intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí lớp 8

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học bộ môn Vật lý nói riêng. Để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức thông qua các bài tập vật lý nhằm tích cực hóa nhận thức của học sinh. Đồng thời làm cơ sở cho các em định hướng và chọn lựa ngành nghề thích hợp cho tương lai. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí lớp 8

  1. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1) Lí do chọn đề tài: Trong mục tiêu chương trình vật lí THCS rất coi trọng việc rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh. Việc làm các thí nghiệm cũng như giải các bài tập vật lí , giúp học sinh hiểu sâu hơn phần lí thuyết và đặc biệt giúp học sinh có phương pháp, có sự tư duy- Vận dụng các kiến thức đã lĩnh hội để giải bài tập.Từ đó tạo cho học sinh thể hiện được vai trò chủ thể trong các giờ học, giờ thực hành. Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy phát triển ý thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Cũng như trong học tập các bộ môn khác, học Vật lí lại càng cần phát triển năng lực tích cực, năng lực tư duy của học sinh để không phải chỉ biết mà còn phải hiểu để giải thích hiện tượng Vật lí cũng như áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng. Bài tập Vật lí là một khâu quan trọng trong quá trình dạy và học Vật lí. Việc giải bài tập Vật lí giúp củng cố đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng, xây dựng củng cố kỹ năng kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tư duy của học sinh, có tác dụng sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lớn. Việc giải bài tập Vật lí giúp học sinh hiểu sâu hơn những quy luật, những hiện tượng, những bản chất của Vật lí, tạo cho học sinh vận dụng linh hoạt các tình huống cụ thể khác nhau để hoàn thiện về mặt nhận thức và tích lũy những kiến thức cơ bản cho bản thân. Cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học chung của ngành giáo dục, đồng thời bản thân cũng tự kiểm tra, tổng kết tình hình dạy học Vật lí, cùng với việc tiếp thu các chuyên đề, thấy được tác dụng giáo dưỡng và giáo dục rất lớn đối với học sinh khi giải bài tập Vật lí. Từ đó vận dụng vào quá trình giảng dạy, tôi thấy có hiệu quả hơn so với trước đây, chất lượng học sinh được nâng cao rõ rệt.Bên cạnh đó trong nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi nhận thấy không ít học sinh khi các bài tập Vật lí không phân biết được các dạng bài như bài tập định lượng hay bài tập định tính, cách tóm tắt các dữ kiện đã cho còn chưa chính xác, dẫn đến kết quả chưa cao. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “ HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ LỚP 8” Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 1
  2. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 2) Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: - Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học bộ môn Vật lý nói riêng. - Để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức thông qua các bài tập vật lý nhằm tích cực hóa nhận thức của học sinh - Là động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập ở học sinh. - Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có sáng tạo trong bộ môn - Nhằm nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học vật lý trong các trường Trung học cơ sở - Làm cơ sở cho các em định hướng và chọn lựa ngành nghề thích hợp cho tương lai. 3) Đối tượng nghiên cứu: - Phương pháp giải bài tập Vật lí lớp 8 - Giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn vật lý trung học cơ sở 4) Phạm vi nghiêm cứu: - Các dạng bài tập Vật lí 8 - Học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi 5) Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát sư phạm - Sự bổ trợ của giáo viên - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh - Phương pháp trải nghiệm thực tế Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 2
  3. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 II. PHẦN NỘI DUNG 1) Cơ sở lí luận: Vật lý vốn là môn khoa học thực nghiệm, sự phát triển của nghành khoa học hiện nay là nhờ vào sự đóng góp không nhỏ của các bộ môn khoa học tự nhiên đặc biệt là môn vật lý. Song song với việc học sinh sử dụng tốt các thí nghiệm Vật lí, việc làm thành thạo các bài tập Vật lí là thước đo kết quả học tập của học sinh. Muốn làm được các bài tập Vật lí, học sinh phải biết vận dụng các thao tác tư duy,so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa….để xác định bản chất vật lí, trên cơ sở đó chọn các công thức phù hợp cho từng bài cụ thể. Vì thế giải bài tập Vật lí còn là phương tiện rất tốt để phát huy tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạovà tự lực trong suy luận, trong khi giải bài. Bài tập Vật lí là hình thức củng cố, ôn tập, mở rộng hoặc đi sâu hơn vào các trường hợp riêng lẻ của các định luật. Khi làm bài tập, học sinh buột phải nhớ lại kiến thức đã họcvà vận dụng đào sâu kiến thức, do vậy đây là phương tiện tự kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học học sinh. Trong việc giải bài tậpgiúp học sinh tự giác, say mê tìm tòi, giúp các em có tinh thần tự lập, vượt khó, cận thận, kiên trì và đặc biệt tạo niềm vui trí tuệ trong học. Giải bài tập góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Có nhiều bài tập vật lý không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Đặc biệt là những bài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm. . Giải bài tập vật lý là một phương tiện để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. Tuỳ theo cách ra bài tập ta có thể phân loại được các mức độ nắm vững kiến thức của học sinh giúp việc đánh giá chất lượng học sinh được chính xác. 2) Thực trạng: a/ Thuận lợi – khó khăn: * Thuận lợi: - Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành then chốt, đặc biệt là ngành Giáo dục và Đào tạo. Chính nhờ điều đó thầy cô giáo và các em học sinh có rất nhiều thuận lợi trong việc thu thập tài liệu học tập và tham khảo nói chung, môn Vật lý nói riêng. - Vật lý là môn khoa học tự nhiên, nó là cơ sở, là nền tảng của nhiều lĩnh vực khoa học. Nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức và say mê khám phá khoa học của học sinh ngày càng nâng cao. Vì vậy, môn Vật lý ngày càng được nhiều em học sinh quan tâm, lựa chọn là môn học ưa thích và cần thiết cho mình. - Tài liệu tham khảo của bộ môn nhiều, đa dạng và chất lượng hơn Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 3
  4. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 - Đội ngũ giáo viên bộ môn nhiệt tâm với nghề * Khó khăn: - Còn một số học sinh chưa thật sự đam mê môn học, một số em còn thụ động trong quá trình tiếp thu kiến thức.rất lười làm bài tập, không tư duy, mượn vở bạn chép hoặc làm bài qua loa để đối phó. b/ Thành công – Hạn chế:  Thành công: - Bài tập Vật lí giúp cho học sinh ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức. Trong các bài tập học sinh phải vận dụng những kiến thức khái quát, trìu tượng vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhờ thế mà học sinh nắm được những kiến thức cơ bản đã học -Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động. Khi giải bài tập vật lí học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổng hợp các kiến thức .- Bài tập là điểm khởi đầu để dẫn đến kiến thức mới.Nhiều khi bài tập được sử dụng khéo léo có thể dẫn học sinh đến những suy nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giải thích hiện tượng mới do bài tập phát hiện ra. - Giải bài tập vật lý rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát. - Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao, góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo, là phương tiện để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh.. Khơi dậy niềm say mê khám phá – phát huy tính độc lập – sáng tạo ở học sinh- kết quả học tập ở học sinh ngày một nâng cao + Cụ thể trong năm học 2012 – 2013: Tôi được phân công dạy lý lớp: 9A1,2,3,4, và lý lớp 8A1,2,3 kết quả ba lớp 8 đạt được như sau: Tổng số hs Giỏi % Khá % Tb % Yếu % Kém % 108 8 7,4 35 32,4 51 47,2 12 11,1 02 1,9 Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 4
  5. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 * Hạn chế: Tuy kết quả đạt được như trên nhưng một số em chưa thật sự cố gắng trong học tập còn thụ động trong quá trình tiếp thu kiến thức.rất lười làm bài tập, không tư duy trong quá trình làm bài, còn chép trong các sách hướng dẫn c/ Mặt mạnh – mặt yếu: * Mặt mạnh - Học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản thông qua việc làm bài tập. - Bài tập đa dạng, có mở rộng và nâng cao một số kiến thức phù hợp cho đối tượng học sinh giỏi. -Trong khi làm bài tập học sinh đã tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài,tự xây dựng những lập luận, kiểm tra , đã phát triển năng lực làm việc tự lực nâng cao, tính kiên trì được phát triển. - Khi giải bài tập tư duy của học sinh được nâng cao . - Thông qua kết quả bài tập, giáo viên nhận biết được quá trình nắm kiến thức của học sinh, từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp hơn. * Mặt yếu: - Đa số học sinh ham mê học bộ môn Vật lí, nhưng khi làm các bài tập vật lí các em thường lúng túng trong việc định hướng giải, có thể nói hầu như các em chưa biết cách giải cũng như trình bày lời giải. Theo chúng tôi, thực trạng nêu trên có thể do một số nguyên nhân sau: + Học sinh chưa có phương pháp tổng quan để giải một bài tập Vật lí. + Học sinh chưa biết vận dụng các kiến thức, định luật Vật lí .... + Nội dung cấu trúc chương trình sách giáo khoa mới hầu như không dành thời lượng cho việc hướng dẫn học sinh giải bài tập hay luyện tập d/ Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: - Cùng với xu thế phát triển của khoa học công nghệ. Đội ngũ giáo viên luôn năng động – sáng tạo- tận tâm với nghề, lấy chất lượng giảng dạy làm kim chỉ nam , luôn tìm ra phương pháp giảng dạy tạo được hứng thú cho học sinh và có hiệu quả nhất. - Đa số học sinh tích cực – sáng tạo – khi giải các bài tập, các em đã biết vận dụng các kiến thức đã được tiếp thu, tích lũy vào giải các bài tập - Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có sáng tạo trong học tập bộ môn. e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 5
