intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế và sử dụng bài tập Địa lí 11 theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

86
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo trình bày một số nội dung cơ bản về quan niệm, phân loại; vị trí, vai trò, ý nghĩa cũng như quy trình, kĩ thuật thiết kế bài tập trong dạy học Địa lí lớp 11; Vận dụng làm rõ qua bài Đông Nam Á (tiết 1-Tự nhiên, dân cư và xã hội) và đề xuất cách sử dụng theo hướng dạy học tich cực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế và sử dụng bài tập Địa lí 11 theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông

<br />  <br /> <br /> THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11 THEO QUAN ĐIỂM<br /> ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br /> LÊ THỊ LÀNH - HBIK KTLA<br /> Trường Đại học Quy Nhơn<br /> Tóm tắt: Bài báo trình bày một số nội dung cơ bản về quan niệm, phân loại;<br /> vị trí, vai trò, ý nghĩa cũng như quy trình, kĩ thuật thiết kế bài tập trong dạy<br /> học Địa lí lớp 11; Vận dụng làm rõ qua bài Đông Nam Á (tiết 1-Tự nhiên,<br /> dân cư và xã hội) và đề xuất cách sử dụng theo hướng dạy học tich cực.<br /> Từ khóa: Thiết kế và sử dụng bài tập Địa lí lớp 11<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Có nhiều cách thức khác nhau để thực hiện đổi mới dạy học môn Địa lí, trong đó bài tập<br /> Địa lí được xem là một trong những công cụ quan trọng Hiện nay, có nhiều tài liệu về<br /> phương pháp dạy học địa lí song rất ít tài liệu trình bày quy trình thiết kế và cách thức<br /> sử dụng hệ thống bài tập Địa lí nên không ít giáo viên và sinh viên còn gặp khó khăn<br /> trong quá trình vận dụng. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày một số vấn đề<br /> cơ bản về quy trình, cách thức thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập Địa lí làm cơ sở cho<br /> giáo viên và sinh viên đổi mới, sáng tạo trong dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy<br /> học Địa lí lớp 11 nói riêng và dạy học môn Địa lí nói chung.<br /> 2. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11 THEO QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI<br /> PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br /> 2.1. Quan niệm về bài tập Địa lí<br /> Bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học [2, tr. 35].<br /> Bài tập là một hệ thống thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu<br /> được đưa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi người học một lời giải đáp, mà lời giải đáp<br /> đó không ở trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm bài tập được đặt ra. [2, tr. 234]<br /> Xuất phát từ những định nghĩa trên chúng tôi quan niệm, bài tập Địa lí là một tập hợp<br /> thông tin bao gồm những điều kiện và những yêu cầu được đưa ra trong quá trình dạy<br /> học Địa lí. Thông qua việc thực hiện các bài tập sẽ giúp học sinh phát hiện, mở rộng,<br /> củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhờ đó phát triển tư duy địa lí và bồi dưỡng<br /> hứng thú học tập bộ môn.<br /> 2.2. Phân loại<br /> Trong quá trình nghiên cứu, theo chúng tôi hệ thống bài tập trong dạy học Địa lí 11 hiện<br /> nay, gồm:<br /> Dựa vào nội dung dạy học: Bài tập có nội dung khái quát nền kinh tế (KT) thế giới; bài tập<br /> về xác định và đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư - xã hội của một<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2013: tr. 69-78<br /> <br /> 70<br /> <br /> LÊ THỊ LÀNH – HBIK KTLA<br /> <br /> quốc gia; bài tập về tình hình phát triển KT chung và các ngành KT của một quốc gia; bài<br /> tập về sự phân bố dân cư, nông nghiệp, công nghiệp của một quốc gia.