intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

106
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 nhằm để giúp các em hiểu và gìn giữ, nâng cao nét đẹp văn hóa của người Hà Nội, xây dựng một nền tảng văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch trong thế kỉ XXI, đáp ứng nhu cầu phát triển, giao lưu và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11

  1. Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội   cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm 2. BCH TW: Ban chấp hành Trung ương 3. GDĐT: Giáo dục đào tạo 4. THPT: Trung học phổ thông 5. HS: Học sinh 6. GV: Giáo viên 7. HSTL: Học sinh trả lời 8. GD: giáo dục 9. GDVH: Giáo dục văn hóa 1/27
  2.                                                         PHẦN M Ở ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI       Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII, tại  Hội nghị lần thứ 9 khóa XI, BCH TW Đảng đã đề ra nhiệm vụ mới về xây dựng và  phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp  ứng nhu cầu phát triển bền vững đất   nước. Trọng tâm là xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, bồi dưỡng  tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức lối sống và nhân cách. Tạo chuyển   biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều  hiểu biết sâu sắc, tự hào tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Để thực hiện được mục tiêu trên đòi hỏi sự nỗ lực đóng góp của nhiều ban   ngành, địa phương, nhiều đơn vị  và các tổ  chức xã hội và của chính cá nhân mỗi   người dân Việt Nam. Riêng đối với ngành giáo dục, thấy được vai trò và trách nhiệm to lớn trong   việc giáo dục đào tạo, bồi đắp tri thức văn hóa cho thế hệ trẻ của đất nước, ngành  giáo dục cũng đã có nhiều đổi mới để bắt kịp nhu cầu của thời đại như: Nâng cấp   đội ngũ giáo viên, đổi mới  cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới chương trình, giáo án;   tăng cường kỷ cương thi cử, tích cực xã hội hóa giáo dục đào tạo… Và nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, bộ GDĐT đã giao cho   sở  GDĐT Hà Nội đưa vào giảng dạy chuyên đề: Giáo dục nếp sống văn minh,  thanh lịch cho học sinh Hà Nội. Đây là một chương trình thiết thực tạo sự chuyển  biến từng bước về  nhận thức hành vi cho học sinh, góp phần đào tạo, xây dựng   thế hệ người Hà Nội thanh lịch, văn minh  để  xây dựng Thủ đô và đất nước phồn   vinh, giàu mạnh,  khơi dậy niềm tự hào kế thừa được truyền thống thanh lịch, giữ  gìn nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội     Việc giảng dạy giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội  có một nội dung rất thiết thực đó là giáo dục cách ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh   lịch. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi văn hóa  ứng xử  đang trở  thành một vấn   đề nhức nhối của xã hội hiện đại.Nội dung giáo dục này đã được đưa vào trong các  bộ  môn như: chuyên đề  giảng dạy thanh lịch, văn minh vào tiết học trong tuần  ở  thời khóa biểu chính khóa của nhà trường mỗi tuần một tiết cho các lớp học, các  2
  3. Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội   cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 hoạt động ngoài giờ lên lớp và một số bộ môn cũng đang sử dụng phương pháp tích   hợp để giáo dục cách ứng xử, giao tiếp thanh lịch, văn minh cho học sinh như Giáo   dục công dân, Địa lí, Văn học…       Là một người con của Hà Nội, được thừa hưởng những tinh hoa văn hóa của  đất Hà Thành, lại trực tiếp làm hai nhiệm vụ  : giáo viên chủ  nhiệm lớp, giáo viên   giảng dạy bộ môn văn trong trường phổ thông.Tôi có điều kiện để truyền dạy cho   học trò những nét đẹp trong giao tiếp, ứng xử thông qua các tiết dạy  Giáo dục nếp   sống thanh lịch, văn minh và thông qua cả một số tiết dạy tích hợp trong bộ môn văn.  Đó vừa là trách nhiệm vừa là niềm tự hào của tôi nói riêng và những người con Hà Nội  nói chung. Hơn thế, Việt Nam là một đất nước đa dân tôc và đa dạng về văn hóa vùng   miền, mỗi địa phương lại mang những nét đặc sắc riêng trong văn hóa giao tiếp,  ứng xử. Do vậy,  từ chương trình thí điểm “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh  cho học sinh Hà Nội” và dạy tích hợp về văn hóa  ứng xử, giao tiếp của người Hà  Nội chúng ta cũng có thể  nhân rộng các chương trình giáo dục văn hóa vùng miền  khác cho học sinh, giúp các em có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về  văn hóa dân tộc,  trang bị cho các em một hành trang vững chắc để bước vào con đường hội nhập và   phát triển.       