intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 3 phần giải toán bằng hai bước tính trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

46
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 3 phần giải toán bằng hai bước tính trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018" với mục tiêu giúp cho học sinh lớp 3 giải tốt các bài toán bằng hai bước tính từ đó giúp các em làm tốt các dạng toán có lời văn khác; giúp giáo viên hiểu sâu hơn về nội dung dạy học giải toán ở lớp 3, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giờ dạy về giải toán ở lớp 3 đa dạng hơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 3 phần giải toán bằng hai bước tính trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

  1. 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách để cụ thể hoá việc thực hiện chủ trương của Đảng ta về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kì mới. Hơn thế nữa, xu thế phát triển chương trình và sách giáo khoa của thế giới thay đổi rất nhanh, nhiều nước có nền giáo dục phát triển đã chuyển hướng từ coi trọng chương trình nội dung giáo dục sang chương trình coi trọng phát triển năng lực người học. Chương trình giáo dục Việt Nam cần đổi mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Qua nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới thì mục tiêu giáo dục chú trọng “phát triển năng lực và phẩm chất, định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen và nề nếp trong học tập và sinh hoạt”. Trong những năng lực đặc thù mà chương trình giáo dục 2018 muốn phát triển cho học sinh thì năng lực toán học ở tiểu học cũng được tập trung phát triển qua các môn Tin học, Công nghệ, Toán trong đó môn Toán chiếm vai trò quan trọng nhất. Năm học 2022 - 2023 là năm học thứ ba thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, là năm học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với học sinh lớp 3. Chương trình giáo dục phổ thông dành nhiều thời gian cho dạy học toán ở tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng, thời lượng cụ thể cho môn toán là 5 tiết/tuần vì môn toán có vai trò quan trọng, góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực toán học: năng lực tư duy, lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản, năng lực giao tiếp toán học, năng lực lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày được các nội dung ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; kích thích trí tưởng tượng, chăm học và hứng thú học tập toán, hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo; phát triển cho học sinh những kiến thức, kĩ năng toán học và tạo cơ hội để học sinh trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 giải toán có lời văn không là mạch kiến thức riêng mà được lồng ghép với mạch kiến thức số học, hình học và đại lượng nhưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với học sinh bởi: bước đầu giúp học sinh làm quen giải toán hợp và bước đầu yêu cầu học sinh biết tư duy, tìm tòi, sáng tạo khi biết vận dụng các bài toán đơn đã học để giải toán. Đặc biệt hơn, với học sinh lớp 3, việc giải thành thạo các bài toán bằng hai bước tính là vô cùng cần thiết bởi những kiến thức này chính là cơ sở để học sinh vận dụng giải các bài toán về hình học, yếu tố đại lượng ở học kì 2 lớp 3 và rộng hơn nữa với khả năng tư duy để giải bài toán bằng hai bước tính ở lớp 3 tốt sẽ giúp học sinh lớp 4,5 làm tốt hơn các dạng toán hợp từ 2 phép tính trở lên. Từ những lí do trên và cùng với việc là một giáo viên trẻ, luôn không ngừng nỗ lực tìm tòi, với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy học môn toán nói chung và phần giải bài toán bằng hai bước tính nói riêng. Tôi đã quyết định chọn để tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán
  2. 2 lớp 3 phần giải toán bằng hai bước tính trong chương trình giáo dục phổ thông 2018” 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp cho học sinh lớp 3 giải tốt các bài toán bằng hai bước tính từ đó giúp các em làm tốt các dạng toán có lời văn khác. - Giúp tôi hiểu sâu hơn về nội dung dạy học giải toán ở lớp 3, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giờ dạy về giải toán ở lớp 3 đa dạng hơn. Từ đó, tôi sẽ vận dụng tốt hơn vào thực tiễn giảng dạy của mình. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Học sinh lớp 3. - Phạm vi nghiên cứu: Các bài toán bằng hai bước tính trong chương trình Toán lớp 3. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nội dung chương trình môn Toán lớp 3. - Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 3 phần giải toán bằng hai bước tính trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu. - Phương pháp khảo sát. - Phương pháp thống kê, phân tích đánh giá. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 6. Thời gian nghiên cứu - Năm học 2022 – 2023, từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.
  3. 3 PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Tầm quan trọng của môn Toán nói chung và phần giải toán nói riêng trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. 1.1.1. Vai trò của môn Toán Chương trình Giáo dục phổ thông theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ: “Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn’’. Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM. 1.1.2. Vị trí của phần giải toán có lời văn trong môn Toán lớp 3 Giải toán có lời văn là một nội dung vô cùng quan trọng. Trong quá trình giải toán, học sinh phải tư duy một cách chủ động, tích cực và linh hoạt. Vận dụng thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào các tình huống khác nhau, phải biết phát hiện những dữ kiện chưa được nêu ra một cách tường minh trong chừng mực nào đó phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo vì vậy giải toán phát triển những năng lực toán học mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra. 1.2. Nghiên cứu chương trình của phần giải toán trong chương trình Toán lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì bài toán giải bằng hai bước tính không được chia thành các dạng cụ thể mà được lồng ghép vào các mạch kiến thức trong chương trình toán 3 như: số và phép tính, hình học và đo lường. Ở lớp 1,2 và đầu lớp 3 các em đã được học bài toán đơn là bài toán được giải bằng một phép tính, bài toán giải bằng hai bước tính chúng ta có thể hiểu được là bài toán này sẽ được giải bằng hai phép tính. Để trả lời được câu hỏi của bài toán chúng ta phải thực hiện một phét tính trước đã. Các bài tập về giải toán bằng hai phép tính là các bài tập được lập thành từ hai bài toán đơn. Để giải được các bài tập bằng hai bước tính yêu cầu học sinh phải nắm được các bài toán đơn đã học và biết vận dụng các bài toán đơn ấy để giải các bài toán giải bằng hai bước tính từ việc suy luận, thấy được mối liên hệ giữa hai phép tính đó để làm thành các bước giải cho bài toán giải bằng hai bước tính. Tuy nhiên, để làm được các bài tập này, các em phải nắm được mấu chốt của vấn đề là để giải quyết được yêu cầu của bài cần xem xét điều chưa biết có
