intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn giải một số dạng bài tập hóa học 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Hóa Học bậc THCS

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

16
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Hướng dẫn giải một số dạng bài tập hóa học 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Hóa Học bậc THCS" nhằm giúp các em giải bài tập dễ dàng hơn, nhớ kiến thức lâu hơn, có hứng thú với môn học, đặc biệt là phát triển năng lực nhận thức và phát triển tư duy hóa học thì việc làm thí nghiệm để tìm ra kiến thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn giải một số dạng bài tập hóa học 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Hóa Học bậc THCS

  1. Hướng dẫn giải một số dạng bài tập hóa học 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ   môn Hóa Học bậc THCS TÊN GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC 8  NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN HÓA HỌC BẬC THCS Phần I – PHẦN MỞ ĐẦU Hoá học là một môn khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi của chất  cũng như  ứng dụng của chất trong đời sống và sản xuất. Vì thế  Hoá học có  vai trò rất to lớn trong đời sống hằng ngày đồng thời có mối quan hệ  mật   thiết với các môn học khác, như: vật lý, sinh học, kỹ  thuật nông nghiệp….   Hoá học có nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực vì: Hóa học góp phần đào tạo những con người có chuyên môn phục vụ  cho sự  phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt cho sự  phát triển công nghiệp hóa   đất nước. Góp phần vào việc đào tạo chung cho nguồn nhân lực , coi học vấn  hóa học  như là một bộ phận hỗ trợ. Góp phần phát triển nhân cách giúp cho  thế hệ công dân tương lai có ý thức về vai trò hóa học trong đời sống xã hội   khoa học của xã hội hiện đại, hình thành xúc cảm giá trị, dù họat động trong  lĩnh vực nào cũng cần có kiến thức về hóa học. Riêng ở bậc THCS, hóa 8, hóa  9 sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức mở đầu của môn khoa học này. Quan trọng như  thế, nhưng việc giảng dạy hoá học  ở  bậc THCS nói   chung và trường THCS nơi tôi đang giảng dạy nói riêng gặp không ít khó khăn  vì đây là bộ  môn mới đối với các em. Để  học tốt môn này đòi hỏi học sinh   phải tư  duy trừu tượng mà khả  năng này  ở  các em chưa đồng bộ  còn nhiều   hạn chế. Nhận thức được tính cấp thiết của môn học nên đòi hỏi người giáo  viên đứng lớp phải có những phương pháp tích cực để  giúp các em không bị  mất căn bản ngay từ  ban đầu mà phải tạo cho các em có một hứng thú nhất   định, phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh và góp   phần không nhỏ  vào chất lượng của các em. Với thực tế hiện nay lượng bài   tập ở sách giáo khoa và sách bài tập tương đối nhiều nhưng tiết luyện tập lại   tương đối ít, giáo viên không đủ thời gian sửa chữa cho học sinh tại lớp phần   lớn học sinh phải tự làm, giáo viên chỉ hướng dẫn cung cấp cho các em những  kiến thức, những cách giải nhất định. Do vậy để giúp các em giải bài tập dễ  dàng hơn, nhớ  kiến thức lâu hơn, có hứng thú với môn học, đặc biệt là phát  triển năng lực nhận thức và phát triển tư duy hóa học thì việc làm thí nghiệm  để  tìm ra kiến thức cũng là một phương pháp. Bài tập hoá học là một trong   những nguồn giúp các em hình thành kiến thức, những kỹ  năng, kỹ  xảo… Nhưng làm sao cho các em có thể tự giải một bài tập Hoá học và từ đó rút ra   những kiến thức bổ  ích đó đang là một vấn đề  mà rất nhiều giáo viên dạy  Hóa phân vân. Vì thế, tôi xin được trình bày chia sẽ một chút kinh nghiệm với  giải pháp: “Hướng dẫn giải một số  dạng bài tập hóa học 8 nhằm nâng   cao chất lượng bộ môn Hóa Học bậc THCS”.  Phần II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trang 1
