intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn thực hành kiểu tệp trên pascal dành cho học sinh lớp 11

Chia sẻ: Thành Thành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

121
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài muốn hướng đến là giúp học sinh có thể thực thực hành một cách hiệu quả các bài tập cơ bản về kiểu tệp văn bản mà cụ thể là có thể viết chương trình trên máy tính để ghi dữ liệu vào tệp, đọc dữ liệu từ tệp. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn thực hành kiểu tệp trên pascal dành cho học sinh lớp 11

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG<br /> TRƯỜNG THPT NGÃ NĂM<br /> <br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> <br /> HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH KIỂU TỆP<br /> TRÊN PASCAL DÀNH CHO HỌC SINH<br /> LỚP 11<br /> <br /> HUỲNH THỊ HẢO<br /> `<br /> <br /> Tháng 3 năm 2017<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Phần 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................3<br /> 1.1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................3<br /> 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................4<br /> 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4<br /> 1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4<br /> 1.5. Tính mới của đề tài ..............................................................................................5<br /> Phần 2: NỘI DUNG .....................................................................................................7<br /> 2.1. Cơ sở lí luận .........................................................................................................7<br /> 2.1.1. Pascal và kiểu tệp văn bản............................................................................7<br /> 2.1.2. Thao tác với tệp.............................................................................................7<br /> 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ..........................................................................12<br /> 2.3. Biện pháp tiến hành ...........................................................................................13<br /> 2.3.1. Ghi dữ liệu vào tệp......................................................................................13<br /> 2.3.2. Đọc dữ liệu từ tệp........................................................................................18<br /> 2.3.3. Bài tập vận dụng: ........................................................................................24<br /> 2.4. Thực nghiệm và kết quả thực hiện ...................................................................27<br /> Phần 3: KẾT LUẬN ...................................................................................................31<br /> 3.1. Kết luận chung ...................................................................................................31<br /> 3.2. Đề xuất, kiến nghị..............................................................................................31<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................33<br /> PHỤ LỤC 1. BÀI TẬP THỰC HÀNH ....................................................................34<br /> PHỤ LỤC 2. BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ...........................................................42<br /> <br /> 3<br /> <br /> Phần 1. MỞ ĐẦU<br /> 1.1. Lí do chọn đề tài<br /> Pascal là một môn học không hề dễ đối với tất cả mọi người, không nhiều<br /> học sinh yêu thích môn học này. Tuy nhiên với học sinh, việc học ngôn ngữ lập<br /> trình Turbo Pascal là khởi đầu cho việc tiếp cận ngôn ngữ lập trình bậc cao, qua đó<br /> giúp các em hình dung được sự ra đời, cấu tạo, hoạt đông cũng như ích lợi của các<br /> chương trình hoạt động trong máy tính, các máy tự động… Qua đó các em có thêm<br /> một định hướng, một niềm đam mê về tin học, về nghề nghiệp mà các em chọn sau<br /> này.<br /> Trong quá trình giảng dạy môn tin học 11 tôi đã rút ra nhiều bài học kinh<br /> nghiệm cho bản thân qua từng tiết dạy và luôn mong muốn học sinh có thể vận<br /> dụng hiệu quả máy tính để phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức cho bản thân. Vì vậy<br /> với điều kiện phòng máy nhà trường hiện có tôi đã luôn tạo điều kiện cho các em<br /> học tập trực quan trên máy tính không chỉ các tiết thực hành mà còn cả đa số các<br /> tiết lí thuyết. Tuy nhiên ở chương V. Tệp và thao tác với tệp, sẽ rất khó cho học<br /> sinh trong việc tự mình thực hành được một bài tập về kiểu tệp nếu không có sự<br /> hướng dẫn của giáo viên bởi sách giáo khoa chưa làm rõ nhiều vấn đề và cũng<br /> không hướng dẫn học sinh thực hành. Bởi việc chạy được một chương trình có sử<br /> dụng kiểu tệp phải đảm bảo nhiều yếu tố đi kèm. Không như các chương trình<br /> không sử dụng kiểu tệp mà học sinh đã học trước đó thì chỉ cần gõ đầy đủ nội dung<br /> một chương trình sách giáo khoa viết thì nó sẽ chạy được và thế là có thể xem kết<br /> quả còn với kiểu tệp thì không. Để cho học sinh có thể hiểu được sâu sắc một số<br /> vấn đề cơ bản khi làm việc với kiểu tệp và tạo hứng thú cho các em ở nội dung này<br /> tôi đã tìm hiểu, xây dựng và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn thực hành<br /> kiểu tệp trên Pascal dành cho học sinh lớp 11”.