intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 10 gồm 09 chủ đề: Trích đoạn Sử thi Ba-na; Cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum; Hát về Kon Tum; Mỹ thuật tạo hình tạc tượng dân gian truyền thống ở Kon Tum; Một số ngành sản xuất kinh doanh thế mạnh của tỉnh Kon Tum; Điều kiện cần thiết khi tham gia lao động; Học sinh Kon Tum thực hiện quy tắc ứng xử văn hoá, an toàn trên môi trường mạng; Học sinh Kon Tum với việc phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 10

  1. 223/TTr-UBND 06/12/2022 08:35:47 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Phạm Thị Trung (Tổng Chủ biên) - Lê Châu Vân (Chủ biên) Vũ Tuấn Anh - Y Cảnh - Phan Đức - Phan Anh Khánh - Trần Kim Trọng Nghĩa Nguyễn Thị Nhung - Trần Thị Phượng - Nguyễn Duy Quốc - Nguyễn Thái Sơn Phạm Thị Tâm - Đinh Văn Tính - Lê Đắc Tường Tài liệu Giáo dục địa phương TỈNH KON TUM Lớp 10
  2. Lời nói đầu Các em học sinh thân mến! Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum cấp trung học trang bị cho các em những hiểu biết cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, chính trị - xã hội, môi trường, hướng nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum, góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho học sinh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 10 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức biên soạn có 3 nhóm lĩnh vực: Văn hoá - Lịch sử truyền thống; Địa lí - Kinh tế - Hướng nghiệp; Chính trị - Xã hội - Môi trường. Mỗi lĩnh vực được thiết kế theo mạch nội dung riêng, gồm 09 chủ đề: Trích đoạn Sử thi Ba-na; Cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum; Hát về Kon Tum; Mỹ thuật tạo hình tạc tượng dân gian truyền thống ở Kon Tum; Một số ngành sản xuất kinh doanh thế mạnh của tỉnh Kon Tum; Điều kiện cần thiết khi tham gia lao động; Học sinh Kon Tum thực hiện quy tắc ứng xử văn hoá, an toàn trên môi trường mạng; Học sinh Kon Tum với việc phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Mỗi chủ đề được thiết kế và trình bày qua bốn hoạt động: (1) Mở đầu; (2) Kiến thức mới; (3) Luyện tập; (4) Vận dụng. Hy vọng rằng Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 10 cùng với các môn học khác, sẽ giúp các em bồi dưỡng sâu sắc hơn tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống văn hoá lịch sử của Kon Tum; tôn trọng và giữ gìn sự đa dạng văn hoá của các cộng đồng dân cư. Từ đó, khơi dậy khát vọng vươn lên trong học tập, định hướng nghề nghiệp của bản thân để trở thành những công dân có ích. Chúc các em có những giờ học thật vui và bổ ích! 2 Các em hãy bảo quản, giữ gìn sách để dành tặng cho các bạn học sinh lớp sau nhé!
  3. Mục lục Chủ đề 1. TRÍCH ĐOẠN SỬ THI BA-NA.........................................................................................5 Chủ đề 2. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC TỈNH KON TUM.................................................... 14 Chủ đề 3. HÁT VỀ KON TUM ......................................................................................................... 22 Chủ đề 4. GIỚI THIỆU MĨ THUẬT TẠO HÌNH TẠC TƯỢNG DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG Ở KON TUM .................................................................................. 27 Chủ đề 5. MỘT SỐ NGÀNH SẢN XUẤT KINH DOANH THẾ MẠNH CỦA TỈNH KON TUM.................................................................................................... 33 Chủ đề 6. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT KHI THAM GIA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH KON TUM ......................................................................................................... 42 Chủ đề 7. HỌC SINH KON TUM THỰC HIỆN QUY TẮC ỨNG XỬ VĂN HOÁ, AN TOÀN TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG .................................................................. 50 Chủ đề 8. HỌC SINH TỈNH KON TUM VỚI VIỆC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI ............................................................................................. 55 Chủ đề 9. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở TỈNH KON TUM ..................................... 60 3