  4. 4 liên quan thế nào với các dữ kiện đã cho trong bài toán. Từ việc hiểu mấu chốt về các mối liên quan giữa cái đã biết và cái cần tìm của bài toán đó, học sinh phải biết vận dụng các dạng toán đã học với các kĩ năng tính toán mà các em có được khi học toán để thành lập các bước giải cho bài toán nghĩa là các em đã giải quyết được yêu cầu của đề bài. Việc xây dựng các bài tập về giải các bài toán giải bằng hai bước tính dựa vào các kiến thức về giải toán có lời văn mà học sinh đã có khi học toán 1 , 2 và các dạng toán đơn mà các em được học trong chương trình môn Toán ở lớp 3. Trong thực tế, học sinh đã được tiếp xúc với bài toán có lời từ lớp 1 và lớp 2. Lên lớp 3, bên cạnh việc ôn các dạng toán đơn đã học ở lớp 2 , học sinh được học thêm một số dạng toán đơn: gấp một số lên một số lần; giảm một số đi một số lần; so sánh số lớn gấp mấy lần số bé; các bài toán liên quan đến hình học như tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình vuông. Đặc biệt, các em được học bài toán giải bằng hai bước tính mà mỗi phép tính để giải bài toán này chính là một phép tính để giải một trong những bài toán đơn đã học. 1.3. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3. Với lứa tuổi của học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh học lớp 3, các em thường bắt chước hoặc ghi nhớ một cách máy móc và tư duy, lập luận của các em mới ở mức đơn giản nên khi gặp bài toán giải bằng hai bước tính với yêu cầu cao hơn cần tư duy và suy luận nhiều hơn các em sẽ trở nên lúng túng gặp nhiều khó khăn trong giải toán. Khi đọc xong đề bài các em chưa xác định được ý chính của đề bài, chưa tìm ra mối liên hệ giữa điều chưa biết với dữ kiện đã cho trong bài toán từ đó dẫn đến việc các em giải bài toán bằng hai bước tính đạt kết quả chưa cao. Việc học tập giúp các em hình thành và phát triển ghi nhớ có ý nghĩa, biết lập luận để tìm ra sự liên quan giữa dữ kiện bài toán cho biết và yêu cầu của bài. Những kiến thức các em có được qua học tập môn Toán và được gắn liền với thực tiễn đời sống sẽ được các em nhớ lâu, kích thích ở các em sự liên tưởng, tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Nhờ đó ghi nhớ của trẻ có ý nghĩa và chất lượng hơn. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng vấn đề Trong chương trình hiện hành hay là chương trình phổ thông 2018, nội dung giải toán bằng hai phép tính ở lớp 3 là một nội dung mới mẻ và rất khó với học sinh nên khi giáo viên đưa ra những yêu cầu cao hơn đòi hỏi phải suy luận luận, tư duy nhiều mà khả năng tư duy của học sinh lớp 3 còn hạn chế thì các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở nên lúng túng, không làm được bài. Nhiều học sinh không biết khi nào giải bài toán bằng một phép tính, khi nào giải bài toán bằng hai phép tính. Khi giải các bài toán đơn, việc tìm câu lời giải cho phép tính, đa số các em đều dựa vào câu hỏi của bài toán nên khi giải những bài toán bằng hai phép tính, việc viết câu trả lời cho phép tính thứ nhất các em rất lúng túng, có bạn viết không đúng, có bạn viết quá dài, có bạn viết không hay. Nhiều em học sinh trung bình, yếu còn gặp nhiều khó khăn trong việc đọc đề và tìm hiểu đề. Đa số các em khi giải toán bằng hai bước tính đã bỏ qua một bước quan trọng là toám tắt đề bài
  5. 5 Học sinh chưa có khả năng tư duy, suy luận những bài toán phức tạp. Hầu hết, các em chỉ làm theo khuân mẫu của những dạng bài cụ thể trong sách giáo khoa. Nhiều em không xác định được phải thực hiện phép tính nào trước, phép tính nào sau, không nắm chắc được các bước giải bài toán bằng hai phép tính Có em chưa nắm chắc hệ thống các bài toán đơn đã được học, chưa xác định được dạng toán dẫn đến còn lúng túng trong việc phát hiện mối quan hệ logic giữa các bài toán hoặc thiếu tự tin trong việc tìm lời giải, cách giải hoặc hạn chế trong việc lựa chọn các phép giải. 2.2. Nguyên nhân của thực trạng Để nắm được tình hình giải toán của học sinh, ngay đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát khả năng giải bài toán đơn qua 5 bước giải toán của 3 lớp: 3A1, 3A2, 3A3. Vì giải các bài toán đơn hay các bài toán giải bằng hai bước tính đều được thực hiện qua 5 bước giải toán. Kết quả: 3A1 3A2 3A3 Các bước giải toán Sĩ số: 49 Sĩ số: 49 Sĩ số: 42 SL TL SL TL SL TL 1. HS đọc và phân tích được đề 30 61% 29 59% 25 60% toán 2. HS toán tắt được bài toán 25 51% 24 49% 21 50% 3. HS lập được kế hoạch giải 22 45 % 24 49% 18 43% toán 4. HS viết được lời giải cho bài 24 49% 22 45% 21 50% toán 5. HS biết kiểm tra lại kết quả bài toán 16 32% 15 30% 14 33% Qua thực trạng khảo sát giải toán của ba lớp đa số học sinh không làm được, khả năng đọc và phân tích đề của các em rất kém, đa số học sinh không biết cách tóm tắt bài toán, hầu hết các em không lập được kế hoạch bài toán và kiển tra lại bài toán. Với thực trạng giải các bài toán đơn còn như vậy thì khi đến giải bài toán bằng hai phép tính các em còn gặp khó khăn hơn nữa. Qua thực tiễn, tôi thấy được nguyên nhân của thực trạng nêu trên là vì ở lớp 1- 2, các em đã chưa được luyện tập nhiều dạng toán có lời văn. Hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 cũng là 2 năm covid - 19 hoành hành, học sinh có thời gian học trực tuyến kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học môn toán nói riêng. Cũng do học trực tuyến nên thời gian dành cho các tiết luyện tập tăng cường gần như bị cắt hoàn toàn. Trên lớp học, giáo viên đều cần tập trung để hoàn thành kiến thức mới. Bên cạnh đó, tạo các tiết học, sự eo hẹp về thời gian cũng kiến việc hướng dẫn học sinh giải bài toán quan 5 bước giải chưa được thực hiện, việc tổ chức các trò chơi hay các hình thức tổ chức DH cũng khó có thể thực hiện. 3. Các biện pháp đã tiến hành 3.1. Biện pháp 1: Rèn học sinh nắm chắc cách giải các bài toán đơn
  6. 6 3.1.1 Mục tiêu Bài toán đơn là cơ sở hình thành bài toán hợp (tức là bài toán giải bằng 2 phép tính trở lên) và trong chương trình toán toán lớp 3 (Giáo dục phổ thông 2018) các bài toán có lời văn chỉ giới hạn giải bằng hai bước tính. Các bài toán giải bằng hai bước tính đều là sự kết hợp của hai hoặc nhiều bài toán đơn. Ví dụ: Bài toán 1 (SGK Toán 3, tập 1, trang 85): Bể thứ nhất có 5 con cá ngựa, bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá ngựa? Bài toán này là sự kết hợp của hai bài toán đơn: bài toán nhiều hơn một số đơn vị và bài toán tìm tổng của 2 số.Vậy rèn học sinh nắm chắc cách giải các bài toán đơn là giúp học sinh củng cố về giải bài toán có lời văn đối với những bài toán đơn đã được học để làm tiền đề cho học sinh giải dạng toán hợp dễ hơn. 3.1.2. Cách tiến hành Khi dạy giải các bài toán đơn liên quan đến kiến thức học sinh đã được học ở lớp 2 như: bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị; bài toán về thêm, bớt một số đơn vị; bài toán về hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị, tôi luôn hướng dẫn các em tìm ra mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho và yêu cầu cần tìm để các em nhớ lại xem bài toán đó thuộc dạng toán nào đã học, để giải được bài toán đó thì cần sử dụng phép tính nào, có những cách đặt câu trả lời cho phép tính đó như thế nào? Ví dụ: Bài 4 trong bài: Ôn tập về phép nhân, phép chia trong phạm vi 1 000 (SGK – Toán 3 tập 1 trang 117): Cây phong ba và cây bàng vuông là loài cây có ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nhân dịp Tết trồng cây, người ta trồng 9 cây phong ba và trông số cây bàng vuông nhiều gấp 4 lần số cây phong ba. Hỏi tổng số cây phong ba và cây bàng vuông đã được trồng trong dịp này là bao nhiêu cây? Tôi tiến hành như sau: - Đọc và tìm hiều đề bài: Tôi gọi 1 - 2 HS học sinh đọc đề bài. Hỏi: Bài