Vì vậy tôi đã lựa chọn đề  tài  : Tích hợp giáo dục văn hóa  ứng xử, giao  tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội cho học sinh qua một số tác phẩm  trong chương trình Ngữ  văn lớp 11 nhằm để  giúp các em hiểu và gìn giữ, nâng  cao nét đẹp văn hóa của người Hà Nội, xây dựng một nền tảng văn hóa  ứng xử,   giao tiếp văn minh, thanh lịch trong thế kỉ XXI, đáp ứng nhu cầu phát triển, giao lưu   và hội nhập quốc tế.     II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN  CỨU 1. Mục đích         Đề  tài nghiên cứu nội dung: Tích hợp giáo dục văn hóa  ứng xử, giao tiếp   văn minh thanh lịch của người Hà Nội cho học sinh qua một số tác phẩm trong môn   Ngữ văn lớp 11­ THPT để góp phần giáo dục văn hóa giao tiếp, ứng xử thanh lịch,   văn minh cho học sinh. 2. Đối tượng Học sinh lớp 11A12 và lớp 11A15 của trường THPT mà tôi dang công tác, giảng   dạy năm học 2014­2015. 3/27
  4. 3. Phạm vi Phạm vi của đề  tài tập trung bài: Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm   trong  chương trình Ngữ văn lớp 11, bài  Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự) ­ Lê  Hữu Trác, bài Hạnh phúc của một tang gia (trích Số  đỏ) – Vũ Trọng Phụng và bài   Vĩnh biệt Cửu trùng đài (trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng.    4. Phương pháp nghiên cứu     ­ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có  liên quan đến đề tài.    ­ Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp.            ­ Phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn: Điều tra cơ bản, trao đổi,  đàm thoại với HS, cán bộ GV, phụ huynh,...                                                                    PHẦN NỘI DUNG  I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ      1. Cơ sở lý luận:         Hà Nội là thủ đô của cả nước, là linh hồn của dân tộc Việt Nam.Thanh lịch   văn minh là nét đẹp truyền thống đã được nhiều thế  hệ người dân Hà nội tạo nên  và   lưu   giữ,   trở     thành     nét   văn   hóa   đặc   trưng,   tiêu   biểu   cho   con   người   Việt  Nam.Trân trọng, kế thừa và phát huy nét đẹp ấy trong đời sống người Hà Nội hôm   nay và mai sau là trách nhiệm, là niềm tự  hào và vinh dự  của người dân Thủ  đô   trong đó có thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường. Thanh lịch, văn minh là đặc trưng nổi bật trong nếp sống người Hà Nội đó là  nếp sống có văn hóa tích cực tiến bộ phù hợp với các giá trị  sống của cộng đồng.  Người thanh lịch văn minh là người có dáng vẻ hành vi trang nhã, giao tiếp ứng xử  lịch sự, thể  hiện sự tiến bộ  hiểu biết phù hợp với thời đại với dân tộc.Thanh lịch  là một khuynh hướng thẩm mĩ thiên về  sự  nhã nhặn và lịch thiệp đã trở  thành nét   đẹp trong nếp sống người Hà Nội. Đó là nét đẹp hài hòa của diện mạo của phong   cách, hành vi, sự tu dưỡng trải nghiệm của con người. Văn minh biểu hiện ở trình  độ  phát triển cao của văn hóa về  phương diện vật chất theo hướng xóa bỏ  những  lạc hậu, thấp kém để xây dựng một xã hội tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn. Giao tiếp là một quá trình bao gồm: tiếp xúc, giao lưu giữa con người với con  người nhằm mục đích trao đổi thông tin, bày tỏ  quan điểm, tình cảm, thái độ, bộc  lộ nhu cầu. 4
  5. Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội   cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 Qua giao tiếp, con người có thể  làm phong phú hơn những hiểu biết của   mình về con người, tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, thông qua giao tiếp, con người  biểu hiện năng lực, phẩm chất, nhân cách của mình trong các mối quan hệ. Ứng xử là cách thể hiện tình cảm, thái độ, hành động của con người với con   người, của con người đối với sự việc, đối với thiên nhiên, môi trường tự  nhiên và  môi trường xã hội Ứng xử  thanh lịch, văn minh là sự  biểu hiện tình cảm, thái độ, hành động  đúng đắn, đẹp đẽ của người có văn hóa với con người, với thiên nhiên, môi trường. Ứng xử thanh lịch, văn minh thể hiện qua các hành vi của con người như lời   nói, việc làm, mắt nhìn, cử chỉ thái độ trên cơ sở lòng nhân ái và sự hiểu biết. Như  vậy,  ứng xử  không đơn thuần là thể  hiện bên ngoài của phép xã giao mà nó phản   ánh bản chất bên trong của người  ứng xử.  Ứng xử thanh lịch, văn minh còn được   thể  hiện  ở  khía cạnh đối với tự  mình, là thái độ  của mỗi cá nhân đối với trách  nhiệm của bản thân mình trong sinh hoạt, trong công việc… Với mức độ  và tầm quan trọng như vậy, văn hóa giao tiếp,  ứng xử  đòi hỏi  mỗi con người phải được học tập, rèn luyện và tu dưỡng thường xuyên, liên tục.      