  4. Hướng dẫn sử dụng tài liệu Nêu yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất Yêu cầu cần đạt của học sinh sau khi học. Giới thiệu, cung cấp một số hình ảnh hoặc thông tin, xây dựng tình huống, nội dung liên MỞ ĐẦU quan đến chủ đề,... nhằm tạo hứng thú và định hướng các hoạt động học tập tiếp theo. Cung cấp thông tin và hướng dẫn học sinh tìm KIẾN THỨC MỚI hiểu, hình thành kiến thức, năng lực, phẩm chất ở các nội dung của chủ đề. Kiểm tra, đánh giá hoạt động nhận thức của học sinh, bao gồm các câu hỏi, bài tập, yêu cầu LUYỆN TẬP thực hành,... để củng cố những nội dung được thể hiện ở phần kiến thức mới. Bao gồm câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhìn nhận, VẬN DỤNG đánh giá, giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến chủ đề. 4
  5. Chủ đề TRÍCH ĐOẠN SỬ THI BA-NA 1 Học xong chủ đề này, em sẽ: Trình bày và phân tích được một số yếu tố về hình thức (không gian, thời  gian, cốt truyện, lời kể chuyện,...) của đoạn trích sử thi Ba-na được học. Biết phân tích và nhận xét nội dung cơ bản, đề tài, nhân vật, các chi tiết  tiêu biểu và nêu được ý nghĩa của đoạn trích. Bước đầu nhận xét được những điểm gần gũi của sử thi Ba-na, sử thi  Xơ-đăng, sử thi Ê-đê. Trân trọng giá trị đặc sắc và có ý thức trách nhiệm bảo vệ đối với sử thi  Ba-na – di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Giáo dục tinh thần tự hào đối với quê hương Kon Tum. MỞ ĐẦU Kon Tum là vùng đất phía bắc của đại ngàn Tây Nguyên. Miền đất “huyền ảo” này hiện còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá cổ sơ. Một trong các giá trị tiêu biểu đó là sử thi. Sử thi Tây Nguyên nói chung và sử thi của các cộng đồng dân tộc tại chỗ ở tỉnh Kon Tum được gọi là “sử thi sống” vì hiện nay vẫn còn được lưu giữ, diễn xướng trong cộng đồng. Trong chủ đề này, các em sẽ được tìm hiểu về sử thi của người Ba-na để thêm tự hào, trân trọng và gắn bó hơn với mảnh đất Kon Tum giàu truyền thống văn hoá. KIẾN THỨC MỚI 1. Xem phần Tri thức Ngữ văn (SGK bộ Kết nối tri thức) hoặc Kiến thức Ngữ văn (SGK bộ Cánh Diều) để vận dụng vào đọc hiểu đoạn trích Giông đánh sư tử khổng lồ cứu dân làng (trích Bia Rơven làm hại vợ chồng Set – sử thi Ba-na). 2. Sử thi của người Ba-na được gọi là hơ mon, là di sản tinh thần quý báu của nhánh Ba-na Rơ Ngao. Sử thi Ba-na bao gồm những câu chuyện liên hoàn được nghệ nhân hát kể (lời kể xen lẫn lời hát kể) trong lúc nông nhàn hay vào dịp lễ hội. Hiện nay, sử thi Ba-na được sưu tầm khoảng 60 tác phẩm, nội dung chủ yếu xoay quanh nhân vật anh hùng lí tưởng Giông. Giông là nhân vật lí tưởng trong hệ thống sử thi Ba-na và là niềm tự hào của người dân Ba-na. Sử thi Ba-na ca ngợi Giông với những phẩm chất cao đẹp như: giàu ý chí, nghị lực, có trí thông minh, lòng dũng cảm và khát vọng cao cả của người anh hùng trong môi trường khắc nghiệt. Các trích đoạn tiêu biểu như: Giông, Giở mồ côi từ nhỏ; Giông làm nhà mồ, Giông cứu đói dân làng mọi nơi; Giông đi tìm vợ; Giông nhờ ơn thần núi làm cho giàu có; Giông đánh hạ nguồn cứu dân làng,… 5
  6. Sử thi Ba-na phản ánh khát vọng vì cuộc sống ấm no, giàu mạnh, yên bình của người dân; đồng thời thể hiện quan điểm thẩm mĩ nguyên sơ, chất phác của cộng đồng. Với những giá trị độc đáo về nội dung và nghệ thuật, sử thi Ba-na ở Kon Tum đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. 3. Giới thiệu sử thi Bia Rơven làm hại vợ chồng Sét: – Bia Rơven làm hại vợ chồng Sét là một trong số tác phẩm thuộc bộ sử thi liên hoàn về Giông của người Ba-na (nhóm Rơ Ngao) trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Sử thi này được sưu tầm vào năm 2017 tại làng Kon Klor 2, xã Đắk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, do nghệ nhân dân gian A Lưu hát kể; A Jar dịch sang tiếng Việt; Nguyễn Tiến Dũng biên tập, hiệu đính và được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2020. Hình 1.1. Nghệ nhân hát kể sử thi A Lưu Hình 1.2. Nghệ nhân dịch sử thi A Jar (Ảnh: Tạ Văn Sỹ) - Tóm tắt: Bia Rơven ở hạ nguồn là người xấu bụng, độc ác, luôn ganh ghét vợ chồng Sét và Bia Xin phía thượng nguồn. Bia Rơven bảo các anh em trai đi đánh Sét nhưng không ai dám đi vì Sét là dòng dõi thần linh, rất dũng cảm, hùng mạnh. Bia Rơven bèn rủ những người quen, họ cũng đều từ chối vì thấy đó là việc làm