intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thử nghiệm lâm sàng tác dụng của vec-ni nha khoa nguồn gốc nhựa cánh kiến có fluor (shellac F)

Chia sẻ: Tran Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

35
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết "Thử nghiệm lâm sàng tác dụng của vec-ni nha khoa nguồn gốc nhựa cánh kiến có fluor (shellac F)" với mục tiêu nhằm đánh giá tác dụng của véc-ni shellac F trong điều trị nhạy cảm ngà và dự phòng sâu răng. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thử nghiệm lâm sàng tác dụng của vec-ni nha khoa nguồn gốc nhựa cánh kiến có fluor (shellac F)

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG TÁC DỤNG CỦA VEC-NI NHA KHOA NGUỒN<br /> GỐC NHỰA CÁNH KIẾN CÓ FLUOR (SHELLAC F)<br /> Hoàng Đạo Bảo Trâm*, Tạ Tố Trân*, Trần Thị Nguyên Ny*, Ngô Thị Quỳnh Lan*, Hoàng Tử Hùng*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Nhằm đánh giá tác dụng của véc-ni Shellac F trong điều trị nhạy cảm ngà và dự phòng sâu<br /> răng.<br /> Phương pháp nghiên cứu: (1) Thử nghiệm lâm sàng nửa miệng, ngẫu nhiên, mù đôi, có nhóm chứng<br /> trên bệnh nhân có răng nhạy cảm ngà ≥15 (VAS). Các răng nhạy cảm của ba nhóm được bôi một trong ba<br /> vật liệu : (1)Shellac F, (2)Duraphat® và (3)Isodan® vào ngày 0, 1, và 7. Nhạy cảm ngà được đánh giá trước<br /> và sau khi bôi vật liệu 15 phút, 1, 7, 14, 28, và 56 ngày, với kích thích cọ xát (0-100cN) và thổi hơi (VAS).<br /> (2) Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đơn, có nhóm chứng trên 200 trẻ 7 tuổi, với ba nhóm (1)Shellac<br /> F, (2)Duraphat®, và nhóm chứng. Đánh giá tình trạng sâu răng mỗi sáu tháng trong 24 tháng.<br /> Kết quả: (1) : Nhạy cảm ngà giảm ở cả ba nhóm tại tất cả các thời điểm đánh giá sau khi sử dụng vật<br /> liệu cho thấy cả ba vật liệu có tác dụng giảm nhạy cảm ngà lập tức và kéo dài, không có khác biệt có ý nghĩa<br /> giữa ba nhóm. (2) : Tỷ lệ mắc mới sâu răng ở nhóm Shellac F là 0,8% sau 12 tháng và 12,6% sau 24 tháng,<br /> tỷ lệ giảm sâu răng tương ứng là 85% và 41,7% so với nhóm chứng. Tỷ lệ sâu mặt răng của răng số 6 giảm<br /> 34,5% ở nhóm Shellac F và 16,34% ở nhóm Duraphat® sau 24 tháng.<br /> Kết luận: 1. Shellac F có tác dụng hiệu quả trong điều trị chống nhạy cảm ngà răng. 2. Shellac F có tác<br /> dụng dự phòng sâu răng. Vật liệu làm giảm sự phát triển sâu răng ở răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất trong<br /> giai đoạn sau mọc răng.<br /> Từ khóa: Shellac F, véc-ni có fluor, chất chống nhạy cảm ngà, dự phòng sâu răng.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> IN VITRO AND IN VIVO EVALUATION THE EFFICIENCY OF A NEW NATURAL RESIN-BASED<br /> FLUORIDE VARNISH (SHELLAC F)<br /> Hoang Dao Bao Tram, Ta To Tran, Tran Thi Nguyen Ny, Ngo Thi Quynh Lan, Hoang Tu Hung<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 143 - 149<br /> Objectives: To evaluate the efficiency of Shellac F in reducing dentin hypersensitivity and in caries<br /> prevention.