intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu ôn thi ĐH chuyên đề amin axit lý thuyết

Chia sẻ: Ho Quang Dai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

141
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp cho học sinh có thêm tư liệu ôn tập kiến thức trước kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo tài liệu ôn thi Đại học chuyên đề amin axit lý thuyết để đạt được kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu ôn thi ĐH chuyên đề amin axit lý thuyết

  1. TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC CẤP TỐC 2012 - 2013 CHUYÊN ĐỀ AMINO - AXIT LÍ THUYẾT  ĐỀ CAO ĐẲNG Câu 1(CĐ.08): Cho dãy các chất: C6H5OH (phenSol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, C2H5COOH, C3H7NH2. Số chât trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là: A. 4 B. 2 C. 3 D. 5. Câu 2(CĐ.09): Cho từng chất H2N-CH2-COOH, CH3-COOH, CH3-COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là: A. 3 B. 6 C. 4 D. 5. Câu 3(CĐ.09): Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là: A. metyl amino axetat B. axit  -amino propionic C. axit  -amino propionic D. amoni acrylat. Câu 4(CĐ.09): Chất X có công thức C4H9O2N. Biết: X + NaOH  Y + CH4O Y + HCl (dư)  Z + NaCl Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là: A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH C. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH. Câu 5(CĐKA.10): Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl ? A. 3 B. 1 C. 4 D. 2. Câu 6(CĐKB.11): Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là: A. 5 B. 2 C. 4 D. 3. Câu 7(CĐKB.11): Hai chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ? A. ClH3NCH2COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5 B. CH3NH3Cl và CH3NH2 C. CH3NH2 và H2NCH2COOH D. CH3NH3Cl và H2NCH2COONa. Câu 8(CĐ.12): Cho các chất hữu cơ : CH3CH(CH3)NH2 (X) và CH3CH(NH2)COOH (Y). Tên thay thế của X và Y lần lượt là
  2. A. propan-2-amin và axit aminoetanoic B. propan-2-amin và axit 2-aminopropanoic C. propan-1-amin và axit 2-aminopropanoic D. propan-1-amin và axit aminoetanoic. Câu 9(CĐ.12): Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng. B. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β -amino axit. C. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. D. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.  ĐỀ ĐẠI HỌC KHỐI B Câu 1(ĐHKB.07): Cho các loại hợp chất: amino axit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của amino axit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là: A. X, Y, Z, T B. X, Y, T C, X, Y, Z D. Y, Z, T. Câu 2(ĐHKB.09): Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z, T lần lượt là: A. CH3NH2 và NH3 B. C2H5OH và N2 C. CH3OH và CH3NH2 D. CH3OH và NH3. Câu 3(ĐHKB.10): Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X, Y là: A. vinyl amoni fomat và amoni acrylat B. amoni acrylat và axit 2-amino propionic C. axit 2-amino propionic và amino acylat D. axit 2-amino propionic và axit 3- amino propionic. Câu 4(ĐHKB.11): Cho 3 dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là: A. (1), (2), (3) B. (3), (1), (2) C. (2), (3), (1) D. (2), (1), (3). Câu 5(ĐHKB.12): Alanin có công thức là
  3. A. C6H5-NH2 B. CH3-CH(NH2)-COOH C. H2N-CH2-COOH D. H2N-CH2-CH2-COOH  ĐỀ ĐẠI HỌC KHỐI A Câu 1(ĐHKA.08): Phát biểu không đúng là: A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-. B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl C. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin D. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. Câu 2(ĐHKA.08): Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenyl amoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là: A. 2 dung dịch B. 4 dung dịch C. 5 dung dịch D. 3 dung dịch. Câu 3(ĐHKA.11): Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4. Câu 4(ĐHKA.11): Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? A. Dung dịch glyxin B. Dung dịch alanin C. Dung dịch lysin D. Dung dịch valin. Câu 5(ĐHKA.12): Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng? A. axit α-aminoglutaric B. Axit α,  -điaminocaproic C. Axit α-aminopropionic D. Axit aminoaxetic. -------------------------------------------------------------------------- TÀI LIỆU ÔN THI ĐẠI HỌC CẤP TỐC 2012 - 2013 CHUYÊN ĐỀ AMINO - AXIT BÀI TẬP Dạng 1: XĐTP hỗn hợp, tính lượng chất
  4. Câu 1(CĐ.12): Cho 14, 55 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 16,73 gam B. 25,50 gam C. 8,78 gam D. 20,03 gam Câu 2(ĐHKB.10): Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là: A. 112,2 B. 165,6 C. 123,8 D. 171,0. Câu 2’(ĐHKB.12): Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 44,65 B. 50,65 C. 22,35 D. 33,50 Câu 3(ĐHKA.10): Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là: A. 0,50 B. 0,65 C. 0,55 D. 0,70. Câu 4(ĐHKA.10): Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO 2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị x, y tương ứng là: A. 8 và 1,0 B. 8 và 1,5 C. 7 và 1,0 D. 7 và 1,5. Câu 5(ĐHKA.12): Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là A. 20 gam. B. 13 gam. C. 10 gam. D. 15 gam. Dạng 2: XĐ CT của một amino axit Câu 1(CĐ.08): Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacbonyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là: A. H2NC4H8COOH B. H2NC3H6COOH C. H2NC2H4COOH D. H2NCH2COOH.
