intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

So sánh nhu cầu năng lượng bằng cách tính theo phương trình và phương pháp đo gián tiếp ở bệnh nhân thở máy

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

113
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết so sánh các phương trình tính nhu cầu năng lượng với phương pháp đo năng lượng gián tiếp ở bệnh nhân (BN) thở máy. Bài viết mô tả không can thiệp trên 27 BN thở máy ở Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai (2 - 2016 đến 6 - 2016). Đo nhu cầu năng lượng bằng phương pháp gián tiếp. Ước tính nhu cầu năng lượng dựa vào công thức qua chỉ số cân nặng, thông khí phút, nhiệt độ. So sánh phương trình ước lượng với cách đo gián tiếp bằng phân tích Blant-Altman.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: So sánh nhu cầu năng lượng bằng cách tính theo phương trình và phương pháp đo gián tiếp ở bệnh nhân thở máy

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> <br /> SO SÁNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG BẰNG CÁCH TÍNH THEO<br /> PHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO GIÁN TIẾP<br /> Ở BỆNH NHÂN THỞ MÁY<br /> Ngô Đức Ngọc*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: so sánh các phương trình tính nhu cầu năng lượng với phương pháp đo năng<br /> lượng gián tiếp ở bệnh nhân (BN) thở máy. Đối tượng và phương pháp: mô tả không can thiệp<br /> trên 27 BN thở máy ở Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai (2 - 2016 đến 6 - 2016). Đo nhu cầu<br /> năng lượng bằng phương pháp gián tiếp. Ước tính nhu cầu năng lượng dựa vào công thức qua<br /> chỉ số cân nặng, thông khí phút, nhiệt độ. So sánh phương trình ước lượng với cách đo gián<br /> tiếp bằng phân tích Blant-Altman. Kết quả: phương trình Harris Bennedict dự đoán đúng 8% số<br /> BN, ACCP dự đoán đúng 16%, Penn State 1 dự đoán đúng 33%, Penn State 2 dự đoán đúng<br /> 40%, Ireton-Jones 1992 dự đoán đúng cho 51% BN và Ireton-Jones 1997 dự đoán đúng cho<br /> 59,2%. Sự khác biệt về phương sai so với cách đo gián tiếp của Ireton-Jones 1997 (-12,7%) tốt<br /> hơn so với 1992 (-37,3%). Kết luận: hai phương trình Ireton 1992 và 1997 dự đoán chính xác<br /> nhu cầu cho 58% số BN thở máy. Các phương trình khác có độ chính xác kém, Penn-State 1:<br /> 37%, Peen-State 2: 40,7%, Harris-Bennedict: 14,8%, ACCP: 16%, Minflin St Jeor: 18,5%.<br /> * Từ khoá: Thở máy; Nhu cầu năng lượng; Ireton-Jones 1992; Ireton-Jones 1997; Phương<br /> pháp đo gián tiếp.<br /> <br /> Comparison between Energy Demand Measured by Equation and<br /> Indirect Calorimetry in Ventilated Patients<br /> Summary<br /> Objectives: To compare the energy equations and the indirect calorimetry in ventilated<br /> patients. Subjects and method: Cross-sectional and non-interventional description on 27<br /> ventilated patients in Emergency Department, Bachmai Hospital (2 - 2016 to 6 - 2016). We<br /> measured energy expenditure by indirect calorimetry. Then, we estimated energy requirement<br /> based on energy equations by weight, body temperature, minute ventilation. Finally, energy<br /> equations was compared with indirect calorimetry by Blant-Altman analysis. Result: Compared<br /> to indirect calorimetry, Harris Bennedict equation estimated accurately 8% of the patients,<br /> ACCP gave accurate estimation of 16%. This rate was 33% by Penn State 1; 40% by