intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tìm về cội nguồn lịch sử, văn hóa truyền thống để tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925 và hướng nghiệp cho học sinh THPT

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là xây dựng được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho HS. Đồng thời nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát huy hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tìm về cội nguồn lịch sử, văn hóa truyền thống để tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925 và hướng nghiệp cho học sinh THPT

  1. CÁC TỪ VIẾT TẮT DH Dạy học GV Giáo viên HĐ Hoạt động HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HS Học sinh NXB Nhà xuất bản PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TT Thứ tự PPDH Phương pháp dạy học TNST Trải nghiệm sáng tạo HĐGD hoạt động giáo dục BGH Ban giám hiệu GVCN Giáo viên chủ nhiệm UBND Ủy ban nhân dân THCS Trung học cơ sở 0
  2. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu của giáo dục hiện đại là phát triển con người toàn diện, giảng dạy kiến thức phục vụ trực tiếp cuộc sống. Vì vậy Nghị quyết 29 ngày 4/11/2013 của BCH TW khóa XI và Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau năm 2015 đã nhấn mạnh quan điểm thay đổi hình thức tổ chức dạy học, coi trọng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm ở từng môn học trong chương trình giáo dục phổ thông. Và hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã trở thành một hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Có nhiều quan điểm khác nhau về trải nghiệm sáng tạo. Điểm chung nhất của các quan điểm này là người học trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong nhà trường hoặc xã hội. Thông qua hoạt động đó học sinh sẽ phát triển các năng lực thực tiễn, năng lực tư duy sáng tạo… Ở một số nước, hoạt động trải nghiệm sáng tạo chính là hoạt động ngoài giờ lên lớp, mục tiêu chủ yếu của hoạt động này là phát triển kỹ năng và thái độ tích cực. Từ đó, chúng ta thấy rằng để đào tạo ra những con người toàn diện, phát triển đồng thời kiến thức, kỹ năng và thái độ thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một lựa chọn tốt. Do đó, người giáo viên cần phải am hiểu và vận dụng tốt HĐTNST vào dạy học. Đặc biệt với môn Lịch sử - một môn học có đặc thù riêng vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, có chức năng giáo dục nhận thức con người. Theo sự nhìn nhận của chúng tôi, chương trình lích sử THPT hiện nay có rất nhiều nội dung thuận lợi cho việc thiết kế các HĐTNST phát huy năng lực của học sinh, là cơ hội để HS rèn luyện kỹ năng bộ môn. Đồng thời, bồi dưỡng cho HS tinh thần chủ dộng, ý thức tự giác, trách nhiệm trong học tập và cuộc sống, say mê, hứng thú học tâp bộ môn. Qua đó, góp phần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh. khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tích cực nghiên cứu, khơi nguồn cho sự sáng tạo, tìm ra những giải pháp mới, những cái mới trên nền tảng vận dụng những cái đã có và những cái đã được trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, biến ý tưởng thành hiện thực… Và qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo để định hướng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai cũng là một việc làm có ý nghĩa thực tế. Với đề tài “HĐTNST tìm về cội nguồn lịch sử, văn hóa truyền thống để tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1925 và hướng nghiệp cho học sinh THPT”, tôi hy vọng qua sáng kiến kinh nghiệm này học sinh sẽ được trải nghiệm, phát huy sáng tạo của mình và định hướng đúng nghề nghiệp cho tương lai phù hợp với sở thích, năng lực của mình, với xu thế phát triển của giáo dục và đào tạo trong thời kì hội nhập và quốc tế hóa. 1
  3. II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả định hướng nghề nghiệp cho HS. Đồng thời nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát huy hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên, 2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nhiệm vụ chung của đề tài là góp phần không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng hiệu quả việc dạy học môn Lịch sử. Nâng cao hơn nữa vị thế và phát huy hết giá trị của môn học trong sự nghiệp trồng người, đào tạo con người và định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh trong xu thế của thời đại. - Nhiệm vụ chung cụ thể: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động TNST và hoạt động hướng nghiệp dạy trong trường THPT - Đánh giá thực trạng trong việc nhận thức của học sinh cũng như giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động TNST và hướng nghiệp. + Đề xuất các hình thức và biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. + Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI 1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài thuộc lĩnh vực phương pháp dạy học ở cấp Trung học phổ thông Bài học được chọn để áp dụng là “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” – Bài 12 SGK Lịch sử 12 Cơ bản (phần Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc) và chương trình hướng nghiệp cho học sinh khối 12. Đối tượng hướng dẫn thực hiện là học sinh bậc THPT, cụ thể là học sinh lớp 12. Đây là đối tượng HS đã có khả năng tư duy độc lập và hoạt động thực tiễn. Do đó, giáo viên có thể thực hiện dễ dàng, hiệu quả phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh hình thành những phẩm chất, phát triển năng lực toàn diện, định hướng được nghề nghiệp cho mình trong tương lai. 2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung thực hiện nghiên cứu của đề tài là khu di tích Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An. Sưu tầm, chọn lọc những hình ảnh, bài hát, câu hỏi, câu chuyện về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, sách lịch sử lớp 11,12, các sách tham khảo, các công văn, chỉ thị… 2
  4. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lý thuyết: Đọc và nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, các tài liệu chuyên khảo, sách giáo khoa lịch sử phổ thông, các công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH bằng việc sử dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo và tích hợp liên môn, tài liệu định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy học có đối chứng một hoạt động TNST trong chương trình để rút ra những kết luận khái quát và đề xuất một số biện pháp sư phạm. - Khảo sát ý kiến giáo viên về vấn đề dạy học bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, khảo sát ý kiến học sinh sau tiết học. V. BỐ CỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 phần: Phần đặt vấn đề, phần nội dung và phần kết luận và kiến nghị VI. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Về mặt khoa học: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận của dạy học trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ở trường phổ thông nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. - Về mặt thực tiễn: Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng gắn với thực tiễn, đào tạo ra những con người chủ động, sáng tạo và có kiến thức thực tế. PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lí luận 1. 1. Tổng quan về HĐTNST trong dạy học 1.1.1. Khái niệm HĐTNST Theo Từ điển Tiếng việt, "Trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng. Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần; tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có". Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam , "Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất là bất kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người. Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lí học, là những tín hiệu bên trong, nhờ đó nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức, chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân. Sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới, có thể sáng tạo trong bất kì lĩnh vực nào: khoa học (phát minh), nghệ thuật, sản xuất - kĩ thuật (sáng tác, sáng chế), kinh tế, chính trị,…". 3
  5. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Trải nghiệm hay kinh nghiệm là tổng quan khái niệm bao gồm tri thức, kĩ năng trong hoặc quan sát sự vật hoặc sự kiện đạt được thông qua tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện đó”. Lịch sử của từ “trải nghiệm” gần nghĩa với từ “thử nghiệm”. Thực tiễn cho thấy trải nghiệm đạt được thường thông qua thử nghiệm. Từ những định nghĩa trên, với mục đích nghiên cứu của mình, chúng tôi định nghĩa HĐTNST như sau: HĐTNST là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà HS cần phải vận dụng vốn kinh nghiệm sẵn có để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn”. Như vậy, HĐTNST là hình thức hoạt động được thực hiện sáng tạo và hiệu quả, giúp HS phát hiện, hình thành kiến thức, vận dụng kiến thức đã học và áp dụng trong thực tế đời sống. Các hoạt động được thực hiện trong lớp học, trường, nhà hay tại bất kì địa điểm nào phù hợp. 1.1.2. Đặc điểm HĐTNST HĐTNST là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường; HS được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; các em được trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng, đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện tự khẳng định bản thân, tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và bạn bè. HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, ngoài kiến thức về sinh học, HĐTNST còn tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: vật lí, hóa học, địa lí, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục lao động, giáo dục môi trường và biến đổi khí hậu, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên,... HĐTNST có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, nhà các nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất,... hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động. HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: thí nghiệm, hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội,... 4