  2. Hướng dẫn giải một số dạng bài tập hóa học 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ   môn Hóa Học bậc THCS 1. Thực trạng chất lượng môn Hóa học ở đơn vị tôi công tác. Trong thực tế  ở đơn vị tôi công tác, học sinh chưa thực sự yêu và thích  học môn Hóa học. Hơn nữa các em mới lần đầu học môn Hóa nên còn rất bỡ  ngỡ. Các em chưa có sự  đầu tư  và chưa dành thời gian cho môn học này.  Thậm chỉ  các còn có cảm giác “sợ  nó” thế nên học sinh nhìn chung còn lúng  túng về phương pháp học tập bộ môn. Làm thế nào để tạo cho học sinh hứng  thú học tập, yêu thích bộ  môn đang là một vấn đề  mà tôi băn khoăn . Vì thế  chúng ta phải khơi dậy đam mê Hóa học cho học sinh để phát huy được năng  lực của các em.  Để  thực hiện biện pháp này tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng giải bài  tập của học sinh khối lớp 8, kết quả như sau: TT Lớp Số  Giỏi Khá  Trung bình Yếu  Kém  lượn Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % g 1 8A 26 1 3.8 3 11.5 14 53.8 8 30.8 2 8B 26 2 7.7 12 46.2 11 42.3 1 3.8 3 8C 28 2 7.1 5 17.9 15 53.6 6 21.4 Nhìn vào kết quả   ở  bảng trên chúng ta đều nhận thấy rõ kết quả  học   sinh khá giỏi rất thấp trong khi đó tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao… 2. Các bước triển khai biện pháp           Chúng ta đang thực hiện dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho   học sinh và đang  ở  giai đoạn sắp bước vào thực hiện chương trình giáo dục   phổ thông tổng thể. Tôi thiết nghĩ, mỗi giáo viên dạy Hóa học đều có những  phương pháp, cách thức tổ chức khác nhau để góp phần nâng cao chất lượng  môn Hóa. Bản thân tôi cũng vậy, tôi có nhiều phương pháp tổ  chức dạy học  khác nhau cho các đối tượng học sinh khác nhau. Nhưng, từ  thực trạng chất   lượng môn Hóa ở đơn vị tôi công tác, với đối tượng học sinh lớp 8, là lớp đầu   tiên học môn Hóa tôi đã vận dụng biện pháp Hướng dẫn giải một số dạng   bài tập theo trình tự như sau: ­ Hướng dẫn giải những bài tập hóa học sơ  đẳng tạo cho học sinh   những thao tác cần thiết để giải các bài tập cơ bản hơn. ­  Từ   việc hướng dẫn  những  bài tập  như   viết tên,  viết  kí   hiệu  các  nguyên tố, tính hóa trị, dựa vào công thức của đơn chất, hợp chất, tính nguyên  tử khối, phân tử khối…sẽ giúp học sinh vận dụng kiến thức, thao tác để giải  các bài tập hóa học cơ bản. ­ Sau đó từ những bài tập cơ  bản, học sinh tiếp tục vận dụng giải các  bài tập phức tạp hơn. Như vậy sự phát triển của các tri thức đã góp phần nảy sinh những kỹ  năng tương ứng. Kiến thức hóa học ngày càng mở rộng, nâng cao thì kỹ năng  cũng mở rộng và phát triển theo. Kỹ  năng giải bài tập hóa học được hình thành là do siêng năng luyện  tập, nhưng luyện tập như  thế nào để  hình thành và phát triển thành kỹ  năng  Trang 2
