intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả trong giảng công nghệ 6

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

48
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong môn Công nghệ 6 là tương đối dễ áp dụng vì ngày nay phương tiện thông tin, hình ảnh, video phong phú, mẫu vật thật tương đối dễ làm, dễ tìm. Hơn nữa giáo viên cũng dễ dàng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và những thành tựu khoa học vào giảng dạy. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả trong giảng công nghệ 6

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến trường TH- THCS Thanh Lương Tôi ghi tên dưới đây: Số Họ và tên Ngày Nơi công Chức Trình độ Tỷ lệ (%) TT tháng tác (hoặc danh chuyên đóng góp vào năm sinh nơi thường môn việc tạo ra trú) sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 PHẠM 1/07/1987 Trường GV CĐSP 100% THỊ THCS THCS công DINH Thanh nghệ Lương 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: : “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả trong giảng công nghệ 6”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: tác giả đồng thời là chủ đầu tư sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo ( công nghệ ) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: từ năm 9/2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Sử dụng đồ dùng trực quan khoa học, hiệu quả. Việc sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong môn Công nghệ 6 là tương đối dễ áp dụng vì ngày nay phương tiện thông tin, hình ảnh, video phong phú, mẫu vật thật tương đối dễ làm, dễ tìm. Hơn nữa giáo viên cũng dễ dàng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và những thành tựu khoa học vào giảng dạy. 5.2. Nội dung sáng kiến: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặc thù môn công nghệ 6: -Kiến thức môn công nghệ 6 rất gần với đời sống thực tế hằng ngày của học sinh trang bị cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống
  2. 2 như ăn uống hợp lí, may mặc lựa chọn trang phục cho phù hợp, vệ sinh và trang trí nhà ở, thu chi hợp lí tiết kiệm cho gia đình. Ngoài ra bộ môn công nghệ 6 còn góp phần giáo dục hướng nghiệp, tạo tiền đề cho học lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. - Thông tin, hình ảnh, video, mẫu vật thật sử dụng cho bộ môn công tương đối phong phú, dễ làm, dễ tìm. 2. Tình hình học môn công nghệ 6: - Tuy là kiến thức rất gần với cuộc sống hằng ngày nhưng do độ tuổi học sinh lớp 6 còn vô tư chưa thật sự hiểu sâu sắc, chưa áp dụng được nhiều,. - Một số em chưa thật sự hoặc không hứng thú với môn học, không hiểu được tầm quan trọng của môn học, đôi khi do tâm lí coi đó là môn phụ. - Kĩ năng thực hành của học sinh chưa có. - Phụ huynh chưa đầu tư nhiều cho con em do điều kiện còn khó khăn. 3. Hạn chế khi ít sử dụng đồ dùng trực quan: - Thực tế một số giáo viên chưa thực sự nhiệt huyết với tiết dạy nên phần chuẩn bị đồ dùng còn rất hạn chế do đó hiệu quả tiết học chưa cao. Học sinh khó hình dung, khó nhận biết những kiến thức được truyền đạt. Từ đó dẫn đến học sinh không có hứng thú, mệt mỏi, nhàm chán tiết học và kết quả là có thể học sinh bỏ học hoặc học đối phó, học mà không hiểu không có khả năng vận dụng vào thực tế. I. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Cách lựa chọn đồ dùng trực quan: Giáo viên, học sinh cần chuẩn bị đúng, đầy đủ các loại đồ dùng trực quan cho tiết dạy và học. - Đồ dùng trực quan phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức của học sinh. phải đơn giản, hấp dẫn, gợi mở, tạo tình huống để giúp học sinh suy nghĩ sáng tạo, hiểu ra vấn đề. - Trong giảng dạy cần lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với tính chất và đặc điểm nội dung giảng dạy. Ví dụ: Bài 2. Lựa chọn trang phục + Tranh ảnh về các loại trang phục, cách chọn vải có màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng cơ thể do giáo viên và học sinh sưu tầm.
