intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng huyết áp do huyết khối động mạch thận được phát hiện tình cờ ở trẻ sơ sinh bệnh nặng tại khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 2: Báo cáo trường hợp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tăng huyết áp ở trẻ sơ sinh là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp, triệu chứng không đặc hiệu và dễ bỏ sót, dẫn đến các tổn thương cơ quan đích và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Huyết khối động mạch thận và/hoặc động mạch chủ liên quan cathteter động mạch rốn là nguyên nhân thứ phát thường gặp nhất gây tăng huyết áp ở trẻ sơ sinh bệnh nặng tại đơn vị hồi sức sơ sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng huyết áp do huyết khối động mạch thận được phát hiện tình cờ ở trẻ sơ sinh bệnh nặng tại khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 2: Báo cáo trường hợp

  1. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học TĂNG HUYẾT ÁP DO HUYẾT KHỐI ĐỘNG MẠCH THẬN ĐƯỢC PHÁT HIỆN TÌNH CỜ Ở TRẺ SƠ SINH BỆNH NẶNG TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2: BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP Huỳnh Thị Chi Lan1, Nguyễn Thanh Thiện2, Nguyễn Chính Hiếu2, Nguyễn Phạm Minh Trí2, Nguyễn Thu Tịnh1 TÓM TẮT Tăng huyết áp ở trẻ sơ sinh là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp, triệu chứng không đặc hiệu và dễ bỏ sót, dẫn đến các tổn thương cơ quan đích và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Huyết khối động mạch thận và/hoặc động mạch chủ liên quan cathteter động mạch rốn là nguyên nhân thứ phát thường gặp nhất gây tăng huyết áp ở trẻ sơ sinh bệnh nặng tại đơn vị hồi sức sơ sinh. Chúng tôi trình bày một bệnh nhân sơ sinh, đủ tháng, bệnh nặng, có tiền sử đặt catheter động mạch rốn và được phát hiện tăng huyết áp tình cờ lúc 7 ngày tuổi. Hình ảnh siêu âm Doppler mạch máu thận và CT scan dựng hình mạch máu ghi nhận hẹp động mạch thận trái, khả năng là do huyết khối động mạch thận. Từ khóa: tăng huyết áp sơ sinh, huyết khối động mạch thận ABSTRACT HYPERTENSION CAUSED BY RENAL ARTERY THROMBOSIS DETECTED UNINTENTIONALLY IN A CRITICAL ILL NEONATE AT THE NEONATAL INTENSIVE CARE UNIT OF CHILDREN’S HOSPITAL 2: A CASE REPORT Huynh Thi Chi Lan, Nguyen Thanh Thien, Nguyen Chinh Hieu, Nguyen Pham Minh Tri, Nguyen Thu Tinh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 2- 2021: 60 - 67 Neonatal hypertension is a rare condition with nonspecifc symptoms and could be misdiagnosed in this stage of life, which leads to target organ damage and detrimental effects on children’s development. In the ill newborn, umbilical artery catheter-associated thromboembolism that affects the aorta and/or the renal arterial supply is the most common secondary cause. We presented a case of a term newborn who was admitted to the neonatal intensive care unit and undergone umbilical arterial catheterization. Hypertension was detected unintentionally on the seventh day of life. Doppler sonography and CT scan