  3. Hướng dẫn giải một số dạng bài tập hóa học 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ   môn Hóa Học bậc THCS cụ  thể?  Ở  đây việc luyện tập giải bài tập hóa học tôi đưa ra các quy trình  sau: Thứ nhất: Luyện tập theo mẫu. Trước khi cho học sinh giải bài tập, giáo viên cho học sinh suy nghĩ một  cách độc lập , sau đó theo một định hướng cụ thể cho bài tập đó. Bên cạnh đó   đưa ra một số bài tập tương tự để  học sinh tự giải nhằm khắc sâu hơn cách  giải mới học. Thứ hai: Luyện tập không theo mẫu. Giao cho học sinh một lọai bài tập nào đó hướng dẫn cho học sinh giải  trong những tình huống có biến đổi từ căn bản đến nâng cao, từ đơn giản đến  phức tạp. Cần cho học sinh vận dụng giải các bài tập vừa sức với yêu cầu  nâng cao dần một cách thường xuyên để kỹ năng  mới đựơc củng cố và phát   triển mà học sinh không cảm thấy nhàm chán hay quá khó. Thứ ba:  Luyện tập theo nhiều hình thức khác nhau. Để tạo sự mới mẻ, tránh nhàm chán trong học sinh, cần phối hợp nhiều  hình thức giải bài tập khác nhau. Chẳng hạn giáo viên có thể  cho học sinh   giải bằng hình thức dùng lời, bằng các thí nghiệm, bằng cách viết ra giấy… Nói tóm lại, việc giải bài tập hóa học là một quá trình phức tạp, đòi hỏi  người giáo viên phải đưa ra cho học sinh những định hướng cụ  thể  để  áp   dụng cho bất kỳ bài tập hóa học nào. Quy trình thục hiện khi giải một bài tập Bước thứ nhất: Tìm hiểu đề bài. ­ Xác định cái đã cho và cái cần tìm. ­ Tóm tắt đề bài rõ ràng bằng các ký hiệu và ngôn ngữ hóa học. ­ Đổi đơn vị tính (nếu cần thiết) Bước thứ hai: Xác định hướng giải. ­ Nhớ lại các khái niệm, các định luật, quy tắc, tính chất, các bài mẫu   có liên quan. ­ Tìm mối liên hệ giữa các điều kiện và yêu cầu của đề bài. ­ Đề ra các bước giải. Bước thứ ba: Trình bày lời giải. ­ Thực hiện các bước giải đã vạch sẵn ở bước hai. ­ Bước thứ tư: Kiểm tra lại kết quả. ­ Xem đã trả lời đúng các yêu cầu đề bài chưa. ­ Sử dụng hết dữ liêu của đề bài chưa. ­ Tính toán chính xác chưa. 3. Vận dụng vào giải một số dạng bài tập. DẠNG 1: BÀI TOÁN VỀ LẬP CÔNG THỨC HOÁ HỌC I/ a,Lập CTHH của Fe(III) với O   Ta để hóa trị lên đầu rồi đưa chéo xuống Trang 3
  4. Hướng dẫn giải một số dạng bài tập hóa học 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ   môn Hóa Học bậc THCS    b, Lập CTHH của S(IV) với O   Ta để hóa trị trên đầu giản ước rồi đưa chỉ số xuống II/ Bài toán lập CTHH khi biết tỷ  lệ  % về  khối lượng của các  nguyên tố tạo nên chất. %A %B %C Dạng bài toán này liên quan đến: x : y : z  =   :   :  MA MB MC Ví dụ: Lập CTHH của hợp chất, trong đó S chiếm 40% ; O chiếm 60%   về khối lượng? Nghiên cứu đề bài: Tính số nguyên tử của từng nguyên tố dựa vào tỷ lệ  % khối lượng trong từng nguyên tố Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Viết CTHH dạng tổng quát  CTHH tổng quát: SxOy với x,y chưa biết Bước 2: Tìm tỷ lệ  x : y Ta có :    %S %O 40 60  x  :  y =  M  :  M  =  =  = 1:3 S O 32 16 Bước 3:  Viết CTHH đúng Vậy CTHH là SO3 III/ Bài toán xác định tên chất: Ví dụ: Cho 6,5 g một kim loại R hoá trị  II vào dd H2SO4 dư, người ta  thu được 2,24 lít H2. Xác định tên kim loại ?  Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Hướng dẫn học sinh đổi ra  6,5 nR =  số mol  theo số liệu đầu bài R 2,24 n H 2  =  22,4  =0,1 mol Bước 2: ­ Viết PTHH R + H2SO4    RSO4 +  H2 ­ Tìm nguyên tố chưa biết 1mol                            1mol 0,1 mol                     0,1mol 6,5    R =   = 65 Vậy R là Zn Bước 3: Trả lời 0,1                                        DẠNG 2: BÀI TẬP TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC I/ Tìm số  mol của chất A theo số mol xác định của 1 chất bất kỳ trong   PTHH. Ví dụ: Tính số mol Na2O tạo thành nếu có 0,2 mol Na bị đốt cháy. Nghiên cứu đầu bài: Tính số  mol Na2O dựa vào tỷ  lệ  số  mol giữa số  mol Na và số mol Na2O trong PTHH. Hướng dẫn giải Trang 4