xấu xa và độc ác. Bia Rơven đến cậy nhờ sư tử khổng lồ to như núi, mình bọc sắt, có tám cái đuôi, một trăm cái tai. Bị Bia Rơven thuyết phục, sư tử nhận lời hãm hại vợ chồng Set và Bia Xin. Sư tử đã chặn đường ăn thịt vợ chồng Sét khi hai người lên rẫy. Giông cùng hai em là Giở và Bia Lúi, con của vợ chồng Sét từ đó chịu cảnh mồ côi, bèn dắt díu nhau tìm về quê ngoại ở hạ nguồn. Dọc đường đi, ba anh em gặp ông Drun Manăt và được ông nhận làm con nuôi. Nghe tin làng ông Nut Hu có một con sư tử khổng lồ đến đòi ăn thịt dân làng, Giông xin phép cha nuôi đi đánh sư tử cứu người. Ông Drun Manăt đồng ý và cho Giông mượn chiếc khiên thần Hu Grâm Kơnong Kong Kơvang và gươm thần Rang Kơmlet mang theo. 6
  7. Giông từ biệt cha nuôi và các em rồi cầm theo gươm thần, khiên thần hoá thân thành người xấu xí đến làng ông Nut Hu. Tại đây Giông gặp nàng Rang Năr là cô gái đẹp người tốt tính, dòng dõi thần linh, trước đó đã giả dạng bà già cũng đến đây muốn được đánh sư tử để giúp dân làng. Sư tử và Giông giao đấu với nhau long trời lở đất. Nhờ sự quả cảm, sức mạnh phi thường, Giông bắt được sư tử, chàng đòi giết, sư tử van xin, hứa sẽ đưa Giông đi tìm lại xương cốt cha mẹ. Với sự chỉ đường của sư tử khổng lồ, Giông đã tìm được xương cốt của Sét và Bia Xin. Nàng Rang Năr dùng phép thuật làm cho họ sống lại. Cả gia đình mừng rỡ, cùng nhau về hạ nguồn thăm ông ngoại Bok Rơh. Bok Rơh mở tiệc to ăn mừng đoàn tụ. Sau đó họ trở về quê phía thượng nguồn. Về thượng nguồn, Sét mở tiệc lớn đãi đằng, gặp gỡ bà con, làng xóm. Sau đó, Giông xin phép cha mẹ cho mình về lại phía hạ nguồn tìm Bia Rơven để trừng trị tội ác của hắn. Khi Giông đến làng Bia Rơven thì con người xấu bụng và độc ác này đã trốn xuống đáy biển sâu, Giông dặn số người đi theo chỉ đánh bắt bọn xấu, không được làm hại người lành. Giông giao cho hai cậu là Dơng và Wăt đưa tù binh và số bà con muốn đi theo về phía thượng nguồn, còn Giông bay lên trời đánh bọn Pử Pưng. Bay lên cao, Giông bật khiên thần và gươm thần làm mưa gió bão bùng, rung trời chuyển đất, khiến bọn ác, bọn xấu chết như lá rụng. Ở dưới đất, Bia Lúi – em gái út của Giông – và nàng Rang Năr cũng lôi được Bia Rơven từ dưới biển lên trị tội. Chiến thắng trở về, ông Sét bảo Giông làm lễ xoá hết mọi hận thù và cúng gọi các linh hồn người chết về với buôn làng. Sau đó, đám cưới của Giông và nàng Rang Năr diễn ra rất đông vui. Giông và vợ bắt đầu cuộc sống mới. Bằng sức lực và sự siêng năng, vợ chồng Giông phát đủ bảy trái núi làm rẫy to như ngày xưa cha Sét và mẹ Bia Xin đã từng làm. Hình 1.3 (Tranh: Ngọc Huy) 7
  8. VĂN BẢN GIÔNG ĐÁNH SƯ TỬ KHỔNG LỒ CỨU DÂN LÀNG(*) (Trích Bia Rơven làm hại vợ chồng Sét, sử thi Ba-na) MỞ ĐẦU 1. Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về sử thi Kon Tum và sử thi ở địa phương mà em đang sinh sống (nếu có). 2. – Điều em thích nhất ở sử thi là gì? Vì sao? – Hãy nêu cảm nhận chung về nhân vật anh hùng trong các sử thi mà em đã được học, được đọc. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN …Giông đưa tay vẫy chào cha nuôi và các em rồi đi thẳng về hướng làng ông Nut Hu. Giữa đường, Giông nghỉ chân một lát, rồi khấn nguyện: – Ước gì thần linh nhập vào lời tôi, hoá phép cho tôi thành người kì lạ: Người mà chẳng ra người Cái bụng ỏng tròn ra Bẩn như chim sẻ nhà Như sẻ rừng lem luốc Như đứa trẻ côi cút Áo khố rách tả tơi Người chẳng phải ra người Ma cũng chẳng giống ma Mặt mũi méo mó cả Má một bên chảy dài! Vừa dứt lời khấn, ngay lập tức Giông hoá thành bộ dạng một người giống y như ước muốn. Với cái bụng ỏng, Giông xách ná với ống đựng tên thong thả đi tiếp. Tới làng ông Nut Hu, Giông gặp các trai làng tập bắn ná, đánh kiếm, múa khiên, ai cũng mang bên mình những vũ khí như đang chuẩn bị chiến đấu. Tới cổng làng, Giông nói lớn: Ơi, người chủ của làng Có ở nhà hay không Xin hãy đến mở cổng Nếu không kiêng cữ gì Nếu kiêng đang làm men Hoặc cữ đang dệt vải Thì bảo tôi ra về. (*) Nhan đề đoạn trích do ban biên soạn đặt. 8