  5. Câu 2 (CĐKB.11): Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là: A. alanin B. glyxin C. phenyl alanin D. valin. Câu 3(ĐHKB.09): Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là: A. H2NC3H5(COOH)2 B. (H2N)2C3H5COOH C. H2NC2H3(COOH)2 D. H2NC3H6COOH. Câu 4(ĐHKA.07):  -amino axit X chứa một nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. H2NCH2COOH B. H2NCH2CH2COOH C. CH3CH2CH(NH2)COOH D. CH3CH(NH2)2COOH. Câu 5(ĐHKA.09): Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. CTPT của X là: A. C4H10O2N2 B. C4H8O4N2 C. C5H11O2N D. C5H9O4N. Dạng 3: XĐ CT của hai amino axit đồng đẳng Dạng 4: XĐ CT của hai amino axit không đồng đẳng Dạng 5: Bài toán về amino este Câu 1(ĐHKB.09): Este X (có khối lượng phân tử bằng 103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 26,25 B. 27,75 C. 24,25 D. 29,75. Câu 2(ĐHKB.11): Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR’ (R, R’ là các gốc hidrocacbon), phần trăm khối lượng nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH,
  6. toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hóa thành anđehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO 3/ NH3, thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là: A. 4,45 B. 5,34 C. 3,56 D. 2,67. Câu 3(ĐHKA.07): Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. H2N-CH2-COO-C3H7 B. H2N-CH2-COO-CH3 C. H2N-CH2-CH2-COOH D. H2N-CH2-COO-C2H5. Dạng 6: XĐ CTCT của hợp chất C, H, O, N khi biết CTPT. Câu 1(CĐKA.07): Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt là 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là: A. CH2=CHOONH4 B. H2NCOO-CH2CH3 C. H2NCH2COO-CH3 D. H2NC2H4COOH. Câu 2(ĐHKB.08): Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. CTCT của X lầ: A. HCOOH3NCH=CH2 B. H2NCH2CH2COOH C. CH2=CHCOONH4 D. H2NCH2COOCH3. Câu 3(CĐ.09): Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. CTCT của X là: A. HCOONH3CH2CH3 B. CH3COONH3CH3 C. CH3CH2COONH4 D. HCOONH2(CH3)2. Câu 4(ĐHKA.07): Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai
  7. khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là: A. 16,5 gam B. 14,3 gam C. 8,9 gam D. 15,7 gam. Câu 5(ĐHKA.09): Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 9,4 B. 9,6 C. 8,2 D. 10,8. Ôn thi ĐH: Bí quyết của Thủ khoa trường Y, Á khoa trường Dược (GDVN) - Đậu Thị Thu, cô gái có thành tích đáng nể: Thủ khoa ĐH Y Hà Nội với 29,5 điểm đồng thời là Á khoa ĐH Dược Hà Nội với 28,5 điểm. Mười hai năm liền Thu đạt danh hiệu học sinh giỏi suất sắc. Năm học lớp 2 và lớp 5 Thu đạt danh hiệu học sinh giỏi tỉnh hai môn văn toán. Lớp 9 Thu đạt giải 3 học sinh giỏi hóa, giải nhì học sinh giỏi toán. Trong hai năm liên tiếp lớp 11 và 12 Thu liên tục giành giải nhất môn toán. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Tĩnh, Thu là cô gái thích nhạc dân gian sâu lắng, hồn hậu. Gia đình Thu mở xưởng sản xuất kẹo cu đơ tại gia mang tên thương hiệu hai cô con gái Nguyệt và Thu. Thu không chỉ là một cô gái học siêu mà còn là thợ làm cu đơ rất giỏi. Đậu Thị Thu, cô học sinh nghèo vượt khó Tìm cách giải hay trong môn toán Đối với bản thân Đậu Thị Thu, trong quá trình học bạn chú trọng đến việc hệ thống kiến thức, thực hành nhiều để có cách giải hay. Về môn toán, Thu cho rằng: “Đây là môn học có lý thuyết tương đối ít nhưng nhất thiết phải nắm chắc lý thuyết”. Khi đọc xong sách Thu làm bài tập áp dụng luôn. Thu bật mí, để học giỏi toán thì càng làm nhiều bài nâng cao càng tốt. Nếu gặp bài tập khó Thu có thể xem hướng dẫn giải, sau đó tìm bài tập tương tự để làm lại cho nhuyễn. Sau quá trình làm bài tập sẽ tích lũy nhiều tạo thành sáng tạo, tìm ra cách giải mới, cách giải hay.