  5. Hướng dẫn giải một số dạng bài tập hóa học 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ   môn Hóa Học bậc THCS Xác định lời giải Lời giải Bước 1:  Viết PTHH xảy ra  4Na  +   O2  t0 2 Na2O Bước 2: Xác định tỷ  lệ  số  mol giữa   4mol              2mol chất cho  và chất tìm Bước 3: Tính n  chất cần tìm  0,2 mol         0,1 mol Bước 4: Trả lời  Có 0,1 mol Na2O II/ Tìm số  g của chất A theo số  mol xác định của 1 chất bất kỳ  trong   PTHH. Ví dụ: Tính  số g CH4 bị đốt cháy. Biết rằng cần dùng hết 0,5 mol O2  và sản phẩm tạo thành là CO2 và H2O ? Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1:  Viết PTHH xảy ra  CH4 +     2O2  t  CO2 + 2H2O 0 Bước 2:  Xác  định tỷ  lệ  số  mol giữa   1mol       2mol chất cho  và chất tìm Bước 3: Tính n  chất cần tìm  0,25mol    0,5mol Bước 4: Trả lời mCH4 = 0,25.16 = 4g III/ Tìm thể tích khí tham gia hoặc tạo thành  Ví dụ: Tính thể  tích khí H2 được tạo thành  ở  đktc khi cho 2,8 g Fe tác  dụng với dd HCl dư ? Hướng dẫn giải Xác định lời giải Lời giải Bước 1: Hướng dẫn học sinh đổi ra  2,8 nFe =  0,05mol số mol Fe 56 Bước 2: Tính số mol H2     ­ Viết PTHH Fe   +   2HCl    FeCl2 +  H2 Tìm số mol H2 1mol                                 1mol Bước 3: Tính thể tích của H2 0,05 mol                          0,05mol VH 2  = 0,05.22,4 = 1,12lít Bước 4: Trả lời Có 1,12 lít H2 sinh ra DẠNG 3: BÀI TẬP TÍNH TOÁN Ví dụ 1: Trung hòa 200ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra; b. Tính số gam dung dịch NaOH phải dùng; c. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH thì phải dùng bao nhiêu ml   dung dich KOH 5,6%, có khối lượng riêng 1,045 g/ml để  trung hòa dung   dịch axít đã cho. Trang 5
  6. Hướng dẫn giải một số dạng bài tập hóa học 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ   môn Hóa Học bậc THCS   Để  giải bài tập dạng tổng hợp như  thế  này. Giáo viên cho học sinh   đọc đề lại hai lần và tiến hành giải như sau: Bước 1: Giáo viên cùng học sinh tóm tắt đề bằng ngôn ngữ hóa học. V dd H2SO4  = 200ml = 0,2l CM =  1M C%NaOH   = 20% C%KOH   =5,6%, D  =1,045 g/ml a. Viết phương trình phản ứng b. Tính mdd NaOH = ? c.Tính VKOH = ? Bước 2 : Giáo viên giúp học sinh xác định hướng giải, ôn lại các kiến   thức có liên quan và đề ra phương pháp giải thật cụ thể. Bước 3 : Giáo viên hướng dẫn học sinh giải như sau: Số mol H2SO4 có trong dd là:  1 x 0,2  = 0,2 mol a.     H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O 1mol 2mol 0,2mol 0,4mol b. Số gam NaOH phải dùng: 0,4 x 40 = 16 gam 60.100      Số gam dung dịch NaOH cần dùng:  = 80 g 20 c.  H2SO4      +    2KOH K2SO4 + 2H2O 1mol        2mol 0,2mol        0,4mol Số gam KOH cần dùng: 0,4 x 56 = 22,4 (g) 22, 4 Khối lượng dd KOH 5,6% là : .100 = 400 g 5, 6 400 Thể tích dd KOH là : = 382, 78l 1, 045 Bước 4: Giáo viên cùng học sinh kiểm tra lại kết quả vừa làm và củng  cố lại vấn đề. Xem  có chỗ nào cần chỉnh sửa thì sửa lại ngay. Ví  dụ  2:  Cho 147g dung dịch H2SO4  20%.vào 400g dung dịch BaCl2  5,2%.Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng? Bước 1:  dd H2SO4:  mdd = 147g C% = 20% Dd BaCl2 mdd = 400g C% = 5,2% Trang 6