  9. Tiếng Giông vang vọng khắp nơi, đó là giọng nói của một người hùng dũng và gan dạ nhưng trong một hình dáng bụng ỏng, lem luốc. Dân làng hỏi Giông: – Mày từ núi rừng nào tới đây? Giông nói: – Tôi từ làng trên kia, xa lắm. Tôi săn suốt ngày đêm mà chẳng được con chim nào. À này, gần đây tôi nghe người ta bàn tán xôn xao về chuyện gì đó. Hay là làng này có chuyện gì? Già làng ở đây là ai vậy, hỡi người anh em? Có người nói ngay: – Làng này gọi là làng ông Nut Hu. Già làng Nut Hu giàu có nhất vùng. Giông nói: – À, ra thế! Có ai làm ơn mời ông Nut Hu tới đây được không? Tôi có chuyện muốn nói và xin được vào làng. Một lát sau ông Nut Hu tới, nhìn thấy chú bé bụng ỏng tròn vo trong bộ khố rách tả tơi, ông Nut Hu nghĩ bụng: Tội nghiệp cho thằng bé Nom chẳng ra giống vật Cũng chẳng ra giống người Dơ như chim sẻ nhà Bẩn như chim sẻ rừng Một đứa trẻ mồ côi Khố áo rách tả tơi… Ông Nut Hu hỏi Giông: Cháu từ đâu tới đây? Sao tiều tuỵ thế này? Làng cháu ở tận đâu? Cha mẹ còn hay mất? Giông trả lời: – Làng cháu ở xa kia, cháu mồ côi cha mẹ. Cháu đi săn chim, bữa có bữa không. Ông Nut Hu nói: – Tội nghiệp cháu! Cháu đến quê ta trong cảnh hiểm nguy. Ngày mai có con sư tử to như quả núi, có tám cái đuôi, có trăm cái tai, đeo lục lạc sắt sẽ tới đây giết sạch dân làng nếu làng không nộp cho nó một mạng người! Giông nói: – Nộp người cho sư tử ăn thịt là có tội lớn lắm! Ông Nut Hu nói: 9
  10. – Nhưng không còn cách nào khác, cháu ơi! Có một bà già từ đâu đến tự nguyện bảo ta trói nơi bếp lửa nhà rông, nộp mình cho sư tử để cứu dân làng. Giông nói: – Ông hãy dẫn cháu đến đó. Ông Nut Hu nói: – Cháu đến đó phỏng có giải quyết được gì? Thôi, cháu hãy đi đi. Giông nói: – Dân làng chết, cháu cùng chết. Bà già kia chết, cháu cùng chết. Ông cứ dẫn cháu đến nhà rông gặp bà già đi. Bà già đúng là người đáng kính đáng nể. Không ngăn cản được, ông Nut Hu dẫn Giông đến nhà rông. Vừa thấy Giông bụng ỏng, bà già nói: - Chà! Chàng Hrit(1) cũng tới đây sao? Tôi nghe nói sư tử sắp tới đây ăn thịt dân làng nếu không nộp cho nó một mạng người. Vì vậy, tôi tự nguyện nộp mình để cứu bao người. Tiếc làm chi thân này Già nua và vô ích Nếu để tôi chết đi Chôn sâu dưới lòng đất Cũng kiến ăn mối xông Chỉ tiếc cho lũ trẻ Và những người dân lành Bị làm mồi thú dữ. Giông tươi cười nói với ông Nut Hu: Người đàn bà tuổi già Có tình yêu rộng lớn Luôn nghĩ cho mọi người Được sống đời an vui. Trời bắt đầu tối. Tất cả đàn ông, thanh niên đều trên tay sẵn sàng vũ khí chờ sư tử tới. Khi mặt trời lặn hẳn, một con sư tử to như trái núi, lững thững vào làng. Heo ủn ẳng chạy tán loạn, gà cục tác ấp ủ con, chó sủa vang trời, trâu bò rống inh ỏi, nhà nhà sập cửa cài then. Người già run cầm cập, con nít im thin thít, đàn ông, trai tráng lăm lăm vũ khí đợi chờ. Giông ra khỏi nhà, ông Nut Hu nói: – Cháu ơi! Đừng xuống! Cháu không sợ sư tử sao? Giông trả lời: – Không sao đâu ông. Cháu muốn xem thử sư tử nào mà hung ác quá vậy. Ông và mọi người hãy ở nhà, cháu lên nhà rông đây. Nói rồi Giông đi thẳng đến nhà rông, đứng ở nhà chồ(2) chờ sư tử tới. Lát sau, sư tử leo 10
  11. lên bậc thang, nhà rông rung chuyển như sắp sập. Đó là một con sư tử khổng lồ, nó muốn chui vào cửa nhà rông mà không vừa. Sư tử định phá cửa, Giông hỏi: – Ông ơi! Ông đến đây tìm ai? Ông muốn vào trong để ăn thịt người phải không? Tôi đây này, ông ăn đi! Sư tử nhìn Giông tỏ vẻ ngạc nhiên: – Mày từ đâu tới mà sao xấu xí như quỷ sứ vậy? Mày muốn ta xé nát da thịt của mày không? Giông trừng mắt nhìn sư tử, dõng dạc đáp: – Tôi không sợ, ông muốn xé tôi thì xé đi! Lúc ấy, Giông liền hoá phép thoát khỏi bộ dạng xấu xí, trở lại là chàng trai khôi ngô, dũng mãnh. Da hồng hào, mắt sáng Bước đi dáng oai hùng Đẹp như một thần linh Toả sáng cả nhà rông Giông bước tới bà lão Cắt phăng dây trói bà. Bà hoá thành cô gái Dáng yêu kiều thướt tha Đôi má hồng rạng rỡ Đó là nàng Rang Năr. Cùng lúc ấy, Giông lao vào nắm cổ sư tử và trừng mắt hỏi: – Có biết ta là ai không? Giông vừa hỏi vừa giật mạnh đầu sư tử xuống đất. Cú giật mạnh đến nỗi khiến nhà chồ đổ sập và nhà rông nghiêng ngả. Sư tử vùng dậy hất văng Giông ra xa. Bảy lần Giông đạp vào ngực sư tử, bảy lần sư tử ngã nhào rồi vùng dậy. Tiếng vật nhau ầm ầm tưởng như trời sắp sập, đất sắp lở. Bảy lần Giông đập đầu sư tử, bảy lần đầu sư tử máu chảy ròng ròng. Bảy lần Giông quật sư tử lộn nhào xuống đất, sư tử nằm im không dậy nổi, cứ đập đuôi xuống đất làm đất đai chuyển động một vùng, cây cối nghiêng ngả, đá sạt núi đổ tơi bời… Họ đánh nhau không nghỉ, đêm như ngày, ngày như đêm, Giông có sức mạnh hơn thần. Đánh núi núi lở, đánh đá đá vỡ, đánh nước, nước cạn. Cứ thế, đến khi đuôi sư tử đập yếu dần, yếu dần... Giông lôi sư tử xuống trước sân nhà rông. Nàng Rang Năr cũng bước xuống theo. Đến bên sư tử, nàng Rang Năr nói: – Ông muốn ăn thịt người thì tí nữa dân làng sẽ ăn thịt ông. Sư tử van xin: – Không! Ta không muốn chết. Xin dân làng tha cho ta. Biết Giông đã hạ được sư tử, dân làng kéo đến xem mà chân tay còn run lẩy bẩy. Ông Nut Hu nói với Giông và Rang Năr: 11