angiography detected left renal artery stenosis, which was probably caused by thrombosis. Keywords: neonatal hypertension, renal artery thrombosis ĐẶT VẤN ĐỀ soát huyết áp tích cực sẽ gây ra các tổn thương Tăng huyết áp ở trẻ sơ sinh là một tình trạng cơ quan đích cũng như ảnh hưởng đến sự phát bệnh lý hiếm gặp, được ghi nhận với tần suất từ triển lâu dài của trẻ. Bên cạnh đó, điều trị tăng 1 đến 2,5% ở đơn vị Hồi sức sơ sinh(1). Các triệu huyết áp ở giai đoạn này cũng là thách thức với chứng của tăng huyết áp ở giai đoạn sơ sinh các nhà lâm sàng do chưa có đồng thuận về phác thường không đặc hiệu và do đó, tăng huyết áp đồ điều trị, đa số dựa trên các báo cáo trường thường chỉ được phát hiện tình cờ khi theo dõi hợp và các ý kiến chuyên gia. Tăng huyết áp do các dấu hiệu sinh tồn của trẻ. Tăng huyết áp sơ căn nguyên mạch máu thận, gồm hẹp động sinh nếu không được phát hiện sớm và kiểm mạch thận do loạn sản xơ-cơ và huyết khối mạch Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1 2Khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Thu Tịnh ĐT: 0937911277 Email: tinhnguyen@ump.edu.vn 60 Chuyên Đề Nhi Khoa
  2. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 máu thận là những nguyên nhân thứ phát cần nhân được đặt catheter động mạch rốn để theo lưu ý trong tiếp cận tăng huyết áp ở trẻ sơ sinh. dõi huyết áp xâm lấn lúc 1 ngày tuổi khi đang Tăng huyết áp do huyết khối động mạch liên dùng vận mạch, ghi nhận huyết áp tâm thu/tâm quan catheter động mạch rốn đã được báo cáo trương/trung bình lần lượt là 54/33/43 mmHg, lần đầu vào những năm 1970. Với tỉ lệ hình thấp hơn bách phân vị (BPV) 50th theo tuổi. thành huyết khối sau đặt catheter động mạch Lúc 4 ngày tuổi, với tình trạng huyết áp ổn rốn dao động từ 25% đến 31% theo các nghiên định, suy hô hấp cải thiện sau bơm surfactant, cứu, thuyên tắc huyết khối động mạch chủ bệnh nhân được ngưng vận mạch và rút catheter và/hoặc động mạch thận liên quan catheter động động mạch rốn. mạch rốn đã được chứng minh là nguyên nhân Ngày tuổi thứ 7, khám lâm sàng ghi nhận thường gặp nhất gây tăng huyết áp ở trẻ sơ sinh da em kích thích, da tái, nổi bông, sốt 38,3 độ C bệnh nặng(1,2). Đây là nguyên nhân phổ biến và nên được chỉ định đo huyết áp bằng phương có thể điều trị thành công với tiên lượng lâu dài pháp dao động kế không xâm lấn khá tốt. (Oscillometric non-invasive blood pressure) Sau đây, chúng tôi báo cáo một trường hợp qua monitor và tình cờ phát hiện tăng huyết trẻ sơ sinh bệnh nặng, do diễn tiến lâm sàng áp với trị số huyết áp tâm thu/tâm không thuận lợi với các triệu chứng không đặc trương/trung bình lần lượt là 126/82/96 mmHg hiệu như kích thích, da tái, nổi bông nên được (huyết áp tâm thu và tâm trương lớn hơn BPV chỉ định đo huyết áp và tình cờ phát hiện huyết 99th). Siêu âm tim Doppler màu lúc này ghi áp cao. Bệnh nhân được thực hiện các cận lâm nhận: chức năng co bóp thất trái giảm, phân sàng khảo sát nguyên nhân tăng huyết áp và ghi suất tống máu là 45%, cao áp phổi, thất trái nhận căn nguyên có