  7. Hướng dẫn giải một số dạng bài tập hóa học 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ   môn Hóa Học bậc THCS C% các chất trong dd sau phản ứng? Bước 2: Giáo viên giúp học sinh xác định hướng giải, ôn lại các kiến   thức có liên quan và đề ra phương pháp giải thật cụ thể. Bước 3:  Số mol của các chất ban đầu:  147.20 n H2SO4  =   = 0,3mol 98.100 400.5,2 n BaCl2  =   = 0,1mol 208.100 PTHH:  H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl Trước phản ứng 0,3mol 0,1mol Trong phản ứng 0,1mol 0,1mol 0,1mol 0,2mol Sau phản ứng 0,2mol 0mol 0,1mol 0,2mol Như vậy các chất trong dd sau phản ứng gồm: HCl và H2SO4 dư KHối lượng HCl và H2SO4 là: mHCl = 0,2.36,5 = 7,3g mH2SO4 dư = 0,2.98 = 19,6g m dd sau phản ứng = m dd H2SO4 + m dd BaCl2 – m BaSO4  = 147      + 400        ­        233.0,1 = 523,7g Nồng độ % các chất trong dung dịch:  7,3 C% HCl  =  .100% = 1,39% 523,7 19,6 C% H2SO4du  =  .100% = 3,74% 523,7 Bước 4: Giáo viên cùng học sinh kiểm tra lại kết quả vừa làm và củng  cố lại vấn đề. Xem  có chỗ nào cần chỉnh sửa thì sửa lại ngay. Ví dụ  3:  Hoà tan 28,6gam Na2CO3.10H2O vào 182ml H2O. Tính nồng   độ của dung dịch thu được. Biết rằng DH2O = 1 g/ml. Bước 1:  m Na CO .10H O =28,6g 2 3 2 VH2O =182ml D H2O =1g/ml Bước 2: Giáo viên giúp học sinh xác định hướng giải, ôn lại các kiến   thức có liên quan và đề ra phương pháp giải thật cụ thể. Bước 3:  Cứ   286g Na2CO3.10H2O thì có 106g Na2CO3  và 180g H2O Vậy 28,6g Na2CO3.10H2O thì có 10,6g Na2CO3  và 18g H2O   VH O =18ml ( D H O =1g/ml ) 2 2   Vdd =182 + 18=200 ml=0,2 l Trang 7
  8. Hướng dẫn giải một số dạng bài tập hóa học 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ   môn Hóa Học bậc THCS 10,6 nNa 2 CO3 = =0,1mol 106 0,1 Nồng độ mol của dd là:  CM = =0,5M 0,2 Bước 4: Giáo viên cùng học sinh kiểm tra lại kết quả vừa làm và củng  cố lại vấn đề. Xem  có chỗ nào cần chỉnh sửa thì sửa lại ngay. Dạng 4: Nhận biết 1 số chất đơn giản           Ví dụ: cho 3 bình đựng khí O2, CO2, H2 hãy trình bày cách nhận biết                                       ( Học sinh trình bày ) Phần III ­  HIỆU QUẢ THỰC HIỆN Phương pháp giải bài tập Hoá học rất quan trọng trong việc góp phần   nâng cao chất lượng môn Hoá, nó giúp học sinh cảm thấy tự  tin khi làm bài  tập.  Muốn   làm   được  điều   đó,  người  giáo   viên  phải   có  thời  gian   đầu  tư,  nghiên cứu các bài tập và tham khảo các sách giáo khoa khác … để  đưa ra  phương pháp giải hay nhất, phù hợp nhất. Việc áp dụng các biện pháp ở  trên để  nâng cao chất lượng dạy học môn  Hóa học, tôi đã đạt được những kết quả rất khả quan như sau:  ­ Tỷ lệ học sinh yếu kém giảm; ­ Tỷ lệ học sinh trung bình giảm; ­ Đặc biệt học sinh khá giỏi tăng cao.  Ngoài ra ý thức học tập của các em tiến bộ rõ rệt. Đây vừa là kết quả vừa  là nguồn động viên khích lệ lớn đối với bản thân tôi. 1. Kết quả trước khi áp dụng các biện pháp TT Lớp Số  Giỏi Khá  Trung bình Yếu  Kém  lượn Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % g 1 8A 26 1 3.8 3 11.5 14 53.8 8 30.8 2 8B 26 2 7.7 12 46.2 11 42.3 1 3.8 3 8C 28 2 7.1 5 17.9 15 53.6 6 21.4 2. Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp như sau: T Lớp Số  Giỏi Khá  Trung bình Yếu  Kém  T lượn Sl % Sl % Sl % Sl % Sl % g 1 8A 26 5 19.2 8 30.8 11 42.3 2 7.7 2 8B 26 4 15.4 7 26.9 11 42.3 4 15.4 3 8C 28 9 32.1 12 42.9 6 24.4 Như vậy nhìn vào bảng khảo sát kết quả chất lượng trước và sau khi vận   dụng các biện pháp thấy được hiệu quả của biệp pháp áp dụng là rất cao, tỷ lệ  học sinh khá giỏi tăng cao, học sinh yếu kém giảm rõ rệt. Điều này khẳng định  tính khả  thi của biện pháp áp dụng. Đặc biệt trước khi áp dung số  lượng học  Trang 8