  8. Trong giai đoạn đầu ôn tập, Thu tập trung ôn theo từng chủ đề bằng cách học kỹ lý thuyết, công thức, dạng bài tập. Khi đó, Thu thấy được mối liên quan kiến thức giữa các chủ đề với nhau, sẽ ngấm sâu và nhớ lâu. Trước khi thi Đại học 2 tháng, Thu luyện tập các bài thi tổng hợp để ước lượng thời gian làm bài và có cái nhìn bao quát chương trình hơn. Khi làm các đề thi, bản thân Thu sẽ tổng kết được các dạng lý thuyết và bài tập, biết rõ cấu trúc cũng như trọng tâm của đề của Bộ Giáo dục và đào tạo. Thu lưu ý: “Môn toán là môn tự luận, vì vậy cần trình bày ra nháp hoặc có ý tưởng trong đầu trước một bài tập khó. Không nên làm vội vàng, chưa chắc chắn sẽ gây ra tâm lý căng thẳng, lúng túng cho mỗi thí sinh” Học hóa: Bấm máy tính thần tốc Chia sẻ về phương pháp học hóa, Thu cho rằng: “Về môn hóa, điều cốt yếu là phải nắm rõ lý thuyết trước khi làm bài tập”. Với Thu, môn hóa sẽ có rất nhiều con số vì vậy cần... bấm máy tính thần tốc. Bởi việc bấm máy tính nhầm lẫn sẽ gây rất nhiều rắc rối cho thí sinh khi làm bài. Thu chia sẻ, theo Thu học ở Sách giáo khoa là chưa đủ vì đề thi ngày càng khó. Bí quyết học tốt của Thu là tìm sách hay, sưu tầm nhiều đề thi thử Đại học qua các năm học. Điều này giúp các bạn thí sinh học sao cho đúng hướng, biết được dung lượng kiến thức và căn chỉnh thời gian học tập cho phù hợp. Theo Thu thì không có phương pháp học tập nào tốt nhất ngoài ý thức tự học của mỗi người. Điều quan trọng là phải thực sự say mê học tập. Có say mê, mỗi người học không ngừng nghỉ, không biết mệt mỏi. Thực sự yêu thích môn sinh sau kỳ thi tốt nghiệp Theo Thu không có phương pháp học tập nào tốt nhất bằng ý thức tự học của mỗi người Thu tâm sự: “Từ nhỏ em ao ước trở thành bác sĩ giỏi vì hồi đó em thấy nhiều người nghèo nơi thôn quê bị bệnh nhưng không có tiền chữa trị. Do đó em đã quyết tâm học thật giỏi để đậu vào trường Đại học Y làm bác sĩ cứu người”. Thu chỉ thực sự yêu thích môn Sinh sau kỳ thi tốt nghiệp thế nhưng cô bạn đã đạt 9,5 điểm cho môn học này. Với Thu, môn sinh là môn có lượng lý thuyết lớn nhất nên cần phải đọc hiểu và nhớ lâu. Khi
  9. làm bài thi trắc nghiệm nên làm bài dễ trước để lấy “vốn” sau đó mới làm đến những câu khó. Thu lưu ý các bạn thí sinh tránh tình trạng bài dễ làm mất nhiều thời gian, bài khó làm ít thời gian. Trước khi thi Đại học khoảng 1 tuần Thu không dành thời gian làm đề thi và bài tập mà đọc lại SGK các phần lý thuyết mình chưa chắc chắn. Trong phòng thi, Thu cho rằng thời gian rất hạn hẹp vì thế cần làm câu nào chắc câu đó, thời gian xem lại bài thi có khi vụt nhanh qua làm mất cơ hội đạt điểm cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2