toán cho biết gì? (Cây phong ba và cây bàng vuông là loài cây có ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nhân dịp Tết trồng cây, người ta trồng 9 cây phong ba và trông số cây bàng vuông nhiều gấp 4 lần số cây phong ba). Bài toán hỏi gì? (Hỏi tổng số cây phong ba và cây bàng vuông đã được trồng trong dịp này là bao nhiêu cây?) - Sau đó tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán, bài toán trên tôi sẽ cho học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. - Từ những dữ liệu đã biết và yêu cầu của bài toán cho biết bài toán thuộc dạng nào? (Gấp một số lên một số lần). Với dạng toán đó em dùng phép tính nào? (phép tính nhân). Học sinh trình bày bài giải và kiểm tra lại bài toán. - Sau mỗi bài tôi luôn hỏi lại học sinh, bài toán đó thuộc dạng toán nào và cách làm bài toán đó. Đặc biệt ở lớp 3, khi các em được học bảng nhân, bảng chia: 3, 4, 6, 7, 8, 9 thì các em đều được giải các bài toán đơn về gộp các nhóm bằng nhau, chia đều, chia thành các nhóm bằng nhau. Vì vậy, khi gặp các bài toán này, tôi đã vận dụng những hiểu biết đã có của học sinh để các em tự tìm ra dạng toán và cách giải bài toán. Chính từ việc gợi ý của giáo viên để củng cố, khắc sâu dạng toán mà các em luôn có tâm thế phải suy nghĩ phải tìm tòi, phải đưa ra được cách giải
  7. 7 cho bài toán, từ đó các em sẽ nhớ lâu dạng toán đã học. Việc dạy học bằng phương pháp gợi mở như trên, tôi đã giúp học sinh được rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời cũng đã giúp các em lấy việc giải các bài toán làm phương tiện để phát triển tư duy. Còn khi dạy các dạng toán đơn mới ở lớp 3 như dạng toán về gấp một số lên một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, giảm một số đi một số lần, tôi đều hình thành kiến thức mới cho các em từ những kiến thức đã học và hướng dẫn học sinh giải bài toán qua 5 bước. Chẳng hạn, khi dạy bài "Gấp một số lên một số lần", tôi đưa bài toán (SCK Toán 3, tập 1, trang 23): Trong danh sách đăng kí học ngoại khóa thể dục thể thao, có 4 em đăng kí học bơi. Số em đăng kí học các môn thể thao khác gấp 4 lần số em đăng kí học bơi. Hỏi có bao nhiêu em đăng kí học các môn thể thao khác? Tôi hướng dẫn học sinh phân tich đề, nhận ra dạng toán: Bài toán cho biết gì? (Trong danh sách đăng kí học ngoại khóa thể dục thể thao, có 4 em đăng kí học bơi. Số em đăng kí học các môn thể thao khác gấp 4 lần số em đăng kí học bơi); bài toán hỏi gì? (Hỏi có bao nhiêu em đăng kí học các môn thể thao khác?) Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán: Coi số học sinh đăng kí học bơi là 1 phần thì số học sinh đăng kí học các môn thể thao khác sẽ là 4 phần bằng nhau như thế vì số học sinh đăng kí học các môn thể thao khác gấp 4 lần số em đăng kí học bơi. Từ đó vẽ sơ đồ đoạn thẳng tương ứng. Từ sơ đồ ta thấy, số học sinh đăng kí học bơi lấy mấy lần sẽ được số học sinh đăng kí học các môn thể thao khác ? (lấy 4 lần), 4 được lấy 4 lần ta có phép tính gì? (4 x 4). Vậy tính số học sinh đăng kí học các môn thể thao khác ta thực hiện phép tính gì? (phép nhân). Trên cơ sở đó, hướng dẫn học sinh giải bài toán. Giáo viên có thể chỉ ra những lưu ý trong phần trình bày bài giải của HS (cách viết câu trả lời, phép tính, kết quả, ghi số đo đại lượng ở phép tính, kết quả). Từ đó rút ra quy tắc: “Muốn gấp một số lên một số lần ta lấy số đó nhân với số lần” Sau mỗi dạng toán mà học sinh mới được học, tôi đều cho học sinh luyện tập củng cố kiến thức qua các bài luyện tập trong sách giáo khoa và trong các tiết dạy ở buổi hai hay tổ chức các trò chơi nhằm tạo hứng thú cho các em. Ngoài ra, tôi còn cho học sinh củng cố mỗi dạng toán bằng những bài toán ngược để các em tránh bị nhầm lẫn. Ví dụ: Để củng cố dạng toán "Gấp một số lên một số lần" ngoài các bài toán để củng cố kiến thức đơn thuần, tôi cho học sinh làm thêm những bài toán như: Mảnh vải hoa dài 15m và sau khi giảm đi 6 lần thì được mảnh vải xanh. Hỏi mảnh vải xanh dài bao nhiêu mét? Trong bài toán đơn tôi còn đặc biệt chú ý đến các bài toán đơn có hai câu trả lời. Những bài toán mà có hai câu hỏi thì đa số câu hỏi thứ hai cũng có liên quan đến câu hỏi thứ nhất, đó là muốn giải được bài toán theo câu hỏi thứ hai thì phải làm được bài toán theo câu hỏi thứ nhất. Ví dụ: (Bài 4-SGK Toán 3 tập 1, trang 95): Trong bình xăng của một ô tô đang có 40 l xăng. Đi từ nhà đến bãi biển, ô tô cần dùng hết 15l xăng. Đi từ bãi biển về quê, ô tô cần dùng hết 5l xăng. Trả lời các câu hỏi:
  8. 8 a) Ô tô đi từ nhà đến bãi biển rồi từ bãi biển về quê thì dùng hết bao nhiêu lít xăng? b) Nếu đi theo lộ trình trên thì khi về đến quê trong bình xăng của ô tô còn lại bao nhiêu lít xăng? Tôi đã hướng dẫn học sinh giải bài toán đơn có hai câu hỏi bằng cách đưa ra những câu hỏi gợi mở như: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Để trả lời phần a ta dùng phép tính gì và nó thuộc dạng toán nào? Đề trả lời phần b ta làm thế nào? Từ việc tư duy, suy luận trả lời các câu hỏi đề làm bài toán giúp các em hiểu được mối quan hệ giữa câu hỏi thứ nhất và câu hỏi thứ hai, phải trả lời được câu hỏi thứ nhất thì mới trả lời được câu hỏi thứ hai. Khi dạy học sinh giải các bài có hai lần đáp số, tôi còn hướng dẫn học sinh gộp câu hỏi thứ nhất với câu hỏi thứ hai ta được câu hỏi thứ hai và khi trả lời câu hỏi thứ hai chính là bài toán giải bằng hai bước tính. Ngoài ra để củng cố cho học sinh về giải bài toán có hai câu hỏi , khi dạy bài toán đơn tôi đã yêu cầu học sinh viết thêm câu hỏi cho bài toán. Ví dụ: Khi dạy bài “Giảm một số đi một số lần” có bài toán: Trong hội chợ sách, buổi sáng một quầy hàng bán được 30 giỏ quà sách, buổi chiều số giỏ quà sách bán được giảm đi 3 lần so với buổi sáng. Hỏi buổi chiều quẩy hàng đó bán được bao nhiêu giỏ quà sách (Bài tập 4-SGK Toán 3 tập 1, trang 45) Tôi yêu cầu học sinh đặt thêm cho bài toán đơn một câu hỏi nữa, có thể gợi ý rõ hơn là để giải bài toán theo câu hỏi của em thì em phải làm đúng bài toán theo yêu cầu của câu hỏi đã có. Vì vậy, học sinh đã chuyển bài toán trên thành bài toán như sau: Trong hội chợ sách, buổi sáng một quầy bán hàng bán được 30 giỏ quà sách, buổi chiều số giỏ quà sách bán được giảm đi 3 lần so với buổi sáng. Hỏi: a) Buổi chiều quầy hàng đó bán được bao nhiêu giỏ quà sách? b) Cả ngày, quầy hàng đó bán được bao nhiêu giỏ sách? Hơn thế nữa để là tốt tất cả các bài toán đơn, tôi hướng dẫn học sinh làm những bài tập đó qua 5 bước giải như sau: Bước 1: Đọc và phân tích đề bài Bước 2: Tóm tắt Bước 3: Lập kế hoạch giải bài toán Bước 4: Thực hiện kế hoạch bài giải và trình bày bài giải Bước 5: Kiểm tra lại bài. 3.1.3. Kết quả đạt được Bằng phương pháp dạy học gợi mở, phương pháp kiến tạo và luyện tập với nhiều hình thức tổ chức khác nhau như đã trình bày ở trên, tôi đã giúp học sinh hình thành, khắc sâu các dạng toán đơn đã học. Giúp các em nắm chắc và thực hiện tốt 5 bước giải một bài toán đơn từ đó giúp các em thực hiện tốt hơn bài toán bằng hai bước tính. Hơn nữa, khi làm tốt bài toán đơn, học sinh còn học được cách lập luận logic, cách tư duy, hiểu được ý nghĩa của các phép tính, được luyện tập kĩ năng thực hiện phép tính, được củng cố kiến thức và phát triển năng lực tư duy. Tôi đã giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của từng dạng toán và cách làm của từng dạng bài. Qua đó tạo bước đệm cho học sinh giải bài toán bằng hai bước tính.