  6. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 - Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc ứng dụng khai thác các nguồn học liệu mở trên mạng có vai trò rất lớn trong việc giảng dạy. Vì vậy tôi đã tận dụng tối đa để thu thập tài liệu liên quan, cần thiết theo nhu cầu cần tìm hiểu của học sinh. - Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, vốn kiến thức của mỗi con người phải phù hợp với điều kiện sống, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học. Muốn thích nghi và tiếp tục phát triển và khẳng định mình thì chính bản thân các em học sinh phải là người phát triển toàn diện. Phải luôn tìm tòi, sáng tạo , chủ động trong việc lĩnh hội tri thức thông qua việc làm bài tập. 3) Giải pháp – Biện pháp: a/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: - Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học bộ môn Vật lý nói riêng. - Là động lực thúc đẩy phong trào thi đua học tập ở học sinh. - Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có sáng tạo trong học tập bộ môn.. - Là thước đo chuẩn kiến thức mà học sinh lĩnh hội được - Dạy học sinh giải bài tập Vật lí là một công việc khó khăn và ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh. Về vấn đề này đã có rất nhiều tài liệu tham khảo của nhiều tác giả khác nhau dành cho học sinh, hầu hết đều đáp ứng được yêu cầu giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập Vật lí, củng cố và nâng cao kiến thức Vật lí. Song nhìn chung thường ghép với các chủ đề cụ thể. Xuất phát từ tầm quan trọng của bài tập trong dạy học Vật lí và giúp học sinh có phương pháp kỹ năng giải bài tập Vật lí b/ Nội dung và cách thực hiện các giải pháp: Bài tập Vật lí giúp cho học sinh ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức. Trong giai đoạn xây dựng kiến thức học sinh đã nắm được cái chung các khái quát của các khái niệm, định luật và cũng là các khái niệm trìu tượng. Trong các bài tập học sinh phải vận dụng những kiến thức khái quát, trìu tượng đó vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhờ thế mà học sinh nắm được những biểu hiện rất cụ thể của chúng trong thực tế và phạm vi ứng dụng của chúng. Ngoài những ứng dụng quan trọng trong kỹ thuật bài tập Vật lí giúp cho học sinh thấy được Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 6
  7. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 những ứng dụng muôn hình muôn vẻ trong thực tiễn của các kiến thức đã học. Còn khái niệm, định luật Vật lí thì rất đơn giản nhưng biểu hiện của chúng trong tự nhiên thì rất phức tạp. Do đó bài tập vật lí sẽ giúp luyện tập cho học sinh phân tích để nhận biết được những trường hợp phức tạp đó. Vừa qua cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học chung của ngành giáo dục, đồng thời bản thân cũng tự kiểm tra, tổng kết tình hình dạy học Vật lí, cùng với việc tiếp thu các chuyên đề, thấy được tác dụng giáo dưỡng và giáo dục rất lớn đối với học sinh khi giải bài tập Vật lí. Từ đó vận dụng vào quá trình giảng dạy, tôi thấy có hiệu quả hơn so với trước đây, chất lượng học sinh được nâng cao rõ rệt Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Hướng dẫn học sinh phương giải bài tập Vật Lý 8.”Trong khi làm bài tập do phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà học sinh rút ra được nên từ duy của học sinh được phát triển năng lực làm việc tự lực nâng cao, tính kiên trì được phát triển. Giải bài tập góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Có nhiều bài tập vật lý không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Đặc biệt là những bài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm. Giải bài tập vật lý là một phương tiện để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. Tuỳ theo cách ra bài tập ta có thể phân loại được các mức độ nắm vững kiến thức của học sinh giúp việc đánh giá chất lượng học sinh được chính xác. Khi giải bài tập các em cần phân biệt rõ các dạng bài tập: 1.b/ Dạng bài tập định tính : Là loại bài tập khi giải không cần tính toán cụ thể. Muốn giải bài tập này học sinh cần vận dụng kiến thức nhằm phát hiện bản chất vật lí được nêu bật lên, vận dụng kiến thức kĩ năng đã biết đi đến kết luận. Bài tập điịnh tính thường dùng để minh họa những ứng dụng thực tế hay gặp trong sinh hoạt hàng ngày, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức vật lí để giả thích các hiện tượng gần gũi với đời sống, thiên nhiên. Giáo viên cần xác định cho học sinh thực chất dạng bài tập này là những câu hỏi. * Một số bài tập minh họa: Bài 1:Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách nghiêng về bên nào? Tại sao? Khi tôi đưa ra câu hỏi này một số học sinh trả lời: Hành khách nghiêng về bên phải. Vì hành khách chuyển động cùng với xe. Với trường hợp này ta hướng dẫn cho học sinh vận dụng kiến thức về Quán tính để giải thích: Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách nghiêng về bên trái. Vì do quán tính, hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục chuyển như cũ nên bị nghiêng về bên trái Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 7