  12. – Ôi, thì ra thế này! Cháu trai cháu gái ơi, ta thay mặt dân làng: Cám ơn các cháu nhiều Quý hai cháu lắm lắm Nếu không có hai cháu Kịp thời cứu dân làng Thì làng đã tan hoang Dân làng sẽ chết hết Khắp vùng vắng bóng người… Các cháu người phi thường Dòng dõi của thần linh Những trai đẹp gái xinh Thông minh và tài giỏi Có phép thuật cao cường. Ngừng một lát, ông Nut Hu nói tiếp: – Cháu trai, cháu gái à, trước khi xử tội sư tử, cho ta hỏi cháu trai tên gì, con của nhà ai, làng ở nơi nào vậy? Giông đáp: – Cháu ở phía thượng nguồn, con của ông Sét và bà Bia Xin, ông ngoại là bok Rơh. Ông Nut Hu reo lên: – Từ lâu ta đã nghe tiếng tăm cha Sét của cháu. Vậy cháu là Giông hả? Cha mẹ cháu thế nào? Giông đáp: – Cha mẹ cháu bị chính con sư tử này ăn thịt, lúc em gái út Bia Lúi của cháu còn mới tập đi tập chạy, em trai Giở thì lớn hơn một chút. Ba anh em cháu lạc lõng bơ vơ, khổ cực trăm bề. Nói rồi, quay sang Rang Năr, Giông nói: – Còn cô gái này hình như là nàng Rang Năr nổi tiếng xinh đẹp, giỏi giang và hay thương người thì phải? Nàng đã tới đây để cứu dân làng ta đấy. Rồi Giông bước đến bên sư tử, nói: – Bây giờ mày muốn sao đây? Thanh gươm thần Rang Kơmlet này sẽ chặt mày ra thành mười khúc, băm mày ra thành trăm mảnh. Sư tử run sợ, kêu xin: – Đừng giết ta, ta xin nói thật. Do có người ganh ghét với Sét và Bia Xin nên đã nhờ sư tử đầu đàn của ta giết cha mẹ cháu. Cháu đừng giết ta, ta sẽ dẫn cháu đi tìm sư tử đầu đàn để làm rõ mọi chuyện. 12
  13. Lúc này, dân làng vây quanh bày tỏ niềm cảm phục và lòng biết ơn đối với Giông và Rang Năr. Giông và Rang Năr chào tạm biệt mọi người, theo sư tử dẫn đường đi trừng trị bọn xấu, ác. (Lược theo Bia Rơven làm hại vợ chồng Sét, Nguyễn Tiến Dũng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2020) Chú thích: Hrit: từ chung, trong truyện cổ dân gian vùng Bắc Tây Nguyên thường dùng để gọi những bé trai mồ côi, (1) nghèo khổ. (2) Nhà chồ: phần nhà nhô ra từ nhà sàn, nơi có bậc thang lên xuống. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI 1. Nêu những sự việc chính và xác định ngôi kể của đoạn trích. 2. Nêu tác dụng của những đoạn lời nói vần. 3. Nhân vật người anh hùng Giông được miêu tả với những đặc điểm nổi bật nào? 4. Em hãy nhận xét về vẻ đẹp của ngôn ngữ sử thi trong đoạn văn sau: Sư tử vùng dậy hất văng Giông ra xa. Bảy lần Giông đạp vào ngực sư tử, bảy lần sư tử ngã nhào rồi vùng dậy. Tiếng vật nhau ầm ầm tưởng như trời sắp sập, đất sắp lở. Bảy lần Giông đập đầu sư tử, bảy lần đầu sư tử máu chảy ròng ròng. Bảy lần Giông quật sư tử lộn nhào xuống đất, sư tử nằm im không dậy nổi, cứ đập đuôi xuống đất làm đất đai chuyển động một vùng, cây cối nghiêng ngả, đá sạt núi đổ tơi bời. 5. Đoạn trích phản ánh và ca ngợi điều gì? Điều ấy còn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay không? Vì sao? LUYỆN TẬP 1. Hãy nêu điểm giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích sử thi Ê-đê (Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10) và đoạn trích sử thi Ba-na Giông đánh sư tử khổng lồ cứu dân làng. 2. Hãy chọn một tình huống hoặc một sự kiện mà em yêu thích trong đoạn trích Giông đánh sư tử khổng lồ cứu dân làng để xây dựng thành kịch bản biểu diễn trong buổi ngoại khoá văn học. VẬN DỤNG 1. Mở rộng vốn hiểu biết của em về sử thi Ba-na bằng việc tìm đọc cuốn Kho tàng sử thi Tây Nguyên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2005. 2. Em hãy tưởng tượng, minh hoạ chân dung nhân vật Giông bằng một bức vẽ hoặc trình bày cảm nhận bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 10 dòng). 13
