intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Những phương pháp dạy “đọc-hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn’’

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

124
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài: Nâng cao năng lực đọc hiểu cảm thụ văn chương, năng lực tạo lập văn bản. Nâng cao hiệu quả giờ dạy môn ngữ văn. Giúp học sinh củng cố hệ thống hóa các kiến thức đã và đang học, khai thác triệt để kiến thức bài dạy gây hứng thú học tập cho học sinh. Khơi dậy năng lực thẩm mĩ của học sinh để các em biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp. Qua các bài học giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, giữ gìn, nâng niu trân trọng những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Những phương pháp dạy “đọc-hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn’’

Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM <br /> NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC­ HIỂU <br /> VĂN BẢN TRONG MÔN NGỮ VĂN<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                            Năm học 2015­2016<br /> <br /> <br /> MỤC LỤC<br /> I.  Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1<br /> II. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................................1<br />  1. Cơ sở lý luận.................................................................................................................1<br /> 2. Cơ sở thực tiễn:.............................................................................................................2<br /> III. Mục đích nghiên cứu đề tài:............................................................................................2<br /> IV. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................................3<br /> V. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................................3<br /> B. NỘI DUNG .......................................................................................................................3<br /> I. Các biện pháp và hình thức dạy học “Đọc ­ Hiểu văn bản trong bài học ngữ văn”.......3<br /> 1. Các phương  pháp dạy Đọc­  Hiểu văn bản.................................................................3<br /> 2. Vận dụng hệ thống câu hỏi trong hoạt động dạy học “ Đọc ­ Hiểu văn bản”........11<br /> II/ Các giải pháp: Minh họa bằng bài giảng cụ thể...........................................................15<br /> III  KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN.......................................................................23<br /> C. Kết luận và khuyến nghị ................................................................................................24<br /> 1. Kết luận .......................................................................................................................24<br /> 2. Khuyến nghị  ...............................................................................................................25<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> I.  Lý do chọn đề tài.<br />      Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao tính tích cực chủ <br /> động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học là yêu cầu đối với tất cả <br /> các đồng chí giáo viên ở các môn học. Song đối với môn ngữ văn có một vị trí <br /> quan trọng góp phần đào tạo giáo dục thế hệ trẻ thành những con người có ý <br /> thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình,có lòng yêu nước, biết <br /> hướng tới những tư  tưởng tình cảm cao đẹp như  lòng nhân ái, tinh thần tôn  <br /> trọng lẽ phải sự công bằng xã hội.<br />     Thông qua việc học tập môn ngữ văn tôi mong muốn giúp các em rèn luyện <br /> tích lũy kiến thức, có tư  duy sáng tạo, có tính tự  lập, bước đầu có năng lực  <br /> cảm thụ  các giá trị  chân ­ thiện ­ mĩ trong các tác phẩm văn học cũng như <br /> trong cuộc sống. <br />     Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học trong môn ngữ văn theo hướng  <br /> tích hợp ba phân môn: Văn ­ Tiếng Việt ­ Tập làm văn gắn bó với nhau. Chính  <br /> vì vậy, giờ Đọc ­ Hiểu văn bản là rất quan trọng. Nó gắn liền việc dạy tiếng  <br /> Việt với văn bản vừa tìm hiểu, với phân môn Tập làm văn là hoạt động tích <br /> hợp tri thức Đọc ­ Hiểu văn bản ­ Tiếng Việt vào việc tạo lập các văn bản.<br />     Bản thân tôi là giáo viên  trực tiếp đứng lớp giảng dạy tôi mạnh dạn nêu  <br /> một   vài   ý   kiến   về      NHỮNG     PHÁP   DẠY   “   ĐỌC   ­HIỂU   VĂN   BẢN <br /> TRONG MÔN  NGỮ VĂN’’ làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.<br /> II. Cơ sở lý luận và thực tiễn<br />  1. Cơ sở lý luận<br />        Môn ngữ  văn  ở  bậc THCS đã khẳng định “Lấy quan điểm tích hợp làm  <br /> nguyên tắc tổ  chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các <br /> phương pháp giảng dạy. “Đọc ­ Hiểu văn bản” không nhằm diễn đạt hai <br /> hoạt động tách rời nhau là Đọc và Hiểu. Khi học môn ngữ văn thì hoạt động  <br /> đó  phải   là  nghiền  ngẫm  suy   tư   thậm  chí  cả  cảm  xúc,  liên  tưởng,  tưởng  <br /> tượng. Đọc ở đây diễn ra theo cách bám sát đi sâu vào văn bản để  “giải mã’’ <br /> văn bản, nghĩa là xác lập các giá trị của văn bản theo cách cảm nhận và cách <br /> hiểu   của   người   đọc.   