  9. 9 Bằng cách hướng dẫn học sinh đặt thêm câu hỏi cho bài toán, ngoài việc củng cố kiến thức mới học, tôi đã hướng dẫn các em củng cố thêm được những kiến thức khác, đồng thời đã giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, phát triển năng lực tư duy, học sinh nắm chắc hơn các dạng toán đơn. Việc rèn cho học sinh nắm chắc các bài toán đơn và làm quen với những bài toán đơn có hai câu hỏi tôi đã cho học sinh làm quen với những bài toán giải bằng hai bước tính. Đây chính là những bài toán làm bước chuẩn bị, bước đệm cho học sinh học giải toán bằng hai bước tính sau này. 3.2. Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm chắc các bước giải toán ngay trong lần đầu tiên khám phá kiến thức về bài toán giải bằng hai 2 bước tính 3.2.1. Mục tiêu: Qua lần đầu tiên khám phá kiến thức về giải bài toán bằng hai bước tính giúp học sinh nhận biết được bài toán giải bằng hai bước tính. Cái khó của việc giải các bài toán bằng hai bước tính là làm sao học sinh phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những lời giải phép tính phù hợp từ đó tìm được đáp số của bài toán. Do đó giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc được các bước giải toán. Thông qua việc thực hiện các bước giải toán còn giúp học sinh rèn luyện phát triển năng lực lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 3.2.2. Cách tiến hành: Trên cơ sở bước đệm bài toán có hai câu hỏi mà câu hỏi thứ hai liên quan đến câu hỏi thứ nhất, tôi đã hướng dẫn học sinh tiếp cận bài toán giải bằng hai bước tính qua bài toán đơn có hai câu hỏi các em đã được học từ trước nên tôi đã cho các em tự thực hiện 5 bước tính để giải bài toán. Khi học sinh đã giải được bài toán rồi, tôi nêu vấn đề nếu như bỏ câu hỏi a đi thì bài toán 1 chỉ còn câu hỏi nào? (câu hỏi b) và yêu cầu học sinh nên lại đề toán. Tôi còn nhấn mạnh thêm cho các em bài toán bằng hai phép tính các em vừa lập được cách giải tương tự như bài toán có 2 câu hỏi trước đó nhưng chỉ có một đáp số. Qua bài tập trên học sinh hiểu được rằng Bài toán có hai bước tính là bài toán chỉ có một câu hỏi nhưng phải thực hiện bằng hai bước tính để trả lời câu hỏi đó. Ngay trong đề bài toán cho biết đã ẩn chứa một câu hỏi, một dữ liệu chưa biết, chúng ta phải trả lời được câu hỏi đó, tìm được dữ liệu còn thiếu đó thì mới trả lời được câu hỏi mà đề toán đưa ra. Trên cơ sở đã giúp học sinh nhận biết được bài toán giải bằng hai bước tính, tôi đã giúp HS củng cố, xây dựng vững chăc 5 bước giải bài toán đó là: tìm hiểu đề, tóm tắt đề toán, lập kế hoạch giải toán, thực hiện kế hoạch giải toán và trình bày, kiểm tra lại. Bên cạnh đó tôi chú ý khai thác yếu tố thực tiễn, tính giáo dục cao qua kênh hình đẹp và bắt mắt của bộ SGK trong chương trình GDPT 2018. Chính sự tích hợp GD đó đã gây ấn tượng, khắc sâu tính ứng dụng của toán học trong thực tế, khiến các em nhớ bài và có khả năng ứng dụng tốt hơn. Bước 1: Tìm hiểu đề Bước này là bước rất quan trọng trong việc giải toán. Chỉ khi đọc đúng và hiểu đề toán thì các em mới có thể tìm được lời giải. Tuy nhiên, học sinh của
  10. 10 chúng ta thường chỉ đọc lướt qua một lượt rồi vội vàng làm bài ngay. Đây là một trong những nguyên nhân vì sao các em hay làm sai. Để học sinh hiểu được đề bài, trước hết các em cần đọc đúng, ngắt nghỉ giữa các cụm từ. Nếu có từ nào các em chưa hiểu thì giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu. Ở bước này, tôi thường yêu cầu học sinh đọc đề bài từ 2 đến 3 lần, đọc cá nhân, đọc cả lớp. Sau đó tôi yêu cầu học sinh dùng bút chì gạch chân dưới các cụm từ thể hiện nội dung bài toán và phân biệt giữa cái đã cho và cái phải tìm và thấy được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Để học sinh thấy được rõ những yếu tố đó, tôi đưa ra hai câu hỏi: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? Bước 2: Tóm tắt đề toán Bước này là bước rất quan trọng vì tóm tắt là ta dùng hình vẽ, ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn để tóm tắt đề toán một cách vắn tắt, trực quan nhất. Điều này sẽ giúp học sinh tập trung chú ý vào những dữ kiện chính của bài toán, không bị rối bởi những câu văn dài, những cái không bản chất. Hơn nữa, muốn tóm tắt được bài toán, các em phải làm thật tốt bước 1, hiểu kĩ đề bài, biết cách phân tích đề, nhìn ra mối quan hệ giữa các dữ kiện bài toán. Từ đó, các em dễ dàng tìm ra hướng giải. Đối với học sinh lớp 3, chủ yếu tôi hướng dẫn các em các cách tóm tắt sau: a, Tóm tắt bằng chữ. Khi hướng dẫn tóm tắt bằng chữ, tôi hướng dẫn các em viết các đại lượng cùng một bên, viết các giá trị của đại lượng cùng một bên, thẳng cột với nhau, câu hỏi của bài toán viết dòng cuối. b, Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. Cách tóm tắt này học sinh sẽ gặp phải khó khăn nhiều hơn vì học sinh phải chuyển đề bài từ việc thể hiện bằng câu chữ sang việc thể hiện bằng các đoạn thẳng. Tuy nhiêu cách tóm tắt này cũng có ưu điểm. Nhìn vào sơ đồ, học sinh dễ dàng nhìn thấy mối quan hệ giữa các dữ kiện và ý nghĩa của câu hỏi. Khi hướng dẫn tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, tôi hướng dẫn học sinh một cách thật cẩn thận, chi tiết để học sinh làm quen dần và hiểu cách tóm tắt này. Ngoài ra, tôi còn lưu ý cho học sinh điểm bắt đầu của các đoạn thẳnng phải thẳng hàng nhau, và các đoạn thẳng biểu thị các giá trị trong bài phải phù hợp. Sau khi học sinh tóm tắt được bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, tôi gọi học sinh đọc lại đề toán từ tóm tắt Bước 3: Lập kế hoạch giải toán Sau khi đã hiểu đề bài và tóm tắt được bài toán thì tôi hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải toán. Đây là bước quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc các em có đưa ra được lời giải đúng hay không. Ở bước này đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng phân tích, tổng hợp để thiết lập trình tự giải toán đúng. Khi thực hiện bước này, tôi luôn hướng dẫn học sinh phải đi từ cái cần tìm, cái mà đề bài toán hỏi, sau đó suy nghĩ để tìm được yêu cầu đó ta cần biết
