intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Slide Tiểu luận Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chuyên đề 10

Chia sẻ: Summer Flora | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

131
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề 10: Tương kỵ trong bào chế thuốc alpvicme I. Khái niệm 1. Tương tác, tương kỵ dược chất với một hoặc nhiều tá dược, ở những điều kiện nhất định, nếu có sự thay đổi ít nhiều hoặc hoàn toàn về tính chất vật lý, hoá học hoặc dược lý làm cho chế phẩm không đạt chất lượng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Slide Tiểu luận Bào chế và kiểm nghiệm thuốc thú y - Chuyên đề 10

  1. Chuyên đề 10: Tương kỵ trong bào chế thuốc alpvicme
  2. I. Khái niệm 1. Tương tác, tương kỵ • Trong một dạng thuốc, nếu phối hợp hai hay nhiều dược chất với một hoặc nhiều tá dược, ở những điều kiện nhất định, nếu có sự thay đổi ít nhiều hoặc hoàn toàn về tính chất vật lý, hoá học hoặc dược lý làm cho chế phẩm không đạt chất lượng về các mặt: tính đồng nhất, tính bền vững, giảm hoặc không có hiệu lực điều trị được coi là tương kỵ. • Tương kỵ thường xảy ra trong một thời gian ngắn, có khi tức thì. Tương tác thường xảy ra chậm hơn, kết quả của tương tác có thể trở thành tương kỵ.
  3. • 2. Nguyên nhân • Chỉ chú ý tới việc phối hợp nhiều dược chất, nhằm mục tiêu điều trị mà không chú ý tới tính chất lý học, hoá học của dược chất, tá dược một cách đầy đủ vì vậy có thể dẫn tới tương tác: • Dược chất Tá dược • Dược chất Dược chất • Tá dược Tá dược
  4. • Pha chế không đúng quy trình sản xuất gốc và các quy trình thao tác chuẩn. • Sử dụng thuốc không đúng theo hướng dẫn. • 3. Kết quả của tương tác, tương kỵ • Sản phẩm không đảm bảo chất lượng, cụ thể là không đạt các chỉ tiêu: Tinh khiết, an toàn và hiệu quả.
  5. II. Một số nguyên tắc và biện pháp hay được áp dụng để khắc phục tương kỵ trong bào chế • Nguyên tắc chung: • Không làm thay đổi tác dụng dược lý của chế phẩm mà vẫn phải đảm bảo tác dụng theo mong muốn của người kê đơn hoặc thiết kế công thức. • Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, có thể vận dụng các phương pháp chung sau đây: Lựa chọn trình tự pha chế, phối hợp các dược chất và tá dược một cách hợp lý nhất. Thay đổi dược chất hoặc chất phụ, tá dược, dung môi trong đơn thuốc hoặc công thức mà các thành phần này là nguyên nhân dẫn đến tương kỵ.
  6. Bớt một số thành phần trong đơn thuốc hoặc công thức không có vai trò đặc biệt. Sử dụng thêm các chất phụ, dung môi, tá dược không ghi trong đơn thuốc, công thức. Sử dụng các chất trung gian hoà tan hoặc chất làm tăng độ tan trong các dung dịch thuốc khi không thể hoà tan bình thường được. Thêm các chất làm tăng tính thấm trong trường hợp cần chuyển dạng thuốc sang dạng hỗn dịch hoặc trong thành phần của nhũ tương không có hoặc thiếu các chất nhũ hoá.
  7. Thêm các chất trơ để bao bọc, ngăn cách các dược chất rắn có thể xảy ra tương kỵ trong các dạng thuốc bột. Thêm acid hoặc kiềm để điều chỉnh pH của các dung dịch thuốc nhằm ổn định, hạn chế các phản ứng thuỷ phân, oxy hoá khử có thể xảy ra tương kỵ. Thêm các chất chống oxy hoá nhằm hạn chế các phản ứng oxy hoá khử có thể xảy ra làm cho dược chất bị biến chất, chế phẩm giảm hoặc mất tác dụng. Thêm các chất sát khuẩn và chống nấm mốc, nhằm ngăn chặn quá trình phát triển của các vi cơ, hạn chế tương kỵ do những nhân tố mới phát sinh trong quá trình sản xuất, bảo quản. Đặc biệt cần chú ý tới các dạng thuốc như dung dịch uống, siro, dung dịch tiêm, thuốc nhỏ mũi, nhỏ mắt, kem, gel…
  8. Trường hợp không áp dụng được 4 trường hợp khắc phục như trên, có thể dùng biện pháp pha chế, hoặc đóng gói riêng từng dược chất tương kỵ, hướng dẫn cách dùng cho đúng. Nếu mọi biện pháp đều không khắc phục được, hoặc điều kiện sản xuất, bảo quản không đảm bảo rằng tương kỵ đã được giải quyết thì cần sửa chữa đơn thuốc với sự đồng ý của người kê đơn hoặc thay đổi công thức, thành phần dạng thuốc với sự thoả thuận của người, đơn vị thiết kế công thức.