khả năng là huyết khối không dãn, thất phải dãn nhẹ. Bệnh nhân được mạch máu thận. Nhân trường hợp này, chúng điều trị với Nicardipine truyền tĩnh mạch với tôi đề cập đến những tình huống nên được tầm liều khởi đầu 0,7 µg/kg/ph, điều chỉnh theo soát tăng huyết áp ở trẻ sơ sinh và định hướng mục tiêu huyết áp và thực hiện các xét nghiệm tiếp cận tìm nguyên nhân tăng huyết áp trong tìm nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát. Sự giai đoạn sơ sinh. dao động chỉ số huyết áp bệnh nhân và liều BÁO CÁO CA LÂM SÀNG Nicardipine tương ứng được thể hiện trong Chúng tôi tiếp nhận một trường hợp chuyển Hình 1. từ bệnh viện tuyến huyện: bệnh nhân là bé gái, Xét nghiệm chức năng thận ghi nhận: Urê 6,1 con 1/1, sinh mổ cấp cứu vì suy thai lúc 40 tuần, mmol/L, Creatinin 41 µmol/L, tổng phân tích cân nặng lúc sanh 3000 gram, PARA mẹ 1001. nước tiểu: Protein: âm tính, Blood: trung bình, Sau sinh bé khóc yếu, APGAR lúc 5 phút là 2 Creatinin: 0,9 mmol/L, Protein/ Creatinin niệu: điểm, ngưng tim ngưng thở, được hồi sức 17mg/ mmol. Sự thay đổi kết quả xét nghiệm về ngừng tuần hoàn, đặt nội khí quản, truyền tĩnh nội tiết, tăng đông và hình ảnh học sẽ được mô mạch adrenalin, hút nội khí quản ra phân su. tả trong Bảng 1. Sau hồi sức em được chuyển Bệnh viện Nhi Vào ngày tuổi thứ 9, sau điều trị hạ áp với đồng 2 với tình trạng: sinh hiệu ổn, phản xạ, Nicardipine truyền tĩnh mạch liên tục liều 0,7 - trương lực cơ tốt. Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp 1,5 µg/kg/ph, huyết áp bệnh nhân được kiểm nhận em lúc 3 giờ tuổi với các vấn đề chính bao soát ở mức dưới BPV 95th, bệnh nhân được siêu gồm bệnh màng trong thứ phát do hít ối phân âm tim kiểm tra và ghi nhận: các buồng tim su, em suy hô hấp cần thông khí cơ học; cao áp không dãn, thất trái co bóp tốt, không cao áp phổi nặng và suy tuần hoàn cần duy trì huyết áp phổi. Sau đó, chúng tôi tiếp tục truyền tĩnh mạch với vận mạch Adrenalin và Dopamin. Bệnh Nicardipine liên tục và đến ngày tuổi thứ 18, Chuyên Đề Nhi Khoa 61
  3. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học bệnh nhân được chuyển sang Nifedipine uống được hội chẩn ekip thông tim và được tiến hành với liều khởi đầu 0,3 mg/kg/ngày, tăng dần đến chụp mạch máu xóa nền (DSA: Digital 1mg/kg/ngày theo mục tiêu huyết áp. Bệnh nhân Subtraction Angiography) lúc 21 ngày tuổi. Hình 1: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi chỉ số huyết áp của bệnh nhân. Liều dùng nicardipine (µg/kg/ph) được ghi chú bên dưới đường biểu diễn huyết áp trung bình của bệnh nhân Bảng 1: Kết quả xét nghiệm và hình ảnh học của ca lâm sàng Giá trị bình Xét nghiệm Lần 1 (9 ngày tuổi) Lần 2 (26 ngày tuổi) thường Động mạch ngoài thận T: Vmax # 110 Siêu âm Động mạch ngoài thận T: Vmax # 120 cm/s cm/s doppler mạch Động mạch trong thận T: Vmax # 20 cm/s Động mạch thận T khẩu kính 2,2 mm máu thận Động mạch thận T khẩu kính nhỏ Động mạch thận P khẩu kính 2,3 mm Aldosterone > 100 ng/ dL 11-54 ng/dL Active renin>500 µIU/ mL 2,8-40µIU/ mL Cortisol sáng: 311,32 nmol/L 140 nmol/L Aldosterone 50, 8 ng/ dL Adrenaline 29,36 pg/ml