  11. 11 gì? Cái gì đã biết, cái gì chưa biết? Muốn tìm cái chưa biết ta phải làm? Từ đó, học sinh sẽ lập được kế hoạch để giải bài toán. Bước 4: Thực hiện kế hoạch bài giải và trình bày bài giải Bước này là bước trình bày kế hoạch bài giải thành bài giải hoàn chỉnh. Ở bước này học sinh cần có kĩ năng tổng hợp và trình bày bài một cách khoa học. Đây là bước rất quan trọng vì học sinh có lập được kế hoạch giải toán chính xác mà khi trình bày bài giải không đúng thì cũng không được công nhận kết quả. Bài giải là kết quả, là cái biểu hiện của suy luận, tư duy của các em, là cái sản phẩm học tập của các em. Dựa vào kế hoạch bài giải mà học sinh vừa lập được ở bước 3, tôi yêu cầu học sinh trình bày bài giải theo thứ tự các bước vừa nêu. Ở những bài đầu khi học sinh mới tiếp cận với dạng bài toán giải bằng hai phép tính, tôi hướng dẫn học sinh chi tiết từng bước một. Đặc biệt là cách viết câu lời giải của phép tính đầu tiên rất nhiều học sinh viết câu trả lời chưa đúng. Để học sinh thuận tiện trong việc viết câu lời giải, tôi hướng dẫn học sinh dựa vào nhiệm vụ của bước 1 trong kế hoạch bài giải để viết. Bước 5: Kiểm tra lại bài. Đa số các em học sinh đều bỏ qua bước kiểm tra này. Tuy nhiên, bước này cũng rất quan trọng, kiểm tra lại bài giúp ta tránh được những sai sót không đáng có. Yêu cầu của bước này là các em cần phải kiểm tra xem các phép tính đã được tính đúng chưa? Câu lời giải đã thích hợp chưa? Đáp số đã phù hợp với điều kiện của bài chưa? Bước này sẽ giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận, tránh chủ quan. Tuy nhiên, không phải mỗi bài toán chỉ có một cách giải. Để củng cố, khắc sau kiến thức cho học sinh, khuyến khích học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo hơn tránh tư duy theo lối mòn, máy móc, ở bước này, tôi khuyến khích học sinh suy nghĩ tìm ra cách giải khác. Ví dụ: Bài toán 3: Một đoàn có 54 học sinh đi học tập trải nghiệm di chuyển bằng 2 xe ô tô nhỏ và 1 xe ô tô to. Biết rằng mỗi xe ô tô nhỏ chở 7 học sinh, số học sinh còn lại đi xe ô tô to. Hỏi có bao nhiêu học sinh đi xe ô tô to? (Bài: Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo), SGK Toán 3, Trang 94). Tôi áp dụng 5 bước giải toán trên vào hướng dẫn học sinh giải toán như sau: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Tìm hiểu đề - Gọi 2, 3 học sinh đọc đề bài - 2,3 HS đọc đề bài - Giải thích từ ngữ khó hiểu (nếu có) - HS lắng nghe - Bài toán cho biết gì? - Một đoàn có 54 học sinh đi học tập trải nghiệm di chuyển bẳng 2 xe ô tô nhỏ và 1 xe ô tô to. Mỗi ô tô nhỏ chở 7 học - Bài toán hỏi gì? sinh, số học sinh còn lại đi xe ô - Yêu cầu HS gạch chân dưới các cụm từ quan tô to. trọng. - Hỏi có bao nhiêu học sinh đi Bước 2: Tóm tắt đề toán xe ô tô to? - Gọi HS tóm tắt bài toán. (Với bài toán này, - HS thực hiện
  12. 12 tôi khuyến khích học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng) - Gọi HS lên bảng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ - HS tóm tắt vào nháp đoạn thẳng. - GV nhận xét - HS lên bảng tóm tắt Lưu ý cho học sinh các đoạn thẳng biểu thị các giá trị trong bài phải phù hợp. - Yêu cầu học sinh nhìn vào tóm tắt đọc lại đề toán. - 2, 3 HS đọc Bước 3: Lập kế hoạch giải toán - Muốn tìm số học sinh đi xe ô tô to ta làm như thế nào? - Ta lấy số học sinh của đoàn Viết: Số học sinh đi xe ô tô to = Tổng số học trừ đi số học sinh di chuyển sinh của cả đoàn - số học sinh đi trên 2 xe ô tô bằng 2 xe ô tô nhỏ. nhỏ. - Số học sinh của đoàn biết chưa? - Bằng bao nhiêu? - đã biết ạ - Số học sinh đi trên 2 xe ô tô nhỏ biết chưa? - là 54 học sinh - Muốn tìm số học sinh đi xe ô tô to trước hết - chưa biết ạ ta phải tìm gì? - phải tìm được số học sinh di - Vậy bài toán này được giải bằng mấy bước? chuyển bằng 2 ô tô nhỏ Nêu các bước giải ? - Bài toán được giải bằng 2 bước: Bước 1: Tìm số học sinh di chuyển bằng hai ô tô nhỏ Bước 2: Tìm số học sinh đi xe Bước 4: Thực hiện kế hoạch bài giải và ô tô to. trình bày bài giải - Gọi HS nêu lại bước 1 của kế hoạch bài giải. - Bước 1: Tìm số học sinh di - Gọi HS nêu câu lời giải. chuyển bằng hai ô tô nhỏ - Số học sinh di chuyển bằng - Biết mỗi xe ô tô nhỏ chở 7 học sinh, làm thế hai ô tô nhỏ là/ Hai ô tô nhỏ nào ta tìm được hai ô tô nhỏ chở được bao chở số học sinh là nhiêu học sinh? - lấy số học sinh trên một xe ô - Gọi HS đọc câu lời giải của phép tính thứ hai. tô nhỏ nhân với 2. - Số học sinh đi xe ô tô to là/ - Muốn biết số học sinh đi xe ô tô to ta làm thế Xe ô tô to chở số học sinh là nào? - lấy số học sinh của đoàn trừ Bước 5: Kiểm tra lại bài toán đi số học sinh di chuyển bẳng - Yêu cầu HS đọc lại bài giải. hai ô tô nhỏ. - Yêu cầu HS kiểm tra lại câu lời giải xem phù - HS đọc lại hợp với nhiệm vụ của các bước chưa. - HS kiểm tra - Yêu cầu HS viết phép tính và tính số học sinh của cả đoàn - Lấy số học sinh di chuyển
  13. 13 trên 2 xe ô tô nhỏ cộng với số học sinh đi trên xe ô tô to rồi đối chiếu kết quả. Như vậy, khi giải bài toán bằng hai bước tính chính là thực hiện tốt, thành thạo 5 bước tính của bài toán đơn, tuy nhiên ở bài toán bằng hai bước tính học sinh phải tư duy, suy luận ở mức độ cao hơn, phải tìm ra mối quan hệ giữa câu hỏi và dữ kiện của bài toán. Bên cạnh đó chương trình giáo dục phổ thông 2018 với cuốn sách, bộ sách cánh diều có rất nhiều hình ảnh đẹp, tích hợp giáo dục môi trường, thực tiễn đây là nội dung tôi rất chú ý khai thác bởi nó giúp học sinh của tôi hứng thú, nhớ bài lâu hơn và áp dụng tốt hơn. Ví dụ: Với bài toán trên để tạo hứng thú cho học sinh, tôi dựa vào tranh dẫn dắt các em vào câu chuyện: “ Hai anh em nhà sóc nâu hôm nay vào rừng hái thông. Sóc anh muốn biết xem hôm nay cả hai anh em hái được bao nhiêu quả thông mang về cho bố mẹ. Nhưng sóc anh không biết làm thế nào?” Chúng mình giúp gấu anh nhé! (Phụ lục 1: Tranh minh họa cho bài toán, tạo hứng thú cho học sinh) Bài toán không chỉ đơn thuần dạy về bài toán giải bằng hai phép tính, củng cố kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tinh mà còn giúp giáo dục đạo đức cho học sinh. Đó cũng là điều tôi rất chú ý để tích hợp giáo dục cho các em ở mỗi bài toán, một trong những điểm mới của chương trình GDPT 2018 cần mỗi giáo viên hướng tới để đạt được giáo dục toàn diện cho học sinh. 3.2.3. Kết quả đạt được Sau khi được hướng dẫn giải toán bằng hai bước tính theo từng bước như trên, học sinh lớp tôi đã giải bài toán bằng hai bước tính tốt hơn, đa số các em đã biết đọc kĩ và phân tích đề, tóm tắt và lập kế hoạch giải toán, trước kia hầu hết các em làm xong không kiểm tra lại bài toán nhưng bây giờ các em đã làm điều đó. Hơn nữa, khi thực hiện giải toán theo các bước như trên các em sẽ được rèn luyện kĩ năng tư duy logic, làm việc khoa học, có kế hoạch, sáng tạo tránh suy nghĩ rập khuân máy móc. Làm tốt nội dung giáo dục tích hợp trong chương trình SGK mới, tôi còn giúp các em được rèn luyện một số phẩm chất cần có của con người lao động mới như cần cù, chịu khó, tự chủ, cẩn thận, yêu thích tìm tòi, sáng tạo, khiến cho mỗi bài toán mang yếu tố thực tiễn nhiều hơn nên gần gũi với cuộc sống, khiến các em nhớ lâu hơn, có hứng thú với môn toán nhiều hơn. 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho học sinh luyện tập giải toán trong các tiết dạy tăng cường và trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp 3.3.1. Mục đích Trường tôi đang thực hiện dạy 2 buổi/ngày, học sinh lớp 3 học chính khóa 32 tiết/ tuần, trong đó môn Toán lớp 3 thực hiện 5 tiết/ tuần. Do đó chúng tôi có 1 đến 2 tiết tăng cường môn Toán mỗi tuần nên tôi đã tổ chức cho học sinh luyện giải toán trong một số tiết tăng cường đó. Đặc điểm của học sinh tiểu học nới chung và học sinh lớp 3 nới riêng các em rất nhanh quên, kiến thức sẽ trôi đi rất nhanh chóng nếu các em không được luyện tập thực hành nhiều. Do đó việc tổ chức cho học sinh luyện giải toán trong các tiết tăng cường và trong các hoạt động ngoài giờ là rất cần thiết.