Khả   năng   đọc   hiểu   và   cảm   thụ   một   tác   phẩm   văn <br /> chương phụ  thuộc  vào việc học sinh có thể  trả  lời được hay không  những  <br /> câu hỏi đặt ra  ở  những cấp độ  khác nhau. Mức độ  thấp nhất là chỉ  cần sử <br /> dụng những thông tin  có ngay trong văn bản. Đó là trường hợp câu trả lời có <br /> sẵn trong bài đó là trình độ    mới biết  đọc   trên dòng.Mức cao hơn là buộc <br /> <br /> 1/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> phải suy nghĩ và sử  dụng những thông tin trong bài để  suy ra câu trả  lời từ <br /> những đầu mối trong văn bản là trình độ đã biết đọc giữa dòng. Cao hơn nữa <br /> là yêu cầu khái quát, liên hệ giữa những cái mà học sinh đã đọc với thế giới  <br /> bên ngoài, đó là trình độ  biết vượt ra   khỏi dòng  để  đọc văn bản. Như  vậy  <br /> giáo viên đã giúp học sinh tìm hiểu, khám phá văn bản một cách tích cực chủ <br /> động sáng tạo liên hệ  được một cách sinh động, tự  nhiên với những vấn đề <br /> của cuộc sống xã hội.<br /> 2. Cơ sở thực tiễn:<br />     Đọc ­ Hiểu văn bản trong bài học Ngữ văn chính là hoạt động tìm tòi phân <br /> tích để  cảm thụ  văn bản theo mục tiêu cụ  thể  của phần Văn trong mục tiêu <br /> chung của bài học Ngữ Văn.<br />      Để  dạy tốt tiết Đọc ­ Hiểu  văn bản trong bài học ngữ  văn, chúng ta có <br /> nhiều hình thức hoạt động dạy học nhưng đều phải hướng tới mục đích rèn  <br /> cho học sinh có kỹ  năng Nghe ­ Nói­ Đọc ­ Viết tiếng Việt thành thạo theo  <br /> các kiểu văn bản, nhấn mạnh phương châm đề cao công việc hoạt động của  <br /> học sinh, giúp học sinh tiếp cận tác phẩm theo ba hướng Đọc ­ Hiểu; Suy  <br /> nghĩ ­ Vận dụng; Liên tưởng ­ Tích lũy.<br />     Đổi mới hoạt động Đọc ­ Hiểu văn bản hình thành cho học  sinh phương <br /> pháp Đọc ­  Hiểu các kiểu loại văn bản nhất là các  văn bản ở dạng thức sáng  <br /> tạo nghệ thuật cả trong và ngoài SGK, để  phát huy tính tự giác, tích cực, chủ <br /> động, sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Qua đó người giáo <br /> viên phải có cái nhìn bao quát về  các tiết dạy theo nội dung văn bản để  xác <br /> định được: <br /> *  Các kỹ năng Đọc ­ Hiểu văn bản <br /> * Vận dụng các kiểu loại câu hỏi trong hoạt động dạy Đọc ­ Hiểu văn bản.<br /> III. Mục đích nghiên cứu đề tài:<br /> ­ Nâng cao năng lực đọc hiểu cảm thụ văn chương, năng lực tạo lập văn bản.<br /> ­ Nâng cao hiệu quả giờ dạy môn ngữ văn <br /> ­ Giúp học sinh củng cố hệ thống hóa các kiến thức đã và đang học, khai thác  <br /> triệt để kiến thức bài dạy gây hứng thú  học tập cho học sinh.<br /> ­ Khơi dậy năng lực thẩm mĩ của học sinh để  các em biết yêu cái đẹp, trân  <br /> trọng cái đẹp.<br /> ­ Qua các bài học giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân  tộc, lòng yêu nước,  <br /> giữ  gìn, nâng niu trân trọng những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc <br /> ta.<br /> <br /> 2/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> IV. Đối tượng nghiên cứu:<br /> ­ Áp dụng một số phương pháp đổi mới kết hợp với những kinh nghiệm của  <br /> bản<br /> thân trong các tiết dạy học  môn Ngữ văn cho học sinh THCS <br /> V. Phương pháp nghiên cứu:<br /> 1. Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy tác <br /> phẩm văn học theo đặc trưng thể loại. Các bài viết có tính chất khoa học và  <br /> đã thành giáo trình giảng dạy.<br /> 2. Tổng kết kinh nghiệm sáng kiến của đồng nghiệp.<br /> 3. Thực nghiệm sư phạm thông qua  các bài dạy ngữ văn  cụ thể.<br /> B. NỘI DUNG <br /> I. Các biện pháp và hình thức dạy học “Đọc ­ Hiểu văn bản trong bài <br /> học ngữ văn”<br /> 1. Các phương  pháp dạy Đọc­  Hiểu văn bản.<br />     Hoạt động dạy và hoạt động học bao gồm toàn bộ  các biện pháp và hình <br /> thức dạy của thầy và học của trò theo tinh thần thầy tổ chức hướng dẫn, trò <br /> chủ  động tích cực trong quá trình Đọc ­   Hiểu văn bản và lĩnh hội tri thức. <br /> Đọc văn bản là một kỹ năng học sinh cần phải rèn luyện và phát triển trong  <br /> suốt quá trình học tập môn ngữ  văn. Đọc văn bản có nhiều hình thức: đọc <br /> thầm, đọc lướt, đọc tóm tắt, đọc diễn cảm. Quan trọng nhất là việc Đọc­ <br /> Hiểu  văn bản, nếu học sinh không có kỹ  năng đọc hiểu thì không thể  tiến  <br /> hành các bước tiếp theo là phân tích, đánh giá, cảm thụ văn bản.<br /> a. Biện pháp đọc diễn cảm: <br />      Muốn hiểu tác phẩm văn chương cần phải đọc, đọc là  một cách phân tích  <br /> tác phẩm bằng giọng điệu ngôn ngữ. Đọc diễn cảm phương pháp dạy học <br /> đặc trưng của môn ngữ  văn. Đọc diễn cảm có khả  năng tái hiện một cách  <br /> trọn vẹn đời sống và hình tượng tác phẩm, không khí thời đại cũng như ý đồ <br /> tư  tưởng của nhà văn. Đọc diễn cảm được xem như  hình thức biểu hiện  <br /> nghệ thuật. Vì thế có khả  năng liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo dựa trên  <br /> đặc điểm hình thức của cấu trúc ngôn ngữ và thể loại tác phẩm để đọc phân <br /> vai, nhập vai. Hoạt động này được coi là thao tác đầu tiên của việc phân tích, <br /> cảm thụ “văn”. Đọc đúng là biểu hiện đúng hướng thâm nhập tác phẩm.<br />     Đọc diễn cảm của thầy là đọc mẫu, với  trò là tập đọc diễn cảm. Từ  khi <br /> giáo viên đọc mẫu đến khi tập đọc diễn cảm sẽ là biện pháp hướng dẫn đọc.  <br /> Trong các bài soạn trước đây giáo viên chúng ta gần như đã bỏ qua biện pháp <br /> <br /> 3/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> dạy học này, trong giáo án chỉ  ghi một chữ  “đọc” và sau ghi lên bảng chỉ  là <br /> một   thông   báo   biện   pháp   chứ   chưa   phải   là   dạy   học   bằng   biện   pháp   đó.  <br /> Nhưng trong giáo án mới thực hiện chương trình thay sách giáo khoa ngữ văn <br /> THCS, biện pháp đọc diễn cảm và hướng dẫn đọc sẽ được giáo viên thiết kế <br /> trong hoạt động “Đọc ­ Hiểu chú thích văn bản”. Đọc diễn cảm được xem <br /> như hình thức biểu hiện nghệ thuật. Đọc đúng là biểu hiện đúng hướng thâm <br /> nhập tác phẩm. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi luôn đề  cao  hoạt  <br /> động  đọc kỹ văn bản và phần chú thích để nắm được nội dung ý nghĩa, từ đó  <br /> học sinh chủ động tiếp cận  văn bản.<br />  * Ví dụ khi dạy bài học “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ’’­ Ngữ  <br /> văn Lớp 7, tôi đã áp dụng vào bài dạy của  mình<br /> Thao tác                      Hoạt động dạy             Hoạt động học <br />      1   GV hỏi:  Bài  thơ  “Hồi hương   HS trả lời:<br /> ngẫu thư” diễn tả cảm xúc của         Tình cảm<br /> một con người con  sau bao năm         Chậm rãi<br /> xa   quê   vừa   đặt   chân   tới   làng.         Sâu lắng<br /> Vậy theo con cần  đọc bài thơ <br /> này   với   giọng   điệu   như   thế <br />      2 nào?  HS đọc <br /> Yêu cầu: Hãy đọc bài thơ  bằng  (Mỗi   học   sinh   đọc   một   dạng <br /> giọng điệu đó! văn bản)<br />      3 ­ Ngắt nhịp 4/3  ở  các câu 1, 2, <br /> Ở bản phiên âm các dấu câu đòi  3.<br /> hỏi cách ngắt nhịp như  thế  nào  ­ Ngắt nhịp 2/5 ở câu cuối.<br />      4 khi đọc?<br /> Hãy đọc diễn cảm bài thơ “Hồi  Đọc<br /> hương ngẫu thư” theo các yêu  (Một   học   sinh   đọc   diễn   cảm <br /> cầu trên. bản phiên âm của bài thơ)<br />      <br />   Đối với từng loại văn bản giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc để <br /> cảm nhận được nội dung và nghệ thuật của từng văn bản đó.<br />        Đọc văn bản bao giờ cũng gắn liền với tiếp nhận, nó mang đậm dấu ấn  <br /> cá nhân người đọc trong những cảm xúc của mình về  tác phẩm. Đọc không <br /> chỉ là việc phát âm thông thường mà là  quá trình“ thức tỉnh cảm xúc”. Đối <br /> với từng loại văn bản giáo viên cần hướng dẫn đọc diễn cảm để  cảm nhận <br /> <br /> 4/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> được nội dung và nghệ  thuật của loại văn bản đó. Cụ  thể  khi giảng dạy <br /> truyện dân gian tôi đã linh hoạt tổ  chức cho các em đọc diễn cảm và hướng  <br /> dẫn các em thao tác để kể diễn cảm đạt hiệu quả.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 5/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> * Trích ngang thiết kế bài học “Lợn cưới, áo mới” – Ngữ Văn 6  <br /> Thao   tác        Hoạt động dạy                 Hoạt động học <br />      1  GV Giảng: Lợn cưới áo mới là   HS:  Nghe <br /> một chuyện kể dân gian mang ý <br /> nghĩa giễu cợt tật xấu.  Ở  đây <br /> tật khoe của được kể và tả  qua <br /> hành động lời nói của nhân vật .<br /> Hỏi: Từ  nội dung trên khi đọc <br /> truyện   này   cần   phải   đọc   như HS: Trả  lời   dùng   giọng kể <br /> thế nào ?  để đọc.<br /> ­ Giọng giễu cợt, mỉa mai.<br /> ­ Nhấn mạnh những ngôn từ <br /> GV   hỏi:   Hãy   kể   truyện  “Lợn  chỉ  hành động và lời nói khác <br /> cưới áo mới ” theo các yêu cầu  thường của nhân vật.<br />     2  đó  HS Kể lại chuyện “Lợn cưới  <br /> áo mới ” <br /> bằng giọng mỉa mai, giễu cợt, <br /> hài   hước...nhấn   mạnh   vào <br /> những ngôn từ  chỉ  hành động <br /> và   lời   nói   khác   thường   của <br /> nhân vật.<br /> Kể:   2   học   sinh   dùng   giọng <br /> đọc để kể chuyện theo SGK.<br />  <br /> <br /> b. Biện pháp đọc kết hợp với giảng và bình văn <br />        Biện pháp giảng và bình văn vốn là công cụ chính của người thầy trong <br /> các giờ  giảng văn truyền thống đã không còn đảm nhiệm chức năng thống <br /> soái trong các giờ  học văn theo tinh thần đổi mới. Tuy nhiên giảng văn và <br /> bình văn vẫn nằm trong số  các biện pháp dạy học tích cực trong hoạt động  <br /> Đọc ­ Hiểu văn bản. Muốn hiểu sâu sắc tác phẩm văn chương cần phải tiến  <br /> hành các thao tác tư duy cảm xúc đó là kỹ năng đọc kết hợp với giảng bình.<br />         Việc giảng giải để  làm rõ hoặc mở  rộng kiến thức khó trong văn bản <br /> cũng thể  hiện sự  cảm thụ  sâu sắc tinh tế  của thầy được áp dụng phát huy <br /> đúng lúc, đúng chỗ sẽ có tác dụng gây lòng tin và sự  hứng thú thẩm mỹ  cho  <br /> <br /> 6/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> học sinh trong khi đọc ­ hiểu văn bản đồng thời góp phần rèn kỹ  năng cảm  <br /> thụ văn chương, kỹ năng nghe những lời hay ý đẹp, từ  đó làm nảy sinh nhu <br /> cầu viết văn của học sinh  trong những bài tự luận văn học sau này.  <br />        Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng kỹ năng đọc kết hợp với giảng  <br /> và bình văn một cách linh hoạt tùy theo kiểu văn bản. Sự tham gia của các lời <br /> giảng bình có thể  cần rất ít trong khi hướng dẫn đọc ­ hiểu văn bản các <br /> truyện dân gian, các câu tục ngữ nhưng lại rất cần thiết và quan trọng trong <br /> khi hướng dẫn đọc ­ hiểu các văn bản tự  sự  hiện đại hoặc biểu cảm vì thế <br /> loại văn bản này phức tạp hơn so với năng lực tiếp nhận   của học sinh. <br /> Nhưng trong trường hợp này lời giảng bình của giáo viên cũng chỉ  giới hạn <br /> trong vai trò hướng dẫn chứ không làm thay, cảm thụ  thay học sinh.