữ nhật.<br /> <br /> tuổi và hậu môn nhân tạo đóng sau phẫu<br /> thuật 1 tháng.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Từ 8 - 2009 đến 4 - 2013, PTNS 1 trocar<br /> hỗ trợ làm hậu môn nhân tạo cho 95 trẻ<br /> sơ sinh bị DTHMTT loại cao và trung gian,<br /> trong đó, 70 nam và 25 nữ. 45 BN bị loại<br /> cao và 50 BN loại trung gian.<br /> <br /> Hình 2: Soi tìm và đưa đại tràng ra ngoài.<br /> <br /> Thời gian phẫu thuật trung bình: 25 ±<br /> 3,5 phút (20 - 35 phút). Không có trường<br /> hợp tử vong hoặc biến chứng trong và<br /> sau phẫu thuật. Thời gian nằm viện sau<br /> phẫu thuật từ 3 - 5 ngày, trung bình 3 ±<br /> 0,8 ngày.<br /> - Thực hiện PTNS hỗ trợ hạ bóng trực<br /> tràng tạo hình hậu môn cho 90 BN sau<br /> 2 - 4 tháng mà không gặp khó khăn nào.<br /> Tuổi trung bình của BN 3,2 ± 1,0 tháng.<br /> Trong 95 BN, 85 BN được đóng hậu môn<br /> nhân tạo.<br /> Tuổi trung bình khi đóng hậu môn<br /> nhân tạo 6,4 ± 1,0 tháng.<br /> <br /> Hình 3: Luồn cầu da qua đại tràng.<br /> <br /> Không có biến chứng trong thời gian<br /> chờ đợi hạ bóng trực tràng tạo hình hậu<br /> môn và đóng hậu môn nhân tạo. Nhiễm<br /> trùng tiết niệu gặp ở 1 BN do trào ngược<br /> bàng quang niệu quản. Tuy nhiên, hiện<br /> tượng này chấm dứt khi BN được trồng<br /> lại niệu quản.<br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> Hình 4: Khâu lộn đại tràng.<br /> 12 giờ sau phẫu thuật, trẻ được bú<br /> mẹ. Thực hiện PTNS hỗ trợ hạ bóng trực<br /> tràng tạo hình hậu môn khi BN 3 tháng<br /> <br /> Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận<br /> thấy PTNS 1 trocar hỗ trợ làm hậu môn<br /> nhân tạo là phương pháp khả thi và an<br /> toàn. Kỹ thuật được thực hiện thành công<br /> cho mọi trường hợp. Không có BN tử vong<br /> hoặc biến chứng sau phẫu thuật. Tỷ lệ<br /> biến chứng thấp, trong khi đó, tỷ lệ này<br /> dao động từ 13 - 74,6% trong nhiều báo<br /> cáo khác [1, 2, 3, 7, 8]. Các biến chứng<br /> thường gặp là sai vị trí và sa hậu môn<br /> <br /> 127<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƯƠNG 2014<br /> nhân tạo ra ngoài [9]. Tuy nhiên, chúng<br /> tôi chưa thấy trường hợp nào sai vị trí.<br /> Một số ưu điểm của phương pháp này:<br /> PTNS 1 trocar hỗ trợ làm hậu môn nhân<br /> tạo cho phép xác định chính xác đại tràng,<br /> vị trí đặt trocar và làm hậu môn nhân tạo<br /> thực hiện tại cùng một vị trí. Đại tràng<br /> được nâng với một vạt da để ngăn chặn<br /> hậu môn nhân tạo bị tụt vào trong ổ bụng.<br /> Mở đại tràng và khâu lộn thành đại tràng<br /> với da thành bụng, do đó, áp lực ổ bụng,<br /> áp lực trong lòng ruột có thể giảm ngay<br /> sau phẫu thuật động, có thể cho trẻ ăn<br /> sớm khi hậu môn tạo ra phân.<br /> Hạ bóng trực tràng tạo hình hậu môn<br /> và đóng hậu môn nhân tạo sớm là một<br /> yếu tố quan trọng làm giảm tỷ lệ biến<br /> chứng trong nghiên cứu này.<br /> Chandaramouli [1] nhận thấy tỷ lệ biến<br /> chứng tăng theo thời gian sau khi làm<br /> hậu môn nhân tạo và khuyến cáo đóng<br /> hậu môn nhân tạo sớm.<br /> Hiện nay, vẫn còn có nhiều tranh cãi<br /> liên quan đến vị trí và loại hậu môn nhân<br /> tạo. Có 4 vị trí làm hậu môn nhân tạo phổ<br /> biến là đại tràng ngang bên phải, đại<br /> tràng ngang bên trái, đại tràng xuống và<br /> đại tràng sigma.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, hậu<br /> môn nhân tạo được làm ở đại tràng<br /> ngang bên trái, ở vị trí này dễ xác định và<br /> đưa ra ngoài với sự hỗ trợ của nội soi.