  4. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 A B Hình 3: Hình ảnh tưới máu thận và gan trên CT scan. A: Thận P kích thước 56 x 22mm. Thận T kích thước 40 x 15 mm, ngấm thuốc kém. B: Hình ảnh rối loạn tưới máu nhu mô gan nghi do hẹp động mạch gan riêng Động mạch thận P d # 1,7 mm, động mạch 120 thận T gốc khẩu kính nhỏ d # 1mm, ngấm thuốc Huyết áp kém, không thấy rõ đoạn xa (Hình 2). 100 trung CHỈ SỐ HUYẾT ÁP bình 80 (xâm lấn) 60 Huyết áp 40 trung bình 20 (không xâm lấn) 0 9g 11g13g15g17g19g21g23g Hình 5: Kết quả huyết áp đo bằng phương pháp xâm lấn và không xâm lấn tại cùng thời điểm BÀN LUẬN Hình 4: Hình ảnh DSA mạch máu thận (21 ngày tuổi) Tăng huyết áp không phải là tình trạng Động mạch thận P d= 1,7 mm, động mạch thường gặp ở trẻ sơ sinh nên đến thời điểm hiện thận T d=1,5 mm, flow cản quang đi tốt. Không tại, không có khuyến cáo đo huyết áp thường thấy đoạn hẹp (Hình 3, 4). quy ở trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh. Tuy Khi bệnh nhân 30 ngày tuổi và đang kiểm nhiên, trong khi tỉ lệ tăng huyết áp ở nhóm trẻ soát huyết áp với nifedipine liều 1mg/kg/ngày, này chỉ là 0,2 %, con số này tăng lên gấp 10 lần ở chúng tôi chỉ định đo huyết áp động mạch xâm nhóm trẻ non tháng và trẻ đủ tháng bệnh nặng(1). lấn tại vị trí động mạch khuỷu P và so sánh với Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp ở bệnh kết quả đo huyết áp không xâm lấn ở cẳng chân nhân tại đơn vị hồi sức sơ sinh gồm tuổi thai và P mỗi 3 giờ. Kết quả của hai phép đo được thể cân nặng lúc sinh thấp, một số tình trạng bệnh lý hiện trong Hình 5. (loạn sản phế quản phổi, bệnh tim và tổn thương Phân tích tương quan giữa huyết áp động thận), có tiền sử đặt catheter động mạch rốn và mạch trung bình xâm lấn và không xâm lấn cho lưu ý rằng tăng huyết áp cũng là một yếu tố làm thấy tương quan mạnh (r=0,76, p=0,03). nặng thêm bệnh lý đang có sẵn của bệnh nhân(2). Chuyên Đề Nhi Khoa 63
  5. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học Bệnh nhân của chúng tôi là một trẻ sơ sinh đủ tương quan mạnh với đo huyết áp xâm lấn, mối tháng nhập viện trong bệnh cảnh nặng và hạ tương quan có ý nghĩa thống kê (r=0,76, p
  6. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 hiện tượng tăng cả hoạt tính renin và nồng độ catheter sau 4 ngày. Bệnh nhân được phát hiện aldosteron máu(4). Về hình ảnh học, siêu âm thận tăng huyết áp vào ngày tuổi thứ 7, hình ảnh CT và siêu âm doppler mạch máu thận nên được scan ghi nhận hẹp mạch máu ở nhiều vị trí như thực hiện thường quy trong tăng huyết áp ở trẻ động mạch gan riêng và động mạch thận nên sơ sinh. Siêu âm rất hữu ích trong đánh giá kích phù hợp với nguyên nhân huyết khối. Thực tế là, thước thận, tắc nghẽn đường tiết niệu và siêu âm chụp CT scan dựng hình mạch máu ở tuổi sơ Doppler có thể hỗ trợ phát hiện huyết khối ở sinh còn nhiều hạn chế do chỉ mô tả các nhánh thận, động mạch chủ cũng như huyết khối tĩnh mạch máu chính, không thể thể hiện đầy đủ các mạch