<br />                Nghe giảng say sưa trước những lời bình văn sâu sắc của giáo viên  <br /> không thể  là cách tốt nhất của học sinh khi các em chủ  thể  tiếp nhân văn <br /> bản.<br />          Qua tiết dạy ngữ  văn và tôi đã thiết kế  bài học Đọc ­ Hiểu văn bản <br /> “Trong lòng mẹ”.<br /> Trích ngang thiết kế bài học Tiết 5­ 6 “Trong lòng mẹ”(Trích những ngày  <br /> thơ ấu) Nguyên Hồng.<br /> *Tình cảm của Hồng đối với mẹ.<br /> Thao        Hoạt động dạy                  Hoạt động học <br /> tác <br /> 1  Hỏi: Bằng giọng đọc diễn cảm, em    Một học sinh đọc diễn cảm <br /> hãy tái hiện phần văn bản kể về tình <br /> yêu thương mẹ của bé Hồng ? <br /> <br /> 2  Hỏi:   Hình   ảnh   người   mẹ   hiện   lên  Học sinh trả lời : <br /> qua   những   chi   tiết   nào   trong   văn  “ Mẹ về một mình....<br /> bản ?  Mẹ tôi cầm nón.....<br /> Mẹ   không   còm   cõi   xơ   xác <br /> như lời cô tôi kể ...<br /> Gương mặt mẹ tôi <br /> Hơi quần áo của mẹ tôi ....<br /> <br /> 3  => Khẳng  định  đó  là người <br /> Hỏi: Cách gọi mẹ  tôi trong mọi chi  mẹ của riêng bé Hồng.<br /> <br /> 7/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> tiết ấy có ý nghĩa gì ?  ­ Thể  hiện tình cảm mẹ  con <br /> 4  gắn bó sâu sắc.<br /> Giảng: Cách gọi mẹ tôi liên tục trong   HS nghe <br /> đoạn văn trên cho người đọc  thấy <br /> được hình ảnh người mẹ luôn in đậm <br /> trong trái tim của bé Hồng. Người mẹ <br /> là trung tâm của mọi sự cảm nhận <br /> của bé Hồng rất sâu nặng và  không <br /> có gì có thể chia  cắt  được tình cảm <br /> thiêng liêng đó.<br /> <br /> HS:  trả lời <br /> 5  ­   Hình   ảnh   người   mẹ   hiện <br /> ­ Ở đây nhân vật người mẹ được kể  lên thật cụ  thể  gần gũi thân <br /> qua cái nhìn và cảm xúc tràn ngập yêu  thương.<br /> thương của người con. Điều đó có <br /> tác dụng gì ? <br />  6 <br /> ­ Theo con bé Hồng đã có một người <br /> mẹ như thế nào ? <br /> GV bình <br /> Bé Hồng đã có một người mẹ khác <br /> hoàn toàn với lời dèm pha của người <br /> cô: <br /> ­ Không hề xa lạ (Vì mẹ đã trở về <br /> với con) <br /> ­ Không thay đổi mẹ vẫn ôm con vào <br /> lòng, vẫn lấy vạt áo nâu thấm nước <br /> mắt cho con.<br /> ­ Không tiều tụy đói khổ gương mặt <br /> mẹ vẫn tươi sáng, đôi mắt  trong, <br /> nước  da mịn, hai gò má vẫn hồng. <br /> Mẹ vẫn đẹp đẽ sang trọng với hơi <br /> thở thơm  tho ở khuôn miệng xinh <br /> xắn đang nhai trầu. Người mẹ thật <br /> <br /> 8/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> đẹp đẽ, cao quý và kiêu hãnh đáng để <br /> bé  Hồng tự hào.<br /> <br />        <br /> Lời giảng bình của giáo viên vừa đảm bảo yêu cầu định hướng tiếp  <br /> nhận, vừa định hình kiến thức thông qua khả  năng liên tưởng tích cực, làm <br /> nổi bật ý nghĩa sâu sa của văn bản làm sáng tỏ  một yếu tố  nghệ  thuật đặc <br /> sắc. Ví dụ trong bài “Lượm” ­ Ngữ văn 6 tập II khi phân tích xong đoạn thơ <br /> thứ  13 “Lượm  ơi, còn không?” trước khi chuuyển  đoạn, giáo viên dành ít <br /> phút để  giảng bình; sau đoạn thơ  xúc động miêu tả  sự  hi sinh anh dũng của  <br /> Lượm, tác giả dành đúng một dòng thơ với hình thức câu hỏi tu từ  thể hiện  <br /> tâm trạng đau xót  của mình. “Lượm  ơi còn không?” câu thơ  đồng thời là <br /> một   tiếng   kêu   nghẹn   ngào   đau   đớn,   niềm   cảm   phục   sâu   sắc   trước   tấm <br /> gương một thiếu niên quên mình vì Tổ quốc. Lượm hi sinh, nhưng hình ảnh <br /> một chú bé liên lạc hồn nhiên nhí nhảnh và giàu lòng yêu nước đã trở nên bất <br /> tử .<br />      Hoặc dạy Đọc ­  Hiểu văn bản “Qua Đèo Ngang” Ngữ văn 7 – Tập I.<br />  Sau khi tìm hiểu hai câu thơ cuối giáo viên có thể bình:<br />                              “Dừng chân đứng lại trời non nước<br />                                Một mảnh tình riêng ta với ta”<br />    Nỗi niềm chất chứa ngày một thêm sâu nặng khiến nữ sĩ phải thốt lên phơi <br /> trải tấm lòng. Con người nhỏ  bé bỗng sững lại trước một không gian rộng  <br /> lớn, rợn ngợp (chỉ có trời ­ non nước) để nhận ra sự cô đơn của chính mình <br /> “ta với ta” là một mình đối diện với chính mình. Cả một cảnh ngộ, một tâm <br /> tư, một tấm lòng không biết chia sẻ cùng ai! Phải chăng đây là nét đặc trưng  <br /> của nỗi buồn xưa, nỗi buồn trước cảnh non sông biến đổi, triều đại hưng <br /> phế  nhưng tình riêng vẫn còn bất biến với chính mình. Hai câu thơ  vừa kết  <br /> thúc bài thơ vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới.      <br /> c. Biện pháp tổ chức các hoạt động học tập của học sinh trong giờ <br /> Đọc ­ Hiểu văn bản:<br />      Ở mỗi tiết dạy đọc hiểu văn bản giáo viên có thể tổ chức  lớp học thành <br /> các nhóm   học tập và phát phiếu học   tập, yêu cầu các nhóm thảo luận về <br /> một vấn đề  nào đó trong quá trình Đọc­ Hiểu văn bản sẽ tạo được hứng thú <br /> cho học sinh. Một mặt hoạt động nhóm có thể  khắc phục những khó khăn <br /> trong cảm thụ, suy nghĩ tình cảm của cá nhân về kiến thức văn bản, mặt khác  <br /> <br /> 9/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> rèn được kỹ năng nói trước tập thể lớp, rèn luyện sự tự tin trong học tập của  <br /> các em học sinh.<br />      Biện pháp này có nhiều ưu điểm cần được vận dụng nhưng giáo viên cũng  <br /> cần chú ý vì hoạt động nhóm chỉ  phát huy được hiệu quả  tích cực nếu sử <br /> dụng đúng lúc, đúng chỗ trong giờ Văn.