Penn<br /> State 2; Ireton-Jones 1992 and Ireton-Jones 1997 gave correspondingly accurate estimation of<br /> 51% and 59.2% compared to indirect calorimetry. The difference between Ireton-Jones 1992<br /> and Ireton-Jones 1997 were -37,3% and -12,7%, respectively. Conclusion: In our study, the<br /> Ireton-Jones 1992 and Ireton-Jones 1997 are best calculations with 58% of accurate estimation<br /> compared to indirect calorimetry. The other equations seem to be less accurate. The accurate<br /> estimation of patient’s energy requirement of Penn-State 1, Penn-State 2, Harris-Bennedict,<br /> ACCP, Minflin St Jeor were 1.37%, 40.7%, 14.8%, 16%, 18.5%, respectively.<br /> * Key words: Mechanical ventilation; Energy demand; Ireton-Jones 1992; Ireton-Jones 1997;<br /> Indirect calorimetry.<br /> * Bệnh viện Bạch Mai<br /> Người phản hồi (Corresponding): Ngô Đức Ngọc (ngoducngoc@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 30/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/03/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 24/03/2017<br /> <br /> 177<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bệnh nhân nhập viện cần chăm sóc<br /> hồi sức tích cực thường có tình trạng<br /> bệnh lý nặng và tăng nguy cơ thiếu dinh<br /> dưỡng [1], do đó những trường hợp này<br /> đòi hỏi nhu cầu năng lượng cao hơn BN<br /> bình thường. Phương pháp được coi là<br /> tiêu chuẩn vàng hiện nay để xác định<br /> lượng calo tiêu thụ của BN thở máy là đo<br /> năng lượng gián tiếp được kết nối với<br /> ống nội khí quản và ống máy thở [2],<br /> phương pháp tính năng lượng này dựa<br /> trên lượng oxy tiêu thụ và CO2 sản xuất<br /> ra ở BN [3].<br /> Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng máy<br /> đo năng lượng gián tiếp ở Việt Nam còn<br /> hạn chế về mặt phương tiện kỹ thuật. Có<br /> nhiều phương trình để tính toán năng<br /> lượng tiêu hao cho BN khi không có máy<br /> đo năng lượng gián tiếp như phương<br /> trình ACCP hay còn được gọi là công<br /> thức calo 25 [4] sử dụng cân nặng để xác<br /> định nhu cầu năng lượng của BN. Công<br /> thức này được châu Âu [5] và Canada [6]<br /> đồng thuận, khuyến cáo với BN nằm khoa<br /> hồi sức nói chung là 20 - 25 kcal/1 kg cân<br /> nặng. Các phương trình khác sử dụng<br /> chiều cao, tuổi và giới tính như Harris<br /> Bennedict [7] và Mifflin St Jeor [8].<br /> Phương trình Penn State 1 dựa trên công<br /> thức của Harris-Bennedict và Penn State<br /> 2 dựa trên công thức Mifflin St Jeor,<br /> nhưng thêm vào 2 biến là thể tích thông<br /> khí phút và nhiệt độ cơ thể để tính toán<br /> [9, 10]. Phương trình Ireton-Jon 1992 và<br /> 1997 [11, 12] là hai phương trình cũng<br /> được nhiều khoa hồi sức tích cực ở các<br /> nước phát triển sử dụng.<br /> Việc thống nhất phương trình nào tối<br /> ưu để tính toán năng lượng cần thiết cho<br /> BN thở máy còn nhiều tranh cãi. Vì vậy,<br /> 178<br /> <br /> để tìm ra phương pháp chính xác nhất<br /> trong trường hợp không có máy đo gián<br /> tiếp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br /> nhằm: So sánh các phương trình tính<br /> năng lượng với phương pháp đo calo gián<br /> tiếp đối với BN thở máy ở Khoa Cấp cứu,<br /> Bệnh viện Bạch Mai.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn: BN thở máy<br /> nhập viện tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện<br /> Bạch Mai.