  3. 3 + Mẫu thật quần áo đã chuẩn bị hoặc chính trang phục của giáo viên và học sinh đang sử dụng. Khâu dặn dò học sinh chuẩn bị những đồ dùng, mẫu vật trước khi đến lớp là cần thiết. Khi học sinh đã tích cực chuẩn bị trước là các em đã phần nào nắm bắt được vấn đề cần giải quyết trong tiết học. Ví dụ: Bài 9. Thực hành: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở. Dặn dò như sau: + Đọc trước nội dung bài 9. + Cắt mô hình bằng bìa hoặc bằng xốp sơ đồ mặt bằng phòng ở và đồ đạc theo hình 2.7 SGK (có thể phóng to). Học sinh hoàn thành sản phẩm sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ Bài 12. Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa. Dặn dò như sau: + Đọc trước nội dung bài 12. + Sưu tầm tranh ảnh, mẫu hoa cây cảnh dùng trong tranh trí nhà ở. + Quan sát vị trí trang trí cây cảnh, hoa. + Tìm hiểu cách chăm sóc cây. Đồ dùng trực quan phải mang tính khoa học, sư phạm. Chúng ta biết rằng đồ dùng dạy học có nhiều loại từ những loại đơn giản, thô sơ đến những cái phức tạp, hiện đại. Tất cả đồ dùng dạy học ấy, khi làm cũng như khi sử dụng phải đảm bảo tính khoa học, sư phạm và thích hợp với từng nôi dung bài học. Các đồ dùng trực quan tránh làm một cách hình thức mà phải cẩn thận, chu đáo có sự suy nghĩ kỹ cả về hình thức và nội dung. Cách bố trí, tạo hình dáng của đồ dùng trực quan phải đẹp, rõ ràng và nêu được vấn đề cụ thể, chữ viết
  4. 4 trên các biểu đồ, sơ đồ phải to, rõ ràng. Tránh hết sức dùng nhiều màu sắc lòe loẹt, khó nhìn, phải được treo một cách ngay ngắn, bố trí khoa học ở trên bảng hoặc được trình chiếu rõ nét, tránh lạm dụng hiệu ứng khi dạy bằng powerpoint. Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực quan ở một giờ Công nghệ trên lớp, học sinh sẽ nắm bắt bài học nhanh hơn, yêu thích môn học hơn và đặc biệt những tranh ảnh đẹp, các bảng sơ đồ, tổng kết, kẻ viết rõ và đẹp, video đúng với nội dung bài học, các đồ dùng trực quan được chọn lọc hấp dẫn sẽ nâng cao trình độ thẩm mỹ cho học sinh. Đồ dùng trực quan phải mang tính chất thông dụng - Đồ dùng trực quan phải dễ làm, dễ sử dụng, rẻ tiền, dễ kiếm và sử dụng được lâu, không làm hại người sử dụng. Trên cơ sở đó chúng ta tránh được tư tưởng ngại khó, ỷ lại, sợ tốn kém, thiếu sáng tạo khi áp dụng nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong giảng dạy. Đối với bộ môn Công nghệ thì đồ dùng trực quan rất phong phú và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. Ví dụ: Bài 4. Sử dụng và bảo quản trang phục  Trang phục đi học: sử dụng hình 1.9 trong sách giáo khoa hoặc chính trang phục các em đang mặc.  Các trang phục khác: sưu tầm hình ảnh trên internet hoặc học sinh sưu tầm theo sự dặn dò về nhà của giáo viên.  Móc, kẹp áo quần, bàn ủi, bình phun nước, mảnh vải hướng dẫn sử dụng trên áo quần: sử dụng mẫu vật thật. Giáo viên là áo làm mẫu cho học sinh quan sát trên màn hình tivi 2. Cách trình bày đồ dùng trực quan trên lớp : Giáo viên cần hiểu được vai trò của đồ dùng trực quan.