  9. III. MỘT SỐ TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ THƯỜNG GẶP TRONG BÀO CHẾ 1. Tương kỵ vật lý 1.1. Dạng thuốc lỏng Biểu hiện chung của dạng tương kỵ này là hiện tượng dược chất không hoà tan hết hoặc kết tủa. Có thể gặp một số trường hợp với các nguyên nhân khác nhau như sau: 1.1.1. Do phối hợp dược chất với dung môi, tá dược không phù hợp Phối hợp các dược chất ít tan hoặc thực tế không tan với dung môi là nước. Phối hợp các dược chất tan trong dung môi phân cực với dung môi không phân cực. Dược chất tan được trong dung môi nhưng nồng độ dược chất quá cao vượt quá độ tan. Trong thành phần có nhiều dược chất tan được trong dung môi nhưng tổng lượng chất tan vượt quá nồng độ bão hoà.
  10. Biện pháp khắc phục Tuỳ từng trường hợp cụ thể, dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tế để có những biện pháp khắc phục phù hợp. Sử dụng hỗn hợp dung môi Sử dụng chất diện hoạt làm tăng độ tan Thêm các chất làm tăng tính thấm trong trường hợp cần chuyển dạng thuốc sang dạng hỗn dịch hoặc trong thành phần hỗn dịch không có chất gây thấm.
  11. Điều chỉnh pH của các dung dịch thuốc nhằm làm ổn định, hạn chế các phản ứng thuỷ phân, oxy hoá khử có thể xảy ra tương kỵ. Sử dụng các chất chống oxy hoá nhằm hạn chế phản ứng oxy hoá khử có thể xãy ra làm cho dược chất bị biến chất, chế phẩm giảm hoặc mất tác dụng. Sử dụng các chất sát khuẩn và chống nấm mốc, nhằm ngăn chặn quá trình phát triển của các vi cơ, hạn chế tương kỵ do những nhân tố mới phát sinh trong quá trình sản xuất, bao gói. Chuyển dạng dung dịch sang dạng hỗn dịch hoặc nhũ tương thuốc.
  12. 1.1.2. Do có các chất keo bị ngưng kết, đông vón Trong đơn thuốc hoặc công thức chứa dược chất thể keo hoặc tá dược keo, nếu có các chất điện giải với nồng độ quá cao sẽ gây tương kỵ, làm đông vón dược chất hoặc tá dược thích hợp.
  13. 1.2. Dạng thuốc rắn (bột, cốm, viên nén...) • Chủ yếu là tương kỵ vật lý. • Khi có hiện tượng tương kỵ vật lý trong dạng thuốc bột, thường biểu hiện rõ rệt nhất là thuốc từ thể rắn, khô tơi trở nên ẩm ướt, nhão hoặc đóng bánh, chảy lỏng. Có 3 loại nguyên nhân chính dẫn tới các tương kỵ này: Do trong thành phần của đơn thuốc hoặc công thức của các dược chất háo ẩm mạnh. Do có các dược chất kết tinh, ngậm nhiều phân tử nước. Do các dược chất tạo hỗn hợp ơtecti ẩm nhão hoặc lỏng ở nhiệt độ thường.
  14. 1.2.1 Do trong thành phần của đơn thuốc hoặc công thức của các dược chất háo ẩm mạnh • Khi gặp thời tiết không thuận lợi, nhất là độ ẩm cao (quá 60%) trong quá trình sản xuất (xay, rây, nghiền, trộn,..) các dược chất này sẽ hút nước từ môi trường xung quang, làm cho cả khối bột trở nên ẩm ướt, chảy lỏng. Các dược chất háo ẩm mạnh hay gặp trong thực tế bao gồm: Các halogenid kiềm hay kiềm thổ như amoni clorid, amoni bromid, calci clorid và calci bromid. Các acid hữu cơ gặp trong các bột sủi bọt. Một số muối như ephedrin sulfat, hioscyamin hydroclorid, phyostigmin. Các chế phẩm men, các loại cao khô, các chế phẩm đông khô. Nhiều kháng sinh như: kali penicillin, streptomycin sulfat, gentamycin sulfat, neomycin sulfat,….
