intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng cường công tác quản lý dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

Chia sẻ: Cao Quốc Trí | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

34
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân là một trong những hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) được quy định tại khoản 5 Điều 68 Luật NLNT. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải đăng ký hoạt động theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ (khoản 3 Điều 69 Luật NLNT).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng cường công tác quản lý dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

  1. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỊCH VỤ ĐO LIỀU CHIẾU XẠ CÁ NHÂN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ Nguyễn Việt Hùng Cục ATBXHN Hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân là một trong những hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) được quy định tại khoản 5 Điều 68 Luật NLNT. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải đăng ký hoạt động theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ (khoản 3 Điều 69 Luật NLNT). Theo quy định tại Điều 21 Luật NLNT về kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ bảo đảm cho liều chiếu xạ đối với công chúng và đối với nhân viên bức xạ không vượt quá liều giới hạn. Quy định này cũng được cụ thể hóa trong Thông tư số 19/2012/TT- BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng: “Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải trang bị liều kế cá nhân cho tất cả nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát, khu vực giám sát”. Như vậy, tất cả các nhân viên bức xạ đều phải được trang bị và theo dõi liều xạ kế cá nhân. Trong tình hình kinh tế - xã hội ngày càng phát triển hiện nay, trên cả nước có khoảng hơn 4000 tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ, sử dụng khoảng 15000 nhân viên bức xạ. Với nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội, số lượng này sẽ ngày một gia tăng và nhu cầu về trang bị, theo dõi liều cá nhân sẽ ngày càng nhiều. Hiện nay, trên cả nước có 04 tổ chức đã được cấp giấy đăng ký thực hiện dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT trong lĩnh vực này là: - Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân; - Viện Nghiên cứu hạt nhân; - Trung tâm hạt nhân TP. Hồ Chí Minh; - Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Bình Dương). Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) thực hiện chức năng, nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ KH&CN quản lý và cấp giấy đăng ký thực hiện dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử trong đó có các tổ chức thực hiện dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn và dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân. Tuy nhiên, trong thời gian qua, vấn đề quản lý, giám sát chất lượng của các đơn vị đăng ký hoạt động các dịch vụ này chưa được tổ chức, triển khai một cách chặt chẽ dẫn đến việc tồn tại những đơn vị không tuân thủ quy tắc bảo đảm chất lượng trong hoạt động dịch vụ đã đăng ký. Tháng 3/2014, Cục ATBXHN đã tiến hành triển khai công tác kiểm tra giám sát quy trình bảo đảm chất lượng đối với bốn tổ chức thực hiện dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT – dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân nêu trên. Mỗi tổ chức đo liều gửi 29 liều kế cá 14 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  2. nhân (liều kế) về Cục ATBXHN. Cục ABXHN đã thực hiện mã hóa và chiếu liều chuẩn đồng bộ cho các liều kế trên tại Phòng chuẩn liều của Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân. Liều kế sau khi chiếu chuẩn được gửi đi đo liều tại từng tổ chức thực hiện dịch vụ dưới sự giám sát của Cục ATBXHN. Sau khi nhận được kết quả đo liều, Cục ATBXHN đã triển khai đánh giá kết quả đo liều dựa trên các khuyến cáo của IAEA nêu tại tiêu chuẩn số RS- G-1.3 “Đánh giá chiếu xạ nghề nghiệp từ các nguồn bức xạ ngoài” (Safety Standards Series, No. RS-G-1.3 - Assessment of occupational Exposure Due to External Sources of Radiation). Một số hình ảnh trong quá trình kiểm tra, giám sát chất lượng đối với dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân Kết quả đợt kiểm tra cho thấy việc bảo đảm chất lượng trong dịch vụ hỗ trợ ứng dụng NLNT nói chung hay dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân nói riêng còn rất nhiều khó khăn và tồn tại: hiện nay, bốn tổ chức cung cấp dịch vụ định liều cá nhân này đều cung cấp dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân bằng kỹ thuật nhiệt phát quang (TLD) nhưng rất khác nhau về thiết bị đo liều (Toledo 654, Harshaw 4500 và Rados-2000), loại liều kế cá nhân TLD, nhân lực và tổ chức quản lý. Mỗi một hệ đo đều có ưu và nhược điểm riêng. Vấn đề đặt ra là cần phải tổ chức dịch vụ định liều cá nhân như thế nào để đáp ứng được lượng khách hàng ngày càng lớn trong khi vẫn bảo đảm được kết quả định liều chính xác, nâng được chất lượng dịch vụ ngang tầm khu vực. Sau đợt kiểm tra, Cục ATBXHN đã có khuyến cáo, kiến nghị đối với từng tổ chức đo liều góp phần nâng cao năng lực kỹ thuật, chất lượng dịch vụ. 15 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  3. Đồng thời, Cục ATBXHN nhận thấy vấn đề bảo đảm chất lượng đối với dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân, cần phải có sự đầu tư thích đáng của tổ chức thực hiện dịch vụ về cả nhân lực và trang thiết bị cũng như sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý. Vì vậy, Cục ATBXHN đã xác định nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quy trình bảo đảm chất lượng đối với các tổ chức đo liều chiếu xạ cá nhân là cần thiết và cấp bách. Cục ATBXHN sẽ triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các tổ chức dịch vụ này từ đó có những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trong tương lai./. 16 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2