  5. 5 Như đã được đề cập ở trên, dụng cụ trực quan đóng một vai trò hỗ trợ tích cực trong việc dạy Công nghệ, cụ thể tôi đã sử dụng đồ dùng dạy học với những vai trò sau đây: - Hỗ trợ làm rõ các khái niệm mới. Ví dụ: Trang phục là gì? Nhà ở là gì? Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? - Hỗ trợ tạo tình huống để giới thiệu nội dung bài học. - Tạo tiền đề, làm cơ sở cho các tiết thực hành. Ví dụ: Bài 5: Thực hành ôn một số mũi khâu cơ bản Đối với bài này nếu chỉ cho học sinh quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa thì nhiều em sẽ không thực hiện lại được. Vì vậy giáo viên cần chọn phương pháp phù hợp như:  Giáo viên thực hiện các mũi khâu với mẫu vật cụ thể, tuy nhiên với cách này những học sinh ngồi ở xa sẽ khó quan sát.  Giáo viên tự quay video thao tác khâu của mình trước, ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với lời diễn giải, học sinh vừa được quan sát rõ ràng vừa được lắng nghe thì có thể tự mình thực hiện lại các mũi khâu cơ bản đó. Học sinh thực hành - Là phương tiện đưa học sinh đến với thực tế hình thành nên kiến thức.
  6. 6 Ví dụ: Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc Quan sát vải sau khi vò, đốt sợi vải để hình thành nên kiến thức về tính chất Vò vải Đốt sợi vải - Phản ánh, cung cấp các thông tin nội dung văn hóa giúp học sinh mở mang kiến thức và hiểu biết thế giới quanh mình. - Gây hứng thú, làm cho bài học trở nên thú vị và gần với cuộc sống thật hơn. Các quy tắc khi sử dụng đồ dùng trực quan. Dù sử dụng phương tiện trực quan theo phương pháp nào, giáo viên cũng cần tuân theo các quy tắc sau:
  7. 7 - Sử dụng đúng lúc, dùng đến đâu đưa đến đó. Chỉ đưa đồ dùng dạy học lúc cần thiết, không đưa trước làm phân tán sự chú ý của học sinh, cũng không nên để quá lâu, khi đã dùng xong thì đem cất ngay. - Dùng phương tiện đúng chỗ: Chọn vị trí đặt đồ dùng dạy học để học sinh nào cũng nhìn thấy được và nếu cần học sinh có thể dễ dàng tiếp cận được. - Ðối tượng quan sát đủ lớn, đủ rõ. - Dùng đồ dùng dạy học đủ cường độ: Tùy theo đối tượng học sinh, việc dùng đồ dùng dạy học diễn ra trong thời lượng thích hợp, đảm bảo có tác dụng tích cực đối với việc học tập của học sinh. - Nên phối hợp, bổ sung các loại phương tiện trực quan khác nhau. - Hướng dẫn học sinh quan sát, lưu ý trước khi tiến hành sử dụng đồ dùng. 3. Cách giải thích và phân tích đồ dùng trực quan. Tác phong, ngôn ngữ của giáo viên. Lời nói trực tiếp của giáo viên phải rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm và dứt khoát. Giáo viên phải đứng ở vị trí nhất định để cho học sinh cả lớp có thể nghe rõ lời nói của giáo viên, tránh vừa đi vừa nói. Tốc độ lời nói của giáo viên phù hợp với học sinh mỗi lớp. Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của giáo viên: khi sử dụng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cần diễn đạt đúng nội dung cần diễn đạt, tránh gây cười hoặc dẫn đến chỗ hiểu sai vấn đề cần diễn giải. Thao tác của giáo viên. Các vật thật có sẵn trong tự nhiên, môi trường xung quanh hoặc có sẵn trong lớp học. Tuy có sẵn nhưng khi biến chúng thành trực quan thì phải có sự chuẩn bị trước từ khi soạn xong giáo án và luyện tập thành thạo cách sử dụng chúng để tránh sự lúng túng hay sử dụng trực quan không được tự nhiên hoặc không đúng chỗ. Khi thấy không cần thiết thì cất ngay để không làm học sinh mất tập trung. Khi trình bày cho học sinh xem các đồ dùng trực quan, cần tạo điều kiện cho học sinh có thời gian quan sát, đối chiếu để tránh có sự hiểu lầm. Tư thế và vị trí đứng của giáo viên trong lớp học cũng tác động rất nhiều đến học sinh. Việc chọn tư thế đứng lớp phụ thuộc chủ yếu vào mục đích mà một hoạt động cụ thể hướng tới. Đối với việc sử dụng đồ dùng trực quan thì tầm nhìn của học sinh vào đồ dùng là rất quan trọng. Nếu tầm nhìn bị che khuất sẽ xảy ra hiện tượng học sinh đứng ngồi nghiêng ngã để quan sát đồ dùng, khiến lớp học mất trật tự, vì vậy cần chọn tư thế và vị trí đứng hợp lí để không che khuất tầm nhìn của học sinh Sự kết hợp logic giữa lời nói, thao tác và nội dung bài học khi sử dụng đồ dùng trực quan.
