intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Đinh Thị Giang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

405
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử cách mạng nước ta hơn 80 năm qua gắn liền với tên tuổi sự nghiệp, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng và nhà nước ta đã phát động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mục đích là để nhân dân ta có hiểu biết sâu sắc và đúng đắn hơn về tư...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH DOANH THƯƠNG MẠI -----ššššš----- BÀI THẢO LUẬN Môn : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề tài: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Lớp học phần: 1131 HCMI 0111 Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Hà Nội 11/2011
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh – Phúc ***O*** BIÊN BẢN HỌP NHÓM (Nhóm 2 – lần 1) Thời gian: Ngày 10 tháng 10 năm 2011. Địa điểm: Sân thư viện. Sĩ số: đủ Nội dung buổi họp: Lên dàn ý, phân công công việc cho các thành viên. Bảng phân công: 1. Nguyễn Thị Dung Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng HCM 2. Đinh Thị Giang Cơ sở chủ quan hình thành tư tưởng HCM 3. Đinh Thị Dung Thời kỳ trước năm 1911 4. Nguyễn Thị Dịu Thời kỳ 1911 – 1920 5. Phan Thị Châu Thời kỳ 1921 – 1930 6. Nguyễn Thị Điệp Thời kỳ 1931 – 1945 7. Nguyễn Thị Cảnh Thời kỳ 1945 – 1969 8. Nguyễn Thị Ngọc Duyên Đề cương đề tài 4 9. Trần Đức Duy Thư ký Nhóm trưởng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh – Phúc ***O***
  3. BIÊN BẢN HỌP NHÓM (Nhóm – lần 2) Thời gian: Ngày 17 tháng 10 năm 2011. Địa điểm: Ssân thư viện. Sĩ số: đủ Nội dung buổi họp: Các thành viên nộp bài cho nhóm trưởng. Đọc và góp ý, sửa bài của mỗi thành viên. Hoàn thiện lại bố cục . Thư ký Nhóm trưởng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh – Phúc ***O***
  4. BIÊN BẢN HỌP NHÓM (Nhóm 3 – lần 3) Thời gian: ngày 24 tháng 10 năm 2011. Địa điểm: Sân thư viện. Sĩ số: đủ Nội dung buổi họp: Hoàn thiện sản phẩm. Chỉnh silde . Thư ký Nhóm trưởng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh – Phúc ***O***
  5. BIÊN BẢN HỌP NHÓM (Nhóm 3 – lần 4) Thời gian: ngày 11 tháng 11 năm 2011. Địa điểm: Sân thư viện. Sĩ số: đủ Nội dung buổi họp: Hoàn thiện sản phẩm. Nhóm tập thuyết trình. Thư ký Nhóm trưởng BẢNG ĐÁNH GIÁ
  6. Stt Họ và tên Đánh giá 1. Nguyễn Thị Dung 2. Đinh Thị Giang 3. Đinh Thị Dung 4. Nguyễn Thị Dịu 5. Phan Thị Châu 6. Nguyễn Thị Điệp 7. Nguyễn Thị Cảnh 8. Nguyễn Thị Ngọc Duyên 9. Trần Đức Duy Thư ký Nhóm trưởng
  7. Lời mở đầu Lịch sử cách mạng nước ta hơn 80 năm qua gắn liền với tên tuổi sự nghiệp, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng và nhà nước ta đã phát động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mục đích là để nhân dân ta có hi ểu bi ết sâu s ắc và đúng đắn hơn về tư tưởng sống mãi với thời gian này. Nhóm chúng em chọn đề tài thảo luận “ quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh” để tìm hiểu rõ hơn về con đường dẫn tới bước ngoặt lịch sử này, hơn nữa chúng em muốn các bạn sinh viên tránh khỏi những vấp váp sai lầm về tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng nhau học tốt môn học. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Lại Quang Mừng- giảng viên môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đã giúp chúng em hoàn thành tiểu luận này. Chân thành cảm ơn !!!