  6. 1.1.3. Nguyên tắc xây dựng mô hình HĐTNST - Đảm bảo mục tiêu dạy học: HĐTNST phải giúp HS lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn, rèn kĩ năng sống. Mục tiêu này dùng để định hướng xuyên suốt trong quá trình tổ chức hoạt động. - Đảm bảo tính khoa học: HĐTNST phải giúp HS chiếm lĩnh hệ thống tri thức cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực khoa học thông qua trải nghiệm; phải được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực tư duy khoa học giúp HS tiếp xúc, hình thành và phát triển một số các phương pháp nghiên cứu khoa học. - Đảm bảo tính sư phạm: HĐTNST phải thể hiện tính vừa sức và phù hợp với tâm sinh lí của HS; phải mang tính đặc trưng của môn học, gần gũi, phù hợp với cách suy nghĩ, nhu cầu, sở thích của HS. - Đảm bảo tính thực tiễn: HĐTNST phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống và có tính ứng dụng cao. HS được học trong thực tiễn và bằng thực tiễn. - Đảm bảo tính đa dạng, phong phú: Cần tạo ra nhiều loại hoạt động phù hợp với từng môi trường tổ chức đảm bảo cho HS được trải nghiệm, từ đó rút ra kiến thức và vận dụng sáng tạo vào các tình huống mới. Tùy theo hoàn cảnh và đối tượng, tùy theo đặc trưng của nội dung mà khuyến khích các hình thức giáo dục trải nghiệm khác nhau. Giáo viên (GV) tạo ra những hoạt động trải nghiệm cho HS và là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn các em trong quá trình tham gia hoạt động. 1.1.4. Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường THPT Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cùng với các môn học khác được coi là một phương pháp học của học sinh, làm tăng giá trị cho bản thân người học. Đó là một quá trình trong đó chủ thể ( học sinh) trực tiếp tham gia vào các loại hình hoạt động và giao lưu phong phú, đa dạng, học sinh tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh. Quan niệm này làm vai trò của người thầy cũng thay đổi: hỗ trợ, hướng dẫn, trọng tài, cố vấn nhằm phát huy cao độ tính năng động chủ quan của người học. - Hoạt động TNST giúp học sinh trong quá trình trải nghiệm thể hiện được giá trị của bản thân mình, thiết lập được các mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, với các cá nhân khác, với môi trường học và môi trường sống - Quá trình học tập qua trải nghiệm có thể quan sát trực tiếp được qua hành vi của người học và qua sản phẩm của quá trình học. - Hoạt động TNST giúp học sinh củng cố các kiến thức kĩ năng đã có, trên cơ sở đó, tiếp tục rèn luyện và phát triển các năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, ứng xử, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức – quản lý, năng lực hợp tác… của học sinh. Qua quá trình trải nghiệm giúp cho học sinh có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân: đấu 5
  7. tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân và của người khác, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống. 1.2. Tổng quan về hoạt động hướng nghiệp trong trường THPT 1.2.1. Tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp trong trường THPT Vấn đề hướng nghiệp, chọn nghề của học sinh phổ thông không phải là vấn đề mới. Đây là một vấn đề được tất cả các cấp, ban ngành trong xã hội, từ trung ương đến điạ phương , từ các nhà quản lý giáo dục đến cha mẹ học sinh và các em học sinh thực sự quan tâm. GDHN giúp HS có sự lựa chọn nghề nghiệp đúng hướng, sự lựa chọn không tự phát theo phong trào mà có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia, các phần mềm tư vấn HN, hướng học trên cơ sở năng khiếu, năng lực bản thân, gia cảnh, nhu cầu của thị trường lao động …Vì vậy, hoạt động này góp phần điều chỉnh sự mất cân đối về cơ cấu lao động hiện nay như “thừa thầy thiếu thợ”, thiếu nguồn lao động chất lượng cao khi nền kinh tế hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhà trường phổ thông được coi là bộ phận cực kỳ quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, tác động một cách có tổ chức, khoa học đến quá trình hình thành nhân cách của thanh thiến niên. Bằng mục đích giáo dục tương ứng với từng lứa tuổi, từng trình độ nhận thức, giáo dục phổ thông tạo ra tiền đề cần thiết về mặt trí tuệ và thể chất cho những giai đoạn phát triển tiếp theo của mỗi con người. Nếu như mục đích của việc hình thành nhân cách cho thanh thiếu niên trong chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta là tạo cho các em khả năng tham gia tích