  8. 8 Giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp chặt chẽ với lời nói, thao tác, trình bày nội dung…là một trong những điều quan trọng nhất giúp các em hiểu vấn đề nhanh hơn, nhớ lâu hơn. Lời nói, thao tác và nội dung bài học cần logic với nhau, tránh nói lang mang sang vấn đề không liên quan đến nội dung bài học hay lời nói và thao tác thực hiện không trùng khớp với nhau. Thời gian và phân tích triệt để đồ dùng trực quan. Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian, không làm loãng trọng tâm của bài và mất tập trung của học sinh. Phải làm sao để các em biết ghi nhớ, hiểu cặn kẽ những hình ảnh trực quan và khắc sâu trong tâm trí nhiều hơn là trình bày miệng của giáo viên. Đồ dùng trực quan làm cho óc quan sát học sinh phát triển, trí tưởng tượng bay bổng, vốn ngôn ngữ giàu có thêm. Khi cho học sinh quan sát một đồ dùng trực quan nào đó, giáo viên không để các em coi đó là một đồ vật chết mà phải biết “nói”, phải có thông tin đi kèm. Ngoài ra, giáo viên phải đặt các câu hỏi để học sinh nhận xét, cho ý kiến; sau đó hội ý với các bạn trong nhóm để ý kiến được hay hơn, phong phú hơn để phát triển được tư duy sáng tạo của học sinh. Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức học sinh, tránh những câu thách đố để các em rơi vào thế bí, điều đó chỉ làm mất thêm thời gian của mình. Làm sao giáo viên có thể huy động được tối đa kĩ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích, suy luận vấn đề, như vậy các tiết dạy sẽ có hiệu quả mà chúng ta mong muốn. 6. Những thông tin cần được bảo mật: không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Điều kiện cơ sỡ vật chất phải đảm bảo, có đồ dùng dạy học trực quan: máy chiếu, ti vi, bảng biểu, mẩu vật thật, sơ đồ 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Đồ dùng trực quan trở thành một nhân tố khá quan trọng trong hoạt động dạy học, vì nó vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú giúp học sinh dễ nắm bắt kiến thức và góp phần nâng cao chất So với năm học 2019-2020 chưa áp dụng, thì sau khi thực hiện nội dung này đối với học sinh khối 6 tại trường THCS Thanh Lương giai đoạn học kỳ I năm học 2020 – 2021 thì tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng lên.
  9. 9 Cụ thể tôi đã thu được kết quả như sau: Năm học 2019-2020(chưa áp dụng) Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Sỉ số SL % SL % SL % SL % 6/1 26 6 23,1 12 46,2 7 26,9 1 3,8 6/2 27 8 29,6 13 48,2 6 22,2 0 0 6/3 23 6 26,1 12 52,2 5 21,7 0 0 Tổng 76 20 26,3 37 48,7 18 23,7 1 1,3 Năm học 2020-2021 (đã áp dụng) Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Sỉ số SL % SL % SL % SL % 6/3 27 10 37 13 48,2 4 14,8 0 0 6/4 26 9 34,6 14 53,9 3 11,5 0 0 6/5 24 9 37,5 11 45,8 4 16,7 0 0 Tổng 77 26 33,8 38 49,3 13 16,9 0 0 ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử : ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
  10. 10 ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Lương, ngày 11 tháng 01 năm 2021 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm Thị Dinh
  11. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2