  8. I: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 1.1: Cở sở khách quan 1.1.1: Bối cảnh lịch sử: • Bối cảnh thời đại: Giữa TK XIX học thuyết Mác ra đời. Chủ nghĩa Mác – Lênin phát triển mạnh mẽ, sâu rộng thâm nhập vào phong trào cách mạng th ế giới, trở thành hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại Cuối thế kỉ XIX đầu TK XX CNTB phát tri ển mạnh m ẽ, ngày càng mang tính độc quyền và lũng đoạn quốc tế làm cho mâu thuẫn của th ời đại ngày càng gay gắt. Hồ Chí Minh bước vào vũ đài chính trị là th ời đại mà CNTB từ TDCT đã chuyển sang giai đoạn TBĐQ, hình thành h ệ th ống thuộc địa. Xuất hiện các mâu thuẫn của thời đại: + Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa. + Mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản ở các nước phát triển. + Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ở các nước lạc hậu. Năm 1917, cách mạng tháng 10 Nga thành công, mở ra th ời đại mới; sự hình thành quốc tế cộng sản - trung tâm chỉ đạo cách mạng th ế gi ới có ý nghĩa đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đầu TK XX phát tri ển nhưng chưa nơi nào dành được thắng lợi. • Bối cảnh Việt Nam Trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là một quốc gia phong kiến, độc lập bảo thủ có tính chất phản động.
  9. Sau khi thực dân pháp xâm lược và thống trị tàn b ạo đã làm cho xã h ội Việt Nam biến đổi sâu sắc toàn diện, Xh Việt Nam trở thành m ột Xã h ội thuộc địa nửa phong kiến do đó mâu thuẫn toàn thể dân tộc với thực dân Pháp và tay sai phản động ngày càng gay gắt. Cuối thế kỉ XIX – XX ở Việt Nam đã xuất hi ện nhi ều phong trào đ ấu tranh giải phóng dân tộc, những phong trào theo khuynh hướng Phong Kiến, tiểu tư sản,... những phong trào này diễn ra sôi nổi liên tục nhưng đều thất bại do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và không phản ánh được xu thế phong trào của thời đại. Như vậy đầu thế kỷ XX Việt Nam lâm vào tình trạng b ế t ắc v ề con đường cứu nước và thực tiễn đặt ra một yêu cầu bức thiết là tìm m ột con đường đúng đắn để đáp ứng yêu cầu của dân tộc và thời đại. 1.1.2: Những tiền đề tư tưởng - lý luận. • Giá trị truyền thống dân tộc. Lịch sử dựng nước và dữ nước lâu đời đã hình thành nên nh ững giá tr ị truyền thống hết sưc đặc sắc và cao quý của dân tộc Vi ệt Nam, tr ở thành tiền đề tư tưởng và lí luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống yêu nước, kiên cương bất khuất, là tinh th ần tương thân tương ái, lòng nhân ái, ý thức đoàn kết cộng đồng, là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách... Trong những giá trị đó chủ nghĩa yêu nước truy ền thống, tình c ảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng t ạo và lòng dũng c ảm của người Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc. • Tinh hoa văn hóa nhân loại.
  10. Kết hợp những giá trị truyền thống của văn hóa ph ương Đông v ới các thành tựu hiện đại của văm minh phương Tây – đó chính là nét đ ặc s ắc trong quá trình hình thành nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh. Đối với văn hóa phương Đông, cùng với những hiểu bi ết uyên bác v ề Hán học, Hồ Chí Minh biết chắt lọc những gì tinh túy nh ất trong các h ọc thuyết triết học, hoặc tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử, Quảng Tử... Ng ười tiếp thu những mặt tích cực của Nho Giáo, đó là nh ững tri ết lí ho ạt đ ộng, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời,... Về phật giáo, Hồ Chí Minh tiếp thu và ch ịu ảnh h ưởng sâu s ắc các t ư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân,..., là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện, là tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp, là vi ệc đề cao lao động, chống lười biếng, là chủ trương sống không xa lánh việc đời mà gắn bó với dân, với nước, tích cực tham gia vào cuộc đ ấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc... 1.2: Nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất đạo đức cá nhân c ủa H ồ Chí Minh. Hồ Chí Minh có đầu óc thông minh sáng suốt, năng lực tư duy đ ộc lập, sáng tạo, học vấn uyên bác, năng lực phân tích , so sánh, đối chi ếu, tổng hợp sâu sắc suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới. Có ý chí nghị lực kiên cường, những phẩm ch ất đạo đức đ ược tôi luyện, đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, chuyển hóa, phát triển những tinh hoa của dân tộc, thời đại thành nh ững tư t ưởng đặc sắc độc đáo của mình.