<br />       Cảm thụ  văn bản thuộc về  khả  năng của mỗi cá nhân học sinh, do vậy  <br /> hoạt động cá nhân tự  bộc lộ suy nghĩ là hình thức dạy học thường xuyên và <br /> hàng đầu. Chỉ  những phạm vi kiến thức mang tính khái quát và những tình  <br /> huống có vấn đề  trong bài học vượt qua khả  năng cá  nhân cần tới mức tư <br /> duy tập thể thì hình thức hoạt động nhóm sẽ xuất hiện. Hình thức phiếu học <br /> tập và thảo luận nhóm cần được thiết kế ở phần đọc hiểu ý nghĩa văn bản ở <br /> cấp độ  giữa dòng,  nhất là vượt ra khỏi dòng để  tiến tới các mục tiêu đọc  <br /> hiểu văn bản sẽ cần tới sự nỗ lực cảm và hiểu không chỉ của cá nhân mà của  <br /> cả lớp học.<br /> Ví dụ:  Thiết kế bài học “ Sau phút chia li ” <br /> Thao tác           Hoạt động dạy    Hoạt động học (Thảo luận nhóm) <br />         ( Phiếu học tập) <br />   1    Câu hỏi 1 : Em cảm nhận   ­   Nỗi   trống   trải   xót   xa   và   buồn <br /> được   trong   văn   bản   “Sau   thương<br /> phút   chia   ly”  những   nỗi  ­ Nỗi oán giận chiến tranh<br /> niềm ly biệt nào ?  ­ Khát khao hạnh phúc lứa đôi <br /> <br />   2   Câu hỏi 2: Theo em, có cách  ­Không còn có những cuộc chiến <br /> nào   để   giải   thoát   người  tranh phi nghĩa.<br /> chinh   phụ   khỏi   nỗi   sầu   ly <br /> biệt này ? <br />   3  ­   Thể   thơ   song   thất   lục   bát   giàu <br /> Câu hỏi 3:   Ở đây nỗi niềm  nhạc điệu.<br /> ly   biệt   được   diễn   tả   sinh  ­ Điệp ngữ.<br /> động,   chân   thực   và   truyền  ­ Đối.<br /> cảm   nhờ   những   nét   nghệ  ­   Dùng   các   hình   ảnh   để   bộc   lộ <br /> thuật nào em cho là đặc sắc  cảm xúc của lòng người.<br /> nhất?<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 10/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> 2. Vận dụng hệ thống câu hỏi trong hoạt động dạy học “ Đọc ­ Hiểu <br /> văn bản”<br />      Chúng ta có nhiều hình thức hoạt động dạy học “ Đọc ­ Hiểu văn bản” .  <br /> Giảng văn, bình văn cũng là đọc ­ hiểu, đọc diễn cảm văn bản cũng là đọc ­  <br /> hiểu như   ở  mức độ  cảm tính. Còn đọc ­ hiểu  ở  mức độ  sâu sắc, đối với <br /> người học sẽ là chiếm lĩnh văn bản bằng đối thoại, lấy câu hỏi do thầy thiết  <br /> kế làm phương tiện. Đây là hình thức dạy học văn quan trọng hàng đầu, bởi <br /> hệ thống câu hỏi cảm thụ phân tích văn có khả  năng khơi dậy năng lực cảm  <br /> và hiểu văn theo  nỗ lực và kinh nghiệm riêng của mỗi học sinh. Sự đa dạng  <br /> hóa của hệ  thống câu hỏi “Đọc ­ Hiểu văn bản” trong SGK Ngữ  văn mới là <br /> minh chứng cho một quan niệm đúng đắn về bản chất “Đọc ­  Hiểu văn bản” <br /> ở môn ngữ văn. <br />        Là giáo viên dứng lớp dạy môn ngữ  văn theo tinh thần đổi mới phương  <br /> pháp dạy học, tôi nghĩ rằng hệ thống câu hỏi vô cùng quan trọng, những câu  <br /> hỏi cảm thụ có khả  năng khơi dậy năng lực cảm và hiểu tác phẩm của mỗi <br /> học sinh. Chính vì vậy hệ thống câu hỏi phải được  thiết kế theo hướng tích <br /> cực hóa  hoạt động học tập của học sinh và tích hợp kiến thức, kĩ năng của <br /> môn học. Chẳng hạn trong mỗi tiết dạy tôi luôn cố  gắng đưa ra những câu <br /> hỏi tạo cơ  hội nhiều nhất cho học sinh được làm việc, được tự  mình cùng  <br /> bạn và thầy tiếp nhận tiếp nhận trực các kiểu, loại văn bản, cảm thụ  văn  <br /> bản một cách sáng tạo.<br />     Trong  quá trình đổi mới phương pháp dạy học cần lưu ý đến việc đổi mới <br /> hệ thống câu hỏi. Hỏi là khơi dậy năng lực cảm hiểu văn bản của học sinh.  <br /> Nhưng giáo viên chúng ta nắm vững sự  khác nhau của các loại câu hỏi, các <br /> hình thức hỏi để học sinh khám phá được giá trị của văn bản, nhất là các văn  <br /> bản nghệ  thuật. Cần có các câu hỏi tư  duy sáng tạo vượt lên hình thức hỏi <br /> phát hiện – tái hiện ( đọc trên dòng ) để đi sâu vào các câu hỏi sáng tạo (đọc  <br /> giữa dòng và vượt ra khỏi  dòng) kích thích năng lực cảm thụ  văn chương <br /> của học sinh.Trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú ý đến hình thức hỏi nêu  <br /> vấn đề  và lựa chọn kết luận có nhiều khả  năng nhất trong việc khơi dậy “  <br /> Hoạt động tư duy bên trong của học sinh”.<br />      Ví dụ khi soạn giảng  văn bản  “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” <br /> Ngữ văn lớp 7 tập I,  tôi đã đặt câu hỏi “ Tại sao tác giả  trở  về quê lại vừa <br /> mừng vừa  ngậm ngùi ”. Đối với câu hỏi này  học sinh cần phải tư duy để trả <br /> lời đó là mừng vì sau bao nhiêu năm xa cách nay nhà thơ mới có dịp trở về quê  <br /> <br /> 11/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> hương. Nhưng ngậm ngùi xót xa vì mình vốn là người ở đây mà khi trở về lại  <br /> chẳng có ai nhận ra! Bọn trẻ  đón nhà thơ  như  đón khách lạ! Khách lạ  ngay <br /> giữa quê hương của mình. Dù rằng biết đó là quy luật tự nhiên của thời gian <br /> trôi chảy, những người bạn cùng trang lứa với nhà thơ  chắc đều đã quy tiên <br /> cả  rồi. Nhưng trong đáy lòng ông, vẫn nhói lên nỗi tủi buồn vì tình yêu, nỗi <br /> nhớ  quê hương tích tụ, dồn nén trong trái tim nhà thơ đã hơn nửa thế kỷ, mà <br /> đâu ngờ lại được đền đáp như thế này ư? <br />                               Gặp nhau mà chẳng biết nhau <br />                         Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi ? <br />      Khi soạn giáo án để có được hệ thống câu hỏi đáp ứng được yêu cầu nhận  <br /> biết, vận dụng, sáng tạo là rất khó chứ  không dễ  dàng gì. Có điều khả  năng <br /> chiếm lĩnh tác phẩm không chỉ   ở  bản thân câu