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> BN có FiO2 > 60%, PEEP > 12, không<br /> có khả năng cân, kích thích trong quá<br /> trình đo.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô<br /> tả không can thiệp.<br /> - Cỡ mẫu: thuận tiện.<br /> * Quy trình nghiên cứu:<br /> BN nghiên cứu được tiến hành theo<br /> các bước sau:<br /> Bước 1: BN nhập Khoa Cấp cứu (A9)<br /> được tiến hành thông khí nhân tạo.<br /> Bước 2: cân và đo nhiệt độ BN trực<br /> tiếp tại phòng bệnh, lấy các thông số<br /> thông khí phút, nhiệt độ cơ thể cao nhất<br /> trong ngày của BN.<br /> Bước 3: tính nhu cầu năng lượng của<br /> BN theo các phương trình và đặt máy đo<br /> năng lượng gián tiếp (Hãng GE) bằng<br /> cách kết nối với ống nội khí quản và máy<br /> thở của BN.<br /> Bước 4: tiến hành phân tích cho từng<br /> phương trình với kết quả đo gián tiếp qua<br /> máy. Phương trình được coi là dự đoán<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> <br /> chính xác cho 1 BN nếu trên BN đó chênh<br /> lệch giữa kết quả ở máy đo trong khoảng<br /> ± 10%. Chúng tôi dùng phân tích Blant-<br /> <br /> Altman để xác định mối tương quan giữa<br /> phương trình dự đoán năng lượng với<br /> phương pháp đo gián tiếp.<br /> <br /> Bảng 1: Phương trình tính nhu cầu năng lượng cho BN.<br /> Phương pháp<br /> <br /> Phương trình<br /> <br /> ACCP<br /> <br /> Nhu cầu năng lượng = cân nặng (kg)*25 kcal/kg/ngày<br /> <br /> Harris-Bennedict (HB)<br /> <br /> Nam: năng lượng = (66,5 + 13,75*cân nặng + 5.003*chiều cao - 6.775*tuổi)<br /> kcal/ngày<br /> Nữ: nhu cầu năng lượng = (655,1 + 9,563*cân nặng + 1,85*chiều cao 4,676*tuổi) kcal/ngày<br /> <br /> Mifflin St Jeor (MSJ)<br /> <br /> Nam: nhu cầu năng lượng = (9,99*cân nặng + 6,25*chiều cao 4,92*tuổi + 166) kcal/ngày<br /> Nữ: nhu cầu năng lượng = (9,99*cân nặng + 6,25*chiều cao - 4,92*tuổi - 161)<br /> kcal/ngày<br /> <br /> Penn State 1<br /> <br /> Nhu cầu năng lượng = 1,1*HB + (32* MV + 140*T Max - 5340) kcal/ngày<br /> <br /> Penn State 2<br /> <br /> Nhu cầu năng lượng = 0,96*MSJ + (31*MV + 167*T Max - 6212) kcal/ngày<br /> <br /> Ireton-Jone 1992<br /> <br /> Nhu cầu năng lượng = [1925 - 10*tuổi + 5*cân nặng + 281 (nam) + 292 (chấn<br /> thương) +851(bỏng)] kcal/ngày<br /> <br /> Ireton-Jone 1997<br /> <br /> Nhu cầu năng lượng = [1784 + 58*cân nặng - 11*tuổi + 244 (nam) + 239<br /> (chấn thương) + 804 (bỏng)] kcal/ngày<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 27 BN được đưa vào nghiên cứu có độ tuổi trung bình 65,5 ± 13. Tỷ lệ nam/nữ:<br /> 19/8. Chỉ số BMI trung bình 20,66 ± 3,72.<br /> Bảng 2: Đặc điểm BN vào viện.<br /> Tuổi<br /> <br /> Giới<br /> <br /> BMI<br /> <br /> Chẩn đoán<br /> <br /> APACHE II<br /> <br /> Calo đo gián tiếp<br /> (kcal/ngày)<br /> <br /> 65<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 18,6<br /> <br /> Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br /> <br /> 20<br /> <br /> 2.262<br /> <br /> 60<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 20<br /> <br /> Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br /> <br /> 18<br /> <br /> 1.734<br /> <br /> 86<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 13,2<br /> <br /> Viêm phổi<br /> <br /> 20<br /> <br /> 1.629<br /> <br /> 70<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 15,2<br /> <br /> Viêm phổi - bệnh phổi tắc nghẽn mạn<br /> tính<br /> <br /> 22<br /> <br /> 1.550<br /> <br /> 72<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 19,6<br /> <br /> Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br /> <br /> 19<br /> <br /> 1.704<br /> <br /> 61<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 20<br /> <br /> Suy tim<br /> <br /> 17<br /> <br /> 1.466<br /> <br /> 61<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 19<br /> <br /> Viêm phổi - xơ gan<br /> <br /> 23<br /> <br /> 1.463<br /> <br /> 79<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 23<br /> <br /> Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br /> <br /> 15<br /> <br /> 1.730<br /> <br /> 86<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 22,5<br /> <br /> Viêm phổi<br /> <br /> 23<br /> <br /> 1.950<br /> <br /> 60<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 23,7<br /> <br /> Sốc nhiễm khuẩn<br /> <br /> 35<br /> <br /> 1.920<br /> <br /> 67<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 21<br /> <br /> Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br /> <br /> 16<br /> <br /> 1.385<br /> <br /> 71<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 21<br /> <br /> Ngừng tuần hoàn<br /> <br /> 15<br /> <br /> 2.151<br /> <br /> 179<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> 83<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 21,3<br /> <br /> Viêm phổi<br /> <br /> 21<br /> <br /> 1.800<br /> <br /> 72<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 16,5<br /> <br /> Viêm phổi<br /> <br /> 17<br /> <br /> 1.317<br /> <br /> 64<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 18,7<br /> <br /> Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br /> <br /> 20<br /> <br /> 1.698<br /> <br /> 36<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 22<br /> <br /> Dẫn lưu xuất huyết não<br /> <br /> 30<br /> <br /> 2.375<br /> <br /> 39<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 26,2<br /> <br /> Viêm tụy cấp<br /> <br /> 8<br /> <br /> 2.091<br /> <br /> 63<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 30<br /> <br /> Sốc nhiễm khuẩn<br /> <br /> 24<br /> <br /> 1.960<br /> <br /> 52<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 20<br /> <br /> Viêm phổi<br /> <br /> 14<br /> <br /> 1.620<br /> <br /> 42<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 18,4<br /> <br /> Ngừng thở<br /> <br /> 7<br /> <br /> 1.143<br /> <br /> 66<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 20<br /> <br /> Sốc nhiễm khuẩn<br /> <br /> 27<br /> <br /> 1.337<br /> <br /> 79<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 19<br /> <br /> Viêm phổi<br /> <br /> 21<br /> <br /> 1.750<br /> <br /> 68<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 17,8<br /> <br /> Viêm phổi<br /> <br /> 20<br /> <br /> 1.105<br /> <br /> 64<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 16,2<br /> <br /> Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br /> <br /> 17<br /> <br /> 1.425<br /> <br /> 53<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 27,7<br /> <br /> Viêm phổi<br /> <br /> 15<br /> <br /> 1.600<br /> <br /> 79<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 24,4<br /> <br /> Suy tim<br /> <br /> 22<br /> <br /> 1.350<br /> <br /> 72<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 23<br /> <br /> Nhồi máu cơ tim<br /> <br /> 13<br /> <br /> 1.326<br /> <br /> Đa số BN là nam (19/27 BN = 70,3%). Trong đó, 16,1% có chỉ số BMI < 18,5. 