  15. Biện pháp khắc phục Dùng dược chất hoặc tá dược có sẵn trong đơn hoặc công thức có đặc tính ít hút ẩm để bao các dược chất dể hút ẩm. Dùng các tá dược trơ, không tương kỵ với các thành phần trong đơn hoặc công thức để bao các dược chất dễ hút ẩm. Thay thế một phần hoặc toàn bộ thành phần có trong đơn hoặc công thức có tính hút ẩm mạnh bằng các chất khác có vai trò tương tự nhưng ít hút ẩm hoặc không hút ẩm. Trong trường hợp không thể khắc phục được, cần chuyển dạng thuốc bột sang dạng thuốc khác thích hợp hơn như dung dịch, potio…
  16. 1.2.2. Do có các dược chất kết tinh, ngậm nhiều phân tử nước • Một số dược chất kết tinh , ngậm nhiều phân tử nước, khi phối hợp với nhau trong dạng thuốc bột sẽ có khả năng tách các phân tử nước kết tinh do quá trình cơ học như: Nghiền, trộn,… và khối thuốc trở nên ẩm ướt. • Khắc phục bằng cách thay thế các muối ngậm nước kết tinh bằng các muối khan, với số lượng tương đương.
  17. 1.2.3. Do các dược chất tạo hỗn hợp ơtecti ẩm nhão hoặc lỏng ở nhiệt độ thường • Khi hai chất rắn trộn lẫn với nhau theo một tỷ lệ nhất định, có trường hợp tạo thành một hỗn hợp mới có độ chảy thấp hơn so với độ chảy của từng thành phần. • Nếu trong trong thành phần của đơn công thức thuốc bột, viên nén, viên nang cứng có chứa các dược chất có thể tạo thành hỗn hợp ơtecti có độ chảy thấp hơn nhiệt độ thường thì sẽ không thu được chế phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.
  18. Biện pháp khắc phục • Nguyên tắc chung là cần tránh sự tiếp xúc trực tiếp của các dược chất có thể tạo thành hỗn hợp ơtecti tùy theo từng điều kiện cụ thể, có thể áp dụng các biện pháp sau: Dùng các dược chất bột có khả năng bao phủ, ngăn cách đã có sẵn trong thành phần của thuốc hoặc đưa them tá dược thích hợp vào để bao riêng từng dược chất có khả năng gây tương kỵ, sau đó phối hợp với nhau trong dạng thuốc bột, viên nhện hoặc viên nang cứng. Đóng gói riêng từng dược chất gây tương kỵ, có hướng dẫn sử dụng đầy đủ . Có thể đóng gói viên nhện có vách ngăn. Áp dụng các phương pháp bào chế mới như chế tọa vi nang, vi cầu,… để ngăn cách sự tiếp xúc của các dược chất, sau đó đưa vào các dạng thuốc như viên nén, viên nang cứng…
  19. 2. Tương kỵ hóa học Loại tương kỵ này thường gặp trong các dạng thuốc lỏng, do kết quả của 4 loại phản ứng: Phản ứng trao đổi Phản ứng kết hợp Phản ứng oxy hóa khử Phản ứng thủy phân
  20. 2.1. Tương kỵ hóa học xảy ra do kết quả của phản ứng trao đổi • Nguyên nhân • A. Phản ứng trao đổi ion : Hay gặp trong pha chế theo đơn, khi phối hợp trong cùng một dạng thuốc lỏng các muối tan của các cation kim loại kiềm thổ với các muối tan khác như cảbonat, sulfat, photphat, citrate, salicilat, benzoate của kim loại kiềm. • Biện pháp khắc phục • Tăng thêm lượng dung môi một cách thích hợp để hòa tan hợp chất ít tan mới tạo thành do phản ứng trao đổi. • Thay thế một trong sồ các dược chất có thể tham gia vào phản ứng trao đổi bằng các dược chất khác có tác dụng dược lý tương tự như các dược chất được thay thế nhưng không gây ra tương kỵ. • Nếu không áp dụng được biện pháp nói trên. Cò thể chế thành hai dung dịch khác nhau .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2