Hà Nội với 1000 năm tuổi với sự ưu đãi của thiên nhiên đã làm cho Hà Nội là “  Chốn hội tụ  của bốn phương đất nước”, “ muôn vật phong phú tốt tươi” đã làm  cho Hà Nội là một đô thị  lớn bậc nhất của nước nhà, là nơi phồn thịnh về kinh tế,   phát triển về  văn hóa, tạo nên một bản sắc văn hóa Thăng Long ­ Hà Nội. Có thể  hình dung chân dung văn hóa  ứng xử  của con người Hà Nội với những giá trị  nổi  bật như  sự  lịch lãm, tinh tế, hào hoa trí tuệ, có nghĩa khí, giàu lòng yêu nước, tình  nhân ái, yêu chuộng hòa bình; người Hà Nội kín đáo, khiêm nhường, hướng nội sâu  sắc, quan hệ rộng mở, có bản lĩnh và tự trọng, với những biểu hiện cụ thể như: *Người Hà Nội giao tiếp văn minh, thanh lịch Người Hà Nội coi trọng giao tiếp trước hết  ở  lời ăn, tiếng nói. Qua tiếng   nói , người   ta nhận ra tiếng nói “Hồ  Gươm”. Cái thanh, cái lịch của tiếng nói   người Hà Nội là ở chỗ phát âm hay, dùng từ chuẩn xác, diễn đạt hấp dẫn, dễ nghe. Người Hà Nội khi nói chọn ý đẹp, lời hay, tránh thô lỗ, tục tằn.khi giao tiếp   luôn thể hiện thái độ cầu thị, cẩn trọng cân nhắc kỹ trước khi nói. Người Hà Nội chú trọng cách nói, cách xưng hô, cách chào khi gặp và tạm  biệt. Không nói trống không, nói leo, nói chen ngang làm người khác mất hứng,  không nói kiểu khoe chữ, học đòi. 5/27
  6. Người Hà Nội biết lắng nghe khi giao tiếp, tin tưởng cởi mở trong giao tiếp.   Nghe với sự cầu thị, nghe để cảm thông, thấu hiểu, không bàng quan, lơ đãng, vô tình. *Người Hà Nội ứng xử văn minh, thanh lịch Hà Nội là thủ  đô của đất nước, đó cũng là nơi hội tụ  của những tài năng,   tinh hoa trí tuệ  tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Từ xa xưa, người của đất “Ngàn  năm văn vật” đã có lối ứng xử vừa thanh lịch vừa văn minh. Người Hà Nội tự  trọng, biết mình, cẩn thận, chỉn chu đối với chính mình.   Từ  việc phân biệt cách mặc trong nhà khác với mặc ra đường, ăn trông nồi, ngồi  trông hướng, tu thân rồi mới tề  gia ... chứng tỏ phải biết mình, sửa mình là điều   trước tiên. Sự  hài hòa, dung hòa các mối quan hệ  là đặc điểm nổi bật trong quan hệ  ứng xử  của người Hà Nội. Người Hà Nội hào hoa mà không kênh kiệu, khoe vẻ  giàu sang; vui tươi duyên dáng mà không suồng sã; thông minh, lịch thiệp và vẫn   chân thành; chững chạc, khiêm nhường, ân cần và tế  nhị  ... Người Hà Nội không   ứng xử  thái quá, cực đoan, lựa cách ăn  ở  cho vừa lòng người, không rộng, không  hẹp; không “uống nước uống cả  cặn”, “vơ  đũa cả  nắm”, ghét ai là “đào đất đổ   đi”, nói không to quá, ăn không cay quá, mặc không lòe loẹt quá, đi đứng không hấp   tấp quá, mọi thứ sao cho chừng mực vừa phải. Người Hà Nội vừa tự trọng, vừa tôn trọng người khác, không kính cẩn thái  quá đối với những người quyền cao chức trọng, tự tin tiếp xúc với “những người   của công chúng”. Những cử  chỉ  ngả  mũ, bắt tay, cúi đầu tỏ  lòng tôn kính ... thể  hiện thói quen giao tiếp lịch lãm, tế nhị, biểu lộ chiều sâu của tâm hồn trong sáng,   trí tuệ thông minh, phong thái đường hoàng. Người Hà Nội kín đáo, khiêm nhường, ứng xử ân tình, tế nhị, niềm nở chân   thành, không nỡ  chạm vào lòng tự  ái, nỗi đau của người khác. Sống hài hòa, thân   thiện với thiên nhiên, môi trường, có ý thức bảo vệ lợi ích của cộng đồng. Cách ứng xử của người Hà Nội khiến cho ai đó mỗi khi gặp gỡ, giao thiệp   đều cảm thấy hài lòng, quý trọng và cảm kích ghi nhớ.      Và như chúng ta đã biết nhà trườ ng là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người   chủ  tươ ng lai của đất nướ c. Nếu họ  có đầy đủ  những nhận thức về  cách  ứng   xử, giao tiếp thanh l ịch, văn minh của Hà Nội, học tập và làm theo lối sống  ấy  thì chúng ta tin chắc rằng h ọ  s ẽ là những gươ ng mặt mới, làm rạng rỡ  cho thủ  đô nói riêng và Việt Nam nói chung.  Ở trường THPT, vi ệc truy ền th ụ ki ến th ức   giáo dục ý thức về  văn hóa giao tiếp,  ứng xử thanh l ịch, văn minh của ngườ i Hà   6
  7. Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội   cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 Nội đến học sinh thuận lợi và hiệu quả  nhất vẫn là hình thức giảng dạy trực   tiếp kết hợp với tích hợp và lồng ghép vào các môn học. 2. Thực trạng của vấn đề:              Nhìn lại cách ứng xử, giao tiếp của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay nh ững   người làm công tác giáo dục không khỏi băn khoăn, lo lắng. Bên cạnh những mặt   tích cực như mạnh dạn, tự tin, năng động trong mọi mặt của đời sống thì một bộ  phận không nhỏ giới trẻ lại có cách ứng xử, giao tiếp thiếu văn hóa trong gia đình  và những nơi công cộng. Nói năng trống không, cãi lại tay đôi với người lớn tuổi;   lạm dụng tiếng “lóng”, nói tục, chửi bậy; nói chuyện điện thoại oang oang hoặc  thể  hiện tình cảm thái quá nơi đông người, công viên; chen lấn, xô đẩy khi xếp  hàng; khi đi xe buýt không nhường ghế  cho người già, trẻ  em và phụ  nữ  có thai;   bóp còi, rú ga inh ỏi khi tắc đường...là những hành vi tạo ra một thói quen xấu cho  giới trẻ, tạo nên một môi trường thiếu văn hóa trong xã hội, gây ảnh hưởng không  nhỏ đến hành vi, nhân cách của các bạn trẻ.               