cực, sáng tạo vào lao động xã hội, thì hướng nghiệp, phần nội dung gắn bó hữu cơ trong giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông sẽ thực hiện nhiệm vụ phát triển nhận thức của tuổi trẻ đối với hoạt động tương lai của họ, phù hợp với những nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước trong những điều kiện lịch sử cụ thể. 1.2.2. Nhiệm vụ của hoạt động GDHN trong trường phổ thông - Nhiệm vụ đầu tiên là qua HN, các em được làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt, cần thiết trong xã hội. Đồng thời, học sinh còn phải biết những yêu cầu tâm sinh lí mà nghề đặt ra, những điều kiện vào học nghề v.v… - Nhiệm vụ thứ hai là hướng dẫn phát triển hứng thú nghề nghiệp: Hứng thú được coi như một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự gắn bó với nghề, sự phù hợp với nghề của con người. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển hứng thú. - Nhiệm vụ thứ ba là giúp học sinh hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng: Chỉ có thể yên tâm sống lâu dài với nghề nếu học sinh có năng lực chuyên môn thực sự, đóng góp được sức lực, trí tuệ một cách hữu hiệu với nghề của mình. Vì vậy, trong quá trình HN, phải tạo điều kiện sao cho học sinh hình thành năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã có. 6
  8. - Nhiệm vụ cuối cùng của HN là giáo dục cho học sinh thái độ lao động, ý thức tôn trong người lao động, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công…. Có thể coi đây là nhiệm vụ giáo dục đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, là nhiệm vụ chủ yếu đối với thế hệ trẻ. 1.2.3. Tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Định hướng nghề nghiệp là một nội dung quan trọng của hoạt động TNST, thông qua hoạt động này, học sinh có được những trải nghiệm thực tiễn về nghề nghiệp, giúp các em có cơ sở nhìn nhận lại khả năng của bản thân từ đó điều chỉnh việc chọn nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng bản thân và phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương và xã hội. Các nội dung hoạt động TNST về hướng nghiệp bào gồm: - Tham quan khu di tích Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An làm quen vói các nghành nghề như làm báo, giáo viên, hướng dẫn viên du lich, luật, hội họa, âm nhạc, quản lí di tich… - Tìm hiểu xu hướng phát triển của các nghành nghề - Các yêu cầu của nghề đối với người lao động - Sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ để tìm hiểu các đặc điểm tâm sinh lý học sinh, đáp ứng yêu cầu của nghề. - Tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho học sinh.. 2. Cơ sở thực tiễn - Thực trạng của dạy học môn Lịch sử nói chung chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh… Mặc dù giáo viên đã có những cải tiến đổi mới phương pháp dạy học như sử dụng phương pháp vấn đáp, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm… Nhưng để tổ chức một hoạt động trải nghiệm cho học sinh đa số giáo viên còn rất mơ hồ. Bởi hoạt động trải nghiệm sáng tạo trước đây đã được biết đến chủ yếu ở các trường đại học, đó là những chuyến đi thực tế của sinh viên để làm sáng tỏ những kiến thuyết lí thuyết mà sinh viên đã được học. Các trường Tiểu học, THCS vài năm gần đây đã bắt đầu chú ý tới học qua trải nghiệm. Tuy nhiên các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường vẫn còn mang tính hình thức do chưa nắm vững quy trình của việc học thông qua trải nghiệm, hiểu đơn giản về hoạt động trải nghiệm nên phần lớn chỉ dừng lại ở việc đi thực tế để rõ hơn các vấn đề mới chỉ được tiếp cận từ sách vở. Còn đối với các trường THPT thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn rất ít chưa mang tính đồng bộ. Vì vậy việc hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp cũng gặp không ít khó khăn, công tác hướng nghiệp ở các trường THPT hiện nay hiệu quả chưa cao dù đã được quan tâm. Theo thực tế, một bộ phận lớn học sinh gần tốt nghiệp THPT nhưng vẫn rất mơ hồ và chưa có hướng xác định để chọn nghề sau này. Vì phần lớn các em 7
  9. vẫn chưa nhận thức được mình phù hợp với nghề gì, năng lực mình có thể làm được nghề gì, … điều này một phần cũng do các em chưa có cơ hội được trải nghiệm, được làm thử một công việc nào đó. Do vậy, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học ở trường THPT là rất quan trọng. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN. 1. Hoạt động trải nghiệm Bước 1: Tìm hiểu học sinh, phụ huynh: - Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, sở thích, hứng thú của học sinh, cho học sinh đăng kí tự nguyện. - Thông báo tới phụ huynh HS để phối hợp và tạo điều kiện cho buổi trải nghiệm diễn ra an toàn và hiệu quả. Bước 2: Xác định mục tiêu, lựa chọn chủ đề và nội dung DHTN Tên chủ đề “HĐTNST tìm về cội nguồn lịch sử, văn hóa truyền thống để hiểu thêm về hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930 và hướng nghiệp cho học sinh THPT” 1. Mục tiêu của chủ đề Sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm học sinh sẽ: * Về kiến thức: - Biết các thông tin kiến thức về các di tích lịch sử tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. - Biết được những đóng góp lớn của Người đối với dân tộc Việt Nam và cả nhân loại - Học được cách thuyết minh giới thiệu các di tích cho du khách tham quan, tạo hứng thú với nghành du lịch, báo chí, ngành lịch sử, sư phạm,quản lí di tích... - Có những cảm nhận sâu sắc về các di tích. * Về kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng trình bày, thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, - Rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh cho HS. - Hình thành kĩ năng nghiên cứu khoa học: thu thập thông tin, phân tích, đánh giá - Rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng hoạt động nhóm, hợp tác trong nhóm * Về thái độ: - Có thái độ biết ơn về công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tự hào về những di sản tư tưởng văn hóa, lịch sử mà người để lại. - Trân trọng công việc của những người làm việc ở khu du tích và có định hướng nghề nghiệp cho bản thân 8
  10. - - Năng động, sáng tạo và chủ động giải quyết các tình huống trong thực tiễn 2. Xác định nội dung trải nghiệm Nội dung 1: Trải nghiệm tham quan thực tế tại khu di tích quê Nội chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nam Đàn Nghệ An Nội dung 2: Trải nghiệm tham quan thực tế tại khu di tích quê Ngọai chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nam Đàn Nghệ An Nội dung 3: Trải nghiệm tham quan thực tế tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nam Đàn Nghệ An Nội dung 4: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong lớp học: thảo luận, báo cáo sản phẩm, đánh giá, tổng kết hoạt động trải nghiệm. 3. Công tác chuẩn bị - Thành phần tham gia: GVCN, GV bộ môn, HS và hội phụ huynh - Thời gian: 1 buổi ngoại khoá, 1 buổi báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm. - Phương tiện: Giấy bút để ghi chép, viết thu hoạch, máy ảnh, máy quay phim, phương tiện đi lại hợp đồng xe khách. - Chuẩn bị của giáo viên: Xây dựng kế hoạch, liên hệ trước với ban quản lí khu di tích, phân chia tổ nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các HS trong nhóm. Bước 3: Thiết kế cho hoạt động trải nghiệm. Sau khi tìm hiểu HS, xác định nội dung, mục tiêu, phương tiện DH trải nghiệm, GV tiến hành thiết kế kế hoạch DH trải nghiệm cho HS gồm các nội dung sau: - Giáo viên phụ trách làm tờ trình gửi Ban giám hiệu xin ý kiến. - GV Làm kế hoạch trình ban giám hiệu: Kế hoạch gồm đầy đủ nội dung chủ đề thời gian tiến hành và địa điểm tiến hành tổ chức hình thức hoạt động cụ thể. Thời Nội dung hoạt Người Yêu cầu Địa điểm gian động hướng dẫn đạt được 6h30 Tại - Tập trung HS - Giáo viên HS tập trung đầy ngày 25 trường - Kiểm tra sĩ số, đồ chủ nhiệm đủ, nghiêm túc và tháng THPT ... dùng HS. - Giáo viên nắm được các nội 10 năm - Giới thiệu hành phụ trách dung của buổi trải 2020 trình và nội dung - Hội phụ nghiệm. tham quan. huynh 9
  11. 7 giờ Tham - HS tham quan - Giáo viên HS nghe, ghi chép 30 - quan khu khu di tích, nghe chủ nhiệm tìm hiểu, có những di tích giới thiệu thuyết - Giáo viên cảm nhận riêng. quê Nội minh về quê nội phụ trách Bác Hồ của Bác và những - Hội phụ năm tháng Bác huynh sống nơi đây. Sau đó đoàn đến khu nhà tưởng niệm thắp hương tưởng nhớ Bác. 9h Tham - HS tham quan GV bộ môn. HS nghe, ghi chép quan khu khu di tích, nghe GV phụ trách tìm hiểu, có những di tích giới thiệu thuyết chính và hội cảm nhận riêng. quê minh về quê ngọai phụ huynh Ngoại của Bác và những Bác Hồ năm tháng Bác sống nơi đây. 10h Tham - HS tham quan - Giáo viên HS nghe, ghi chép quan khu khu di tích, nghe chủ nhiệm tìm hiểu, có những di tích giới thiệu thuyết - Giáo viên cảm nhận riêng. mộ bà minh thân mẫu phụ trách HS tập trung đầy Hoàng Bác Hồ và ngôi - Hội phụ đủ, nghiêm túc lên Thị Loan mộ của bà. huynh xe trở về kết thúc thân mẫu hành trình trải Bác Hồ nghiệm. 14h Tổ chức - Tập trung HS - Giáo viên HS làm việc, ngày 1 hoạt - Kiểm tra sĩ số, đồ chủ nhiệm nghiêm túc. tháng động trải dùng HS - Giáo viên Rèn luyện kĩ năng, 11 nghiệm - HS thảo luận, báo phụ trách phát triển năng lực (chủ sáng tạo cáo sản phẩm, - Hội phụ và phẩm chất, nhật tại phòng đánh giá, tổng kết huynh người học chủ tuần hội đồng hoạt động trải động, sáng tạo và sau) nhà nghiệm. có kiến thức thực trường. tế. 10