<br /> Methods: (1) A double-blind, split-mouth, randomized controlled trial was performed on dentin<br /> hypersensitivity (DH) patients with VAS ≥ 15. Each group was applied one among three desensitizing agents:<br /> (1) Shellac F, (2) Duraphat® and (3) Isodan® at day 0, 1, and 7. The subjective response was assessed by tactile<br /> and thermal⁄evaporative methods. Data were collected at baseline and after the first application, at 15 min, 1, 7, 14,<br /> 28 and 56 days. (2): A single-blind, randomized controlled trial was conducted on 200 children (7 years-old).<br /> Shellac F and Duraphat® were applied in the two experimental groups every 3 months and no application of<br /> fluoride varnishes was done in the control group. Dental caries were evaluated every six months.<br /> Results: (1) Regardless of the type of stimulus, Shellac F showed significant immediate and progressive<br /> continuous efficiency in reducing DH until 56 days, this effect did not differ from that of the two desensitizing<br /> * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM<br /> Tác giả liên lạc: TS Hoàng Đạo Bảo Trâm ĐT:090449484, Email: hoangdaobaotram@gmail.com<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> 143<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> <br /> agents used as controls. (2) The incidence of caries was 0.8% and 12.6% in Shellac F group after 12 months and<br /> 24 months, the percentage of caries reduction was 85% and 41.7% respectively compared to the control group. In<br /> considering of carious lesions on first permanent molar sufaces, the percentage of caries reduction was 34.5% and<br /> 34.5% in Shellac F and Duraphat® group after 24 months.<br /> Conclusions 1. Shellac F was an effective desensitizing agent. 2. Shellac F was effective in caries prevention.<br /> It decreased the development of caries on permanent first molars in post-eruption phase.<br /> Key words: Shellac F, fluoride varnish, dentin desensitizing agent, caries prevention.<br /> sàng với các mục tiêu sau:<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bắt nguồn từ phong tục dân gian, qua những<br /> bằng chứng thực tế và tìm hiểu khoa học ban<br /> đầu về phong tục nhuộm răng đen, từ những<br /> năm 1960-1970, nhựa cánh kiến đã bắt đầu được<br /> sử dụng trong nha khoa dưới dạng hỗn hợp tan<br /> trong cồn, dùng để trám lót và chống ê buốt cổ<br /> răng. Sau đó, nhiều tác giả đã thực hiện một số<br /> thử nghiệm lâm sàng và thấy rằng vật liệu này<br /> có tác dụng tốt đối với một số ứng dụng như<br /> điều trị chống nhạy cảm ngà, dự phòng sâu<br /> răng, và có thể được phát triển thành một vật<br /> liệu nha khoa có triển vọng.<br /> Năm 1997, Hoàng Tử Hùng và cộng sự<br /> (Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP<br /> HCM) đã chế tạo thành công một véc-ni nha<br /> khoa nguồn gốc nhựa cánh kiến có fluor (NaF<br /> 5%) (đề tài nghiên cứu cấp Bộ Y Tế). Phối hợp<br /> với Khoa Hóa - Đại học Bách Khoa (Việt Nam)<br /> và Khoa Nha - Đại học Adelaide (Úc), nhiều<br /> nghiên cứu in vitro, in situ, và in vivo đã được<br /> thực hiện nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất<br /> ở mức thử nghiệm và đánh giá các đặc tính<br /> của vật liệu. Các kết quả nghiên cứu cho thấy<br /> khả năng sử dụng véc-ni này trong dự phòng<br /> và điều trị(6). Năm 2002, vật liệu chính thức<br /> được đặt tên là Shellac F.