  14. Chủ đề CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC TỈNH KON TUM 2 Học xong chủ đề này, em sẽ: Nêu được thành phần dân tộc sinh sống ở tỉnh Kon Tum theo dân số và  địa bàn phân bố chủ yếu. Trình bày được nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của các dân  tộc ở tỉnh Kon Tum. Nêu được đóng góp của cộng đồng các dân tộc tỉnh Kon Tum đối với sự  nghiệp chống ngoại xâm cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình và biết trân trọng  những nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc khác cùng chung sống trên địa bàn tỉnh. Biết trân trọng và phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng của dân  tộc mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương Kon Tum. MỞ ĐẦU Kon Tum là tỉnh miền núi có nhiều thành phần dân tộc. Trên địa bàn tỉnh hiện có 43 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 7 dân tộc tại chỗ sinh sống lâu đời gồm: Xơ-đăng, Ba-na, Gié-Triêng, Gia-rai, Hrê, Brâu, Rơ-măm. Ngoài ra, còn có các dân tộc khác như: Mường, Nùng, Tày, Cơ-tu, Dao, Ê-đê,… từ các tỉnh khác di cư vào sinh sống trên địa bàn. Mỗi dân tộc có đời sống vật chất và tinh thần phong phú, đa dạng. Hình 2.1. Lễ hội đua thuyền Hình 2.2. Lễ hội ăn than của người Gié - Triêng (Ảnh: Quang Vinh) (Ảnh: Quang Vinh) Kể tên các dân tộc trên địa bàn tỉnh hiện nay mà em biết? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một trong số những dân tộc đó. 14
  15. KIẾN THỨC MỚI I. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CÁC DÂN TỘC TỈNH KON TUM 1. Thành phần dân tộc theo dân số và địa bàn phân bố Hình 2.3. Lược đồ hành chính tỉnh Kon Tum Bảng 2.1. Số dân theo thành phần dân tộc và địa bàn phân bố ở tỉnh Kon Tum (2019) STT Dân tộc Số dân (người) Địa bàn cư trú chủ yếu 1 Kinh 243 572 Các trung tâm đô thị, thị trấn 2 Xơ-đăng 133 117 Huyện Tu Mơ Rông, Đắk Tô, Kon Plông Thành phố Kon Tum, huyện Kon Rẫy, Đắk 3 Ba-na 68 799 Hà 4 Gié-Triêng 39 515 Huyện Đắk Glei, Ngọc Hồi 5 Gia-rai 25 883 Huyện Sa Thầy, thành phố Kon Tum 6 Hrê 2 810 Huyện Kon Plong 7 Rơ-măm 577 Làng Le (xã Chư Mô Rây, huyện Sa Thầy) 8 Brâu 497 Làng Đắk Mế (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi) 9 Các dân tộc khác Khoảng 20.000 Rải rác toàn tỉnh Đọc thông tin mục 1, hãy xác định địa bàn sinh sống của các dân tộc ở Kon Tum trên lược đồ. 15
  16. 2. Đời sống vật chất a. Kinh tế Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp, trong đó, trồng trọt đóng vai trò chủ đạo đối với hầu hết các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. Trồng trọt gắn với các hình thức sản xuất khác nhau như: canh tác nương rẫy, làm ruộng nước, ruộng khô, làm vườn đồi,… Trong đó, hình thức nổi bật nhất là canh tác nương rẫy và khai thác từ tự nhiên. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, các dân tộc đã biết trồng các loại cây công nghiệp và dược liệu quý như: sâm, quế, cau, cà phê, cao su,… Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ theo hộ gia đình có trâu, bò, lợn, gà,... Trong đó, trâu là vật ngang giá trong việc trao đổi vật quý như chiêng, ché và hiến sinh trong nhiều lễ hội. Thủ công nghiệp, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ. Nghề dệt vải có ở nhiều vùng, với khung dệt kiểu Inđônêdiêng khá thịnh hành tạo được tấm vải khổ rộng, hoa văn đẹp. Nghề rèn công cụ sản xuất khá phổ biến, họ biết chế sắt từ quặng để rèn. Nghề đan lát phát triển, cung cấp nhiều vật dụng trong sinh hoạt, nhất là gùi dùng để đựng đồ mặc, trang sức, vận chuyển,… Nghề làm đồ gốm mặc dù chưa phổ biến nhưng cũng sản xuất một số dụng cụ phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày. Quan hệ hàng hoá trước kia dùng vật đổi vật, nay đã dùng tiền. Hình 2.4. Nghệ nhân dệt thổ cẩm Ba-na Hình 2.5. Nghề đan lát của người Gia-rai (Ảnh: Huy Đằng) (Ảnh: Huy Đằng) 1. Đọc thông tin mục 2a và quan sát hình 2.4, 2.5, hãy nêu một số nét chính về hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. 2. Hãy cho biết một số nghề thủ công truyền thống của một trong các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum. b. Ăn, mặc, ở – Rượu cần là thức uống không thể thiếu trong các lễ hội, được làm từ men truyền thống ủ với sắn (mì), gạo, kê,… Thức ăn được chế biến khá đa dạng, trong đó, nướng ống và thức ăn lên men là một trong các nét riêng của ẩm thực của cộng đồng các dân tộc tại chỗ. 16