<br /> Dựa vào mục đích rèn luyện kĩ năng: Bài tập rèn luyện kĩ năng khai thác tri thức từ bản<br /> đồ, lược đồ; nhận xét bảng số liệu thống kê; vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ; thu thập và<br /> xử lí thông tin địa lí; viết báo cáo; lập và phân tích sơ đồ; nhận xét tranh ảnh.<br /> Dựa vào hình thức thể hiện: Bài tập dạng sơ đồ, bài tập dạng bảng kiến thức, bài tập<br /> trắc nghiệm, bài tập ô chữ…<br /> Dựa vào tính chất của bài tập: Bài tập tái hiện và bài tập nhận thức.<br /> Dựa vào hình thức sử dụng: Bài tập thực hiện tại lớp, bài tập về nhà hoặc bài tập cá<br /> nhân và bài tập nhóm.<br /> 2.3. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của bài tập trong dạy học Địa lí 11, THPT<br /> 2.3.1. Bài tập Địa lí góp phần thực hiện tốt mục tiêu của môn học<br /> - Bài tập là phương tiện để phát triển tư duy, tính tích cực và sáng tạo cho học sinh<br /> Tư duy của con người chỉ thực sự phát triển khi đứng trước những yêu cầu, những tình<br /> huống phải giải quyết. Tính chất của bài tập, đặc biệt các bài tập nhận thức, được giáo<br /> viên thiết kế để sử dụng trong dạy bài mới đòi hỏi học sinh phải nỗ lực cá nhân hoặc<br /> hợp tác với bạn để giải quyết, qua đó phát triển tư duy và tính sáng tạo cho học sinh.<br /> - Bài tập Địa lí là phương tiện để hình thành và rèn luyện kĩ năng cho học sinh<br /> Theo lí thuyết tâm lí hoạt động, chỉ trong hoạt động kĩ năng mới hình thành và phát<br /> triển. Lí luận dạy học địa lí chỉ rõ có 3 cách thức để rèn luyện kĩ năng cho học sinh:<br /> thông qua việc làm mẫu, qua bài tập và qua bài thực hành. Theo quan điểm dạy học hiện<br /> nay, giáo viên không chỉ giao bài tập về nhà cho học sinh mà cần tích cực sử dụng bài<br /> tập ngay trong giờ học trên lớp. Việc làm này nếu được thực hiện thường xuyên sẽ có<br /> tác dụng lớn đối với việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh.<br /> - Bài tập Địa lí là phương tiện dạy học tích hợp các nội dung giáo dục qua môn học<br /> Do đặc điểm nội dung, môn Địa lí lớp 11 có rất nhiều cơ hội cho việc tích hợp các nội<br /> dung giáo dục dân số - môi trường, giáo dục phòng tránh thiên tai và biển đổi khí hậu…<br /> Qua việc thực hiện các bài tập liên quan đến các nội dung giáo dục nói trên, thể hiện<br /> quan điểm dạy học mới: giáo viên không thuyết trình một chiều mà tổ chức cho học<br /> sinh làm việc độc lập hoặc theo nhóm, qua đó giúp học sinh nắm vững kiến thức, hình<br /> thành thái độ và hành vi đúng đắn.<br /> 2.3.2. Bài tập Địa lí góp phần thực hiện tốt định hướng đổi mới quá trình dạy học địa lí<br /> Việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí hiện nay tập trung vào 3 yếu tố quan trọng<br /> của quá trình dạy học: thiết kế bài dạy học, tổ chức bài dạy địa lí và đổi mới kiểm tra,<br /> đánh giá kết quả học tập của học sinh.<br /> <br /> <br />  <br /> <br /> THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊA LÝ 11...<br /> <br /> 71<br /> <br /> Trước hết, bài tập Địa lí được xem là hạt nhân trong thiết kế bài dạy học theo quan điểm<br /> công nghệ dạy học và dạy học kiến tạo.<br /> Thứ hai, bài tập Địa lí là công cụ để giáo viên tiến hành đổi mới cách thức tổ chức bài<br /> dạy học địa lí. Việc sử dụng bài tập trong khi dạy bài mới góp phần thay đổi cách dạy<br /> của thầy và cách học của trò: giáo viên không phải là người truyền thụ những tri thức đã<br /> chuẩn bị sẵn cho học sinh mà là người hướng dẫn, điều khiển các hoạt động của học<br /> sinh để thực hiện các bài tập, học sinh không còn thụ động mà tích cực làm việc cá<br /> nhân, theo nhóm để giải quyết các bài tập do giáo viên yêu cầu. Cách thức tổ chức bài<br /> học như vậy thể hiện được quan điểm thầy thiết kế, trò thi công; quan điểm dạy học hợp<br /> tác và phân hóa.