  8. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 Bài 2: Khi xe đi xuống dốc thì người ta thường dùng phanh giảm vận tốc của xe để tránh tai nạn. Vậy nếu chỉ được dùng một phanh ta nên dùng phanh nào? Tại sao? Với câu hỏi này một số học sinh sẽ trả lời là dùng phanh trước để xe đi chậm lại nhưng các em không chú ý đến quán tính do đó cần hướng dẫn cho học sinh: Nếu dùng phanh trước, bánh xe trước sẽ giảm vận tốc đi chậm lại còn người và bánh xe sau do quán tính nên chưa thể thay đổi vận tốc ngay được nên vẫn tiếp tục chuyển động với vận tốc cũ. Kết quả là người và xe bị nhào về phía trước. Còn dùng phanh sau thì vận tốc của bánh xe sau giảm dần, kéo theo vận tốc của bánh xe trước cũng từ từ giảm . Kết quả không gây tai nạn. Do đó nếu chỉ được dùng một phanh ta nên dùng phanh sau. Bài 3: Tại sao ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? Một số em trả lời: Để tạo ra áp lực lớn, để rót trà dễ hơn. Trong trường hợp này giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh vận dụng áp suất khí quyển để giải thích nhơ sau: Để rót nước dề dàng. Vì có lỗ hở trên nắp nên không khí thông với khí quyển, áp suất khí trong ấm cộng với áp suất cột nước trong ấm lớn hơn áp suất khí quyển, Do đó nước chảy từ trong ấm ra dễ dàng hơn. Bài 4: Hãy giải thích tại sao khi mở lọ nước hoa trong phòng, sau một thời gian ngắn cả phòng ngửi thấy mùi thơm? Một số em trả lời: Do các phân tử nước hoa “bay” trong không khí nên ta ngửi thấy mùi thơm. Cần phân tích cho học sinh: Các phân tử nước hoa và các phân tử không khí tự hòa lẫn vào nhau. Do hiện tượng khuếch tán, các phân tử nước hoa và các phân tử không khí luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên các phân tử nước hoa đã xen lẫn vào các phân tử không khí và chuyển động hỗ độn về mọi phía làm cho cả phìng ngửi thấy mùi thơm. Bài 5: Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vở hơn cốc mỏng. Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì phải làm gì? Do thủy tinh dẫn nhiệt kém nên khi đổ nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong cốc nóng lên trước, còn lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng nên lớp thủy tinh bên trong nở ra làm cho cốc bị vỡ. Còn cốc thủy tinh mỏng thì khi rót nước sôi vào cốc sẽ nóng đều lên nên không bị vỡ. Muốn cốc không bị vỡ thì ta nên tráng một ít nước nónghoặc bỏ vào cốc một chiếc thìa bằng kim loại trước khi rót nước sôi vào cốc. Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 8
  9. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 Bài 6: Về mùa hè ta nên mặc áo sáng màu hay tối màu? Tại sao? Về mùa hè ta nên mặc áo sáng màu. Vì mùa sáng phản xạ nhiệt tốt và hấp thụ bức xạ nhiệt. Mà mùa hè trời thường nắng nóng, nếu ta mặc áo sáng màu thì nó phản xạ các tiabức xạ nhiệtlàm cho đỡ nóng hơn. 2.b: Dạng bài tập định lượng: Là dạng bài tập có số liệu cụ thể, muốn giải được phải thực hiện phép tính. Để làm tốt dạng bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh: Thông thường khi giải một bài tập vật lí cần thực hiện theo trình tự sau đây: 1..Hiểu kỹ đầu bài. - Đọc kỹ dầu bài: bài tập nói gì? cái gì là dữ kiện? cái gì phải tìm? -Tóm tắt đầu bài bằng cách dùng các ký hiệu chữ đã qui ước để viết các dữ kiện và ẩn số, đổi đơn vị các dữ kiện cho thống nhất(nếu cần thiết ). - Vẽ hình , nếu bài tập có liên quan đến hìng vẽ hoặc nếu cần phải vẽ hình để diễn đạt đề bài. Cố gắng vẽ dúng tỉ lệ xích càng tốt. Trên hình vẽ cần ghi rõ dữ kiện và cái cần tìm. 2. Phân tích nội dung bài tập, lập kế hoạch giải. - Tìm sự liên hệ giữa những cái chưa biết (ẩn) và những cái đẵ biết (dữ kiện) - Nếu chưa tìm được trực tiếp các mối liên hệ ấy thì có thể phải xét một số bài tập phụ để gián tiếp tìm ra mối liên hệ ấy. - Phải xây dựng được một dự kiến về kế hoạch giải. 3. Thực hiện kế hoạch giải. - Tôn trọng trình tự phải theo để thực hiện các chi tiết của dự kiến, nhất là khi gặp một bài tập phức tạp. - Thực hiện một cách cẩn thận các phép tính số học, đại số hoặc hình học. Nên hướng dẫn học sinh làm quen dần với cách giải bằng chữ và chỉ thay giá trị bằng số của các đại lượng trong biểu thức cuối cùng. - Khi tính toán bằng số, phải chú ý đảm bảo những trị số của kết quả đều có ý nghĩa. 