  12. Bước 4: Tổ chức hoạt động trải nghiệm. GV triển khai cho HS tìm hiểu các kiến thức liên quan đến chủ đề trong nội dung hành trình trải nghiệm. * Hoạt động 1: Trải nghiệm tham quan thực tế tại khu di tích quê Nội chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nam Đàn Nghệ An a. Mục tiêu: Học sinh có những hiểu biết về khu di tích ở quê Nội, về thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành, về hoàn cảnh lúc Bác ra đi tìm đường cứu nước, những đóng góp của người đối với dân tộc Việt Nam. Góp phần giáo dục toàn diện HS, hình thành phát triển năng lực nhận biết và kỹ năng ứng xử...Đồng thời giúp các em có tinh thần thái độ tôn trọng, bảo vệ và yêu quí di tích… b. Cách tiến hành - Thăm quan hồ sen, giếng Cốc, căn nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc, khu tưởng niệm, ao cá, khu lưu niệm… - Nghe hướng dẫn viên thuyết minh về di tích. - Trong quá trình trải nghiệm tại di tích, HS được tự tham quan, chụp ảnh, sưu tầm tư liệu chuẩn bị cho bài tập thu hoạch sau buổi trải nghiệm. Một số hình ảnh tham quan trải nghiệm di tích. 11
  13. Thắp hương tượng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quê nội c. Kết luận về hoạt động: Thông qua hoạt động này học sinh rèn luyện được khả năng lắng nghe, tiếp nhận vấn đề, ghi chép chọn lọc, rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi, hợp tác nhóm. Học làm quen, thân thiện hòa đồng hơn, từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Học sinh hiểu hơn về công tác quản lí khu di tích, về ý nghĩa của nghề làm hướng dẫn viên ở khu di tích. các em có tinh thần thái độ tôn trọng, bảo vệ và yêu quí di tích… Hoạt động 2: Trải nghiệm tham quan thực tế tại khu di tích quê Ngọai chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nam Đàn Nghệ An a. Mục tiêu: Học sinh có những hiểu biết về khu di tích ở quê Ngoại của Bác về thời niên thiếu khi Bác sống ở đây..… Giáo dục ý thức bảo vệ các di tich lịch sử. Góp phần giáo dục toàn diện HS, hình thành phát triển năng lực nhận biết và kỹ năng ứng xử... Đồng thời giúp các em có tinh thần thái độ tôn trọng và yêu quí di tích… b. Cách tiến hành - Thăm quan nhà của cha mẹ Bác, nhà bà ngoại của Bác, nhà thờ quê ngoại… - Nghe hướng dẫn viên thuyết minh về di tích. - Trong quá trình trải nghiệm tại di tích, HS được tự tham quan, chụp ảnh, sưu tầm tư liệu chuẩn bị cho bài tập thu hoạch sau buổi trải nghiệm. 12
  14. Một số hình ảnh tham quan trải nghiệm di tích. c. Kết luận về hoạt động: Thông qua hoạt động này, học sinh rèn luyện được khả năng lắng nghe, ghi chép chọn lọc, tiếp nhận vấn đề. Rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề... Học sinh hiểu hơn về công tác quản lí khu di tích, có ý thức bảo vệ di tích... *Hoạt động 3: Trải nghiệm tham quan thực tế tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nam Đàn Nghệ An 13
  15. a. Mục tiêu: Học sinh có những hiểu biết về thân mẫu của Người. Học sinh hiểu thêm về nguồn cội, về truyền thống đạo lí tốt đẹp uống nước nhớ nguồn… Góp phần giáo dục toàn diện HS, hình thành phát triển năng lực nhận biết và kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiêp, thu thập thông tin, phân tích đánh giá. Đồng thời giúp các em có tinh thần thái độ tôn trọng và yêu quí di tích… b. Cách tiến hành - Thăm viếng mộ bà nội của Bác, mộ em trai Nguyễn Sinh Xin và mộ thân sinh của Người - bà Hoàng Thị Loan. - Nghe hướng dẫn viên thuyết minh về di tích. - Trong quá trình trải nghiệm HS được tự tham quan, chụp ảnh, sưu tầm tư liệu chuẩn bị cho bài tập thu hoạch sau buổi trải nghiệm. Một số hình ảnh tham quan trải nghiệm di tích. 14
  16. c. Kết luận về hoạt động: Thông qua hoạt động này, học sinh rèn luyện được khả năng lắng nghe, ghi chép chọn lọc, tiếp nhận vấn đề từ đó càng ý thức hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước. . Học sinh hiểu hơn về công tác quản lí khu di tích, ý thức bảo vệ khu di tích, trân trọng những giá trị, truyền thống đạo lí. Bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng đẹp và đó là những trải nghiệm để các em trở thành những công dân có ích. Tạo nên những đam mê và định hướng cho nhiều em sau này sẽ tham gia vào các hoạt động xã hội nhất là hoạt động trong ngành văn hóa, lịch sử. 15
  17. Bước 5: Phân tích hành trình trải nghiệm rút ra bài học. GV yêu cầu HS tổng hợp kiến thức thu được từ trải nghiệm thực tế ở trên, bao gồm: Các sản phẩm của học sinh: Bài phóng sự, hình ảnh, bài thuyết trình về di tích, những câu chuyện về Bác Hồ...và có thể được trình bày trên power point, được thiết kế thành các đoạn phim, video… GV thúc đẩy các nhóm thực hiện giải quyết các tình huống đã đề ra để tiến hành hoạt động sáng tạo. 2. Hoạt động sáng tạo: 2.1. Hình thức tổ chức: - Tổ chức theo lớp, chuyên đề cấp tổ. - Địa điểm: Phòng hội đồng nhà trường. - Chia lớp thành 3 đội thi. - Cử ban giám khảo, tổ thư kí tổng hợp. - MC dẫn chương trình. 