1 BN<br /> có chỉ số BMI > 30, nhưng là do BN bị phù tăng thêm 8 kg.<br /> Bảng 3: Kết quả so sánh giữa các phương trình tính năng lượng với phương pháp<br /> đo gián tiếp.<br /> Phương trình<br /> <br /> Calo trung<br /> bình<br /> <br /> Phạm vi<br /> khác biệt<br /> <br /> Phương sai khác biệt<br /> so với đo gián tiếp<br /> <br /> Đo gián tiếp<br /> <br /> 1660,7<br /> <br /> 1.105 - 2.375<br /> <br /> 328,99 (0%)<br /> <br /> ACCP<br /> <br /> 1325,8 (-20%)<br /> <br /> 900 - 1.725<br /> (-47%; 2%)<br /> <br /> 227 (-30,7%)<br /> <br /> 16%<br /> <br /> HarrisBennedict<br /> <br /> 1174,1 (-29%)<br /> <br /> 806 - 1.562<br /> (-52%; -8%)<br /> <br /> 176,4 (-46,5%)<br /> <br /> 14,8%<br /> <br /> Penn-State 1<br /> <br /> 1502 (-9,5%)<br /> <br /> 1.046 - 1.973<br /> (-38%; 17%)<br /> <br /> 230,8 (-29,8%)<br /> <br /> 37%<br /> <br /> Penn-State 2<br /> <br /> 1575 (-5%)<br /> <br /> 1.017 - 2.047<br /> (-40%; 21%)<br /> <br /> 274,0 (-16,7%)<br /> <br /> 40,7%<br /> <br /> Minflin-st-jeor<br /> <br /> 1228,6<br /> (-26%)<br /> <br /> 842 - 1.676<br /> (-50%; -1%)<br /> <br /> 242,7 (-26,23%)<br /> <br /> 18,5%<br /> <br /> Ireton-Jone<br /> 1992<br /> <br /> 1735 (+4,4%)<br /> <br /> 1.360 - 2.161<br /> (-20%; 28%)<br /> <br /> 206,4 (-37,3%)<br /> <br /> 51,8%<br /> <br /> Ireton-Jone<br /> 1997<br /> <br /> 1674 (+0,8%)<br /> <br /> 1.140 - 2.188<br /> (-33%; 30%)<br /> <br /> 287,7 (-12,7%)<br /> <br /> 59,2%<br /> <br /> 180<br /> <br /> Số BN dự đoán đúng<br /> so với cách đo gián tiếp<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> <br /> (Phương pháp đo gián tiếp - Ireton-Jones 1992) / Phương pháp đo gián tiếp %<br /> <br /> Phương trình Ireton Jones 1992 dự đoán chính xác cho 51,8% BN và Ireton Jones<br /> 1997 dự đoán chính xác cho 59,2% BN. Các phương trình còn lại dự đoán chính xác<br /> < 50% số BN. Vì vậy, chúng tôi tiến hành phân tích Blant-Altman cho Iteron-Jones<br /> 1992 và Iteron-Jones 1997.<br /> 40<br /> +1.96 SD<br /> 27.8<br /> 20<br /> <br /> 0<br /> Mean<br /> -7.1<br /> -20<br /> <br /> -1.96 SD<br /> <br /> -40<br /> <br /> -42.0<br /> <br /> -60<br /> 1000<br /> <br /> 1500<br /> <br /> 2000<br /> Phương pháp đo gián tiếp<br /> <br /> 2500<br /> <br /> 3000<br /> <br /> Biểu đồ 1: Phân tích Blan-Altman giữa phương trình Ireton-Jone 1992 với phương<br /> pháp đo gián tiếp.<br /> Bảng 3: Tương quan giữa phương pháp đo gián tiếp và phương trình Ireton-Jone<br /> 1992, Ireton-Jones 1997.<br /> Phương pháp đo gián tiếp<br /> <br /> Hệ số tương quan Pearson<br /> <br /> Phương pháp<br /> đo gián tiếp<br /> <br /> Ireton-Jones<br /> 1992<br /> <br /> 1<br /> <br /> .580<br /> <br /> Kiểm định khi bình phương 2 phía<br /> <br /> **<br /> <br /> Ireton-Jones<br /> 1997<br /> .612<br /> <br /> **<br /> <br /> .002<br /> <br /> .001<br /> <br /> Số lượng BN (n)<br /> <br /> 27<br /> <br /> 27<br /> <br /> 27<br /> <br /> Khoảng tin cậy 95%<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,24 - 0,78<br /> <br /> 0,34 - 0.81<br /> <br /> Bảng và biểu đồ trên cho thấy tương quan của phương trình Ireton-Jones 1997 có<br /> hệ số Pearson lớn hơn phương trình Ireton-Jones 1992, có ý nghĩa là 0,001, bé hơn<br /> phương trình năm 1992 là 0,002.<br /> 181<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2