4. Kiểm tra đánh giá kết quả. - Kiểm tra lại trị số của kết quả: Có đúng không? Vì sao? Có phù hợp với thực tế không? - Kiểm tra lại các phép tính: có thể dùng các phép tính nhẩm và dùng cách làm tròn số để tính cho nhanh nếu chỉ cần xét độ lớn của kết quả trong phép tính. - Nếu có điều kiện, nên phân tích, tìm một cách giải khác, đi đến cùng một kết quả đó. Kiểm tra xem còn con đường nào ngắn hơn không. Bài tập định lượng ta có thể phân phân thành hai loại: Bài tập cơ bản và bài tập tổng hợp 2.b1/ Bài tập cơ bản: Cần hướng dẫn cho học sinh biết được đây là loại bài tập tương đối đơn giản, sử dụng khi nghiên cứu định luật hay một quy tắc vật lí nào đó. Đây là loại bài tập tính toán cơ bản giúp các em nắm vững hơn, hiểu sâu hơn một đại lượng vật lí nào đó. Dạng bài tậpnày giáo viên nên hướng dẫn học sinh củng cố vận dụng sau bài học. * Một số bài tập cụ thể: Bài tập1: Một người đi xe đạp nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 12km/h, nửa quãng đường còn lại với vận tốc v2 nào đó. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8km/h. Tính vận tốc v2 + Ta có thể hướng dẫn học sinh cụ thể như sau: Cho biết Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 9
  10. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 - Muốn giải được bài này ta làm thế - Vẽ sơ đồ chuyển động nào? v1= 12 km/ Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ chuyển - Sơ đồ chuyển động h vt = 8 động km/h s ,t1, v1 s,t2, v2 v2 = ? - Dựa vào sơ đồ hướng dẫn học sinh lập cách giải - Tìm những đại lượng nào? - Tìm t1, t2 ,t - Cách tìm t1, t2, t - t1 = t2 = t = t 1 + t2 - vtb = - Viết công thức tính vận tốc trung Theo sơ đồ ta có: vtb= = == = = bình?  8 = = > 8( v2 + 12) = 24v2 - Cần hướng dẫn học sinh: Theo sơ đồ  v2 + 12 = 3 v2 thì vận tốc trung bình được tính theo  12 = 2 v2 => v2 = 6 ( km/h) công thức: vtb= Vậy nửa quãng đường sau người đó đi - Hướng dẫn học sinh đưa s ở mẫu ra với vận tốc 6 km/h để vận tốc trung bình nhân tử chung và rút gọn s là 8 km/h - Hướng dẫn học sinh cách thực hiện phép tính theo toán học, để tìm v2 ĐS: v2 = 6 km/h - Yêu cầu học sinh kiểm tra kết quả có phù hợp không. - Kết luận *Với bài tập này có thể hướng dẫn học sinh giải cách khác: Gọi s1,t1 là quãng đường, thời gian đi 1/2 quãng đường đầu với vận tốc v1. - S2, t2 là quãng đường, thời gian đi quãng đường còn lại với vận tốc v2 - s,t, quãng đường, thời gian đi hết quãng đường với vận tốc vtb - TT: Hướng dẫn HS tìm t1, t2, t và vận dụng công thức vtb = để tìm v2 Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 10
  11. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 Bài tập 2: Một quả cầu bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng 1,458N. Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu một thể tích bằeng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả quả vào nước quả cầu nằm lơ lửng trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là 10.000N/m3 và 27000N/m3 * Hướng dẫn: Cho biết Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Yêu cầu học sinh tìm các dữ kiện của - Tìm các dữ kiện của đề ra p = 1,458N bài dn=10000N/m3 -Gọi thể tích phần còn lại của quả cầu là -Đặt các ẩn Vc dAl=27000N/m3 Thể tích phần đã khoét là V/ V/ =? - Muốn tìm được thể tích phần khét bỏ - Tìm thể tích của quả cầu nhôm: ta phải tìm những đại lượng nào? - Dựa vào công thức nào để tìm thể - Dựa vào công thức: V = tích quả cầu? Thể tích quả cầu: - Cho học sinh tìm thể tích quả cầu V = = = 0,000054(m3 ) = 54(cm3) Để quả cầu nằm lơ lửng trong nước thì: P/ = FA Để quả cầu nằm lơ lửng trong nước thì trọng lượng còn lại của quả cầu - P/ = dAlVc F A = dn V như thế nào với lực đẩy Ac si mét? - Yêu cầu học sinh nhắc lại công thức dAlVc = dn V => Vc = tính: P/, FA = = 20( cm3) - Nhấn lại cho học sinh V c là thể tích còn phần còn lại của quả cầu sau khi Thể tích phần lõi bị khoét bớt : kheót bỏ) V/ = V – Vc = 54 – 20 = 34( cm3) - Hướng dẫn học sinh cách biến đổi ĐS: 34cm3 công thức để tìm vc - Hướng dãn học sinh tìm thể tích phần khoét bớt -Yêu cầu học sinh kiểm tra lại kết quả đã phù hợp chưa. - Két luận Bài tập3:Một học sinh thả 300g chì ở nhiệt độ 1000C vào 250g nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên tới 600C. Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 11
  12. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 a) Tính nhiệt độ của chì ngay sau khi có sự cân bằng nhiệt. b) Tính nhiệt lượng nước thu vào. c) Tính nhiệt dung rêng của chì. d) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng cảu chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chệch lệch đó. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K Cho biết Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh m1 = 300g -Yêu cầu học sinh đọc – tóm tắt đề, - Tìm hiểu các dữ kiện đề ra – Đổi đơn đổi các đơn vị trong đề vị = 0,3 kg - Nhiệt độ cuối cùng của nước là bao -Nhiệt độ cuối cùng của nước là 600C t1 = 1000C nhiêu? m2 = 250g - Chất nào tỏa nhiệt, chất nào thu - Chì tỏa nhiệt, nước thu nhiệt = 0,25 kg nhiệt? - Hướng dẫn cho học sinh: Chất thu t2 = 58,50C nhiệt nóng lên đến nhiệt độ bao t c = 600C nhiêu, chính là nhiệt độ chung của chất thu nhiệt và chất tỏa nhiệt a) t = ? - Nhiệt độ của chì ngay sau khi có sự a) Vì nhiệt độ cuối cùng của nước là 600C cân bằng nhiệt là bao nhiêu? nên nhiệt độ của chì ngay sau khi có sự b) Q2 = ? cân bằng nhiệt là: t = tc =60 0C. c) C1 =? - Công thức tính nhiệt lượng của nước Q2 = C2m2( tc-t2) d)So sánh C1 thu vào? b) Nhiệt lượng của nước thu vào: Q2 = C2m2( tc-t2) với C1/ = 4190.0,25( 60 – 58,5) C1/= 130J/kg.K) = 1571,25 ( J) - Hướng dẫn cho học sinh dựa vào c) Ta có: Q1 = Q2 phương trình ccan bằng nhiệt để tìm => C1m1( t-tc) = 1571,25 nhiệt dung riêng của chì => C1 .0,3(100 – 60) = 15751,25 => C1 = ≈ 131J/kg.K d) Ta thấy: C1 > C1/ < => 131J/kg.K > - Yêu cầu học sinh so sánh C1 với 130J/kg.K - Sở dĩ có sự chệch lệch này do thực tế có C1/ sự tỏa nhiệt ra môi trường -Vì sao có sự chệch lệch về nhiệt dung riêng của chì như vậy? * Ngoài cách giải theo sự gợi ý, mỗi giáo viên chúng ta cần khuyến khích – Khích lệ các em tự tìm ra cách giải khác cho mỗi bài tập, nhằm tạo hứng thú- phát triển kĩ năng tính toán ở các em. Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 12
  13. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 2.b2:Bài tập tổng hợp: Là loại bài tập sử dụng đến kiến thức của nhiều chương, ở nhiều lớp học. Dạng bài tập này có tính chất hệ thống háo kiến thức đã học, được dùng nhiều cho các bài tổng kết chương, ôn tập. Những dạng bài tập này giúp học sinh những kiến thức đã học nay đã quên. Mỗi giáo viên cần nhắc lại để các em có thể tái hiện lại kiến thức đã học hoặc khắc sâu hơn phần lí thuyết thông qua các bài tập. Dạng bài tập này giáo viện cần hướng dẫn cặn kẻ để giúp các đối tượng học sinh trong lớp có thể nắm bắt kịp thời. * Một số bài tập minh họa: Bài tập 1: Một đầu tàu kéo một đoàn tàu chuyển động từ ga A đến ga B trong 15 phút với vận tốc 30km/h. Tai ga B đoàn tàu mắc thêm một toa và do đó chuyển động đều từ ga B đến ga C với vận tốc nhỏ hơn trước 10km/h. Thời gain từ ga B đến ga C là 30 phút.Tính: a) Công của đầu tàu đã sinh ra biết rằng lực kéo của đầu tàu không đổi là 40.000N.? b) Công suất của đầu tàu? Cho biết Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh v1 = 30km - Các dữ kiện trong bài đã cùng đơn - Chưa –Đổi các đơn vị t1 = 15 ph = vị theo yêu cầu chưa? 900s = 1/4h = - Muốn tính công ta vận dụng công - Vận dụng công thức: A = F.s v2 = 20km thức nào? t2 = 30 phút = - Quãng đường được tính như thế - s = s1 + s2 1800s = 1/2h nào? - s1 = v1.t1 s2 = v2.t2 F = 40000N a) A =? - Muốn tìm s2 ta phải tìm được đại - Tìm v2 = v1 – 10 = 30 -10 = 20 ( b) P =? lượng nào? km/h) - Tìm công đầu tàu sinh ra - Muốn tìm được P ta phải tìm đại Tìm thời gian đi hết đoạn đường ABC: - lượng nào? t = t1 + t2 - Áp dụng công thức nào để tìm P? - Áp dụng công thức P = Giải: a) Quãng đường xe đi trong 15 phút đầu: S1 = v1.t1 = 30.= 7,5 km = 7500( m) Quãng đường xe đi trong 30 phút sau: S2 = v2.t2 = 20. = 10 km = 10000m Tổng quãng đường xe đi: - Dựa vào hướng dẫn yêu cầu học S = S1 + S2 = 7500 + 10000 = 17500m sinh tiến hành từng bước giả để tìm Công đầu tàu sinh ra: công, công suất của đầu tàu sinh ra A = F.s = 40000. 17500 = 700000000 (J) = 700000( KJ) b) Thời gian đoàn tàu đi hết đoạn đường ABC: t = t1 + t2 = 900 + 1800 = 2700(s) Công suất của đầu tầu: Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 13
  14. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 AD: P = = ≈ 259259,3( W) ĐS: A = 700000000 (J) = 700000( KJ) P≈ 259259,3( W) Bài tập 2: Thả một vật X có thể tích 320cm3, khối lượng riêng 2500kg/m3, ở nhiệt độ 300C vào 0,5 lít nước ở nhiệt độ 900C. Nhiệt độ cuối cùng của hệ là 760C. Tính nhiệt dung riêng của vật X. Cho biết Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh V = 320 cm3 - Hướng dẫn học sinh tìm m2 m2 = V.D = 3.2.10-4.2500 = 0,8(kg) = .2.10-4m3 - Yêu cầu học sinh viết công thức D = 2500kg/m3 tính nhiệt lượng tỏa ra Qtỏa = C1m1 (t1 –t) t1 = 300C - Công thức tính nhiệt lượng thu Qthu = C2 m2( t –t2) t2 = 900C vào m1 = 0,5 kg - Hướng dẫn học sinh áp dụng Theo PTCBN: Qtỏa = Qth => C1m1(t1 –t) = C2 = ? J/kg.k phương trình cân bằng nhiệt để C2m2( t –t2) tìm c2 => 4200 .0,5( 90-76) = C2 .0,8( 76-30) => C2 ≈ 798,9 J/kg.k - Yêu cầu học học rút ra kết luận Vậy nhiệt dung riêng của vật X là: - Chốt lại nội dung học sinh trình 798,9J/kg.k bày ĐS : C2 ≈ 798,9 J/kg.k Bài tập 3: Một bình thông nhau với hai nhánh có đường kính d1 = 10cm và d2 = 20cm chứa nước. Xác định sự thay đổi của mực nước ở hai nhánh khi ta thả miếng gỗ có khối lượng m = 500g vào bình thông nhau nói trên. Biết khối lượng riêng của nước Dn = 1000kg/m3. ( Bài này cho học sinh lớp chọn) Cho biết Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gọi Δh là sự thay đổi của mực nước ở d1 = 10cm Với bài này học sinh cần: hai nhánh khi ta thả miếng gỗ vào. Giả sử lượng nước trong bình có thể tích d2 = 20cm - Tìm mối liên hệ giữa các đại V, S1và S2 lần lượt là tiết diện của mỗi lượng trong bài. m = 500g nhánh, mực nước ở hai nhánh là ngang Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 14