Chương trình Ngữ văn THPT nói chung và Ngữ văn  lớp 11 nói riêng có   một số bài học có liên quan đến văn hóa giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh của   người Hà Nội . Do vậy, đây chính là điều kiện thuận lợi để  giáo viên có thể  tích   hợp, lồng ghép nội dung giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội  vào một số bài học. Trong đặc thù của môn Ngữ văn vừa là những tác phẩm nghệ thuật ,lại vừa   là những bài học đạo đức được lồng ghép một cách tinh vi, khéo léo vì vậy rất  thuận tiện và phù hợp cho việc dạy tích hợp những nét đẹp trong văn hóa ứng xử  của người Hà Nội nói riêng và văn hóa vùng miền nói chung. Đó cũng là một cách  để ta truyền tải, giáo dục lòng tự hào về truyền thống thanh lịch của đất đô thành,   lại vừa giúp thế hệ trẻ xây dựng được một văn hóa ứng xử đẹp thật sự văn minh,   thanh lịch.         Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy việc giảng dạy còn chưa được một số giáo  viên thực sự  chú trọng đến nội dung này, nên chưa phù hợp với yêu cầu xã hội.  Chính vì vậy việc lồng ghép nội dung giáo dục giáo dục nếp sống thanh lịch, văn   minh nói chung và văn hóa ứng xử thanh lịch, văn minh của người Hà Nội nói riêng   vào môn học này vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để và sâu rộng. II. CÁC BIỆN PHÁP ĐàTHỰC HIỆN ĐỂ  TÍCH HỢP GIÁO DỤC VĂN   HÓA  ỨNG XỬ, GIAO TIẾP VĂN MINH, THANH LỊCH CỦA NGƯỜI HÀ  NỘI CHO HS 7/27
  8. 1. Nhiệm vụ  của người GV trong việc tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử,  giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội cho HS. Giáo dục văn hóa  ứng xử, giao tiếp thanh lịch, văn minh là dựa trên những tri  thức về  những nét đẹp văn hóa  ứng xử, giao tiếp của Hà Nội mà hình thành thái   độ, ý thức, trách nhiệm và kĩ năng sống cho HS, nhằm  khơi dậy niềm tự hào được   kế  thừa truyền thống thanh lịch, giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội.   Qua  đó tạo sự  chuyển biến từng bước về nhận thức, hành vi cho học sinh, góp phần  đào tạo, xây dựng thế hệ người Hà Nội giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh, xây   dựng Thủ đô và đất nước phồn vinh giàu mạnh.   Là một GV chủ nhiệm và GV giảng dạy môn Ngữ văn, ngoài những tiết học   trực tiếp giảng dạy chuyên đề  Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh, thông qua  một số   bài học liên quan đến văn hóa giao tiếp,  ứng xử thanh lịch, văn minh của  người Hà Nội,  tôi đã cung cấp, gửi gắm các thông điệp phong phú về  giữ  gìn và  bảo vệ, phát huy  nét đặc sắc trong văn hóa  ứng xử  của người Hà Nội. Cụ  thể  :  HS hiểu được văn hóa  ứng xử, giao tiếp thanh lịch, văn minh  của người Hà Nội   xưa và đối với đời sống của các thế  hệ  người dân Hà Nội nay như  thế  nào, thấy  được những nét đẹp ấy đã và đang bị mai một cụ thể ra sao để có ý thức gìn giữ và   phát huy những nét đẹp đó . Bên cạnh đó tôi còn tạo môi trường để các em có thể  giao lưu, thực hành, giúp các em thấm nhuần những nét đẹp trong văn hóa ứng xử  của người Hà Nội; có thái độ  thân thiện với mọi người ,  ủng hộ những việc làm  bảo vệ  bản sắc văn hóa của Hà Nội và lên án, tố  cáo những hành vi làm mất đi   những nét đẹp văn hóa trong giao tiếp, ứng xử; góp phần xây dựng một thủ đô văn   minh, giàu đẹp, tạo gương mặt mới đầy tự hào cho thế hệ trẻ Việt Nam.  2. Nguyên tắc, mức độ, phương pháp giáo dục văn hóa  ứng xử, giao   tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội cho HS  2.1 Nguyên tắc Giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội  không phải là một bộ môn riêng biệt mà chỉ là cách tiếp cận bộ môn. Do vậy, khi   tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục văn hóa  ứng xử    thanh lịch, văn minh của  người Hà Nội  tôi luôn tuân thủ những nguyên tắc sau: ­ Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự liên quan đến văn hóa ứng  xử, giao tiếp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . Nội dung tích hợp phải đảm  bảo tính chính xác.  8