2.2. Thành phần tham dự: đại diện BGH, GV nhóm ngữ văn, HS khối 12 2.3. Thời gian thực hiện: 150 phút. 2.4. Nội dung: Phần 1: Màn chào hỏi và giới thiệu của 3 đội chơi, ban giám khảo, tổ thư kí. Phần 2: Chúng ta cùng trải nghiệm Trình chiếu video hành trình trải nghiệm. Phần 3: Viết bài phóng sự về hành trình trải nghiệm (15 phút) HS 3 đội xem video, hình ảnh về 3 di tích quê nội, quê ngoại, mộ thân sinh HCM trong hành trình đã được trải nghiệm sau đó trình bày bài phóng sự của mình qua những phần thi giữa 3 đội. + Đội 1: Hành trình về quê Nội Đường vô xứ nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Nói đến xứ Nghệ là nói đến vùng đất “địa linh nhân kiệt” nơi từng sinh ra nhiều bậc anh hùng cho dân tộc. Đặc biệt nơi đây chính là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Sau hơn một giờ đồng hồ đi xe và qua con đường uốn lượn giữa cánh đồng lúa xanh mướt chúng tôi đã được dẫn tới Làng Sen. Người đến thăm quê Bác rất đông, khách trong nước và cả người nước ngoài… tất cả mọi người đều mang hoa đến dâng lên Bác với một tấm lòng thành kính. Làng Sen cũng như bao miền quê 16
  18. thân thuộc khác trên mảnh đất hình chữ S, làng Sen đẹp như một bức tranh yên bình. Ngay từ lúc bước chân trên con đường đất nhỏ dẫn vào ngôi nhà của Bác, trong chúng tôi ai cũng dâng lên một cảm xúc bồi hồi khó tả. Vẫn những bờ tre, hàng dâm bụt, hoa cau, hoa bưởi thơm nồng, những con đường đất nhỏ đơn sơ mộc mạc. Đặc biệt là mái nhà tranh in dấu ấn thời gian với biết bao kỉ niệm của Người. Nơi đây vẫn lưu giữ những hiện vật gắn với cuộc sống sinh hoạt thời niên thiếu khiến du khách đến thăm luôn có cảm giác gần gũi, thân thương và xúc động. Ở đó chúng tôi được nghe cô hướng dẫn viên kể những câu chuyện về Bác. Giọng cô hướng dẫn viên tha thiết nhẹ nhàng như điệu hò xứ Nghệ, trìu mến như khúc hát ru bên nôi. Có cái gì đó như là rưng rung, như nghẹn ngào... Phải chăng miền quê nghèo khó nhưng giàu nghĩa tình đã nuôi dưỡng nên nhân cách của một con người vĩ đại? Và phải chăng tất cả những điều vĩ đại đều chứa đựng những gì gần gũi nhất, bình dị nhất nhưng thấm đẫm hồn quê? Từng gốc tre hồn hậu đến bờ hoa dâm bụt thắm đỏ, từng hàng cau vươn mình trong nắng đến những mái lá đơn sơ… tất cả đều thấm hồn dân tộc, đều gợi lên trong sâu thẳm trái tim mỗi người niềm tự hào thành kính về một cuộc đời, về một nhân cách giản dị mà vĩ đại. Thế là hơn 30 phút đã trôi qua và chúng tôi chia tay nơi đây để tiếp tục hành trình. Lúc ra về trong tôi vẫn lưu luyến bởi hương hoa cau, hoa bưởi thơm nồng níu giữ chân người. Tôi nghe đâu đây thoang thoảng lời hát ngọt ngào: Về thăm quê Bác làng Sen Mấy gian nhà lá cài phên tre ngà À ơi ! Cánh võng ngày xa Mẹ ru hồn Bác bay qua cổng trời Lớn lên trí dũng tuyệt vời Tìm đường cứu nước cho đời tự do. + Đội 2: Hành trình về quê ngoại Vào một ngày đẹp trời của tháng mười se se lạnh, chúng tôi đã có dịp tham gia một hành trình trải nghiệm đáng nhớ hướng về nguồn cội, tham quan những di tích lịch sử của quê hương đất nước, một chuyến đi tuy không quá dài nhưng đủ để mỗi một người có thể hiểu biết thêm bao điều và lưu giữ cho mình những kỉ ức khó quên... Trong cuộc trải nghiệm ấy, chúng tôi đi đến rất nhiều địa điểm và quê ngoại Bác Hồ - làng Hoàng Trù là một trong số đó. Suốt quãng đường chiếc xe du lịch di chuyển, chúng tôi ai nấy đều vui vẻ ngân nga vài câu hát, kể lể mấy câu chuyện đầy hào hứng cùng anh hướng dẫn viên vui tính. Theo vòng lăn của bánh xe trên con đường thẳng tắp, làng Hoàng Trù dần ẩn hiện xa xa kia lẫn trong làn sương mờ mờ trăng trắng. Rồi xe dừng hẳn, một miền đất yên bình hiện lên trước mắt chúng tôi. Nơi ấy trù phú nhưng không hề bị ảnh hưởng và đổi thay bởi nếp sống đô thị ngày càng diễn ra nhanh chóng như những làng quê khác mà chúng tôi có dịp ghé qua. Người đến thăm quê Bác 17
  19. rất đông, khách trong nước và du khách nước ngoài… Tất cả họ đều mang hoa đến dâng Bác trong nhà lưu niệm với một tấm lòng thành kính như đứa con xa có dịp về thăm quê cha mẹ, như những con người bình thường đến để thành kính và ngưỡng mộ bậc vĩ nhân. Về làng Hoàng Trù hay còn gọi là làng Chùa thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là quê hương của thân mẫu Bác Hồ - cụ bà Hoàng Thị Loan, cũng chính là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc được ông bà ngoại của Bác nhận nuôi dưỡng, giáo dục thành tài. Và chính nơi đây là nơi Bác Hồ đã ra đời với trí thông minh kiệt xuất. Khung cảnh làng Hoàng Trù bình dị với hình ảnh cây đa, bến nước, hàng dâm bụt, lũy tre xanh. Con đường dẫn lối vào ngôi nhà nơi Bác sinh sống là hàng râm bụt xanh mướt, được cắt tỉa gọn gàng. Hình ảnh ngôi nhà đơn sơ được lợp bằng mái tranh là tổ ấm thời bé Bác sinh sống. Sau khi tham quan và được nghe cô hướng dẫn viên ở đó miêu tả về mái nhà của bác cùng biết bao câu chuyện gắn liền nơi đây chúng tôi đã nghe một cách say mê và dường như hiểu thêm nhiều điều. Tuổi thơ của Bác, vị Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc đã sinh sống tại quê ngoại, tại ngôi làng Hoàng Trù với cảnh sắc thiên nhiên