  14. 14 Giúp các em nhớ lâu hơn, rèn luyện được kĩ năng toán học, giúp việc giải bài toán bằng hai bước tính ngày càng thành thạo và chính xác hơn. 3.3.2. Cách tiến hành Giúp học sinh nắm chắc một số dạng toán giải bằng hai phép tính qua luyện tập Từ sau bài "Bài toán giải bằng hai bước tính", học sinh được luyện tập một số bài toán giải bằng hai phép tính. Nội dung giải toán này được luyện tập rất nhiều trong suốt quá trình học Toán 3 của học sinh. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, bài toán giải bằng hai bước tính không được sắp xếp thành những dạng cụ thể nào mà chúng chứa một hoặc cả hai phép tính được dùng để củng cố khắc sâu kiến thức của một bài mới liên quan đến số và phép tính đã học; củng cố các đơn vị đo đại lượng; hình học … Nhiều bài không thuộc một dạng toán điển hình nào mà để khái quát chúng thành dạng nào đó, trong quá trình luyện tập, học sinh phải tìm ra các bước giải mỗi bài toán ấy bằng cách đưa chúng về hai bài toán đơn như tôi đã hướng dẫn học sinh ở trên. Sau khi giải một bài toán nào đó, tôi đều hướng dẫn HS nhận xét để rút ra bài toán được giải bằng những phép tính nào, mỗi phép tính đó là dạng toán đơn nào đã học. Để học sinh dễ giải các bài toán bằng hai bước tinh hơn tôi đã mạnh dạn hệ thống các bài toán giải bằng hai bước tính ở lớp 3 như sau: Dạng 1: Bài toán liên quan đến khái niệm “nhiều hơn”, “ít hơn” Bài toán cho biết một đại lượng và dữ kiện đại lượng này nhiều hoặc ít hơn đại lượng kia, yêu cầu tính tổng hai đại lượng, hai đại lượng hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị, hai đại lượng hơn kém nhau bao nhiêu lần. Với dạng toán này thì đầu tiên học sinh phải đi tính đại lượng chưa biết bằng phép cộng hoặc trừ rồi đi trả lời câu hỏi của bài toán. Nếu bài toán hỏi cả hai thì làm phép tính cộng, nếu hỏi hai đại lượng hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ta làm phép trừ, còn nếu hỏi hơn kém nhau bao nhiêu lần ta làm phép tính chia. Dạng 2: Bài toán liên quan đến gấp một số lên một số lần và giảm một số đi một số lần. Bài toán cho giá chị của một đại dượng, dữ kiện của đại lượng này gấp đại lượng kia một số lần hoặc đại lượng này giảm đi một số lần so với đại lượng kia. Yêu cầu tính giá trị tổng hoặc hiệu. Với dạng toán này, các em sẽ đi tìm dữ kiện chưa biết bằng phép tính nhân hoặc chia. Sau đó trả lời câu hỏi của bài toán bằng phép tính cộng hoặc trừ tùy vào cách hỏi của bài toán. Dạng 3: Dạng các bài toán liên quan đến hình học Là các bài toán liên quan đến tính chu vi, diện tích của một hình. Khi dạy các bài toán giải bằng hai phép tính có liên quan đến hình học thì tôi lưu ý học sinh: Phép tính thứ nhất thường đi tìm một trong các yếu tố chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật hoặc cạnh của hình vuông sẽ liên quan đến một trong những dạng toán đơn đã học, phép tính thứ hai thường là áp dụng cách tính chu vi, diện tích của một hình. Tuy nhiên, có một số bài phép tính thứ nhất đi tìm một trong các yếu tố chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật hoặc cạnh của hình vuông lại dựa vào chu vi hoặc diện tích cho trước của hình đó. Bên cạnh đó, tôi cũng
  15. 15 thường xuyên chú ý tới tính thực tiễn của toán học khi được SGK mới gọi ý bằng những hình ảnh khá sinh động. Ở những bài toán này, tôi thường xuất phát từ những bức tranh, những gợi ý của câu chuyện thực tiễn chứa bài toán để giúp học sinh thấy rằng Toán học là đời sống, rất cần thiết, rất gần gũi với các em. Với cách làm như thế, HS của tôi thấy toán học thật gần gũi, các em thấy hững thú và nhớ lâu hơn. (Phụ lục 2, 3, 4: Ảnh minh họa bài toán từ thực tiễn, tạo hứng thú cho học sinh) Như vậy, bài toán giải bằng hai phép tính ở lớp 3 quả là rất phong phú. Song với việc tiến hành luyện tập giải toán như trên, tôi đã khắc sâu cách giải từng bài toán bằng cách thiết lập các bước giải, hướng dẫn học sinh tìm mối quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán, củng cố các dạng toán đơn đã học đồng thời luôn giúp học sinh thấy được tính thực tiễn của toán học qua phần giáo dục mở rộng. Những việc tôi đã tiến hành như trên tôi thực sự thấy hiệu quả, học sinh của tôi giải toán bằng hai bước tính tốt hơn, biết tìm các bước giải, xác định được các phép tính để giải bài toán. Như vậy, việc học và luyện tập giải các bài toán bằng hai bước tính đã đạt được những mục đích như rèn kĩ năng vận dụng tri thức, củng cố tri thức, phát triển năng lực tư duy. Đưa ra một số yêu cầu khác về giải bài toán bằng hai phép tính. Các bài tập trong sách giáo khoa toán thường chỉ là các bài cho trước đề bài và yêu cầu giải toán hoặc là giải bài toán theo tóm tắt. Để củng cố, khắc sâu kiến thức hơn nữa cho học sinh và phát huy được hết khả năng sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn đưa vào bài giảng của mình, nhất là các tiết dạy Toán ở buổi hai thêm một số yêu cầu khác về giải toán bằng hai phép tính như: - Lập đề toán theo mẫu: Khi hướng dẫn học sinh giải một bài toán bằng hai phép tính xong, tôi yêu cầu các em lập bài toán tương tự nhằm mục đích kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh. - Tìm câu hỏi cho bài toán: Để đặt ra được yêu cầu này đối với học sinh, tôi đã đưa ra một số dữ kiện đã cho của bài toán, yêu cầu học sinh tự đặt câu hỏi cho bài toán rồi giải bài toán. Với mỗi câu hỏi trên thì lại được một bài toán khác và cách giải cũng khác nhau. - Lập bài toán từ một số dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm: Với yêu cầu này, tôi chuẩn bị trước một số dữ kiện đã cho, một số câu hỏi, trong đó có thể có những câu hỏi hoặc những dữ kiện không phù hợp, yêu cầu học sinh chọn các dữ kiện đó và sắp xếp để được bài toán giải bằng hai phép tính và giải bài toán đó. - Lập bài toán giải từ các phép tính cho trước: Với yêu cầu này, tôi đưa ra hai phép tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (có thể cho trước hoặc không cho trước danh số), yêu cầu học sinh đặt đề toán để có bài toán được giải bằng hai phép tính này. Bên cạnh đó để giúp học sinh củng cố hơn nữa việc giải bài toán bằng hai bước tính, trong buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi còn giúp học sinh làm quen với các bài toán bằng câu đố, giao cho học sinh sưu tầm thơ về các bài toán bằng hai bước tính. Tổ chức các câu lạc bộ toán học về giải bài toán bằng hai bươc