  9. Hướng dẫn giải một số dạng bài tập hóa học 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ   môn Hóa Học bậc THCS sinh yếu kém trong toàn khối đông, có tới 25 học sinh yếu và 01 học sinh kém  nhưng sau khi áp dụng không còn học sinh kém, số  học sinh yếu chỉ còn lại 6   em. Phần IV – KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. Trên đây là một số  giải pháp của tôi trong quá trình giảng dạy, tuy   nhiên không phải là tuyêt đối, nhưng tôi tin, nó sẽ góp một phần nào cho việc  tự giải bài tập của học sinh. Qua biện pháp vừa nêu, nhằm mục đích cho học sinh nắm bắt được từ  những kiến thức cơ  bản về  hóa học cũng như  toán học từ  đơn giản đến  những kiến thức phức tạp, khó khăn hơn mà học sinh hay vấp phải mỗi khi   giải bài tập hóa học. Như  đã nói  ở  trên, Hóa học là một môn mới đối với học sinh THCS   nhưng lại rất quan trọng trong suốt thời gian học tập sau này, chính vì thế, là  một giáo viên Hóa, dẫn dắt các em từ những kiến thức đầu tiên là một điều  rất quan trọng. Làm sao để  các em không mất căn bản khi lên các bậc cao   hơn? Đó là một câu hỏi hết sức khó.  Bản thân cảm thấy làm sao để  giải bài tập một cách dễ  nhớ, dễ  hiểu,  thì học sinh sẽ không cảm thấy chán và sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. Bởi bài tập  hóa học là một dạng tổng hợp từ toán học, vật lý học … cho nên, khi các em   giải được các bài tập Hóa học cũng là lúc các em củng cố, nâng cao kiến thức   về tóan và lý. Đối với người giáo viên dạy Hóa  ở  bậc THCS thì lòng nhiệt tình, say  mê, sáng tạo là những thứ rất cần thiết, giúp các em cảm thấy yên tâm, hứng   thú hơn trong học tập, như thế kết quả của môn hóa ở bậc THCS sẽ cao hơn.  Nhất là khi các em đã nắm được phương pháp và tự  mình giải được các bài   tập thì các em sẽ vững vàng hơn khi bước vào bậc THPT và các bậc cao hơn   nữa. Để chất lượng được nâng cao tôi xin có một số đề xuất sau: ­ Giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của bộ  môn để  có  phương pháp giảng dạy cho tích cực hơn. ­ Giáo viên cần tham khảo nhiều sách, tài liệu tham khảo hơn để  làm  phong phú thêm các dạng bài tập. Tôi thiết nghĩ tùy vào từng đối tượng học sinh, từng trường, từng địa  phương khác nhau người giáo viên có nhiều phương pháp dạy học phù hợp   nhưng đây là những kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng và thấy có hiệu quả. Nay  tôi xin mạnh dạn đưa ra để các đồng nghiệp cùng tham khảo. Bản sáng kiến   này tôi đã tích lũy kinh nghiệm qua thực tế dạy học ở đơn vị, tuy nhiên có thể  còn có nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp  cùng các thầy cô ở các cấp chuyên môn.                       Kính mong hội đồng khoa học, quí thầy cô, bạn bè đồng nghiệp góp ý chân  thành để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trang 9
  10. Hướng dẫn giải một số dạng bài tập hóa học 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ   môn Hóa Học bậc THCS Trang 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2