<br /> Thứ ba, bài tập Địa lí còn là công cụ để đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả<br /> học tập của học sinh. Các bài tập được sử dụng trong khâu học tập ở nhà, dạy bài mới<br /> và ôn tập góp phần tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Các bài<br /> tập được sử dụng trong kiểm tra bài cũ sẽ hạn chế tình trạng học vẹt. Các bài tập trong<br /> kiểm tra viết giúp giáo viên đánh giá học sinh cả ở 3 khía cạnh: kiến thức, kĩ năng và<br /> thái độ.<br /> 2.4. Quy trình, kĩ thuật thiết kế bài tập Địa lí 11<br /> 2.4.1. Yêu cầu và nguyên tắc của việc thiết kế bài tập Địa lí<br /> - Bài tập phải phù hợp với mục tiêu, nội dung và trình độ học sinh<br /> Nội dung các bài tập được biên soạn phải phù hợp với mục tiêu của chương trình, của<br /> bài học mới có giá trị thực tiễn; đồng thời, phải bám sát nội dung của chương trình, của<br /> từng bài học; đảm bảo có sự phân hóa theo trình độ học sinh, tạo điều kiện cho học sinh<br /> vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các bài tập.<br /> - Bài tập phải đảm bảo tính khoa học và liên hệ thực tiễn<br /> Các bài tập biên soạn phải đảm bảo tính khoa học, nội dung bài tập gắn với nội dung<br /> của chương trình, sách giáo khoa, phải đảm bảo tính chính xác. Đồng thời, trong hệ<br /> thống bài tập cần có những bài tạo điều kiện cho học sinh luyện tập vận dụng những<br /> kiến thức đã học vào giải quyết các sự vật, hiện tượng địa lí trong thực tiễn, thực hiện<br /> phương châm “học đi đôi với hành”.<br /> - Hệ thống bài tập cần đảm bảo tính phong phú và đa dạng<br /> Các bài tập trong hệ thống phải phong phú và đa dạng, liên quan đến các mảng kiến<br /> thức và kĩ năng khác nhau của chương trình, đồng thời hình thức thể hiện đa dạng góp<br /> phần tăng hứng thú của học sinh trong quá trình giải các bài tập.<br /> - Bài tập phải tạo điều kiện tối đa cho học sinh khai thác tri thức từ phương tiện dạy học<br /> Nội dung của môn Địa lí lớp l1 bao gồm những vấn đề kinh tế - xã hội (KT-XH) của<br /> các khu vực và các quốc gia trên thế giới. Phần lớn những nội dung được thể hiện qua<br /> bản đồ, bảng số liệu thống kê, biểu đồ, sơ đồ và bảng kiến thức… Do đó, các bài tập<br /> <br />  <br /> <br /> 72<br /> <br /> LÊ THỊ LÀNH – HBIK KTLA<br /> <br /> xây dựng cần phải tạo điều kiện tối đa cho việc sử dụng các kênh hình trong sách giáo<br /> khoa và các phương tiện dạy học khác bao gồm cả việc ứng dụng công nghệ thông tin.<br /> - Bài tập phải tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức dạy học theo hướng tích cực. Bên<br /> cạnh việc tạo điều kiện tối đa cho học sinh sử dụng các phương tiện dạy học, việc thiết<br /> kế các bài tập cần chú ý tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng các hình thức tổ chức dạy<br /> học (trên lớp, ở nhà; hình thức cá nhân, theo nhóm và theo lớp) và các phương pháp dạy<br /> học tích cực: đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, thảo luận, tranh luận, đóng vai…<br /> 2.4.2. Quy trình thiết kế bài tập<br /> - Bước 1. Xác định loại bài tập cần thiết kế<br /> Trước hết, giáo viên cần xác định bài tập định thiết kế thuộc loại nào trong hệ thống<br /> phân loại trên, trên cơ sở đó xác định mục đích của bài tập.<br /> - Bước 2: Xác định nội dung, cách trình bày và hình thức thể hiện của bài tập<br /> Trước hết, giáo viên cần xác định nội dung của bài tập thể hiện khái niệm, mối liên hệ<br /> nhân quả hay quy luật địa lí… nội dung đó thuộc bài nào, mục nào trong SGK.