  16. 16 tính. Tổ chức cho học sinh hái hoa dân chủ mà mỗi bông hoa là một bài toán giải bằng hai phép tính, yêu cầu học sinh phải giải bài toán đó. Tuổi bà gấp đôi tuổi ba, Tuổi mẹ lại kém tuổi ba 5 tròn Năm nay bà đã bảy mươi Hỏi tuổi ba, mẹ mỗi người bao nhiêu? Ngoài việc tổ chức cho học sinh các hoạt động như trên, thì khi hoạt động ngoài giờ tôi thường cho học sinh lớp mình thi đọc xem ai đọc nhanh đọc đúng nhất, thi đố kết quả liên quan đến các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; liên quan đến bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân, bảng chia nhằm phát triển kĩ năng đọc và tính toán của các em. Vì khi các em đọc tốt các em mới đọc đề bài đúng và tìm hiểu được đề toán, có kĩ năng tính toán tốt thì các em mới tính ra được đáp án đúng. Như vậy các em mới có nhiều bài giải bằng hai phép tính đúng. 3.3.3. Kết quả đạt được Qua luyện tập giải các bài toán bằng hai bước tính trong tiết tăng cường tôi đã rèn cho học sinh kỹ năng giải toán, tính toán, vận dụng kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia các số trong những vòng số được học, vận dụng cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, giải các bài toán liên quan đến những đơn vị đo đại lượng, … Rèn học sinh giải bài toán bằng hai bước tính qua các yêu cầu khác nhau, tôi đã tạo hứng thú học tập cho các em giúp học sinh củng cố và phát triển khả năng giải toán cho học sinh. Được luyện tập thường xuyên sẽ giúp học sinh nắm chắc các bước giải bài toán bằng hai bước tính. Ngoài việc rèn luyện kĩ năng tính toán học, khi giải tốt các bài toán bằng hai bước tính học sinh sẽ có khả năng ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống tốt. Vì các bài giải toán trong chương trình mới luôn gắn với thực tiến cuộc sống. 3.4. Biện pháp 4: Tổ chức trò chơi để tạo hứng thú giải toán bằng hai phép tính cho học sinh. Đây là một biện pháp cũng rất quan trọng nếu các em không có hứng thú mà chỉ làm bài cho có, đối phó thì việc giải toán sẽ không mang lại hiệu quả cao. Hứng thú trong học tập là nguồn động lực, động cơ đúng đắn, là ngọn đèn soi đường, chỉ lối cho các em đến với miền đất tri thức mới. Khi có hứng thú học tập, các em sẽ tập trung toàn bộ chú ý của mình vào đối tương, vận dụng mọi giác quan của mình để tri giác đối tượng. Nhờ đó, các em ghi nhớ lâu hơn, tư duy tích cực hơn, logic hơn. Hứng thú sẽ thúc đẩy học sinh tìm tòi, tự vận động để lĩnh hội được tri thức, và sáng tạo, linh hoạt trong việc vận dụng những tri thức đã có vào việc giải quyết các vấn đề trong học tập, rèn luyện nói riêng và trong việc giải toán bằng hai phép tính nói chung. Nhờ đó, kết quả học tập của
  17. 17 học sinh ngày càng được nâng cao. Có rất nhiều cách tạo hứng thú học tập cho học sinh. Do đó việc tạo hứng thú cho học sinh là rất quan trọng. Tôi đã tạo hứng thứ cho học sinh lớp mình bằng cách áp dụng các trò chơi toán học . Trong thực tế tôi đã tổ chức các trò chơi: Giải toán tiếp sức; Tìm nhà cho thỏ; ai nhanh ai đúng.... trong giải bài toán bằng hai bước tính. Khi được tham gia chơi các em rất thích thú, chủ động, tích cực học bài. 3.4.1. Mục đích Học sinh tiểu học nói chung hay học sinh lớp 3 nói riêng các em rất dễ chán vì vậy tạo hứng thú trong học tập cho học sinh là rất quan trọng. Tham gia trò chơi toán học giúp các em nhớ lâu hơn vì các em được trực tiếp trải nghiệm, tham gia, làm việc. Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, đoàn kết cho học sinh. 3.4.2. Cách tiến hành Trò chơi toán học thường được tổ chức qua tiết luyện tập tăng cường vì khi đó học sinh đã nắm chắc kiến thức và có nhiều thời gian tiến hành chơi hơn. Trò chơi được thực hiện qua các bước như sau: Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi Bước 2: Hướng dẫn cách chơi, nêu luật chơi Bước 3: Chơi thử Bước 4: Tổ chức chơi thật Bước 5: Nhận xét kết quả chơi, đánh giá kiến thức sau khi chơi. Tuy nhiên với những trò chơi quen thuộc học sinh đã chơi nhiều lần, nắm rõ cách chơi, tôi sẽ áp dụng trong tiết học chính khóa và giảm bớt bước chơi thử. Trong tiết học tôi tiến hành hướng dẫn học sinh làm bài tập trên dưới hình thức trò chơi như sau: Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi: “Giải toán tiếp sức” Bước 2: Hướng dẫn cách chơi và nêu luật chơi: * Cách chơi: GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 bạn. - GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm: Thảo luận cách giải bài toán trên. Học sinh thảo luận 2 phút. - GV chọn hai đội ngẫu nhiên lên tham gia trò chơi. - Học sinh nối tiếp chọn và gắn thẻ lần lượt theo trình tự giải bài toán. - GV gọi các nhóm còn lại nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương, chốt kiến thức. * Nêu luật chơi: Thời gian: 5 phút Mỗi đội chơi gồm 5 bạn, mỗi bạn chỉ được chọn và gắn một thẻ. Đội nào hoàn thành đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Bước 3: Chơi thử GV gọi 4 học sinh lên chơi thử, xếp thành hàng dọc. Sau khi nghe hiệu lệnh, bạn đầu hàng lên chọn và gắn thẻ sau đó chạy về vỗ vào vai bạn thứ hai rồi đứng vào cuối hàng, từ bạn thứ hai lắp lại cách chơi của bạn đầu tiên cho đến hết. Sau khi chơi thử để chắc chắn tất cả các em hiểu luật chơi và nắm chắc cách chơi tôi gọi một học sinh nêu lại cách chơi.