<br /> Trong loạt thử nghiệm in vitro đã thực hiện,<br /> kết quả cho thấy Shellac F có tính độc với tế bào<br /> tương đương với các vật liệu chứng đã qua kiểm<br /> nghiệm và được sử dụng trên lâm sàng, đồng<br /> thời vật liệu có tác dụng giảm tính thấm của ngà<br /> răng nhờ cơ chế bít các ống ngà mở(7).<br /> Dựa trên cơ sở kết quả các thử nghiệm in<br /> vitro, chúng tôi tiến hành hai thử nghiệm lâm<br /> <br /> 144<br /> <br /> - Đánh giá tác dụng của Shellac F trong điều<br /> trị nhạy cảm ngà răng.<br /> - Đánh giá tác dụng của Shellac F trong dự<br /> phòng sâu răng ở bộ răng hỗn hợp, đặc biệt đối<br /> với răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất, ở trẻ em từ 7<br /> đến 9 tuổi.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Vật liệu<br /> Shellac F: Sodium fluoride (5%), shellac,<br /> modified epoxy resin, aceton, silica.<br /> Duraphat: ® (Colgate Pamolive): Sodium<br /> fluoride (5%), ethanol, white bee wax (E901),<br /> gum lac (E904), colophane, mastic, saccharine<br /> (E954), frasberry essence.<br /> Isodan® (Septodont): Potassium<br /> sodium fluoride, HEMA, excipients.<br /> <br /> nitrate,<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Đánh giá tác dụng của Shellac F trong điều trị<br /> nhạy cảm ngà răng<br /> Thử nghiệm được thực hiện theo<br /> “Guidelines for the design and conduct of<br /> clinical trials on dentine hypersensitivity” được<br /> đưa ra bởi Holland và cộng sự năm 1997(8). Thiết<br /> kế nghiên cứu nửa miệng, ngẫu nhiên, có nhóm<br /> chứng và mù đôi. Vật liệu chứng được sử dụng<br /> là Duraphat® và Isodan®. Đối tượng nghiên cứu<br /> là các bệnh nhân đến khám tại phòng khám của<br /> Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP HCM<br /> và đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân có ít<br /> nhất hai nửa cung răng có một hoặc nhiều răng<br /> nhạy cảm ngà trên mức 15 (theo thang đo VAS<br /> 100mm) khi thử bằng thổi hơi trong một giây.<br /> Các răng này không bị sâu, trám, mang phục<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> hình, hoặc có khiếm khuyết hay bệnh lý khác<br /> của răng và mô nha chu; bệnh nhân không có rối<br /> loạn hay bệnh lý toàn thân, hoặc sử dụng các<br /> thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.<br /> Các nửa cung răng khác nhau của mỗi bệnh<br /> nhân được phân ngẫu nhiên vào ba nhóm thử<br /> nghiệm, được bôi một trong ba vật liệu tại vùng<br /> răng nhạy cảm, vào ngày đầu tiên, ngày thứ<br /> nhất, và ngày thứ 7. Quy trình bôi vật liệu được<br /> thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc<br /> bôi vật liệu luôn luôn được thực hiện sau khi đã<br /> đánh giá nhạy cảm ngà (trừ ngày đầu tiên có<br /> đánh giá ngay sau khi bôi vật liệu 15 phút). Bệnh<br /> nhân tránh ăn, súc miệng, chải răng trong 2 giờ<br /> sau khi bôi. Đánh giá nhạy cảm ngà được thực<br /> hiện ngay trước lần bôi vật liệu đầu tiên, sau đó<br /> vào các thời điểm 15 phút, 1 ngày, 7 ngày, 14<br /> ngày, 28 ngày, và 56 ngày sau lần bôi vật liệu<br /> đầu tiên, sử dụng hai phương pháp đánh giá<br /> nhạy cảm ngà với kích thích cọ xát bằng thiết bị<br /> đo lực (0 đến 100cN)(11) và với thổi hơi bằng<br /> thang VAS (0 đến 100mm). Mỗi phép thử được<br /> lặp lại ba lần và lấy giá trị trung bình. Do<br /> phương sai không đồng nhất, phép kiểm phi<br /> tham số được áp dụng để phân tích kết quả.