intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

23
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân" được trình bày với các nội dung chính sau: Thực trạng nội dung giải pháp cần nghiên cứu; Nội dung sáng kiến giải pháp; Phạm vi triển khai thực hiện sáng kiến giải pháp; Hiệu quả có thể thu được khi áp dụng sáng kiến. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đức Phổ, ngày 25 tháng 01 năm 2021 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân” -------- - Họ và tên: VÕ VĂN SÁU Sinh: 10/10/1965. - Chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thị ủy, Chủ tịch UBMTTQVN thị xã, Đại biểu Hội đồng nhân dân thị xã khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026. - Nơi làm việc: Ban Dân vận Thị ủy, cơ quan UBMTTQVN thị xã. - Địa chỉ liên hệ: Ban Dân vận Thị ủy. - Điện thoại: 0978993090 Email: vovansaudanvan@gmail.com - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân Luật I. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn sáng kiến Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Theo đó, Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nước. Nhiều nhiệm kỳ qua, gần đây nhất là nhiệm kỳ 2016-2021 hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng kỳ vọng hơn với cử tri, 1
  2. cử tri ngày càng đặt niềm tin, gửi gắm đến Đại biểu Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số Đại biểu Hội đồng nhân dân bộc lộ những hạn chế về thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người Đại biểu Hội đồng nhân dân. Để nhằm khắc phục hạn chế, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân trong nhiệm kỳ 2021- 2026 là phải nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân, thật sự đáp ứng là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở địa phương là chủ thể hoạt động của Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phương, đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân địa phương. Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn và nghiên cứu Đề tài sáng kiến giải pháp “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân” II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Thực trạng nội dung giải pháp cần nghiên cứu Qua các nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân, hoạt động Đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri được thực hiện thường xuyên, có chuyển biến tích cực, tuy nhiên thể hiện trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri chưa cao; xem xét, đôn đốc, giám sát việc giải quyết khiếu nại, yêu cầu, phản ánh của cử tri đối với các cấp, cơ quan chức năng chưa kịp thời, nhất là những vấn đề có tính bức xúc, do đó ý kiến, kiến nghị của cử tri có nhiều lần kiến nghị của một vấn đề mới được giải quyết; các cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa kịp thời giải quyết theo yêu cầu, kiến nghị của cử tri liên quan đến quyền lợi cá nhân và các nội dung tham gia xây dựng quản lý, điều hành của nhà nước, nhất là về lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường, y tế; còn một số đại biểu Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân ít tham gia thảo luận các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, thậm chí cả nhiệm kỳ 5 năm không phát biểu ý kiến thảo luận lần nào; còn một số ít đại biểu chưa thường xuyên liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, nên chưa kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri và báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân với cử tri theo Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân mỗi năm ít nhất 02 lần; còn nhiều đại biểu không chuyên trách chưa thực sự tích cực tham gia hoạt động giám sát theo chức năng, quyền hạn của Đại biểu Hội đồng nhân dân và tiếp công dân định kỳ theo quy 2
  3. định; ý kiến chất vấn của đại biểu tại các kỳ họp chưa được phát huy, số lượng chất vấn ít. 2. Nội dung sáng kiến giải pháp 2.1. Căn cứ thực hiện - Hiến pháp năm 2013; - Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chính quyền địa phương năm 2021 - Luật hoat động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015; Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân. 2.2. Sự cần thiết, mục đích của sáng kiến giải pháp Trong phạm vị nghiên cứu, mục đích của sáng kiến là chỉ ra những bất cập, hạn chế đang tồn tại trong hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân trong thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021- 2026 đảm bảo Hội đồng nhân dân thực sự là cơ quan quyền lực, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương trong việc thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân; góp phần thực hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội ở địa phương. 2.3. Mô tả sáng kiến giải pháp Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân là để đáp ứng vai trò, chức năng là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân; động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước; có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân; có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ 3
  4. quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được thông báo. 2.4. Kinh nghiệm hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân - Đại biểu Hội đồng nhân dân phải chủ động phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi mình ứng cử để xây dựng kế hoạch tổ chức tiếp xúc cư tri định kỳ và tiếp xúc cư tri chuyên đề, trong kế hoạch phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, thời gian, địa điểm, nội dung và thành phần cử tri, thành phần dự hội nghị tiếp xúc cử tri, để chuẩn bị tài liệu, chương trình, nội dung phù hợp; nếu là tiếp xúc cư tri chuyên đề thì nên chọn những chuyên đề nóng, mang tính thời sự, được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm. - Đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện việc tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được thông báo. Trường hợp không thể thực hiện được việc tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được thông báo do có lý do chính đáng thì đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm thông báo đến Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp mình để điều chỉnh lịch; đồng thời dự kiến thời gian cụ thể thực hiện việc tiếp công dân. - Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách cần phát huy vai trò, trách nhiệm trong định hướng hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân; tích cực nghiên cứu các quy định pháp luật, trau dồi kỹ năng công tác để tiến hành có hiệu quả các hoạt động giám sát, thẩm tra,... Bên cạnh đó, bộ máy tham mưu giúp việc hoạt động Hội đồng nhân dân đối với cấp huyện phải có 1 Phó văn phòng và ít nhất 1 chuyên viên chuyên trách giúp việc Hội đồng nhân dân; ở cấp xã công chức văn phòng – thống kê phải xem việc tham mưu, giúp việc cho Hội đồng nhân dân là nhiệm vụ, không phải việc làm thay hay “giúp đỡ”. 2.5. Giải pháp hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân - Mỗi Đại biểu Hội đồng nhân dân cần chủ động học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ theo luật định; tích cực nghiên cứu, nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng nhân dân; thường xuyên trau dồi kỹ năng hoạt động, đặc biệt là phát hiện những bất cập, vướng mắc 4