  9. Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội   cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11   ­ Phải đảm bảo đặc trưng của môn học, không biến giờ học Ngữ văn thành  giờ học giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh.  ­ Phải đảm bảo kiến thức cơ  bản, tính lôgic của nội dung bài học, không   làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học. ­ Các ví dụ, nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp thanh lịch, văn minh  giáo viên đưa vào phải ngắn gọn, hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của HS.         2.2. Mức độ Việc tích hợp nội dung giáo dục văn hóa  ứng xử, giao tiếp thanh lịch, văn  minh của người Hà Nội thể hiện ở 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận  và mức độ liên hệ. ­ Mức độ toàn phần: Mục tiêu và  nội dung của bài học phù hợp  hoàn toàn   với mục tiêu và nội dung của giáo dục văn hóa  ứng xử, giao tiếp thanh lịch, văn   minh của người Hà Nội . ­ Mức độ  bộ  phận: Chỉ  có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo  dục văn hóa giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh của người Hà Nội . ­ Mức độ  liên hệ: Có điều kiện liên hệ  một cách logic, trực tiếp trong lối   ứng xử, giao tiếp hàng ngày ở gia đình, trường học, nơi công cộng. 2.3. Phương pháp Trong quá trình lồng ghép nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp thanh   lịch, văn minh của người Hà Nội, tôi đã sử dụng những phương pháp sau: ­  Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo  dục: vận dụng những   tình huống thực tế, phân tích tình huống và rút ra những bài học kinh nghiệm. ­ Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng :  cung cấp những thông tin về  văn hóa ứng xử, giao tiếp của người Hà Nội và ở địa phương nơi mà các em đang   sinh sống và học tập. ­ Phương pháp nêu gương: Muốn nét đẹp văn hóa  ứng xử, giao tiếp thanh   lịch, văn minh của người Hà Nội được tỏa sáng, giúp học sinh hiểu và gìn giữ  thì   bản thân GV phải gương mẫu ngay trong lời ăn, tiếng nói, trong cách ứng xử hàng   ngày 3. Một số bài học vận dụng tích hợp, lồng ghép giáo dục văn hóa giao  tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong môn Ngữ văn 11  9/27
  10. 3.1 Hệ  thống những bài học có nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp,   ứng xử thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.   Như trên đã nói, kiến thức giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp thanh lịch, văn  minh của người Hà Nội trong môn Ngữ  văn lớp 11 không được trình bày cụ  thể  trong từng bài rõ ràng mà được mà phải tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài  giảng. Khảo sát toàn bộ nội dung chương trình Ngữ văn lớp 11, tôi thấy có một số  bài học tiêu biểu liên quan đến văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Hà Nội có thể  tích hợp được nội dung này đó là các bài: Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí  sự) –Lê Hữu Trác; Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm, đoạn trích Hạnh phúc của một  tang gia (trích Số đỏ ­ Vũ Trọng Phụng); Vĩnh biệt Cửu trùng đài (trích Vũ Như Tô)   – Nguyễn Huy Tưởng.      3.2. Vận dụng    *  Đoạn trích:  Vào Phủ  chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) – Lê Hữu   Trác. Khi dạy đến bài này, tôi muốn tích hợp giáo dục cho học sinh có cái nhìn sâu  sắc và toàn diện về  đời sống, văn hóa  ứng xử, cung cách sinh hoạt của tầng lớp  vua quan phong kiến thời vua Lê – chúa Trịnh. Cuộc sống xa hoa, quyền quý nhưng  thiếu sinh khí, tình người để  từ  đó giáo dục cho học sinh một lối sống tích cực   chan hòa với thiên nhiên, trân trọng tài năng phẩm giá, có thái độ  đúng mực với  danh lợi, vật chất.               *   Đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia (trích Số  đỏ) – Vũ Trọng   Phụng Với đoạn trích này, ngoài việc đảm bảo nội dung kiến thức giờ dạy cho học   sinh thấy được mặt trái với những cách giao tiếp, ứng xử thiếu văn minh thanh lịch   của xã hội thành thị Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đó là cách ứng xử giao  tiếp thái quá cực đoan, háo danh, hám lợi, giả  tạo, thiếu tình người. Để từ  đó có ý  thức xây dựng một lối sống đẹp trong giao tiếp, ứng xử với những người thân trong   gia đình, với những quan hệ ngoài xã hội, với việc ăn mặc, ma chay,…            * Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài (trích kịch Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy   Tưởng Thông qua tiết học, tôi muốn giúp các em thấy được hình ảnh của một Thăng  Long – Hà Nội thế kỷ XVI, với những mâu thuẫn xung đột giữa nhân dân lao động   khốn khổ  lầm than với bọn hôn quân, bạo chúa và phe cánh của chúng đang sống   10