thận. bất thường mạch máu. Kết quả CT scan của Trường hợp của chúng tôi gặp khó khăn bệnh nhân này thể hiện những hạn chế như y trong chẩn đoán chính xác căn nguyên tăng văn như chỉ khảo sát đoạn gốc động mạch thận huyết áp của bệnh nhân. Dù không có bằng trái và không khảo sát được đoạn xa. Diễn tiến chứng trực tiếp, bệnh nhân có nhiều yếu tố phù của bệnh nhân thể hiện tình trạng bất thường hợp với tăng huyết áp do huyết khối mạch máu mạch máu cấp tính, ban đầu bệnh nhân không thận. Về dịch tễ, y văn ghi nhận huyết khối động tăng huyết áp và kích thước thận bên hẹp động mạch liên quan đến catheter động mạch rốn mạch là bình thường, gợi ý đây không phải là chiếm phần lớn các trường hợp tăng huyết áp ở tình trạng hẹp động mạch thận từ trong bào thai. trẻ sơ sinh bệnh nặng(1). Huyết khối hình thành Xét nghiệm tăng đông ghi nhận tình trạng giảm trên đầu hoặc bề mặt catheter có thể làm tắc một nhẹ protein C và tăng D-dimer. Cần lưu ý là giá phần hoặc hoàn toàn động mạch chủ bụng hoặc trị protein C ở trẻ sơ sinh thường thấp hơn so với tắc động mạch thận, do đó làm giảm tưới máu người lớn và giá trị D-dimer bình thường ở sơ thận. Từ năm 1970, Neal WA khảo sát 19 trẻ sinh có thể cao gấp 6 đến 8 lần người lớn, D- được đặt catheter động mạch rốn và ghi nhận sự dimer tăng có thể gặp trong nhiễm trùng, hội hình thành huyết khối sau đặt catheter ở 18 trẻ(5). chứng đáp ứng viêm toàn thân và thường gặp ở Sau báo cáo đó, mối liên quan giữa huyết khối trẻ bệnh nặng(7). Tuy nhiên, bệnh nhân có kết liên quan catheter động mạch rốn và tăng huyết quả D-dimer lần 2 giảm gợi ý quá trình hình áp ở trẻ sơ sinh đã được xác nhận bởi một số các thành fibrin đã được cân bằng trở lại, phù hợp báo cáo loạt ca và báo cáo một ca(1). Trẻ sơ sinh với hiện tượng huyết khối tự hồi phục. Kết quả có tiền sử đặt catheter động mạch rốn vẫn có thể DSA mạch máu thận và siêu âm Doppler lần 2 ghi nhận tăng huyết áp ngay cả khi không có đều không ghi nhận hẹp động mạch thận trái, bằng chứng huyết khối ở động mạch thận(1). Đã cùng với kết quả hoạt độ renin và aldosteron lần có nhiều tranh cãi về việc liệu vị trí catheter 2 trong giới hạn bình thường gợi ý tưới máu động mạch rốn “thấp” hay “cao” có nhiều khả thận đã hồi phục. Diễn tiến này phù hợp một số năng gây ra tăng huyết áp hơn. Một bài tổng báo cáo về huyết khối ở trẻ sơ sinh liên quan quan của Cochrane kết luận rằng catheter vị trí catheter rốn thường có tiên lượng tốt và có thể tự cao ít liên quan đến thiếu máu cục bộ như viêm phục hồi mà không cần điều trị đặc hiệu(8). Boo ruột hoại tử, nhưng tỷ lệ thuyên tắc gây tăng NY báo cáo 17 trẻ sơ sinh với huyết khối liên huyết áp là như nhau(6). Do đó, nguy cơ huyết quan catheter động mạch rốn có thời gian huyết khối thường do thời gian lưu catheter kéo dài, khối tự hồi phục là 11-62 ngày(9). Đáng lưu ý là, thường trên 7 ngày và chủ yếu liên quan đến trong khi hình ảnh học mạch máu thận trên DSA chấn thương bề mặt tế bào nội mạc trong lúc và siêu âm doppler lần 2 đều không ghi nhận bất đưa catheter vào mạch máu. Bệnh nhân của thường, bệnh nhân vẫn cần dùng hạ áp để duy chúng tôi được đặt catheter động mạch rốn để trì huyết áp dưới BPV 95th theo tuổi. Trên thực theo dõi huyết áp động mạch và được rút tế, ở những bệnh nhận hẹp mạch máu thận đã Chuyên Đề Nhi Khoa 65