<br /> Với vị trí làm hậu môn nhân tạo ở đại<br /> tràng ngang bên trái, đầu dưới hậu môn<br /> nhân tạo có thể làm thụt sạch trước khi<br /> phẫu thuật hạ bóng trực tràng tạo hình<br /> hậu môn. Ở thì 2 tạo hình hậu môn,<br /> PTNS hỗ trợ hạ bóng trực tràng thực hiện<br /> một cách dễ dàng mà không gặp bất kỳ<br /> <br /> khó khăn nào liên quan đến hậu môn<br /> nhân tạo, trong khi đó, hậu môn nhân tạo<br /> ở đại tràng sigma có thể gây khó khăn<br /> cho phẫu thuật hạ bóng trực tràng trong<br /> trường hợp DTHMTT loại cao, đầu dưới<br /> hậu môn nhân tạo không đủ dài.<br /> Thời gian phẫu thuật của chúng tôi<br /> (25 ± 3,5 phút) thấp hơn so với De Carli<br /> (40 phút) [4].<br /> Morgenster [6] cũng đã đưa ra ưu<br /> điểm của hậu môn nhân tạo ở đại tràng<br /> ngang bên trái, bao gồm: giảm tỷ lệ sa<br /> hậu môn nhân tạo ra ngoài, tăng chiều<br /> dài bề mặt hấp thu và không có dính<br /> trong góc phần tư phía trên bên phải so<br /> với hậu môn nhân tạo ở đại tràng ngang<br /> bên phải.<br /> Có 3 loại hậu môn nhân tạo, gồm: hậu<br /> môn nhân tạo kiểu vòng (loop colostomy),<br /> hậu môn nhân tạo kiểu nòng súng (Mickulicz)<br /> và hậu môn nhân tạo một nòng (Hartmann).<br /> Ưu điểm của hậu môn nhân tạo kiểu vòng<br /> là thời gian phẫu thuật ngắn và chỉ có một<br /> vết thương ở bụng. Nhược điểm: nó có<br /> thể cho phân đi qua xuống đầu dưới hậu<br /> môn nhân tạo gây nhiễm trùng đường tiết<br /> niệu và tạo khối phân trong túi cùng trực<br /> tràng [9]. Trong kỹ thuật của chúng tôi,<br /> chiều dài của đại tràng ở bên ngoài thành<br /> bụng rất quan trọng với vạt da nâng đại<br /> tràng lên cao đã hạn chế phân xuống đầu<br /> dưới. Chúng tôi không gặp bất tiện nào<br /> với loại hậu môn nhân tạo kiểu vòng.<br /> KẾT LUẬN<br /> Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi có<br /> thể kết luận: PTNS 1 trocar hỗ trợ làm hậu<br /> môn nhân tạo cho trẻ sơ sinh bị DTHMTT<br /> <br /> 128<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƯƠNG 2014<br /> loại cao và trung gian là phương pháp<br /> khả thi, an toàn và ít biến chứng.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Chandramouli B, Srinivasan K, Jagdish<br /> S et al. Morbidity and mortality of colostomy<br /> and its closure in children. J Pediatr Surg.<br /> 2004, 39, pp.596-599.<br /> 2. Chirdan LB, Uba FA, Ameh EA et al.<br /> Colostomy for high anorectal malformation:<br /> An evaluation of morbidity and mortality in a<br /> developing country. Pediatr Surg Int. 2008,<br /> 24, pp.407-410.<br /> 3. Cigdem MK, Onen A, Duran H et al. The<br /> mechanical complications of colostomy in<br /> infants and children: analysis of 473 cases of<br /> a single center. Pediatr Surg Int. 2006, 22,<br /> pp.671-676.<br /> 4. De Carli C, Bettolli M, Jackson CC et al.<br /> Laparoscopic-assisted colostomy in children.<br /> J Laparoendosc Adv Surg Tech A. 2008, 18,<br /> pp.481-483.<br /> <br /> 5. Liem NT, Quynh TA. Single trocar<br /> laparoscopic-assisted colostomy in newborn.<br /> Pediatr Surg Int. 2013, 29, pp.651-653.<br /> 6. Morgenstern L, Michel SL. The left transverse<br /> colostomy. Dis Colon Rectum 26, pp.103-104<br /> Pediatr Surg Int 1983, 9, pp.651-653.<br /> 7. Nour S, Beck J. Colostomy complications<br /> in infants and children. Am R Coll Surg Engl<br /> 1996, 78, pp.526-530.<br /> 8. Patwardhan N, Kiely EM, Drake DP et al.<br /> Colostomy for anorectal anomalies: high incidence<br /> of complications. J Pediatr Surg 2001, 36,<br /> pp.795-798.<br /> 9. Pena A, Migotto-Krieger M, Levitt MA.<br /> Colostomy in anorectal malformations: a procedure<br /> with serious but preventable complications.<br /> J Pediatr Surg 2006, 41, pp.748-756.<br /> <br /> 129<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2