  11. Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội   cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 trong xa hoa, trụy lạc; giữa quan niệm nghệ  thuật cao siêu với lợi ích thiết thực   trực tiếp của nhân dân. Để từ đó giáo dục cho các em cách ứng xử văn minh thanh lịch trong các mối   quan hệ giữa cá nhân với tổ  quốc, dân tộc, với quần chúng nhân dân và giữa niềm   đam mê nghệ thuật – tài năng của cá nhân với hoàn cảnh thực tế của lịch sử… * Tác phẩm Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm Đây là tác phẩm mà Ngô Thì Nhậm đã chắp bút viết thay lời vua Quang   Trung để  kêu gọi sĩ phu Bắc Hà ra phụng sự  cho triều đình vừa mới thành lập.  Ngoài việc đảm bảo nội dung của tiết dạy về một tác phẩm chính luận thời trung   đại, tôi còn muốn lồng ghép giáo dục cho học sinh về  cách giao tiếp  ứng xử  văn   minh thanh lịch của người Hà Nội trong nhiều mối quan hệ, nhiều hoàn cảnh khác  nhau. Đó chính là thái độ  tự trọng, trân trọng tài năng của cá nhân, có lối sống tích   cực, rèn đức luyện tài để cống hiến cho quê hương; trân trọng người hiền tài, cách  giao tiếp tế nhị, khéo léo; là ý thức học hỏi, noi gương những bậc hiền tài trong lịch  sử …       *Thiết kế một giáo án cụ thể: CHIẾU CẦU HIỀN (Tiết 2) Ngô Thì Nhậm A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: ­ Hiểu được tầm tư  tưởng mang tính chiến lược, chủ trương tập hợp nhân   tài để  xây dựng đất nước của vua Quang Trung, một nhân vật kiệt xuất trong lich  sử nước ta.  ­ Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia ­ Hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu, một thể văn nghị luận trung đại. ­ Tích hợp GD văn hóa  ứng xử, giao tiếp thanh lịch văn minh của người hà   Nội B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK, SGV Ngữ văn 11 – tập 1. Sách tham khảo Hình ảnh, đoạn trích chèo minh họa Máy chiếu, phấn, bảng … C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 11/27
  12. GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các   hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ GV: Nêu hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác của văn bản chiếu cầu hiền? 3. Bài mới ­ Lời vào bài: học sinh xem trích đoạn chèo “Ngọc Hân công chúa” – Biên  kịch: Lưu Quang Vũ ­ Bài giảng: Đoạn trích các em vừa theo dõi cũng đã phần nào cho thấy được bối cảnh   thời đại Tây Sơn và tư tưởng cầu hiền của vua Quang Trung trước khi bài chiếu ra  đời. Để hiểu rõ hơn bài Chiếu Cầu Hiền , cô cùng các em đi tiếp vào bài học ngày   hôm nay. PP HOẠT ĐỘNG CỦA NỘI DUNG KIẾN THỨC  NỘI DUNG  TG THẦY VÀ TRÒ CẦN ĐẠT TÍCH HỢP I. TÌM HIỂU CHUNG II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN      1. Đọc, tìm hiểu bố cục      2.  Tìm hiểu văn bản       a/ Đoạn 1: Quy luật xử   thế của người hiền      b/ Đoạn 2: Cách ứng xử   của sĩ phu Bắc Hà và nhu   Đất   nước   hưng   vong,   thất  cầu đất nước phu   hữu   trách.   Chúng   ta   đã  từng nghe câu dưới thời nhà  Trần, Trần Quốc Tuấn đã vì  nghĩa   nước   mà   gạt   bỏ   mối  thù nhà quên đi những hiềm  khích   riêng   tư.   Hay   câu  chuyện   dưới   thời   nhà   Lê,  Nguyễn   Trãi   đã   tự   tìm   đến  chủ  tướng Lê Lợi dâng Bình  Ngô   Sách   làm   nên   chiến  thắng   vang   dội   của   cuộc   12
  13. Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội   cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 khởi nghĩa Lam Sơn. Và dưới triều Tây Sơn, khi  Nguyễn   Huệ   đem   quân   ra  Bắc thì các sĩ phu Bắc Hà có  cách   ứng   xử   như   thế   nào,  chúng ta  tìm hiểu  phần thứ  nhất: Cách ứng xử của các sĩ  *   Cách   ứng   xử   của   các   sĩ  phu. 19  phu HS đọc đoạn trích từ: phút “Trước   đây   ...vương   hầu  ­  Cách ứng xử : chăng?”    */ Mai danh ẩn tích, lưu lạc   Hỏi: Các sĩ phu Bắc Hà có  bốn phương cách ứng xử như thế nào?       */   Những   người   ra   làm  quan thì sợ  hãi, im lặng, làm  việc cầm chừng Trở  lại với đoạn 1 của văn  bản , tác giả  đã chỉ  ra người  hiền như  ngôi sao sáng   trên  trời cao, nếu giấu đi vẻ  đẹp  che mất ánh sáng, có tài mà  không được đời dùng thì coi  như   không   phải   là   người  hiền do trời sinh ra vậy. Và  Cần có nhận  với cách ứng xử như thế này  thức   đúng  thì ta thấy các sĩ phu có xứng  đắn,   phê  danh   là   người   hiền   trong  ­>   Họ   đã   bỏ   phí   tài   năng,  bình   lối  thiên hạ hay không? không   xứng   danh   là   người  sống   tiêu  hiền do trời sinh ra vậy! cực,   bỏ   phí  tài năng  Đó cũng là cách hành xử một  thời. Nhưng thật đáng buồn  cho xã hội ngày nay, khi đất  nước   hòa   bình   con   đường  hội nhập, giao lưu ngày càng  rộng mở,  ấy vậy mà ta vẫn  13/27