hỏi mà phụ  thuộc vào cách <br /> thiết kế câu hỏi và  vận dụng của người giáo viên hư thế nào cho thật nhiệu  <br /> quả. Đối với câu hỏi sáng tạo, nêu vấn đề không phải áp dụng thế  nào cũng <br /> được mà phải căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh trong lớp mình giảng <br /> dạy, cụ thể đối với học sinh ở trường tôi đang  giảng dạy tỷ lệ học sinh khá <br /> giỏi chưa cao vì thế mà một tiết dạy giáo viên đưa  ra nhiều câu hỏi này thì <br /> học sinh sẽ  không cảm thụ  được tất cả  và dẫn đến các em rất trầm, không  <br /> hào hứng phát biểu xây dựng bài,  kết quả giờ  dạy không thành công. Nhưng  <br /> ngược lại một tiết dạy đọc hiểu văn bản mà người giáo viên khi soạn bài  <br /> không có một  câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi sáng tạo thì dứt khoát tiết dạy sẽ <br /> giảm đi chất văn mà người thầy  muốn truyền lại cho học sinh.Ví dụ khi dạy <br /> bài thơ  “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương giáo  viên khẳng định “ Bài <br /> thơ  này đa nghĩa: nghĩa thứ  nhất về nội dung miêu tả  bánh trôi nước. Nghĩa <br /> thứ hai thuộc về nội dung phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội <br /> cũ. Từ  sự  gợi ý trên em hãy cho biết trong hai nghĩa, nghĩa nào là quyết định <br /> giá trị bài thơ?<br />      Dạy Đọc ­ Hiểu văn bản bằng hệ thống câu hỏi là phương pháp dạy  học <br /> tích cực rèn luyện kỹ năng Nghe ­ Nói  và năng lực  cảm thụ văn chương,  ở <br /> phương pháp này giáo viên cần lựa chọn hệ thống câu hỏi bám sát văn bản để <br /> tổ  chức cho học sinh hoạt động, học sinh  có thể  trả  lời theo cách cảm thụ <br /> riêng của bản thân, hoặc theo dõi nghe lựa chọn cách trả lời hay của bạn.<br />      Hệ thống câu hỏi Đọc ­ Hiểu văn bản rất phong phú song trong giờ học <br /> văn không thể tuyệt đối hóa hoặc xem thường bất kỳ loại câu hỏi nào nhưng <br /> giáo viên nên chú ý kiểu câu hỏi sáng tạo, câu hỏi vận dụng đặc biệt được coi <br /> <br /> 12/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> trọng trong đổi mới phương pháp vì chính loại câu hỏi này giúp học sinh nỗ <br /> lực học tập, phát  huy tư duy sáng tạo của học sinh. Một bài văn không khơi  <br /> gợi cảm xúc, tưởng tượng của người học sẽ  tạo nên một giờ  văn vô cảm,  <br /> khô cứng. Nhưng một giờ  văn thiếu  chiều sâu nhận biết về  tác phẩm sẽ  là  <br /> một giờ  học phù phiếm, nông cạn. Hình thức hỏi sáng tạo, đặc biệt được coi <br /> trọng trong phương pháp mới vì chính loại câu hỏi này có nhiều cơ  hội để <br /> khơi dậy nỗ lực học tập, tư duy sáng tạo của học sinh hơn cả.Vận dụng câu <br /> hỏi này một cách linh hoạt, hợp lý để  học sinh tự  trả  lời giáo viên chỉ  bổ <br /> sung, gợi dẫn dần dần tiết học sẽ đạt hiêu quả rất cao. Ví dụ trong bài: “Chị  <br /> em Thúy Kiều”  ­ Nguyễn Du ­ Ngữ  văn 9 tập I,   mà thiếu câu hỏi: Khi  <br /> Nguyễn Du miêu tả sắc đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều là có sự dự báo về số <br /> phận của họ, theo em dự báo ấy là gì? Tất nhiên câu hỏi này phải đưa ra khi <br /> học sinh đã cảm nhận được đầy đủ về hai nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều.<br />       Nhưng  ở  những lớp mà chất lượng đại trà chưa cao, không có học sinh  <br /> giỏi thì sao? Chẳng lẽ giáo viên lại bỏ  qua câu hỏi loại này. Bỏ  qua thì chất <br /> văn của bài dạy sẽ giảm đi 50%. Vậy làm thế nào? Theo tôi giáo viên vẫn đặt <br /> ra câu hỏi này song câu hỏi chỉ mang tính chất dẫn dắt thu hút học sinh không <br /> đòi hỏi học sinh phải trả  lời chỉ cần học sinh thấy rằng: Đây là tình huống <br /> phải suy nghĩ là đạt yêu cầu, giáo viên sẽ  diễn giảng để  học sinh tiếp thu <br /> kiến thức sâu hơn.<br />        Khi soạn bài thiết kế  câu hỏi Đọc ­ Hiểu văn bản tôi luôn thấm nhuần <br /> quan điểm nội dung   và phương pháp tích hợp tích hợp không chỉ  phân tích <br /> cảm thụ  văn mà còn nhìn thấy các giá trị  của “ văn” trong quan hệ  gắn kết <br /> với phân  môn  Tiếng Việt và Tập làm văn. Các câu hỏi Đọc­  Hiểu cấu trúc <br /> văn bản khi hướng vào tiếp cận các yếu tố  bố  cục, chủ  đề, nhân vật, cốt <br /> truyện, ngôi kể , kiểu văn bản.... đã không tách rời hình thức loại thể của văn  <br /> bản với phương thức biểu đạt của văn bản, nghĩa là chúng được khai thác <br /> vừa như  cấu trúc của một tác phẩm văn học, lại vừa như  cấu trúc của một <br /> văn bản tương  ứng đó chính là tích hợp với phân môn tập làm văn. Cùng với <br /> phân môn tập làm văn các kiến thức về Tiếng Việt như từ loại, các biện pháp <br /> tu từ  sẽ  là tín hiệu nghệ  thuật để  giáo viên tổ  chức hướng dẫn học sinh tìm <br /> hiểu giá trị  của văn bản.Cụ  thể  khi dạy văn bản  “ Cảnh ngày xuân”  trích <br /> truyện Kiều của Nguyễn Du ­ Ngữ văn 9 Tập I, giáo viên đưa ra câu hỏi  Em <br /> hãy tìm từ  láy trong sáu câu thơ  cuối của đoạn trích?    Có ý kiến cho rằng <br /> những từ láy ấy không chỉ miêu tả sắc thái cảnh vật mà còn có tác dụng bộc <br /> <br /> 13/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> lộ  tâm trạng của nhân vật? Em có đồng ý với ý kiến trên không vì sao? Nếu <br /> giáo viên không đặt câu hỏi này thì không khai thác sâu nội dung bài học. Học <br /> sinh tự suy nghĩ cảm nhận và chủ động cho thể hiện sự cảm nhận riêng của  <br /> bản thân. Sau đó giáo viên nhấn mạnh khắc sâu kiến thức vì sáu câu thơ cuối  <br /> bài này Nguyễn Du dùng tới năm  từ  láy: “Tà tà, thơ  thẩn, thanh thanh, nao <br /> nao, nho nhỏ”. Trong năm từ láy có ba từ mang thanh bằng và thanh không, hai  <br /> từ còn lại thì một nửa yếu tố cấu tạo nên từ láy cũng mang thanh không. Điều  <br /> đó chứng tỏ tác giả có dụng ý nghệ  thuật trong cách dùng hệ  thống từ  láy ở <br /> sáu  câu thơ cuối này. Những từ láy ấy vừa miêu tả sắc thái cảnh vật (bề nổi)  <br /> cái quan trọng hơn là kết hợp bộc lộ tâm trạng nhân vật (bề chìm), tâm trạng <br /> của nhân vật không hiện rõ ở  bề mặt ngôn ngữ mà ẩn hiện ở đằng sau cách <br /> dùng ngôn từ?