<br /> Trên cơ sở của nội dung, giáo viên xác định cách trình bày và hình thức thể hiện của bài<br /> tập. Đối với các bài tập có nội dung về các mối liên hệ địa lí thì sơ đồ đóng vai trò quan<br /> trọng; các nội dung có tính chất so sánh, tổng hợp và khái quát hóa thì bài tập làm việc<br /> với bảng kiến thức sẽ hợp lí hơn; nội dung là các khái niệm, thuật ngữ thì hình thức thể<br /> hiện của bài tập là trắc nghiệm khách quan hoặc trò chơi ô chữ chiếm ưu thế. Bên cạnh<br /> đó, giáo viên cũng cần chú ý đến các nội dung thực hành để thiết kế các bài tập rèn<br /> luyện kĩ năng cho hợp lí.<br /> - Bước 3: Thu thập các thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu<br /> Nguồn thu thập thông tin để xây dựng hệ thống bài tập Địa lí rất phong phú: sách giáo<br /> khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo, niên giám thống kê, Microsoft Encarta<br /> World Atlas… Sau khi thu thập thông tin, Giáo viên cần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa<br /> học nhằm thuận lợi cho việc tra cứu thông tin khi biên soạn bài tập.<br /> - Bước 4: Xử lí thông tin và biên soạn bài tập<br /> Tùy theo mục đích của bài tập, giáo viên chọn lọc và xử lí thông tin cho phù hợp sau đó<br /> tiến hành biên soạn các bài tập. Trong đó chú ý các yêu cầu của bài tập phải phù hợp<br /> với dữ liệu; các thông tin, dữ liệu trong bài tập phải được trình bày rõ ràng, ngắn gọn,<br /> chính xác, dễ hiểu, không tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau.<br /> 2.5. Ví dụ minh họa<br /> Bài 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á<br /> Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI<br /> <br /> <br />  <br /> <br /> Ý nghĩa <br />  <br /> <br /> Đặc điểm<br /> <br /> THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊA LÝ 11...<br /> <br /> 73<br /> <br /> 2.5.1. Dạng bài tập sơ đồ hóa mối liên hệ giữa các kiến thức địa lí<br /> Bài tập 1. Hoàn thành sơ đồ sau: (Dựa vào bản đồ Hành chính châu Á hoặc hình 11.1<br /> và nội dung mục I.1 xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Đông Nam Á Đánh giá thuận<br /> lợi và khó khăn của vị trí địa li, lãnh thổ đối với sự phát triển KT-XH của khu vực).<br /> <br /> Mục tiêu: Qua việc thực hiện bài tập 1, học sinh xác định được vị trí địa lí của ĐNA<br /> trên bản đồ, đồng thời phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ĐNA<br /> đối với sự phát triển KT-XH của khu vực.<br /> Cách thức sử dụng: giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, hướng dẫn học<br /> sinh khai thác tri thức bản đồ Hành chính châu Á kết hợp với kênh hình trong SGK để<br /> hoàn thành.<br /> 2.5.2. Dạng bài tập so sánh, khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức (Bài tập dạng<br /> bảng kiến thức)<br /> Bài tập 2. Hoàn thành bảng sau:<br /> 1. Dựa vào lược đồ trang 4 và 5 SGK, xác định các quốc gia thuộc ĐNA lục địa và ĐNA<br /> biển đảo.<br /> 2. Dựa vào hình 11.1 và nội dung mục I.2 và I.3 trong SGK, hãy so sánh điều kiện tự nhiên<br /> và tài nguyên thiên nhiên giữa 2 khu vực.<br /> 3. Đánh giá ý nghĩa của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của ĐNA.<br /> Tự nhiên<br /> ĐNA lục địa<br /> ĐNA biển đảo<br /> Quốc gia<br /> Địa hình<br /> Đất đai<br /> Khí hậu<br /> Sông ngòi<br /> Khoáng sản<br /> Sinh vật<br /> * Thuận lợi:<br /> * Khó khăn:<br /> => Giải pháp:<br /> 4. Việc phát triển giao thông theo hướng đông- tây có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát<br /> triển kinh tê - xã hội của khu vực ĐNA lục địa?<br /> 5. Tra cứu thông tin từ Internet, hãy cho biết hành lang kinh tế Đông – Tây:<br /> - Thuộc các quốc gia:<br /> - Ý nghĩa:<br /> <br />  <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2