<br /> Trước tiên, phép kiểm Kruskall Wallis được áp<br /> dụng để đánh giá mức độ tương đương về triệu<br /> chứng nhạy cảm ngà giữa các nhóm ở thời điểm<br /> bắt đầu thử nghiệm. Tiếp theo, Wilconxon được<br /> thực hiện để so sánh mức độ nhạy cảm ngà ở<br /> thời điểm 15 phút sau khi bôi lần đầu tiên và thời<br /> điểm ban đầu. Sau đó, phép kiểm Kruskall<br /> Wallis được dùng để so sánh mức độ nhạy cảm<br /> ngà ở các nhóm khác nhau, tại từng thời điểm.<br /> Cuối cùng, phân tích tuyến tính được sử dụng<br /> để đánh giá sự diễn tiến theo thời gian.<br /> <br /> Đánh giá tác dụng của Shellac F đối với bệnh<br /> sâu răng<br /> Việc chọn mẫu được tiến hành trên 237 trẻ<br /> được gia đình xác nhận đồng ý tham gia<br /> nghiên cứu trong tổng số 270 trẻ được thông<br /> báo. Tiêu chuẩn chọn mẫu: 7 tuổi (± 6 tháng),<br /> sức khỏe toàn thân bình thường, không có bất<br /> thường đặc biệt về răng, có ít nhất một răng số<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 6 đã mọc và không có lỗ sâu. Tiêu chuẩn loại<br /> khỏi mẫu: có vấn đề về sức khỏe toàn thân, có<br /> phản xạ dễ nôn ói, bất thường đặc biệt về<br /> răng. Sau khi khám sơ khởi, 216 trẻ được đưa<br /> vào mẫu để tiến hành thử nghiệm. Đây là một<br /> thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm<br /> chứng, thực hiện trong thời gian 24 tháng.<br /> Các trẻ là học sinh bán trú, tham gia<br /> chương trình chăm sóc răng miệng tại trường,<br /> được cấp bàn chải, kem đánh răng và nhắc lại<br /> hướng dẫn vệ sinh răng miệng mỗi 6 tháng<br /> một lần. Mẫu được phân ngẫu nhiên thành ba<br /> nhóm: nhóm 1 bô Shellact), nhóm 2 (không bôi<br /> Duraphat®), nhóm 3 (không bôi véc-ni). Ở<br /> nhóm 1 và nhóm 2, véc-ni được bôi trên toàn<br /> bộ các mặt của răng số 6 đã mọc và mặt trong<br /> các răng cửa vĩnh viễn. Trẻ chải răng trước khi<br /> bôi. Các răng được cách ly bằng gòn cuộn và<br /> thổi khô vừa phải. Véc-ni được bôi một lớp<br /> đều đặn và thổi se bề mặt, gòn cuộn được lấy<br /> ra sau khoảng một phút. Trẻ được dặn không<br /> ăn uống trong vòng 30 đến 60 phút sau đó,<br /> không chải răng trong ngày hôm đó, ngày<br /> hôm sau chải răng bình thường. Quy trình bôi<br /> véc-ni được lặp lại mỗi ba tháng một lần.<br /> Khám lâm sàng được thực hiện mỗi sáu tháng<br /> một lần, bởi hai bác sỹ được huấn luyện và<br /> chuẩn hóa. Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng của<br /> Tổ chức sức khỏe Thế giới(16) được áp dụng để<br /> đánh giá sâu răng trên toàn bộ hai cung răng.