  14. thấy   đâu   đây   còn   biết   bao  người có lối sống e dè, khép  kín,   biết   bao   bạn   trẻ   vùi  mình trong những trò chơi vô  bổ, biết bao nghiên cứu sinh  được nhà nước cử  đi học  ở  nước ngoài mà không trở  lại  phục   vụ   quê   hương.   Còn  biết   bao   cán   bộ   công   chức  đến cơ  quan nhà nước theo  lối đánh trống ghi tên... ­   Nguyên   nhân:   Do  thời  thế  ­>   Đó   đều   là   những   cách  suy vi, loạn lạc sống   tiêu   cực,   đáng   phê  phán... Trở   lại   với   bài   Chiếu   Cầu  Giáo dục lối  Hiền, vậy thì theo tác giả  :  sống   tích  Nguyên nhân nào đã khiến  cực,   cống  họ   có   cách   ứng   xử   như  hiến cho quê  vậy? hương. GV: Có nhiều nguyên nhân,  phần   vì   do   thời   thế   suy   vi  loạn lạc, phần vì các sĩ phu  Bắc   Hà   là   những   nhà   nho  sống với tinh thần “Tôi trung  không   thờ   hai   chủ”.   Hiểu  được tâm lý này vua Quang  Trung đã khéo léo đặt các sĩ  phu   trong   mối   quan   hệ   với  thời   cuộc   để   tránh   được  phần   hạn   chế   trong   tâm   lý  của   các   sĩ   phu.   Khiến   họ  không tự  ái, xấu hổ  mà nhìn  lại bản thân, theo nhà vua thì  thời thế  không cho phép họ  thể   hiện   mình   chứ   không  phải họ vùi lấp mình.  14
  15. Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội   cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 ­   GV  ?:Vậy thì, trong thời  đại   mà   các   em   đang   sống  ­ Nghệ thuật:  đây, chúng ta có thể lựa chọn  + Dùng nhiều điển tích, điển  cách   sống   như   các   sĩ   phu  cố theo phép liệt kê Bắc Hà hay không? Vì sao? + Từ  ngữ, hình  ảnh khơi gợi  HSTL: Không! mà phải sống  cảm   xúc:  Ghé   chiếu   lắng   tích cực, cống hiến hết mình  nghe, Ngày đêm mong mỏi cho đất nước, không che dấu  + Hai câu hỏi tu từ  liên tiếp:  tài   năng,   khẳng   định   vị   trí,  “Hay trẫm … chăng?” vai trò của bản thân. =>  Tư   tưởng,   tình  cảm  của  GV  ?:   Làm   thế   nào   để   có  vua Quang Trung: được lối sống tích cực như  vậy? HSTL: ­ Sống tự tin, bản lĩnh */ Có kiến thức văn chương  ­ Dám đương đầu với khó khăn sâu rộng. ­ Học tập, rèn luyện tài, đức  */ Khéo léo, tế  nhị  trong  ứng  để trở thành người hiền tài xử GV:   Trở   lại   với   đoạn   văn  các   em   có   nhận   xét   gì   về  nghệ thuật...câu văn? Hỏi:   Nhận   xét   về   nghệ  thuật   của   đoạn   văn   qua:  từ   ngữ,   hình   ảnh,   hình  thức câu văn? Hỏi:   Những   từ   ngữ,   hình  ảnh,   câu   văn   cho   thấy   tư  Giáo   dục  tưởng,   tình   cảm   của   vua  cách  ứng xử  Quang Trung như thế nào? khéo   léo,  Gợi   mở   1:   Việc   dùng  khiêm   tốn,  những   điển   tích,   điển   cố  chân   thành  trong   giao  cho thấy người viết có tài  tiếp. năng, kiến thức ra sao? 15/27
  16. Xuất phát từ  đối tượng của  */ Khiêm tốn, chân thành. bài viết là các sĩ phu trưởng  */   Khao   khát,   mong   mỏi   sự  thành từ cửa khổng, sân trình  giúp sức của những hiền tài có kiến thức uyên thâm. Họ  */ Sự  lo lắng, trăn trở  vì đất  lại   đang   nghi   ngại   về   xuất  nước. thân   của   vua   Quang   Trung,  */ Bao dung, bỏ  qua chuyện  cho rằng nhà vua không xuất  cũ thân   từ   tầng   lớp   quý   tộc,  thân   vương,   lại   sinh   hạ   ở  Đàng   trong,   một   nơi   chưa  phát   triển   về   giáo   dục.   Để  phá tan những nghi ngại  ấy,  Ngô   Thị   Nhậm   đã   khéo  léo  dùng   những   điển   tích,   điển  cố  lấy từ  binh điển nho gia  để   vừa   châm   biếm   nhẹ  nhàng, cách  ứng xử  của các  sĩ phu khiến họ  không tự  ái,  xấu   hổ.   Lại   vừa   chứng   tỏ  cho   họ   thấy   tầm   hiểu   biết  sâu   rộng   của   vua   Quang  Trung. Viết như  thế  là khéo  léo, tế  nhị, là vận dụng một  cách   linh   hoạt   nghệ   thuật  giao tiếp  “   Lời   nói   chẳng   mất   tiền  *Bối cảnh thời đại:  mua, lựa lời mà nói cho vừa  ­ Bối cảnh thời đại mới còn  lòng nhau” nhiều khó khăn thử thách:  Gợi mở  2: Dùng nhiều từ  + Đất nước vừa tạo lập ngữ   khơi   gợi   cảm   xúc   và  + Còn nhiều việc phải lo toan đặt ra tình thế lưỡng phân  +   Một   mình   nhà   vua   không  cho   thấy   thái   độ   của   nhà  thể gánh vác vua như thế nào? + Nhiều nhân tài còn ẩn dật *Nhu cầu của đất nước 16
  17. Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội   cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 GV:  Nhà   vua   đã   lấy   lý   do  => Đất nước cần có sự  giúp  thời   thế   để   giải   thích   cho  sức của các hiền tài.  cách  ứng xử  của các sĩ phu  còn   cho   ta   thấy   vua   Quang  Trung   thật   xứng   đáng   là  đấng   minh   quân   trong   lịch  sử:   yêu   nước,   thương   dân,  tâm lòng chiêu hiền đãi sĩ. Trong đoạn văn tiếp theo, tác  giả   đã   tăng   mức   độ   thuyết  phục hơn nữa khi nêu ra tính  chất của thời đại và nhu cầu  của đất nước. Đó   cũng   là   bài   học   xử   thế  cho   mọi   người   ở   mọi   thời  đại, không chỉ thiết thực cho  mỗi cá nhân mà nó cần hữu  ích trọng dụng hiền tài, đặt  ­ Nghệ thuật thuyết phục: lợi ích quốc gia lên trên hết,  + Nêu lí lẽ: chỉ  ra khó khăn  để  tránh tài năng bị  bỏ  phí,  