  15. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 = 0,5 kg - Đổi các đại lượng về cùng đơn vị nhau, có độ cao h: Dn =1000kg/m3. - Gợi ý để học sinh nhớ lại công V = h.S1 + h S2 = h ( S1 +S2) (1) thức tính thể tích hình trụ: V = S.h Khi thả miếng gỗ có khối lượng m vào - Khi thả miếng gỗ có khối lượng m một nhánh, gỗ sẽ nổi trên mặt nước và Δh = ? vào một nhánh, gỗ sẽ nổi trên mặt làm dịch chuyển khối nước có thể tích V/. nước và làm dịch chuyển khối nước Vì bình thông nhau nên mực nước ở hai có thể tích V/. Vì bình thông nhau nên nhánh lại trở lại ngang nhau và có độ cao mực nước ở hai nhánh lại trở lại lúc này là h/ nên ta có: ngang nhau và có độ cao lúc này là h/ V + V/ = h/S1 + h/S2 = h/(S1 + S2) ( 2) nên ta cóđiều gì? Từ (1) và (2) =>h(S1 + S2) +V/ =h/(S1 + S2) (3) Độ cao thay đổi: Δh = h/ - h = - Hướng dẫn học sinh tìm độ cao thay (4) đổi của mực nước ở hai nhánh khi ta thả miếng gỗ vào Mặt khác khi miếng gỗ nổi thì: FA = P - Khi vật nổi thì: P = FA => dn.V /= 10.m => 10.DnV/ = 10.m - Học sinh nhắc lại công thức tính => V/ = (5) FA; P Mà: S1= π ; S2 = π (6) Kết hợp (4), (5) và (6) ta có: - Gợi ý để học sinh nhớ lại công thức Δh = = Thay số vào ta tính được: tính tiết diện: S = π. Δh = ≈ 0,01273( m) = 1,273 (cm). - Hướng dẫn học sinh Kết hợp (4), (5) và (6) để tìm Δh Vậy độ thay đổi mực nước ở hai nhánh R4 khi ta bỏ miếng gỗ vào một nhánh là: - Yêu cầu học sinh thay số để tìm Δh R3 0,01273(m) = 1,273 (cm). R5 ĐS: Δh = ≈ 0,01273( m) = 1,273 (cm). - Rút ra kết luận R2 Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi R1 Trang 15 K M N
  16. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 3.b: Dạng bài tập thí nghiệm: Là loại bài tập khi giải phải tiến hành thí nghiệm hoặc quan sát kiểm chứng cho lời giải lí thuyết hoặc tìm ra số liệu cụ thể.Loại bài tập này có nhiều tác dụng giáo dục, giáo dưỡng và kĩ năng tổng hợp . Bài tập thí nghiệm vật lí có tác dụng nâng cao chất lượng học tập, gây hứng thú học tập cho học sinh, gắn học đi đôi với hành, lí thuyết với thực tiễn, kích thích tính tích cực, tự học, rèn tính thông minh, sáng tạo ở các em. Để học sinh làm được dễ dàng bài tập dạng này, giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho các em về kĩ năng thực hành, phải coi trọng độ an toàn, tính khoa học, tính chất vật lí của bài tập, ta có thể bỏ qua sai số nhỏ.  Một số bài tập cụ thể: Bài tập 1: xác định khối lượng riêng của một chất lỏng chưa biết. Cho bình đựng chất lỏng cần xác định, bình đựng nước( Biết khối lượng riêng của nước D0 = 1g/cm3) , lọ nhỏ có nút kín, lực kế, sợi dây. * Hướng dẫn – gợi ý học sinh thực hiện các bước sau: - Gọi khối lượng riêng của chất lỏng cần xác định là D - Đổ nước vào lọ, đậy nút kín, buộc sợi dây vào lọ rồi móc lọ vào lực kế xác định trọng lượng P của lọ nước. - Nhúng ngập lọ vào nước, lực kế chỉ F - Xác định lực đẩy Ác si mét của nước tác dụng vào lọ : FA = P – F => d0V = P – F => 10D0 = P – F (1) - Nhúng ngập lọ vào chất lỏng cần xác định, lực kế chỉ F/ - Xác định lực đẩy Ác si mét của chất lỏng tác dụng vào lọ: F/A = P – F/ => d v = P – F/ => 10D = P – F/ ( 2) Từ ( 1) và (2) ta có: = =>= - Xác định khối lượng riêng của chất lỏng: D = D0 ( Với D0 = 1g/cm3) Bài tập 2: Hãy chỉ ra phương án xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng bằng các dụng cụ: Nước( Đã biết nhiệt dung riêngCn), nhiệt lượng kế( Biết nhiệt dung riêng Ck), nhiệt kế, bộ quả cân, bình đun và bếp điện. Xem chất lỏng không gây một tác dụng hóa học nào trong suất thời gian thí nghiệm. * Hướng dẫn – gợi ý học sinh thực hiện các bước sau: Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 16
  17. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 - Dùng cân để xác định: + Khối lượng mk của nhiệt lượng kế + Khối lượng m1 của chất lỏng có nhiệt dung riêng C cần xác định - Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ t1 của chất lỏng cần xác định - Đổ chất lỏngcó khối lượng m1 cần xác định nhiệt dung riêng C vào nhiệt lượng kế - Đun nước đến nhiệt độ t2 rồi rót vào nhiệt lượng kế - Đo nhiệt độ t trong nhiệt lượng kế khi có sự cân bằng nhiệt - Cân nhiệt lượng kế để xác định khối lượng mn của chất của nước mới rót vào trong nhiệt lượng kế : mn = m – ( m1+ mk) - Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt : Qtỏa = Q thu => mnCn( t2 – t) = ( mkCk + m1C) ( t – t1) ( - mkCk ) - Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng: C = Bài tập3: Dùng một lực kế, một bình đựng nước đã cho biết khối lượng riêng D0, một quả cầu bằng đồng((khối lượng riêng D) có móc treo, bên trong bị rỗng một phần, thả vào nước thì chìm. Hãy trình bày cáh tiến hành thí nghiệm để xác định thể tích phần rỗng của quả cầu. * Gợi ý để học sinh tiến hành được như sau: + Xác định thể tích phần đặc của vât: -Móc vật vào lực kế đặt thẳng đứng ngoài không khí, số chỉ của lực kế là trọng lượng của vật P(N) -Thể tích phần đặc của vật: Vđặc = = (1) + Xác định thể tích của cả vật: - Móc vật vào lực kế và nhúng chìm vật trong nước, số chỉ của lực kế khi đó là F(N) - Xác định lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật: FA = P – F - Xác định thể tích cả vật: V = = (2) + Xác định thể tích phần rỗng: Từ (1) và (2) ta xác định được thể tích phần rỗng: Vrỗng = V – Vđặc = - c) Điều kiện để thực hiện giải pháp – biện pháp: 1.c)Đối với giáo viên : Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 17