<br /> Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng ICDAS(9) được<br /> áp dụng để ghi nhận các tổn thương sâu răng<br /> sớm tại các răng số 6. Các học sinh được chụp<br /> phim cánh cắn ở thời điểm bắt đầu nghiên<br /> cứu, 12 tháng và 24 tháng. Tổn thương sâu<br /> răng mặt bên ở răng cối lớn hàm trên và hàm<br /> dưới được đánh giá theo tiêu chuẩn của Hintz<br /> và cộng sự (1997) bởi một bác sỹ đã được huấn<br /> luyện và chuẩn hóa.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Đánh giá tác dụng của Shellac F trong điều<br /> trị nhạy cảm ngà răng<br /> Thử nghiệm theo dõi nhạy cảm ngà trên 40<br /> <br /> 145<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> răng với ba nhóm sử dụng ba vật liệu khác<br /> nhau, cho 60 cặp so sánh giữa các răng trên<br /> các nửa cung răng khac nhau, tức là giữa các<br /> vật liệu với nhau. Đồ thị trong hình 1 và 2 biển<br /> diễn cường độ lực gây đau khi sử dụng kích<br /> thích bằng thám trâm có đo lực và cường độ<br /> đau của bệnh nhân thể hiện trên thang VAS.<br /> VAS (mm)<br /> 100<br /> <br /> 90<br /> 80<br /> 70<br /> 60<br /> 50<br /> 40<br /> 30<br /> <br /> Shellac F<br /> <br /> 20<br /> <br /> Duraphat®<br /> <br /> 10<br /> <br /> Isodan®<br /> 0<br /> ban ñầu<br /> <br /> 15 phút<br /> <br /> 1 ngày<br /> <br /> 1 tuần<br /> <br /> 2 tuần<br /> <br /> 4 tuần<br /> <br /> 8 tuần thời gian<br /> <br /> Hình 1. Ngưỡng lực gây đau do kích thích bằng thám<br /> trâm có đo lực (cN).<br /> Phân tích thống kê sử dụng phép kiểm<br /> Kruskall-Wallis xác định khác biệt không có ý<br /> nghĩa về mức độ nhạy cảm ngà giữa ba nhóm<br /> ở thời điểm bắt đầu thử nghiệm. Phép kiểm<br /> dấu xếp hạng Wilcoxon cho thấy khác biệt có<br /> ý nghĩa giữa thời điểm bắt đầu thử nghiệm và<br /> thời điểm 15 phút sau lần bôi thuốc đầu tiên,<br /> thể hiện cả ba vật liệu có tác dụng lập tức<br /> trong giảm nhạy cảm ngà, với ngưỡng lực gây<br /> đau tăng khi kích thích bằng thám trâm đo lực<br /> (Hình 1) và độ nhạy cảm ngà giảm khi kích<br /> thích thổi hơi (Hình 2).<br /> 100<br /> <br /> cN<br /> <br /> 90<br /> 80<br /> 70<br /> <br /> kích thích, chứng tỏ tác dụng của ba vật liệu<br /> tương đương nhau. Phân tích tuyến tính cho<br /> thấy có mối liên quan tuyến tính có ý nghĩa<br /> giữa mức độ giảm nhạy cảm ngà và các thời<br /> điểm đánh giá (15 phút, 1 ngày, 7 ngày, 14<br /> ngày, 28 ngày, 56 ngày). Đối với kích thích lực,<br /> phương trình tuyến tính về cường độ lực gây<br /> đau ở nhóm Duraphat® là (p=0,02) (y = 0,53 x +<br /> 63,5 với R2 = 0,8), Isodan® là (p=0,03) (y = 0,47 x<br /> + 75 với R2 = 0,7) và Shellac F là (p=0,02) (y =<br /> 0,4 x + 61,8 với R2 = 0,95). Đối với kích thích<br /> thổi hơi, phương trình tuyến tính của cường<br /> độ đau theo thang VAS ở nhóm Duraphat® là<br /> (p=0,02) (y = - 0,11 x + 18 với R2 = 0,8), Isodan®<br /> là (p=0,02) (y = - 0,17 x + 21 với R2 = 0,8) và<br /> Shellac F là (p=0,04) (y = - 0,14 x + 24,8 với R2 =<br /> 0,6).<br /> <br /> Đánh giá tác dụng của Shellac F đối với<br /> bệnh sâu răng<br /> Trong 24 tháng, 200 trẻ (72 trẻ thuộc nhóm<br /> Shellac F, 62 trẻ thuộc nhóm Duraphat®, và 66 trẻ<br /> thuộc nhóm chứng) tham gia tất cả các giai đoạn<br /> thử nghiệm. Mười sáu trẻ rời bỏ nghiên cứu, với<br /> nguyên nhân chủ yếu là đổi trường học, chiếm<br /> 7,4% mẫu ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu.<br /> Bảng 1 trình bày chỉ số sâu răng (tính theo<br /> mặt răng và theo răng) của các răng sữa và răng<br /> vĩnh viễn của ba nhóm ở thời điểm 24 tháng. Chỉ<br /> số sâu răng của nhóm trẻ có sử dụng Shellac F<br /> hoặc Duraphat® luôn thấp hơn so với nhóm<br /> chứng, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa<br /> thống kê (ANOVA ; p>0,05).<br /> Bảng 1. Chỉ số sâu răng (theo WHO) của ba nhóm<br /> ở 24 tháng<br /> <br /> 60<br /> 50<br /> 40<br /> 30<br /> <br /> Chứng<br /> <br /> Duraphat®<br /> <br /> 10<br /> <br /> Isodan®<br /> <br /> 0<br /> ban ñầu<br /> <br /> 15 phút<br /> <br /> 1 ngày<br /> <br /> 1 tuần<br /> <br /> 2 tuần<br /> <br /> 4 tuần<br /> <br /> 8 tuần<br /> <br /> Răng sữa<br /> <br /> thời gian<br /> <br /> Hình 2. Mức độ đau khi kích thích bằng thổi hơi,<br /> đánh giá theo thang VAS (mm).<br /> Áp dụng phép kiểm Kruskall-Wallis cho<br /> thấy không có khác biệt có ý nghĩa giữa ba<br /> nhóm ở mọi thời điểm đánh giá, với cả hai loại<br /> <br /> 146<br /> <br /> Shellac F Dura-phat<br /> <br /> Shellac F<br /> <br /> 20<br /> <br /> Răng<br /> vĩnh viễn<br /> <br /> smtmr<br /> smtr<br /> SMTMR<br /> SMTR<br /> <br /> 7,46 (8,92)<br /> 3,01 (2,89)<br /> 0,9 (1,38)<br /> 0,71 (1,09)<br /> <br /> 7,21 (9,25)<br /> 3,15 (3,14)<br /> 1,1 (1,65)<br /> 0,87 (1,16)<br /> <br /> 7,94 (7,81)<br /> 3,27 (2,60)<br /> 1,3 (1,79)<br /> 1,03 (1,25)<br /> <br /> Theo dõi tình trạng sâu răng trên 696 răng số<br /> 6 đã mọc cho thấy có khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ<br /> sâu răng và tỷ lệ mắc mới sâu răng giữa ba nhóm<br /> (bảng 2). Ở thời điểm 12 tháng, tỷ lệ mắc mới sâu<br /> răng ở nhóm Shellac F là 0,8%, so với 5,3% ở<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> nhóm chứng, tương đương với mức giảm sâu<br /> răng là 85%; ở thời điểm 24 tháng, tỷ lệ mắc mới<br /> ở nhóm Shellac F là 12,6%, tương đương với mức<br /> giảm sâu răng là 41,7%. Đối với nhóm sử dụng<br /> Duraphat®, tỷ lệ sâu răng chỉ giảm sau 24 tháng,<br /> với mức giảm là 21,8%, so với nhóm chứng.<br /> Bảng 2. Số răng sâu thành lỗ và tỷ lệ mắc mới sâu<br /> răng thành lỗ (%) ở răng số 6<br /> <br /> Shellac F<br /> ®<br /> <br /> Duraphat<br /> Chứng<br /> <br /> Số<br /> Số răng cối có lỗ sâu<br /> răng Ban 6th 12th 18th 24th<br /> n<br /> ñầu n(%) n(%) n(%) n(%)<br /> 238 10<br /> 12<br /> 12<br /> 16<br /> 40<br /> (0,8) (0,8) (2,5) (12,6)<br /> 213<br /> 9<br /> 21<br /> 23<br /> 26<br /> 45<br /> (5,6) (6,6) (8,0) (16,9)<br /> 245<br /> 8<br /> 18<br /> 21<br /> 28<br /> 61<br /> (4,1) (5,3) (8,2) (21,6)<br /> 696<br /> <br /> Tương tự, xét theo đơn vị mặt răng, sau 24<br /> tháng, tỷ lệ sâu mặt răng của răng số 6 giảm<br /> 34,5% ở nhóm Shellac F và 16,34% ở nhóm<br /> Duraphat®. Nếu xét trên mặt nhai răng số 6, tỷ<br /> lệ sâu mặt nhai giảm 49,7% ở nhóm Shellac F<br /> và 43,7% ở nhóm Duraphat® sau 24 tháng. Đối<br /> với mặt trong và mặt ngoài răng số 6, tỷ lệ này<br /> là 35,5% ở nhóm Shellac F, không giảm ở<br /> nhóm Duraphat®.