  17. Em có biết Cơm lam là một món ăn truyền thống đậm chất dân dã của đồng bào các dân tộc thiểu số. Cơm lam được làm từ gạo nếp bỏ vào trong ống lồ ô và nướng trực tiếp trên bếp than củi. Cơm lam thường được sử dụng làm lương thực khi đi lên rẫy, thết đãi bạn bè hay trong các dịp lễ trọng đại của cộng đồng. Hình 2.6. Cơm lam (gạo nếp) (Ảnh: Huy Đằng) – Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số Kon Tum là kiểu trang phục choàng quấn. Đàn ông đóng khố, phụ nữ mặc váy. Áo thường theo kiểu chui đầu. Mỗi cộng đồng có nét riêng trong hoa văn và kiểu dáng. Ngày nay, đời sống có nhiều thay đổi, đồng bào có nhiều lựa chọn để may, mặc các bộ trang phục khác nhưng trong các dịp lễ hội họ luôn khoác trên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Hình 2.7. Trang phục nam của dân tộc Xơ-đăng Hình 2.8. Trang phục nữ của dân tộc Xơ-đăng (Ảnh: Huy Đằng) (Ảnh: Huy Đằng) – Nhà sàn của mỗi dân tộc thiểu số ở Kon Tum có một kiểu nhà đặc trưng. Trước đây nhà sàn truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ thường dùng cho cả đại gia đình ở chung (nay phổ biến hình thức tách hộ riêng). Nhà ở trong làng được bố trí theo tập quán từng vùng, có nơi quây quần quanh nhà rông, có nơi dựng lớp lớp ngang triền đất. Mỗi làng có một nơi sinh hoạt chung cho cộng đồng là nhà rông. Hình 2.9. Nhà sàn người Gia-rai, Sa Thầy (Ảnh: Huy Đằng) 17
  18. Đọc thông tin mục 2b và quan sát các hình 2.6, 2.7, 2.8, 2.9, 2.10 hãy cho biết văn hoá ăn, mặc, ở của các dân tộc thiểu số ở Kon Tum có sự thay đổi như thế nào trong thời gian gần đây? Nêu ví dụ cụ thể ở dân tộc em hoặc địa phương em sinh sống. Hình 2.10. Làng Kon Kơ Tu (xã Đắk Rơ Wa, TP. Kon Tum) (Ảnh: Ban Nguyễn) c. Đi lại, vận chuyển Trước đây, do địa hình đèo dốc, giao Em có biết thông khó khăn, việc di chuyển chủ yếu là đi bộ. Ở những nơi gần sông, suối, phát Do sinh sống trong điều kiện địa hình triển loại hình thuyền độc mộc. Ngày nay, hệ rừng núi, không thể gánh gồng, đội, thì gùi là phương thức vận chuyển phù hợp với cư thống giao thông thuận lợi, đồng bào đã sử dân Kon Tum. Đi trong rừng già, lối mòn rất dụng các loại phương tiện giao thông nhưng nhỏ, với chiếc gùi đeo trên lưng, họ có thể hình thức di chuyển bằng đôi chân vẫn là chủ vạch lá nâng cành trên lối đi, thậm chí có thể yếu khi đi làm nương rẫy. còn thu nhặt rau măng một cách thuận lợi. Gùi còn là biểu trưng cho tính chịu thương Gùi được dùng hàng ngày, vận chuyển chịu khó của người phụ nữ các dân tộc thiểu hầu như mọi thứ trên lưng và được dùng số tỉnh Kon Tum. Hiện nay, mặc dù đã có cho cả nam nữ mọi lứa tuổi, gùi có hai dây nhiều phương tiện vận chuyển khác, nhưng đeo qua vai là hình thức phổ biến, mỗi quai chiếc gùi vẫn gắn bó thân thiết với cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Kon Tum. khoác vào một vai. Ngoài ra, đồng bào có dùng trâu, voi để thồ, kéo gỗ,... Hình 2.11. Trên dòng sông Đắk Bla Hình 2.12. Gùi có nắp của người Gia-rai (Ảnh: Huy Đằng) (Ảnh: Huy Đằng) Đọc thông tin mục 2c và quan sát các hình 2.11, 2.12, hãy trình bày những hiểu biết của em về phương tiện đi lại và vận chuyển của dân tộc mình hoặc của dân tộc nơi em sinh sống. Vì sao gùi là phương tiện vận chuyển chủ yếu? 18
  19. 3. Đời sống tinh thần a. Tín ngưỡng, tôn giáo Tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum là tín ngưỡng đa thần và vạn vật hữu linh. Mỗi cộng đồng đều có quan niệm riêng về các vị thần, các linh hồn vạn vật khác nhau được cộng đồng tin thờ thể hiện qua các nghi lễ, lễ hội. Trong đời sống tín ngưỡng truyền thống, bên cạnh các yếu tố tích cực, góp phần tạo nên các giá trị văn hoá tiêu biểu, vẫn còn có các hủ tục ảnh hưởng đến đời sống người dân cần thay đổi. Ngày nay, bên cạnh niềm tin tín ngưỡng truyền thống, còn có sự hiện diện của các tôn giáo khác như: Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài,… Nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Hãy kể về một tín ngưỡng, tôn giáo đang được duy trì trong đời sống tinh thần của một dân tộc thiểu số ở Kon Tum. b. Lễ hội Lễ hội của các dân tộc thiểu số bao gồm: các lễ Em có biết hội liên quan đến vòng đời người, các lễ hội liên quan đến sản xuất, các lễ hội liên quan đến cộng đồng. Lễ hội của cộng đồng các Tiêu biểu có các lễ hội như: lễ mừng lúa mới, lễ cúng