  18. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 - Phải có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với công việc. Tạo được niềm tin cho học sinh và cần phải gần gũi với học sinh. - Hướng dẫn – Gợi ý cách giải cho học sinh ngắn gọn – Lôgíc – Khoa học – Chính xác - Luôn trao dồi kiến thức – Tìm ra cách giải nhanh – dễ hiểu để hướng dẫn cho học sinh - Lắng nghe sự phản hồi của các em - Khi hướng dẫn bài tập về nhà cần lựa chọn những bài tập cơ bản , tổng hợp các kiến thức mà các em đã được tiếp thu. - Thường xuyên kiểm tra vở làm bài tập ở nhà của các em, để kịp thời bổ sung – sửa những chỗ sai mà các em mắc phải. - Cần khuyến kích những học sinh có những cáh giải sáng tạo 2.c)Đối với học sinh: - Tập trung theo dõi - tiến hành giải từng bước theo sự hướng dẫn của giáo viên - Say mê tìm tòi, sáng tạo, có tư duy lôgíc. - Không thụ động trong quá trình tiếp thu kiến thức. - Về nhà làm nhiều bài tập trong sánh bài tập cũng như dành thời gian tìm hiểu các bài tập khác ở một số tài liệu tham khảo. - Biết vận dụng kiến thức đã tiếp thu khi làm bài tập. - Tuyệt đối không sao chép bài làm của bạn. d/ Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Trong khi làm bài tập vật lí học sinh phải nắm rõ dữ kiện - yêu cầu của bài, từ những dữ kiện đã cho, tư duy lại cần vận dụng kiến thức- công thức nào phù để giải bài có kết quả chính xác và đầy đủ, xúc tích nhất. Từ những bài tập định tính học sinh có thể liên hệ đến các hiện tượng vật lí xảy ra xung quanh chíng ta, từ đó học sinh giúp các em tìm tòi, khám phá ra những hiện tượng lý thú trong cuộc sống. Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 18
  19. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 e/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiêm cứu: - Với việc ứng dụng đề tài này vào giảng dạy, tôi thấy các em ngày càng yêu thích bộ môn vật lí hơn. - Kết quả học tập ở các em ngày càng nâng cao. - Tạo được hứng thú cho các em trong các tiết học. - Vở bài tập ở nhà các em trình bày khoa học – rõ ràng – đễ hiểu hơn. 3/ Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiêm cứu: Với sự tận tâm với nghề cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã đạt được một số kết quả trong quá trình giảng dạy của mình. Cụ thể: 3.a) Về kiến thức Học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản của các bài học dựa trên cơ sở làm các bài tập .Có mở rộng và nâng cao một số kiến thức phù hợp cho đối tượng học sinh giỏi. 3.b) Về kĩ năng: Học sinh đã có kĩ năng phân tích các dữ kiện của đề bài . Biết tổng hợp- Lựa chọ các công thức phù hợp để giải bài tập. 3.c)Về tình cảm thái độ Học sinh có hứng thú trong việc học tập bộ môn Vật lí cũng như áp dụng các kiến thức kĩ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng. Có thái độ trung thực ,cẩn thận, chính xác trong khi làm bài tập Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức bảo vệ những suy nghĩ và việc làm đúng đắn. Kết quả chất lượng đại trà đạt được nâng lên rõ rệt. + Năm học 2014 – 2015 : Tôi được phân công dạy lý lớp: 9A3,4,5 và lý lớp 8A1,2,4 qua kiểm tra cuối kì I các lớp 8 tôi phụ trách kết quả đạt như sau: Tổng số học Giỏi % Khá % Tb % Yếu % sinh 111 11 9,9 49 44,1 44 39,7 07 6,3 Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 19
  20. Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí lớp 8 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1) Kết luận: Vật lý là một môn khoa học tự nhiên, việc giải được các bài tập là thước đo khả năng nhận thức của học sinh ,giải bài tập Vật lí còn là phương tiện rất tốt để phát huy tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạovà tự lực trong suy luận, trong khi giải bài. - Giải bài tập góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. - Giải bài tập vật lý là một phương tiện để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. Tuỳ theo cách ra bài tập ta có thể phân loại được các mức độ nắm vững kiến thức của học sinh giúp việc đánh giá chất lượng học sinh được chính xác. 2) Những kiến nghị đề xuất: 2.a) Đối với phòng giáo dục: 2.b) Giáo viên: - Phải có tinh thần trách nhiệm cao - Cần tận tâm hơn trong việc hướng dẫn học sinh khi làm bài tập - Luôn trao dồi kiến thức - Biết lắng nghe – phân tích ý kiến phản hồi của học sinh 2.c)Học sinh: - Biết vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội - Chăm làm bài tập ở lớp cũng như ở nhà. - Không được chép bài làm của bạn - Phải sáng tạo - có tư duy lôgic. Tài liệu tham khảo: - Sách bài tập vật lí 8 hiện hành - Bài tập thí nghiệm vật lí trung học cơ sở - nhà xuất bản giáo dục . Người viết: Võ Thị châu - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2