  11. Có tấm lòng yêu nước thương dân , thương yêu những người cùng khổ vô bờ bến, một chiến sỹ cộng sản quả cảm, nhiệt thành sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc, nhân dân, dân tộc và nhân loại. 1.2.1: Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh Trong quá trình hoạt động cáh mạng của minhg đã đi t ới nhi ều nơi trên thế giới trải qua đủ thứ nghề từ dạy học đến làm bồi tàu… Người đã đi qua nhiều nước, tiếp thu văn hóa của nhiều nền văn hóa khác nhau, thu nhận ở mỗi nước một thực tiễn sinh động. Với tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, óc phê bình tinh tường Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn để làm phong phú thêm vốn hiểu biết của mình, hình thành những cơ sử quan trọng để tạo dựng nên những thành công vĩ đại trong lĩnh vực hoạt động lý luận. Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo là đ ặc tr ưng n ổi b ật, bao trùm nhất, điển hình cho phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Đặc trưng này được thể hiện ngay khi Người còn ngồi ghế nhà trường, cho đến khi lựa chọn con đường cứu nước. Chính nét đặc sắc này đã làm cho phong cách tư duy của Người vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính thời đại, vừa có giá trị phổ biến bền vững, vừa có tính độc đáo rất riêng. Người có cách nhìn nhận độc đáo, khoa học về những thay đổi của dân tộc và thời đại trong khi các bậc tiền bối và cùng thời ch ưa nhìn nh ận ra – thể hiện tầm nhìn tư duy chiến lược của Hồ Chí Minh. Những người khác đến Hắclem thấy vòng nguyệt quế, thấy tượng thần tự do, song Người lại thấy những người da đen ở cách tượng thần tự do rất xa. Người sang Anh quốc, cường quốc với nền đại công nghiêp. Người trở lại nước Pháp, tới Pari. Người qua Trung Quốc, sang Liên Xô. Quá trình bôn ba tìm chân lý cách mạng, tiếp thu và phát tri ển nh ững giá tr ị ti ến b ộ
  12. của các học thuyết, tư tưởng trên thế giới, Người không ngừng học tập, bền bỉ trau rèn nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức của th ời đại và vốn kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh của phong trào cách mạng trên thế giới. Người đã khám phá ra các quy luật vận động xã h ộ … để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tế. Nhờ vậy mà lý luận Hồ Chí Minh mang giá trị khách quan và giá trị khoa học. 1.2.2: Phẩm chất đạo đức và khả năng lực hoạt động thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người giàu trí tuệ mà còn là một người có tình cảm, có ý chí, nghị lực phi thường. Ở Người, ý chí, tình cảm cách mạng và tri thức khoa học thống nhất trong tư duy, trong hành động và trong quá trình vạch ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. Có được điều đó là nhờ vào nhân cách, phẩm chất và tài năng trí tu ệ siêu vi ệt của Hồ Chí Minh. Phẩm chất tài năng được thể hiện trước hết ở tư duy đ ộc l ập, t ự ch ủ sáng tạo, cộng với óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét các sự vật sự việc xung quanh. Mọi suy nghĩ, sáng tạo của Người đ ều xuất phát từ thực tiễn đất nước và thời đại. Xuất phát từ yêu c ầu c ủa thực tiễn mà Người đưa ra những luận điểm đúng đắn nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một vĩ nhân v ới m ột phong cách t ư duy độc lập sáng tạo gắn với thực tiễn là bởi vì Người “đã bi ết làm giàu vốn trí tuệ của mình bằng những di sẳn quý báu của văn hóa nhân loại, Người biết kế thừa các học thuyết một cách phê phán, chọn lọc, không bao giờ sao chép máy móc, cũng không bao giờ phủ định một cách giản
  13. đơn, mà có sự phân tích sâu sắc để tìm ra nh ững y ếu t ố tích c ực, làm giàu thêm vốn kiến thức và hành trang tư tưởng của mình”. Đực trưng này làm cho Người trở thành một nhà mác – xít với đầy đủ những yếu tố khoa học biện chứng. Phẩm chất tài nằng còn được biểu hiện ở bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới mà điển hình là quan điểm thực tiễn của Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét trong cách tiếp cận với các học thuyết cách mạng. Hồ Chí Minh luôn coi các học thuyết chỉ là công cụ để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc và đem lại hòa bình, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong Con đường