  7. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học được can thiệp tái thông, tỉ lệ thành công về mặt trẻ đạt 44 tuần tuổi sau kinh chót(1). Mặc dù có thủ thuật thường không tương xứng với thành rất ít dữ liệu về tác dụng phụ ở trẻ sơ sinh được công về lâm sàng, tỉ lệ bệnh nhân cần dùng hạ dùng thuốc ức chế men chuyển, người ta đã ghi áp sau khi tái tưới máu mạch máu thận thành nhận sự phát triển thận của thai nhi bị ảnh công vẫn còn khá cao, dao động từ 68% đến 89% hưởng khi mẹ sử dụng nhóm thuốc này, dẫn theo các nghiên cứu(10). Tăng huyết áp do huyết đến lo ngại rằng nhóm thuốc này có thể có các khối mạch máu thận liên quan catheter rốn cũng dụng có hại lên sự trưởng thành của thận trong được báo cáo có kết cục lâu dài khá tốt. Nhóm giai đoạn sơ sinh(2). Khi loại trừ hẹp động mạch tác giả báo cáo 15 trẻ tăng huyết áp do huyết thận hai bên hoặc trên thận độc nhất, điều trị ức khối động mạch liên quan catheter được điều trị chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể có thể được kháng đông, hạ áp và theo dõi trong thời gian cân nhắc trong trường hợp bệnh nhân chưa kiểm trung bình là 26 tháng(11). Không có bệnh nhân soát được huyết áp với các nhóm thuốc khác(4). nào cần dùng thuốc hạ áp sau 2 tuổi cũng như Cần lưu ý theo dõi chức năng thận khi điều trị tất cả trẻ đều có creatinin huyết thanh bình nhóm ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể thường, hoạt tính renin huyết tương và độ lọc Angiotensin trên bệnh nhân hẹp động mạch cầu thận bình thường. Qua diễn tiến của bệnh thận một bên. Một số báo cáo ghi nhận giảm nhân này, điều đáng lưu ý là khi tiếp cận bệnh chức năng ở bên thận có hẹp động mạch và giảm nhân sơ sinh tăng huyết áp và có tiền sử đặt kích thước thận đáng kể trên siêu âm sau khi catheter động mạch rốn, các nhà lâm sàng nên điều trị nhóm thuốc tác động lên hệ renin- khảo sát cẩn thận nguyên nhân huyết khối mạch angiotensin-aldosterone(4). Tuy nhiên, tác dụng máu thận. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất phụ trên là chấp nhận được đối với những và có thể điều trị thành công với tiên lượng lâu trường hợp tăng huyết áp khó kiểm soát. Tăng dài khá tốt. huyết áp do căn nguyên mạch máu thận thường Điều trị tăng huyết áp sơ sinh cũng là một hiếm khi cần can thiệp phẫu thuật. Chỉ định cắt thách thức với các nhà lâm sàng vì thiếu các thử thận chỉ nên được cân nhắc khi thận teo nhỏ, nghiệm lâm sàng về hiệu quả và độ an toàn của mất chức năng và là nguyên nhân gây tăng các nhóm thuốc hạ áp, đa số đều dựa vào ý kiến huyết áp kháng trị, gây tổn thương cơ quan đích chuyên gia. Các khuyến cáo đồng thuận việc nặng nhằm hướng đến mục tiêu kiểm soát huyết điều trị bằng thuốc nên được chỉ định khi huyết áp tốt hơn(4). áp của trẻ sơ sinh ở mức