bình yên, với hình ảnh mái nhà tranh đơn sơ, những vật dụng rất bình dị và đặc biệt là hơi ấm bao bọc của tình cảm gia đình. Làng Hoàng Trù chính là nơi đã sinh ra một người con của cả dân tộc, một người anh hùng vĩ đại và trở thành một di tích, một thắng cảnh đẹp nổi tiếng của xứ Nghệ. Tạm biệt Hoàng Trù quê mẹ trong chúng tôi ai cũng có cảm xúc lưu luyến, bâng khâng. + Đội 3: Hành hương về khu mộ bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Bác. Tháng 10 vừa qua, chúng em đã được trải nghiệm, tìm hiểu và tham quan khu di tích Mộ bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh được tọa lạc trên lưng chừng dãy núi Đại Huệ thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Chúng em rất ấn tượng bởi sự khang trang và thiêng liêng của ngôi mộ. Bước lên trên 269 bậc, chúng em nhìn thấy ngôi mộ với hình một khung cửi khổng lồ, xung quanh được ốp bằng những phiến đá hoa cương và đá cẩm thạch rất đẹp. Tại nền sân thượng hình bán nguyệt trước ngôi mộ, có dựng một tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của bà Hoàng Thị Loan bằng đá đen. Hai bên tả hữu là đường đi lên và đường đi xuống được làm thành nhiều bậc đá khác nhau giống như hai giải lụa đào xõa xuống từ khung cửi. Đến đây, lắng nghe giọng nói ngọt ngào của cô hướng dẫn viên, chúng em hiểu thêm về cuộc đời giản dị và công lao to lớn của Bà Hoàng Thị Loan. Bằng tất cả tình thương yêu và đức hi sinh của một người vợ, người mẹ, Bà đã dệt nên sự nghiệp cho chồng và tương lai của các con. Đứng đây, chúng em còn được nhìn ngắm phong cảnh hữu tình, ngắm nhìn về quê hương xứ sở bao quát một vùng rộng lớn của nước non Xứ Nghệ. Xa xa là dòng sông Lam và dãy Thiên Nhẫn trùng điệp đã được ví như một một đàn ngựa rong ruổi phi nước đại, trên đó còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương. Đứng ở đây, chúng em được trải lòng với không gian tĩnh lặng của mảnh đất tâm linh, thụ 18
  20. hưởng sự trong lành mà thiên nhiên ban tặng và cảm thấy vô cùng thanh thản, nhẹ nhàng, dường như quên hết mọi nỗi ưu tư, phiền muộn và những nỗi lo toan trong cuộc sống đời thường. Và hơn hết là cảm thấy biết ơn vô cùng tới tấm lòng nhân hậu và đức hi sinh cao cả của Bà, và chúng em cũng rất tự hào bởi mình cũng là một người dân, người con của quê hương xứ Nghệ. Chuyến tham quan, hành hương tới viếng thăm mộ bà Hoàng Thị Loan đã khắc sâu trong lòng chúng em rất nhiều ấn tượng. Hi vọng trong tương lai chúng em sẽ còn có dịp để trở lai nơi đây và lại được nghiêng mình kính cẩn dâng nén tâm hương tỏ lòng tri ân người Mẹ Việt Nam Hoàng Thị Loan đã sinh thành và dưỡng dục thiên tài Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Danh nhân văn hoá kiệt xuất thế giới. Giám khảo chấm điểm cho 3 đội – thư kí tổng hợp - Phần 4: Thử tài làm hướng dẫn viên ( 30 phút) HS 3 đội trình chiếu video, hình ảnh do đội mình dàn dựng về 3 di tích quê nội, quê ngoại, mộ thân sinh Hồ Chí Minh trong hành trình đã được trải nghiệm sau đó cử đại diện tập làm hướng dẫn viên thuyết trình về di tích cho du khách. Khuyến khích đội chơi sử dụng tiếng Anh để hướng dẫn cho du khách nước ngoài. Mục đích rèn luyện cách giao tiếp Tiếng Anh và định hướng nghề nghiệp cho HS với nghề hướng dẫn viên du lịch, giáo viên, nhà báo, diễn viên… Đội 1: Thuyết minh về quê ngoại Bác Hồ Cụm di tích Hoàng Trù (làng Chùa) nằm cách quê nôi Làng Sen hơn 2 km nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nằm gọn trong khuôn viên rộng khoảng 3500 mét vuông bao gồm: Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân, ngôi nhà cụ Hoàng Đường và ngôi nhà nơi chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân: Cụ Hoàng Đường (ông ngoại Bác Hồ) là hậu duệ đời thứ 18 của dòng họ Hoàng Xuân đã dựng nên nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân để thờ cố nội, ông nội và thân phụ là Hoàng Cương. Cụ Hoàng Đường qua đời năm 1893 hiệu bụt cụ do ông Nguyễn Sinh Sắc viết được bài trí trên bàn thờ. Ngôi nhà được hoàn thành năm 1881 theo kiểu tứ trụ bằng gỗ lim gồm 3 gian, có cửa bàn khoa song tiện. Lúc đầu lợp tranh, mãi đến năm 1930 mới được tu sửa và lợp ngói như ngày nay. Ngôi nhà 5 gian và 2 chái là nhà của cụ Hoàng Đường và cụ bà Nguyễn Thị Kép (bà ngoại Bác Hồ). Gia đình ngoại Bác là một gia đình nhà nho khá giả, giàu lòng thương người. Cụ ông làm nghề dạy học, cụ bà thì dệt vải và làm ruộng. Ngôi nhà có 3 gian ngoài thông thoáng, bộ phản kê ở gian thứ nhất là nơi cụ Đường dạy học tại nhà, thầy đồ lúc đó ngồi xếp chân giữa phản giảng bài, các trò đi học đem theo ghế nhà mình đi hoặc ngồi quỳ xuống đất rồi kê lên mặt bà để mà viết. Gian thứ 2 có bộ tràng kỉ bằng tre là nơi gia đình tiếp khách và mỗi lần ra đề chấm bài thi cho trò thì cụ ngồi phía ngoài đó. Ngoài ra gian này còn có chiếc án thư với 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2