dẫn tôi đếnn chủ nghĩa Lê-nin, Hồ chủ Tịch viết: “Tôi tha gia Đảng Xã h ội Pháp chẳng qua vì các “ông bà” ấy – (hồi đó tôi gọi các đông chí của tôi như thế) – đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức…Hồi ấy, trong các chi bộ Đảng Xã hội, người ta bàn cãi sôi nổi về vấn đề có nên ở lại trong Quốc tế thứ hia, hay là nên tỏ ch ức Qu ốc t ế thứ hai rưỡi, hoặc tham gia Quốc tế thứ ba của Lênin?... Điều mà tôi muốn biết hơn cả - và cũng chính là điều mà người ta không th ảo lu ận trong cuộc họp là: vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa?... Trong một cuộc họp, tôi đã nên hỏi câu hỏi ấy lên, câu h ỏi quan trọng nhất đối với tôi. Có mấy đôgn chí đã trả lời: Đó là Quốc tế thứ ba, chứ không phải Quốc tế thứ hai và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo… Luận cương của Lênin làm cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ng ồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đầy đọa đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta,
  14. đây là con đường giải phóng chúng ta!” Quan điểm thực tiễn càng rõ trong hoạt động ngoại giao. Nh ững ngày tháng đầu tiên sau cách tháng, để có thời gian củng cố lực lượng cho chính quyền nhân dân non trẻ, đồng hành tranh thủ sự h ậu thu ẫn qu ốc t ế, thêm bạn bớt thù, Hồ Chí Minh chủ tương đối thoại, hòa hoãn, nh ưng kiên trì mục đích cuối cùng là độc lập dân tộc. Chính nhờ đường lối khôn khéo này mà chúng ta đã được quân Tưởng ra không miền bắc và đ ạt đ ược thỏa thuận với Pháp tháng 3 năm 1946, trong đó Pháp “công nh ận Công Hòa Việt Nam là một Quốc Gia Tự Do, có Chính ph ủ, Qu ốc h ội, Ngân khố, Quân đội, nằm trong khuôn khổ Liên Bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp” và như vậy đã xác lập chính phủ Hồ Chí Minh là “chính ph ủ hợp pháp duy nhất của Việt Nam”. Hồ Chí Minh bàn nhiều về vấn đề đạo đức và vai trò của đạo đ ức trong đấu tranh cách mạng. người chỉ rõ: Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một thể thống nhất giữa đạo đức với chính trị, đạo đức với tài năng, giữa nói và làm, đạo đức cách mạng và đ ạo đ ức đời th ường. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận rất quan trọng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức sống mãnh liệt, đã sớm đi vào nhân dân, đ ược nhân dân tiếp nhận. Cùng với tư tưởng đạo đức, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là một đóng góp có giá trị vào triết học về con người của chủ nghĩa Mác- Lênin. Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham mu ốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn đ ộc l ập, dân ta đ ược hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
  15. Phẩm chất cá nhân còn được thể hiện ở sự kh ổ công học tập đ ể chiếm lĩnh đỉnh cao của tri thức nhân loại, là tâm hồn c ủa m ột nhà yêu nước chân chính, một chiến sỹ cách mạng. Người không ngừng học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức đồ sộ của nhân loại, tiếp thu kinh nghiệm, bề dày của phong trào cộng sản chủ nghĩa quốc tế, phong trào gi ải phóng dân tộc. Nhân cách, phẩm chất tài năng và trí tuệ của Hồ Chí Minh đã giúp Người đến với chủ nghia Mác – Lênin và tiếp thu các giá tr ị văn hóa nhân loại. II. Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh 2.1: Thời kỳ trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước. Hồ Chí Minh(lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung,sau đổi là Nguy ễn T ất Thành) sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu n ước, g ần gũi với nhân dân.Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh c ủa Ng ười là m ột nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước,thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cần cù, ý chí kiên cường vượt qua gian khổ để đạt được mục tiêu, đặc biệt là tư tưởng thân dân,lấy dân làm hậu thuẫn cho các cải cách chinh trị-xã hội của cụ phó bảng đã có ảnh h ưởng sâu s ắc đối v ới quá trình hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành. Sau này,những kiến thức học được từ người cha,bắt gặp tư t ưởng mới của thời đại đã được Hồ Chí Minh nâng lên thành t ư tưởng, tình c ảm của Nguyễn Sinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người.