của thời đại => cần sự  giúp  lãng quên. sức của người hiền tài + Phân tích bằng tình cảm: */ Từ ngữ giàu cảm xúc:nơm   HS nghiên cứu đoạn văn từ:  nớp lo lắng, suy đi tính lại.. “   Kìa   như...của   trẫm   hay  */ Hình  ảnh  ẩn dụ. “một cái   sao” cột   không   thể   đỡ   nổi   một   Hỏi:   Bối   cảnh   của   thời  căn nhà lớn” đại mới được khắc họa ra  */   Đặt   câu   hỏi   day   dứt”  “Huống   nay...của   trẫm   hay  sao? sao?” => Tác giả  đã tác động đến  tâm ý của các sĩ phu khiến họ  không   thể   khoanh   tay   đứng  Giáo   dục   ý  nhìn   mà   đến   với   triều   Tây  thức, vai trò,  Hỏi:   Nêu   ra   hàng   loạt  Sơn. trách   nhiệm  những   khó   khăn   ấy,   vua  của   cá   nhân  Quang   trung   muốn   chỉ   ra  trước   vận  17/27
  18. nhu cầu của thời đại mới  mệnh   dân  cần có sự giúp sức của ai? tộc GV: Hiền tài đã được khẳng  định là nguyên khí của quốc  gia. Các triều đại xưa, triều  đại   nào   có   minh   chủ   được  hiền tài giúp sức thì đều làm  nên nghiệp lớn. Thời Lý có  Quốc Sư  Vạn Hạnh, nguyên  phi  Ỷ  Lan. Thời Trần có thái  sư Trần Thủ Độ, Trần Quốc  Tuấn.   Và   dưới   triều   Tây  Sơn, vua Quang Trung muốn  gây nghiệp trị bình cũng đang  cần có sự  giúp sức của hiền  tài. Nhận thức được vị  trí quan  trọng ấy, để thuyết phục các  c/ Đoạn 3: Con đường cầu   sĩ phu, nhà vua đã dùng một  hiền của vua Quang Trung nghệ  thuật lập luận rất sắc  sảo. ­ Đối tượng cầu hiền: Quan  Hỏi:   Nhận   xét   về   nghệ viên   lớn   nhỏ,   thứ   dân   trăm  thuật thuyết phục của vua  họ. Quang   Trung   trong   đoạn  ­ Cách cầu hiền:  văn qua: lí lẽ, tình cảm? + Cho phép người có ý kiến  hay,   mưu   lược   giỏi   được  dâng sớ tâu bày. + Cho phép các quan văn võ  tiến   cử   người  có   nghề   hay,  nghiệp giỏi. + Cho phép người tài tự  tiến  cử mình. ­>   Con   đường   cầu   hiền   cụ  Hỏi:   Nghệ   thuật   thuyết  thể,   rõ   ràng,   dân   chủ,   rộng  mở. phục này có hiệu quả  như  thế nào? 18
  19. Tích hợp giáo dục văn hóa ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch của người Hà Nội   cho học sinh qua một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 GV: Dưới thời Tây Sơn, đất  nước khó khăn là vậy, vai trò  của   người   hiền   tài   quan  trọng   là   thế,   vậy   thì   dưới  thời   đại   của   chúng   ta  “Người   hiền   tài   có   vai   trò  như thế nào? Vì sao?” HSTL: Người hiền tài có vai  trò   rất   quan   trọng   vì:   Đất  nước   còn   nhiều   khó   khăn,  chúng ta đang phải đối mặt  với   nhiều   thử   thách,   đói  nghèo,   thiên   tai,   bệnh   dịch,  tranh chấp chủ quyền... GV: Đất nước đang cần lắm  sự   chung   vai   gánh   vác   của  tất cả  chúng ta. Đặc biệt là  những hiền tài. Vậy thì phải  kêu   gọi   người   hiền   tài   ra  sao?   Làm   gì   để   chiêu   hiền  đãi   sĩ,   chúng   ta   cùng   sang  đoạn tiếp theo. HS nghiên cứu đoạn văn từ:  “ Chiếu này ban xuống...đều  biết” GD   ý   thức  Hỏi: Đối tượng cầu hiền,  kế   thừa   và  cách cầu hiền cụ thể là gì? phát   huy  những giá trị  văn   hóa  truyền thống Có   nhận  thức   đúng  đắn   về   thời  đại. Tư  tưởng tự  19/27
  20. do, dân chủ Hỏi: Em có nhận xét gì về  con   đường   cầu   hiền   của  vua Quang Trung? 9  GV:  Không   chỉ   trọng   trí  phút thức,   tìm   người   giỏi   mưu  hay mà nhà vua còn trọng đãi  cả    các nghệ  nhân tinh xảo  =>   Chứng   tỏ   vua   Quang  trong   thực   hành.   Đây   được  Trung  là  người  biết nhìn xa    coi là 1 tư tưởng tiến bộ, dân  trông   rộng.   Khả   năng   quản  chủ  nhất trong các triều đại  lý, tổ chức chính sự tài tình. phong kiến. Không chỉ tuyển  lựa hiền tài bằng học thuật  mà   mở   rộng   ra   nhiều   đối  tượng,   nhiều   lĩnh   vực   khác  nhau. Vậy thì theo các em tư  tưởng,   đường   lối   cầu   hiền  tiến bộ này được kế thừa và  phát triển như  thế  nào trong  GD   ý   thức  xã hội của chúng ta? trân   trọng,  HSTL:  Xã   hội   ngày   nay  Cuối   cùng   là   lời   hiệu   triệu,  học   tập,   noi  động viên, khích lệ người hiền  gương  không chỉ có người bằng cấp  tài   cố   gắng   cùng   triều   đình  người   hiền  cao   mới   có   sứ   mệnh   của  gánh   vác   việc   non   sông   của  tài hiền   tài,   mà   tất   cả   mọi  vua Quang Trung. người có tài năng, tâm huyết  trên một lĩnh vực nào đó thì  đều được xã hội trọng dụng.  Chúng ta từng thấy trên lĩnh  vực học thuật rất nhiều tấm  gương làm rạng rỡ  non sông  như:   Gia   đình   nhà   giáo  Nguyễn Lân, sinh hạ được 8  người   con   thì   cả   8   đều   là  giáo   sư,   tiến   sĩ.   Giáo   sư  Nguyễn   Bảo   Châu   người  được   đặc   cách   phong   hàm  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2