dân tộc thiểu số ở Kon Tum là thời máng nước, lễ cúng nhà rông, lễ cầu sức khoẻ,… Lễ điểm tập trung phô diễn các vẻ đẹp nghệ thuật dân gian và trao hội của các dân tộc thiểu số ở Kon Tum có sự đan xen truyền, củng cố các giá trị gắn kết giữa phần nghi lễ và phần hội. Phần nghi lễ thể hiện cá nhân, gia đình và cộng đồng sự mong cầu, tạ ơn đối với thần linh. Phần hội là sự sâu sắc. giao lưu, chia sẻ thể hiện tình cảm đoàn kết, ý thức trách nhiệm, yêu thương chia sẻ của mỗi cá nhân, cộng đồng,… Lễ hội còn là thời điểm lưu giữ, phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu như: âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, ẩm thực, các tri thức dân gian,… Hình 2.13. Lễ mừng Nhà rông mới và trang phục của dân tộc Xơ-đăng (nhánh Mơ Nâm) (Ảnh: Huy Đằng) Hãy giới thiệu về một lễ hội của dân tộc thiểu số mà em biết (Thời điểm tổ chức, quy mô tham gia; Ý nghĩa của lễ hội và các loại hình nghệ thuật dân gian được thể hiện trong lễ hội;...). Nêu các nội dung cần bảo tồn và phát huy của lễ hội đó. 19
  20. II. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC TỈNH KON TUM TRONG SỰ NGHIỆP CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG 1. Đóng góp của cộng đồng các dân tộc tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp chống ngoại xâm Khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách đô hộ lên Kon Tum (giữa thế kỉ XIX), nhân dân các dân tộc ở đây đã tự phát đứng lên chống áp bức bóc lột. Mỗi cộng đồng xây dựng làng chiến đấu, chống lại sự cướp bóc, bắt đi xâu, đi lính, cùng nhau liên kết giữ đất, giữ làng, bảo vệ những nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum đã gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại, khó khăn trong việc lập đồn bốt và đặt ách cai trị. Em có biết Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới ánh sáng của Đảng, đồng bào các dân tộc thiểu Hoà chung phong trào Đồng số dần dần giác ngộ cách mạng, thể hiện tình đoàn khởi ở miền Nam (1959 – 1960), kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc, đoàn kết giữa ngày 7 – 9 – 1960, nhân dân làng Tà Pót (Đắk Glei) đã nổi dậy lập kế Kinh – Thượng, lương – giáo, yêu thương, che chở, lừa địch vào làng tiêu diệt những đùm bọc, nuôi giấu cán bộ Kinh từ đồng bằng lên tên ác ôn. Sau đó toàn làng rút vào đây hoạt động. Cùng với đó, các lực lượng chiến đấu rừng chuyển lên thế bất hợp pháp dần hình thành ở các làng, phong trào tự tạo những chống địch. Sự kiện Tà Pót mở đầu vũ khí thô sơ để đánh địch như: chông, cung tên, bẫy cho phong trào đấu tranh vũ trang đá,… phát triển mạnh ở khắp các làng trong tỉnh, đã phát triển khắp toàn tỉnh. làm cho kẻ thù khiếp sợ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và đế quốc Mĩ (1954 – 1975), đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum là hậu phương tại chỗ vững mạnh, đã đóng góp hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm để nuôi cán bộ, nuôi quân và hàng ngàn ngày công lao động để mở đường, tải thương, tải đạn, phục vụ chiến đấu,… Các căn cứ địa kháng chiến, các khu du kích liên hoàn của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Kon Tum lần lượt ra đời trên cơ sở làng kháng chiến. Phong trào chiến tranh du kích của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển mạnh hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Vượt qua khó khăn, thách thức, không ngại gian khổ, hi sinh, đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Kon Tum kề vai, sát cánh, cùng nhau chiến đấu và lập nên những chiến công oanh liệt trên khắp các chiến trường Kon Tum. Tiêu biểu như phong trào Đồng khởi của nhân dân làng Tà Pót (Ngọc Hồi), chiến thắng Đắk Tô – Tân Cảnh, Đắk Pét (Đắk Glei), Măng Đen, Măng Bút (Kon Plông),... góp phần cùng với quân và dân cả nước đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, thu giang sơn thu về một mối, đưa cả nước cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. 1. Hãy tóm tắt những đóng góp của cộng đồng các dân tộc tỉnh Kon Tum trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. 2. Trình bày hiểu biết của em về một trong những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của tỉnh Kon Tum trong sự nghiệp chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2