  16. Còn phải kể tới mối quan hệ và tác động qua lại giữa ba ch ị em Nguyễn Thị Thanh(Nguyễn Thị Bạch Liên), Nguyễn Sinh Khiêm(Nguy ễn Tất Đạt) và Nguyễn Sinh Cung về lòng yêu nước, thương nòi. Nghệ Tĩnh la vùng đất vưa giàu truyền thống văn hóa vừa giàu truy ền thống lao động,đấu tranh chống ngoại xâm…Nơi đây đã sản sinh ra biết bao anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Từ thuở nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã tận mắt ch ưng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình. Khi vào Huế, anh tận mắt nhin thấy tội ác của thực dân pháp.Thêm vào đó là những bài học thất bại của nhà yêu nước tiền bối và đương thời. Tất cả đã thôi thúc anh ra đi tìm một con đường mới để cứu dân, cứu nước. Quê hương,đất nước cũng đặt niềm tin lớn ở anh trên bước đường tìm đến trào lưu mới của thời đại. Phát huy truyền thống yêu nước bất khuất củ dân tộc,truyền th ống tốt đẹp của gia đình,quê hương, với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra hạn chế của những người đi trước. Người nhận ra rằng không thể cứ nước theo con đường cua Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…Người từ chối Đông Du không phải vì đã hiểu bản chất của đế quốc Nhật,mà chỉ cảm thấy rằng: không thể dự vào nước ngoài để giải phóng tổ quốc. “Điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức được và nó dẫn Người đi đúng hướng là:nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại “chính quốc”,ở nước đế quốc đang thông trị dân tộc mình”. Cùng với việc phê phán hành động cầu việc Nh ật B ản ch ẳng khác gì “đưa hổ cửa trước,rước beo cửa sau” , tư tưởng “ỷ Pháp cầu tiến bộ” chẳng qua chỉ là “cầu xin Pháp rủ lòng thương”,… Nguyễn Ái Quốc đã tự
  17. định ra cho mình một hướng đi mới:phải tìm hiểu rõ b ản ch ất của nh ững từ tự do, Bình đẳng, Bác ái của nước Cộng hòa Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào mình. 2.2: Thời kỳ 1911 – 1920: tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước. Đó là việc làm mới mẻ, chưa có tiền lệ, khác với h ướng đi truyền thống sang phương Đông của các bậc tiền bối. Việc Hồ Chí Minh ra nước ngoài xuất phát từ ý th ức dân t ộc, t ừ hoài bão cứu nước. qua cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, ph ụ thuộc, tư bản, dế quốc, Người đã xúc động trước cảnh khổ cực, bị áp bức của những người dân lao động. Người nhận thấy ở đâu nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột. Nhờ những bài học từ buổi thiếu niên về lý t ưởng “b ốn b ể đ ều là anh em” và “năm châu họp lại một nhà”, Nguyễn Tất Thành không ch ỉ đau với nỗi đau của dân tộc mình, người còn xót xa trước nỗi đau vong nô c ủa các dân tộc khác. Từ lòng yêu thương đồng bào mình, Hồ Chí Minh càng đồng cảm với những người đồng cảnh ngộ trên toàn thế giới. Ở người, đã nảy sinh ý thức về sự cần thiết phải đoàn kết những người bị áp bức để đấu tranh cho nguyện vọng và quyền lợi chung. Có thể xem đây là biểu hiện đầu tiên của ý thức về sự đoàn kết quốc tế giữa các dân t ộc thu ộc đ ịa nhằm thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Với lòng yêu nước nồng nàm, Hồ Chí Minh kiên trì chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ. Người chú ý xem xét tình hình các nước, suy nghĩ về những điều mắt thấy tai nghe, hăng hái học tập và các cuộc diễn thuyết
  18. của nhiều nhà chính trị và triết học. Năm 1919, thay m ặt nh ững ng ười Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Vec-xây, đòi chính ph ủ Pháp th ừa nh ận các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam. B ản yêu sách đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp, làm cho nhân dân th ế gi ới và nhân dân Pháp phải chú ý tới tình hình Việt Nam và Đông Dương. Cuộc hành trình qua năm châu bốn biển đã không chỉ hình thành ở Hồ Chí Minh tình cảm và ý thức đoàn kết giữa các dân tộc bị áp b ức, mà còn rừn luyện Người trở thành một người công nhân có đầy đủ phảm ch ất, tư tưởng, tâm lý của giai cấp vô sản. Thực tiễn trong g ần 10 năm đi tòm đường cứu nước, nhất là khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề về thuộc địa của V.l.Lênin đăng trên báo L’Humanité, số ra ngày 16 và 17/7/1920, người đã “cảm động, phấn kh ởi, sáng tỏ, tin tưởng… vui mừng đến phát khóc…” Luận cương của V..l.Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào, đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, hoài bão được ấp ủ bấy lâu nay ở Người. “Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa” đến với Người như một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình c ảm cách mạng mà người hằng nung nấu. Với việc biểu quyết tán thành Đệ tam Quốc tế (Quốc tế III). Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920), trở thành người cộng s ản Vi ệt Nam đầu tiên, đã đánh dấu những chuyển biến về ch ất trong t ư tưởng Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin, từ giác
  19. ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành ng ười cộng sản. Việc xác định con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc là công lao to lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh, trong thực tế, Người “đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân ta đi theo con đường mà chính người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó là con đường giải phóng duy nh ất mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra cho nhân dân lao động và t ất c ả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. 2.3: Thời kỳ 1921 – 1930: hình thành cơ bản tư tưởng về cách mang Việt Nam. 2.4: Thời kỳ 1930 – 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững l ập trường cách mạng. Vào cuối những năm 20, đầu những năm 30 của th ế k ỷ XX, Qu ốc t ế Cộng sản bị chi phối nặng bởi khuynh hướng “tả”. Khuynh h ướng này đã trực tiếp tác động vào phong trào cách mạng Việt Nam. Bi ểu hiện rõ nh ất là những quyết định được đưa ra trong Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng họp từ ngày 14 đến 31-10-1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. Hội nghị cho rằng, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 vì chưa nhận thức đúng nên đặt tên Đảng sai và quy ết đ ịnh đ ổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông Dương; chỉ trích và phê phán đường lối của Nguyễn Ái Quốc đưa ra trong chánh cương vắn tắt và sách lược vắn tắt đã phạm phải những sai lầm chính trị rất “nguy hiểm”, vì “chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích của giai cấp tranh đấu”. Do đó, Ban Ch ấp
  20. hành trung ương đã ra nghị quyết “ thủ tiêu Chánh cương, sách lược của Đảng” và phải dựa vào các nghị quyết của Quốc tế Cộng sản, chính sách và kế hoạch của Đảng “làm căn bổn mà chỉnh đốn nội b ộ, làm cho Đ ảng Bônsêvích hóa”… Trên cơ sở xác định chính xác con đường cần ph ải đi của cách m ạng Việt Nam, Nguyến Ái Quốc đã kiên trì bảo vệ quan điểm của mình v ề vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản, chống lại những biểu hiện tả khuynh và biệt phái trong Đảng. Thực tiễn đã chứng minh quan điểm của Người là đúng. Tháng 7-1935, Đại hội VII Quốc tế C ộng sản đã phê phán khuynh hướng “tả” trong phong trào cộng sản quốc tế, chủ trương mở rộng mặt trặn dân tộc thống nhất vì hòa bình, chống ch ủ nghĩa phát xít. Đối v ới các nước thuộc địa và phụ thuộc, Đại hội VII bác bỏ luận điểm “tả khuynh” trước đây về chủ trương làm “cách mạng công nông”, thành lập “chính phủ Xôviết”…Sự chuyển hướng đấu tranh của Quốc tế Cộng sản đã chứng tỏ quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, về Mặt trận dân tộc thống nhất, về việc tập trung mũi nhọn vào chống ch ủ nghĩa đế quốc là hoàn toàn đúng đắn. Trên quan điểm đó, năm 1936, Đ ảng ta đã đề ra chính sách mới, phê phán những biểu hiện “tả” khuynh, cô độc, bi ệt phái trước đây. Như vậy, sau quá trình thực hành cách mạng, cọ xát với thực tiễn, vấn đề phân hóa kẻ thù, tranh thủ bạn đồng minh…đã trở lại với chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc. Đó cũng là c ơ s ở đ ẻ Đảng ta chuyển hướng đấu tranh trong thời kỳ 1936-1939, thành l ập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (từ tháng 3-1938 đổi thành Mặt trận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2