<br /> <br /> 4<br /> <br /> 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Mục đích của đề tài tôi muốn hướng đến là giúp học sinh có thể thực thực<br /> hành một cách hiệu quả các bài tập cơ bản về kiểu tệp văn bản mà cụ thể là có thể<br /> viết chương trình trên máy tính để ghi dữ liệu vào tệp, đọc dữ liệu từ tệp .<br /> Nhiệm vụ của đề tài là hướng dẫn người học giải quyết được các vấn đề<br /> xung quanh việc dùng Pascal để: Khởi tạo một tệp, ghi dữ liệu của các lần thực<br /> hiện chương trình vào tệp, ghi thêm dữ liệu vào tệp đã có nội dung, đọc dữ liệu<br /> kiểu xâu trên một dòng, đọc dữ liệu kiểu xâu của cả tệp, đọc dữ liệu kiểu số, đọc dữ<br /> liệu từ tệp có nội dung là kiểu xâu và kiểu số,…<br /> 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đề tài nghiên cứu về các thao tác đọc/ghi kiểu tệp văn bản trong Pascal của<br /> chương trình tin học 11. Bên cạnh tệp có cấu trúc thì việc giới thiệu cho các em<br /> kiến thức về kiểu tệp văn bản đã làm cho việc dạy và học trở nên nhẹ nhàng hơn.<br /> Cần nhấn mạnh là sách giáo khoa không hướng dẫn thực hành bài tập về<br /> kiểu tệp nên gây rất nhiều khó khăn cho việc dạy và học về kiểu dữ liệu này. Vì thế<br /> nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là hướng dẫn các em đọc dữ liệu từ tệp đã có nội<br /> dung và ghi dữ liệu vào tệp đồng thời hướng dẫn các em khởi tạo một tệp văn bản<br /> bàng cách ghi trực tiếp trên phần mềm soạn thảo văn bản hay ghi bằng pascal.<br /> 1.4. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo<br /> dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm cho ta những tài liệu sống về<br /> thực tiễn giáo dục để có thể khái quát nên những qui luật nhằm chỉ đạo tổ chức quá<br /> trình giáo dục được tốt hơn. Phương tiện để quan sát chủ yếu là tri giác trực tiếp.<br /> - Phương pháp điều tra: thể hiện qua việc tác động trực tiếp của người<br /> nghiên cứu vào đối tượng nghiên cứu thông qua câu hỏi để có những thông tin cần<br /> thiết cho công việc của mình.<br /> - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: là phương pháp thu nhận thông tin về<br /> sự thay đổi số lượng, chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo<br /> <br /> 5<br /> <br /> dục do giáo viên tác động đến bằng một số câu hỏi và bài tập kiểm tra. Thực<br /> nghiệm sư phạm là so sánh kết quả tác động của giáo viên lên một nhóm lớp - gọi<br /> là nhóm thực nghiệm - với một nhóm lớp tương đương không được tác động<br /> (dạy, giáo dục theo cách bình thường vẫn được giáo viên phổ thông sử dụng) - gọi<br /> là nhóm đối chứng. Tuy nhiên vì trong năm học này tôi chỉ dạy Tin học 11 ở lớp<br /> 11T nên đây là nhóm đối chứng (khi chưa tác động) và vừa là nhóm thực nghiệm<br /> (sau khi đã tác động).<br /> - Phương pháp thống kê: sau khi thực nghiệm kết quả cần được xử lí bằng<br /> toán học thống kê. Qua bảng thống kê sẽ phản ánh được một cách chi tiết kết quả<br /> đạt được qua quá trình thực nghiệm. Từ đó người nghiên cứu có thể đánh được vấn<br /> đề mình đang nghiên cứu và đưa ra phương pháp dạy học tốt hơn.<br /> - Phương pháp so sánh: dùng để đối chiếu giữa các vấn đề nghiên cứu nhằm<br /> làm bật lên tác dụng của cách thực hiện đối với từng vấn đề. Qua đó giúp người<br /> học hiểu rõ hơn nội dung được lĩnh hội. Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã trình bày<br /> theo hình thức: chương trình trên Pascal, kết quả trên màn hình, nội dung trên tệp<br /> được ghi hoặc đọc (tất cả đều được chụp từ màn hình nhằm mục đích giúp người<br /> đọc dễ phân biệt và so sánh).<br /> - Phương pháp phân tích: ở mỗi vấn đề được nghiên cứu tôi đã sử dụng<br /> phương pháp phân tích để làm rõ nội dung. Phương pháp phân tích là đặc biệt quan<br /> trọng và đó chính là chìa khóa để mở ra những kiến thức mới nhưng dễ tiếp thu<br /> hơn.<br /> 1.5. Tính mới của đề tài<br /> Đề tài nhằm hướng dẫn học sinh lớp thực hành các bài tập đơn giản về kiểu<br /> tệp văn bản trên Pascal, giúp các em giải quyết được 2 thao tác cơ bản đối với tệp<br /> là đọc và ghi tệp. Những điều này sách giáo khoa chỉ nói chung chung, chưa cụ thể<br /> rõ ràng và cũng không hướng dẫn học sinh thực hành bài tập về kiểu tệp (cách khởi<br /> tạo một tệp để đọc, ghi thêm dữ liệu vào tệp, ghi tất cả input và output của các lần<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2