  5. trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ để kiến nghị biện pháp giải quyết, tháo gỡ kịp thời, giúp Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết đúng đắn, phù hợp với thực tiễn địa phương. - Nâng cao trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân; hàng năm, mỗi Đại biểu Hội đồng nhân dân cần xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động và báo cáo với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp biết để theo dõi, giám sát việc thực hiện, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện với cử tri nơi mình được bầu. Mặt khác, hàng năm Thường trực Hội đồng nhân dân cần tổ chức đánh giá và xếp loại kết quả hoạt động, có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời Đại biểu Hội đồng nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ... góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân. - Cung cấp thông tin đối với Đại biểu Hội đồng nhân dân là rất quan trọng, thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu tính chính xác thì việc xem xét, đánh giá và đề xuất của đại biểu đều không đúng và không trúng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân; đặc biệt đối với các đại biểu kiêm nhiệm thì việc cung cấp các thông tin có liên quan đến thực hiện vai trò, nhiệm vụ của đại biểu lại càng quan trọng. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ thông tin cho các đại biểu phải được Thường trực Hội đồng nhân dân chỉ đạo kịp thời. - Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó. - Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. - Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu; kiến nghị tổ chức phiên họp chuyên đề, phiên họp để giải quyết 5
  6. các công việc phát sinh đột xuất, phiên họp kín của Hội đồng nhân dân và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu thấy cần thiết. - Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. - Đại biểu Hội đồng nhân dân thường xuyên gặp gỡ với tiếp xúc cử tri để lắng nghe, đưa ý kiến của cử tri đến diễn đàn kỳ họp, đến các cơ quan chức năng để xem xét, giải quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân không chỉ nắm bắt ý kiến kiến nghị của nhân dân, đại biểu phải chủ động tư duy, lựa chọn những nội dung nổi cộm trong đời sống xã hội, tích cực tham gia phát biểu phản ánh những vấn đề này tại các kỳ họp. Đồng thời sau kỳ họp, đại biểu cũng phải có trách nhiệm truyền tải kết quả của kỳ họp đến nhân dân để nhân dân nắm được các cơ chế, chính sách để chủ động thực hiện đưa Nghị quyết của Hội đồng nhân dân vào cuộc sống hiệu quả nhất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương. - Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân. - Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm hai lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. - Đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân nhằm thu thập ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của công dân; giải thích, tuyên truyền chính sách 6
  7. của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho công dân; hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và nhận đơn thư của công dân để chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. - Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu và hướng dẫn công dân gửi khiếu nại, tố cáo đến đúng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Thường trực Hội đồng nhân dân chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét giải quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. - Điều quan trọng nhất vẫn là mỗi Đại biểu Hội đồng nhân, khi được cử tri tín nhiệm, cần phải luôn có “cái tâm”, thật sự hiểu rõ những bức xúc, quyền và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân thì mới có thể đầu tư công sức, trí tuệ, đi sâu, đi sát tìm hiểu ngọn ngành mọi vấn đề cũng như mạnh dạn phát biểu tại các diễn đàn Hội đồng nhân dân. Có như vậy, Đại biểu Hội đồng nhân dân mới thật sự nêu cao vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, xứng đáng với sự tin tưởng, gửi gắm của cử tri. III. Phạm vi triển khai thực hiện sáng kiến giải pháp Áp dụng trên phạm vi địa bàn thị xã Đức Phổ, bao gồm Đại biểu Hội đồng nhân dân thị xã và Đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường. IV. Hiệu quả có thể thu được khi áp dụng sáng kiến Đề tài sáng kiến giải pháp này góp phần nắm vững những quy định của pháp luật hiện hành, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thể hiện trách nhiệm với cử tri của Đại biểu Hội đồng nhân dân. Áp dụng cho nhiệm kỳ 2021-2026 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tự học tập, nghiên cứu và rèn luyện để thực hiện tốt nhiệm vụ của người đại biểu dân cử; nắm chắc các quy định của pháp luật và các chính sách của địa phương để kịp thời giải đáp cho cử tri. V. Kết luận 7
  8. Thời gian qua, đa số Đại biểu Hội đồng nhân dân đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong việc nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri tại hội nghị tiếp xúc kết hợp với khảo sát thực tế để nắm chắc tình hình cử tri phản ánh. Tham dự đầy đủ các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, thảo luận, bàn bạc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội; cùng với cơ quan Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã tăng cường theo dõi, đôn đốc, giám sát các cơ quan chức năng trong việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; đơn thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, phản ánh của cử tri. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động này vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, thể hiện trách nhiệm của Đại biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri chưa cao; xem xét, đôn đốc, giám sát cơ quan chức năng về việc giải quyết khiếu nại, yêu cầu, phản ánh của cử tri chưa kịp thời, nhất là những vấn đề có tính bức xúc, nhất là về lĩnh vực đất đại, tài nguyên, môi trường, y tế; còn một số ít đại biểu Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân ít tham gia thảo luận, chưa thường xuyên liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân; còn nhiều đại biểu không chuyên trách chưa thực sự tích cực tham gia hoạt động giám sát theo chức năng, quyền hạn của Đại biểu Hội đồng nhân dân và tiếp công dân định kỳ theo quy định Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân thì Đại biểu HĐND cần quan tâm thực hiện tốt các giải pháp nêu trên./. Xác nhận của Thường trực HĐND Người thực hiện Võ Văn Sáu 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2