<br />      Những câu hỏi mang tính khái quát nâng cao kích thích sự tìm tòi, sáng tạo,  <br /> năng lực cảm thụ văn học giúp các em thấy rõ nhất chất văn ở  từng tín hiệu  <br /> nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.<br />     Giải pháp minh họa: Khi dạy bài “Qua Đèo Ngang”, tôi đã đặt câu hỏi tìm <br /> hiểu hình thức nghệ thuật để khắc sâu nội dung cảm xúc.<br />   Hãy tìm và phân tích ý nghĩa nghệ thuật trong hai câu luận <br />                          Nhớ nước đau lòng con quốc quốc <br />                          Thương nhà mỏi miệng cái  gia gia <br />  Tác giả  đã mượn chuyện vua Thục Đế  mất nước hóa thành chim cuốc kêu <br /> hoài nhớ nước và âm thanh của chim đa đa để  biểu lộ  tâm trạng của tác giả <br /> đó là nỗi nhớ nước thương nhà. Nỗi niềm chất chứa ngày một thêm sâu nặng  <br /> khiến nữ sĩ phải thốt lên phơi trải tấm lòng. Con người nhỏ bé bỗng sững lại <br /> trước một  không gian rộng lớn, rợn ngợp (chỉ có trời – non nước) để nhận <br /> ra sự cô dơn của chính mình “ta với ta” là một mình đối diện với chính mình. <br /> Cả một cảnh ngộ, một tâm tư, một tấm lòng không biết chia sẻ cùng ai! Phải <br /> chăng đây là nét đặc trưng của nỗi buồn xưa, nỗi buồn trước cảnh non sông <br /> biến đổi, triều đại hưng phế  nhưng tình riêng vẫn còn bất biến với chính <br /> mình. Hai câu thơ vừa kết thúc bài thơ vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới.<br />      Các câu hỏi mang tính sáng tạo có tác dụng rất lớn trong mỗi tiết dạy ngữ <br /> văn song làm thế nào để mỗi tiết dạy người giáo viên phải suy nghĩ, thiết kế <br /> được các câu hỏi sáng tạo.Theo suy nghĩ và kinh nghiệm  của  bản thân tôi  <br /> trong quá trình giảng dạy, muốn có loại câu hỏi này, giáo viên trước hết phải <br /> nghiên cứu kỹ văn bản và các tài liệu tham khảo có liên quan, soạn ra các câu <br /> <br /> 14/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> từ  cụ thể đến khái quát. Thực tế, dạy môn ngữ  văn theo hướng đổi mới cho <br /> thấy chừng nào chưa thiết kế  được hệ  thống câu hỏi   Đọc ­ Hiểu  văn bản <br /> tương  ứng với văn bản, phù hợp với sức học của học sinh thì tiết học ngữ <br /> văn đó mất đi chất men say của thầy với chất men say của trò.<br />       Giáo viên cần vận dụng hệ thống câu hỏi Đọc ­ hiểu văn bản một cách <br /> linh hoạt, hợp lý, sáng tạo để  tạo nên sự  hứng thú ham học và phát huy tính  <br /> tích cực chủ động của học sinh  ở mức tối đa đạt hiệu quả  học tập tốt nhất.  <br /> Giáo viên sẽ đem đến cho các em những giờ học  văn thú vị bổ ích.<br /> II/ Các giải pháp: Minh họa bằng bài giảng cụ thể<br /> Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” trong ngữ  văn 6 là đối tượng đọc để <br /> hiểu từ  truyền thuyết  ấy vẻ  đẹp của trí tưởng tượng hoang đường kỳ   ảo <br /> cùng cảm quan của người xưa về  hiện tượng lũ lụt thường xảy ra  ở  đồng <br /> bằng Bắc bộ và khát vọng chiến thắng thiên tai của người Việt cổ. Đối với  <br /> văn bản này tôi đã thiết kế bài dạy của mình phù hợp với đối tượng học sinh  <br /> trong lớp.<br />                                   Bài 3  Tiết 9: “Sơn Tinh Thủy Tinh”<br /> A/ Mục tiêu bài học:<br /> ­ Giúp học sinh học và hiểu các ý nghĩa nội dung và hình thức của <br /> truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh.<br /> ­ Cách giải thích hiện tượng bão lụt của người Việt cổ.<br /> ­ Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng bão lụt của người xưa.<br /> ­ Ca ngợi sự sáng suốt và công lao dựng nước của các vua Hùng.<br /> ­ Trí tưởng tượng kỳ   ảo dựng lên những hình tượng khổng lồ  mang  <br /> tính tưởng trưng cao.<br /> B/ Chuẩn bị bài học<br /> 1/ Giáo viên:<br />       ­ Quan sát cả bài học Ngữ văn số 3 trong SGK để thấy những điểm có thể <br /> tích hợp giữa Văn với Tập làm văn và Tiếng Việt. Ở đây tích hợp rõ nhất là  <br /> Văn (truyện truyền thuyết tự sự) với Tập làm văn (sự việc và nhân vật trong <br /> kiểu văn bản tự sự).<br />       ­ Đọc kỹ mục “ Những điều cần chú ý”  trong sách giáo viên để nắm chắc  <br /> ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”.<br />       ­ Tranh minh họa truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”<br /> 2/ Học sinh<br />        ­ Đọc nhiều lần để có thể kể tóm tắt truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”.<br /> <br /> 15/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br />        ­ Suy nghĩ để  có thể  trả lời các câu hỏi của phần Đọc ­  Hiểu văn bản <br /> trong SGK.<br /> C/ Các hoạt động dạy học<br /> Hoạt động 1:  Giới thiệu bài<br />         Trong kho tàng truyền thuyết của nước ra có chuỗi truyền thuyết về thời  <br /> đại các vua Hùng. Truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” (mà chúng ta sẽ  học)   là <br /> truyền thuyết tiêu biểu in dấu ấn hiện thực cuộc sống thờ đại Hùng Vương.  <br /> Đây là bản anh hùng cổ  xưa về  người anh hùng chống bão lụt Sơn Tinh, về <br /> sức mạnh và khát vọng chiến thắng thiên tai bão lụt của nhân dân ta trong  <br /> buổi đầu dựng nước. Bản anh hùng ca này sẽ  còn vang vọng mãi trong cuộc  <br /> sống của chúng ta hôm nay.<br /> Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích<br /> * Đọc và hướng dẫn đọc  diễn cảm<br /> Thao            Hoạt động dạy               Hoạt động học<br /> tác<br />     1 Đọc diễn cảm mẫu cả truyện   Hs ­ Nghe<br /> ­ Hướng dẫn đọc diễn cảm:         ­ Nghe<br /> + Đọc bằng giọng kể         ­ Quan sát SGK<br /> + Giọng điệu chung: khỏe, vang<br />     2 +   Ngữ   điệu:   Đọc   chậm   rãi   phần <br /> truyện kể việc vua Hùng kén rể.<br /> ­ Đọc nhanh, mạnh hơn gay cấn hơn <br /> phần   truyện   kể   cuộc   giao   tranh   của  <br /> Sơn Tinh Thủy Tinh.<br />     3 Hỏi:     Hãy   đọc   truyện   “Sơn   Tinh     ­ Một   học sinh đọc cả <br /> Thủy Tinh” theo các yêu cầu trên. truyện<br />     4 Nhận xét sửa chữa cách đọc của học <br /> sinh này.   ­ Nghe<br /> <br /> *Tìm hiểu các chú thích<br /> Thao tác           Hoạt động dạy Hoạt động học<br />     1 Hỏi:  Hãy quan sát chú thích 1 trong  ­ Là truyền thuyết về thần <br /> SGK  và    cho  biết  em  hiểu  gì  về  Núi và thần Nước<br /> truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh. ­ Có liên quan đến núi Tản <br /> Viên,   thời   đại   Hùng <br /> <br /> 16/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> Vương.<br /> ­ Hiện còn đền thờ tại Núi <br /> Ba   Vì   Hà   Nội   và     Vĩnh <br />    2  Hỏi:   Trong   truyện   có   chi   tiết;   “  Phúc.<br /> Một hôm có hai chàng trai đến cầu  ­ Cầu: tìm, kiếm, xin<br /> hôn”   Em   hiểu   thế   nào   là   “     cầu  ­ Hôn: lấy vợ lấy chồng<br /> hôn” ? ­   Cầu   hôn:   xin   được   lấy <br /> làm vợ.<br /> <br />    3 <br /> Hỏi: Cũng theo cách giải thích đó,  ­ Hồng: màu đỏ <br /> hãy giải thích từ “ hồng mao” trong  ­ Mao:  lông động vật<br /> câu văn “ Voi chín ngà, gà chín cựa,  ­   Hồng   mao:   ở   đây   chỉ <br /> ngựa chín hồng mao”   bờm con ngựa màu đỏ.<br /> <br /> Hoạt động 3:  Tìm hiểu cấu trúc văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” <br /> 1. Tìm hiểu cấu trúc văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh”<br /> <br /> <br />  Thao tác      Hoạt động dạy           Hoạt động học <br /> Hỏi:   Văn   bản   Sơn   Tinh   Thủy    <br />      1  Tinh là một truyền thuyết có hai <br /> nội dung lớn được kể  theo trình  HS: Bố cục gồm hai phần <br /> tự sau: Từ   đầu   đến   mỗi   thứ   một <br /> 1. Vua Hùng kén rể.   đôi: <br /> 2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh  ­ Nội dung chính :Vua Hùng <br /> và Thủy Tinh. Hãy xác định hai  kén rể <br /> phần nội dung đó trên văn bản? ­ Từ “ hôm sau, mới  tờ mờ <br /> Cho   biết   phần   nào   là   nội   dung  sáng” đến hết.<br /> chính của truyện ?  ­ Nội dung chính: Cuộc giao <br />       2  Hỏi   :   Hãy   xác   định   nhân   vật  tranh   giữa   Sơn   Tinh   và <br /> chính   trong   truyện   Sơn   Tinh  Thủy Tinh.<br /> Thủy Tinh?   ­Sơn   Tinh   và   Thủy   Tinh. <br />  Vì sao đó là nhân vật chính ?  Cả hai đều xuất hiện ở mọi <br /> Giảng   :   Cả   hai   nhân   vật   Sơn  sự việc của truyện.<br /> Tinh Thủy Tinh  đều toát lên tư <br /> <br /> 17/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> tưởng,  ý nghĩa của truyện: Với       Hs Lắng nghe....<br /> Thủy Tinh  là sức mạnh tàn phá  ­ Minh họa cuộc giao tranh <br /> của   thiên   tai   bão   lụt.   Còn   với  quyết liệt giữa Sơn Tinh và <br /> Sơn   Tinh   tượng   trưng   cho   sức  Thủy Tinh.<br /> mạnh   và   mơ   ước   chiến   thắng <br /> thiên nhiên của nhân ta thủa xưa.<br /> Hỏi:Theo   em   bức   tranh   trong <br /> SGK minh họa  cho nội dung nào <br /> của văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh <br />     3  ? <br /> Em hãy thử đặt tên cho bức tranh  ­ Đặt tên tranh: cuộc chiến <br /> này ?   giữa   Sơn   Tinh   và   Thủy <br /> Tinh.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2. Tìm hiểu nội dung văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh”<br /> a. Vua Hùng kén rể : <br /> Thao tác              Hoạt động dạy          Hoạt động học<br />    1 Hỏi:   Vì   sao   Vua   Hùng   băn  ­ Muốn chọn cho con người <br /> khoăn khi kén rể? chồng xứng đáng.<br /> ­ Sơn Tinh và Thủy Tinh đến <br /> cầu hôn đều ngang tài ngang <br /> sức.<br />    2 Hỏi: Giải pháp kén rể  của Vua  ­   Thách   cưới   bằng   lễ   vật <br /> Hùng Là gì? khó   kiếm  (Voi  chín   ngà,   gà <br /> chín   cựa,   ngựa   chín   hồng <br /> mao)<br /> ­ Hạn giao lễ  gấp: chỉ  trong <br />    3 Hỏi:   Giải   pháp   đó   có   lợi   cho  một  ngày.<br /> Sơn   Tinh   hay   Thủy   Tinh?   Vì  ­ Lợi cho Sơn Tinh.<br /> sao? ­ Đó là các sản vật nơi rừng <br />    4 núi đất đai của Sơn Tinh.<br /> Hỏi:   Vì   sao   Vua   Hùng   dành  ­ Vua biết sức mạnh tàn phá <br /> thiện cảm cho Sơn Tinh? của Thủy Tinh.<br /> <br /> 18/26<br /> Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br /> …………………………………………………………………………………………………<br /> ­   Vua   tin   sức   mạnh   chiến <br /> thắng của Sơn Tinh đối với <br />    5 Thủy Tinh.<br /> Hỏi:   Vua   hùng   đã   sáng   suốt <br /> chọn rể  là Sơn Tinh. Qua việc  ­ Ca ngợi công đức của các <br /> này, nhân dân muốn bày tỏ  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2