lớn hơn BPV 99th(2). Trên KẾT LUẬN bệnh nhân tăng huyết áp do nguyên nhân mạch Qua báo cáo ca lâm sàng và tổng quan y máu thận, nhóm thuốc hạ áp khởi đầu nên được văn, chúng tôi khuyến nghị tầm soát tăng chọn lựa là thuốc dãn mạch hoặc ức chế beta. huyết áp ở nhóm trẻ sơ sinh đủ tháng bệnh Nicarpine tĩnh mạch với ưu điểm tác dụng nặng, có yếu tố nguy cơ (bệnh tim mạch, bệnh nhanh được lựa chọn trong tăng huyết áp cấp thận, đặt catherter rốn) và trẻ sinh non. cứu khi huyết áp lớn hơn BPV 99th và có kèm tổn Phương pháp đo huyết áp không xâm lấn thương cơ quan đích. Labetalol, một thuốc chẹn đúng kỹ thuật có thể tin cậy. Nguyên nhân α và ƥ kết hợp, đã được sử dụng hiệu quả và độ huyết khối cần được đánh giá cẩn thận ở trẻ có an toàn tương đương với nitroprusside và tiền căn đặt catheter động mạch rốn và tăng nicardipine tiêm tĩnh mạch. Nifedipine nên được huyết áp do nguyên nhân mạch máu thận. sử dụng thận trọng vì những lo ngại về tác dụng thần kinh thoáng qua và tăng nhịp tim ở trẻ sơ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dionne JM, Abitbol CL, Flynn JT (2012). Hypertension in sinh. Nhóm ức chế men chuyển và ức chế thụ infancy: diagnosis, management and outcome. Pediatric thể angiotensin II chỉ nên cân nhắc sử dụng khi Nephrology, 27(1):17-32. 66 Chuyên Đề Nhi Khoa
  8. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 2. Batisky DL (2014). Neonatal hypertension. Clinics in Perinatology, 8. Van EHA, Veldt HS, Kollen WJ (2011). Management and 41(3):529-542. Outcome in 32 Neonates with Thrombotic Events. International 3. Lalan S, Blowey D (2014). Comparison between oscillometric Journal of Pediatrics, 2011(1):27-31. and intra-arterial blood pressure measurements in ill preterm 9. Boo NY, Wong NC (1999). Risk factors associated with umbilical and full-term neonates. Journal of the American Society of vascular catheter‐associated thrombosis in newborn infants. Hypertension, 8(1):36-44. Journal of Paediatric Child Health, 35(5):460-465. 4. Tullus K, Brennan E, Hamilton G (2008). Renovascular 10. Hartman RP, Kawashima A, King BF (2003). Evaluation of renal hypertension in children. Lancet, 371(9622):1453-1463. causes of hypertension. Radiology Clinical North American, 5. Neal WA, Reynolds JW, Jarvis CW, et al (1972). Umbilical artery 41(5):909-929. catheterization: demonstration of arterial thrombosis by 11. Caplan MS, Cohn RA, Langman CB, et al (1989). Favorable aortography. Pediatrics, 50 (1):6-13. outcome of neonatal aortic thrombosis and renovascular 6. Barrington KJ (2000). Umbilical artery catheters in the newborn: hypertension. Journal of Pediatrics, 115(2):291-295. effects of position of the catheter tip. Cochrane Database Systemic Review, 1999(2):Cd000505. Ngày nhận bài báo: 10/11/2020 7. Andrew M, Vegh P, Johnston M, et al (1992). Maturation of the hemostatic system during childhood. Blood, 80(2):15-24. Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/20201 Chuyên Đề Nhi Khoa 67
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2