  18. 18 Bước 4: Chơi thật GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 bạn và yêu cầu các nhóm thảo luận cách giải bài toán trên . GV mời 2 nhóm lên chơi. Bước 5: Nhận xét kết quả chơi, đánh giá kiến thức sau khi chơi. GV gọi đại diện một số nhóm khác nhận xét bài làm. GV nhận xét, tuyên dương, chốt kiến thức. (Phụ lục 5, 6: Ảnh minh họa trò chơi học tập, tạo hứng thú cho học sinh) 3.4.3. Kết quả đạt được - Về học sinh: Các em rất hứng thú, tham gia hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động hơn. Trò chơi không chỉ giúp các em được củng cố kiên thức và phát triển năng lực toán học một cách thoải mái nhất mà con giúp các em phát huy tính đoàn kết, tinh thần tập thể, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ngoài ra, việc được thường xuyên tham gia trò chơi giúp một số em nhút nhát lớp tôi trở nên tự tin và mạnh dạn hơn. - Về giáo viên: Qua việc nghiên cức, tìm tòi để giúp học sinh giải bài toán bằng hai bước tính, khả năng đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học của tôi ngày càng có tiến bộ và đáp ứng được chương trình phổ thông mới. Bên cạnh đó chuyên môn của tôi ngày càng vững vàng, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng tốt. Điều đó được BGH và đồng nghiệp đánh giá khi tham gia dự giờ thăm lớp của tôi. Không chỉ vậy, nhìn thấy nụ cười tươi của các em sau mỗi giờ học, tôi lại càng thấy yêu nghề hơi, say mê hơn, muốn cho các em có nhiều giờ học vừa hiệu quả vừa vui tươi như vậy. 4. Kết quả SKKN Các biện pháp trên được hình thành đúc rút từ thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu của bản thân tôi nên đề tài mang tính thực tiễn cao. Qua những biện pháp tôi đã áp dụng được nêu ở trên, đến cuối học kì I năm học 2022 – 2023, các em HS đã nắm được cách giải toán bằng hai phép tính, từ đó học có hiệu quả môn Toán. Học sinh yêu thích môn học, không sợ sệt khi giải bài toán có lời văn như đầu năm học nữa. Bài làm của các em đa số đã có tiến bộ, học sinh nắm các bước giải toán. Tôi tin rằng những biện pháp này đã có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Với hiệu quả đó, tôi mong đề tài có thể áp dụng rộng rãi hơn cho tất cả các lớp trong khối. Qua những buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, của trường, tôi đã mạnh dạn đưa ra các biện pháp trên tôi đã thực hiện tại lớp và được đồng nghiệp ủng hộ. Đó là dấu hiệu để tôi khẳng định khả năng áp dụng rộng hơn với đề tài của mình. Tuy nhiên, ở mỗi lớp, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, trình độ nhận thức… của các em là khác nhau, nên để có kết quả cao hơn nữa đối công tác chủ nhiệm lớp cần có những biện pháp đặc trưng riêng, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình chủ nhiệm. (Phụ lục 7: Bài giải toán tốt của học sinh)
  19. 19 PHẦN III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua áp dụng thực tiễn, bản thân tôi thấy việc tìm hiểu và đưa ra một số “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 3 phần giải toán bằng hai bước tính trong chương trình giáo dục phổ thông 2018” đã giúp cho bản thân tôi có cách nhìn khoa học hơn về một số nội dung giải toán có lời văn ở lớp 3 . Việc tìm hiểu và thực hiện đề tài này còn giúp cho bản thân tôi có tôi có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn hình thức dạy học để tổ chức giờ dạy môn Toán được sinh động và có hiệu quả hơn, phù hợp với nhận thức và đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3. Thực sự đối với tôi, đề tài này đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán và phát hiện học sinh có năng khiếu toán. Sau khi tôi áp dụng “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 3 phần giải toán bằng hai bước tính trong chương trình giáo dục phổ thông 2018” trong Toán 3, học sinh của tôi đã có nhiều tiến bộ trong cách giải bài toán bằng hai bước tính so với đầu năm. Cụ thể như sau: Kết quả: 3A1 3A2 3A3 Các bước giải toán Sĩ số: 49 Sĩ số: 49 Sĩ số: 42 SL TL SL TL SL TL 1.HS đọc và phân tích được đề 49 100% 49 100% 42 100% toán 2. HS toán tắt được bài toán 47 96 % 47 96% 40 95% 3. HS lập được kế hoạch giải 45 92 % 45 92% 38 90% toán 4. HS viết được lời giải cho bài 45 92% 44 90% 38 90% toán 5. HS biết kiểm tra lại kết quả bài toán 44 90% 42 85% 36 85% Biểu đồ tỉ số phần trăm HS có năng lực giải toán bằng hai bước tính của lớp 3A3
  20. 20 Tất cả các bước cần đều đạt trên 90%. Các giờ có bài toán giải bằng hai bước tính cũng trở nên dễ dàng và thoải mái hơn. Các em không còn lúng túng trong việc thực hiện giải bài toán bằng hai bước tính qua 5 bước giải toán, việc giải một bài toán đã trở nên dễ dàng hơn. Học sinh biết cách viết câu trả lời thứ nhất và trình bày bài toán một cách khoa học hơn. Kĩ năng tính toán của các em cũng ngày càng tốt hơn. 2. Khuyến nghị: 2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Trì: - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề dạy học để giáo viên có điều kiện học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ. - Tạo điều kiện để giáo viên được tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 2.2. Đối với nhà trường: - Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề phân môn Toán để giáo viên học hỏi và nắm chắc phương pháp dạy học nhất là thể loại miêu tả đồng thời học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình dạy học. Luôn quan tâm đầu tư đầy đủ thiết bị dạy học như máy chiếu, máy tính, intenet…. Khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt trong thời đại 4.0, những thiết bị đó sẽ hỗ trợ công tác giảng dạy của giáo viên đạt hiệu quả cao. Sự đầu tư của nhà trường giúp giáo viên có thể ứng dụng tốt công nghệ thông tin, vận dụng các nguồn tài liệu của PGD, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân lên kho học liệu của trường. 2.3. Đối với giáo viên: Nắm chắc các dạng toán đơn học sinh được học ở tiểu học. Nắm được cấu trúc chương trình Toán tiểu học trong đó có nội dung giải toán, bao gồm giải các bài toán đơn, các bài toán hợp, mối liên quan giữa các mạch kiến thức trong môn Toán. Khi dạy học sinh làm quen với bài toán giải bằng hai bước tính, giáo viên cần hướng dẫn học sinh hình thành các bước giải dựa trên việc vận dụng những kiến thức đã học như các dạng toán đơn, cách tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, các kĩ năng tính toán. Trong quá trình luyện tập để khắc sâu được các dạng toán, giáo viên cần củng cố cho học sinh các đặc điểm của đề bài để học sinh dễ nhận ra các bước giải của bài toán. Khi dạy các bài toán giải bằng hai bước tính có liên quan đến nội dung hình học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế để các em nắm chắc kiến thức, nhớ lâu và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Ngoài các kiến thức về toán học, giáo viên cần có kĩ năng truyền đạt, hình thức tổ chức giờ dạy hợp lí, quan tâm tới các đối tượng học sinh trong lớp mình để các em cùng biết, cùng hiểu và vận dụng kiến thức. Khi phối hợp nội dung kiến thức Toán học trong các giờ dạy khác như hoạt động ngoài giờ, giáo viên cần khéo léo, coi việc học đó như một cuộc chơi để học sinh thấy hào hứng, thích thú tham gia mà không thấy căng thẳng. Để đạt được kết quả như mong muốn, ngoài kiến thức của bản thân, lòng yêu nghề, đòi hỏi người giáo viên luôn tìm tòi, luôn sáng tạo, luôn tự làm mới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2