<br /> Khi đánh giá tổn thương sâu răng mặt bên<br /> trên các răng cối lớn hàm trên và hàm dưới<br /> trên phim cánh cắn, không có sự khác biệt về<br /> tỷ lệ sâu răng mặt bên giữa các nhóm.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Đánh giá tác dụng của Shellac F trong điều<br /> trị nhạy cảm ngà răng<br /> Như vậy, ngưỡng lực gây đau tăng dần và<br /> mức độ đau giảm dần theo thời gian đối với hai<br /> loại kích thích ở cả ba nhóm, với mức giảm đau<br /> liên tục tăng dần và tiến tới giảm đau hoàn toàn<br /> ở thời điểm đánh giá sau cùng (56 ngày sau lần<br /> bôi vật liệu đầu tiên hay 49 ngày sau khi hoàn tất<br /> quy trình điều trị với ba lần bôi), thể hiện tác<br /> dụng giảm nhạy cảm ngà liên tục và kéo dài của<br /> Shellac F trong suốt thời gian thử nghiệm 56<br /> ngày, tương đương với tác dụng của hai vật liệu<br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> chứng đã được kiểm nghiệm qua nhiều nghiên<br /> cứu và lâm sàng(3,5,14,15). Kết quả cũng phù hợp<br /> với kết quả nghiên cứu của Lê Nữ Khôi Nguyên<br /> và cộng sự thực hiện năm 2005 ; trong nghiên<br /> cứu này, Shellac F thể hiện tác dụng giảm nhạy<br /> cảm ngà tốt với quy trình ba lần bôi vật liệu,<br /> đánh giá trong ba tuần, có nhóm placebo(12).<br /> <br /> Đánh giá tác dụng của Shellac F đối với<br /> bệnh sâu răng<br /> Sâu răng là một bệnh phổ biến có thể tiến<br /> triển trong suốt đời sống, đặc biệt trong thời kỳ<br /> trẻ em. Mặc dù nhóm nguy cơ cao ngày càng<br /> được chú trọng về các biện pháp dự phòng và<br /> điều trị, việc theo dõi và chăm sóc cần thiết đối<br /> với tất cả các đối tượng. Tốc độ tiến triển sâu<br /> răng nhanh trên các răng vĩnh viễn mới mọc<br /> được giải thích bởi mức độ khoáng hóa thấp của<br /> men răng chưa trưởng thành và ngà răng xốp,<br /> sau 6 tuổi đối với răng cối vĩnh viễn thứ nhất.<br /> Một số tác giả coi răng số 6 là một răng trụ cột dễ<br /> bị tổn thương(4). Quá trình khoáng hóa và trưởng<br /> thành tiếp tục diễn ra trong hai đến ba năm sau<br /> khi răng mọc. Việc dự phòng sâu răng sử dụng<br /> fluor là cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn sau<br /> mọc răng(4).<br /> Chỉ số sâu răng đánh giá theo Tiêu chuẩn<br /> chẩn đoán sâu răng của Tổ chức Sức khỏe Thế<br /> giới, phản ánh tình trạng chung của toàn bộ bộ<br /> răng đối với bệnh sâu răng, cho thấy nhóm sử<br /> dụng Shellac F luôn có chỉ số sâu răng thấp hơn<br /> so với nhóm sử dụng vật liệu chứng, và cả hai<br /> nhóm này thấp hơn nhóm không can thiệp, và<br /> ngày càng rõ theo thời gian. Điều này có thể gợi<br /> ý theo dõi tác dụng của vật liệu khuếch tán trong<br /> môi trường miệng. Tuy nhiên, khác biệt không<br /> có ý nghĩa thống kê. Việc đánh giá trong một<br /> thời gian đủ dài có thể cho những kết quả đáng<br /> quan tâm.<br /> Kết quả đánh giá trên 696 răng cối vĩnh viễn<br /> thứ nhất trong 24 tháng cho thấy tỷ lệ giảm sâu<br /> răng đối với nhóm sử dụng Shellac F là 85% sau<br /> một năm, và 41,7% sau hai năm, so với nhóm<br /> không can thiệp. Ở nhóm sử dụng Duraphat®, tỷ<br /> <br /> 147<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2