intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thu nhận và tinh sạch phytase ngoại bào từ nấm men Sporobolomyces japonicus

Chia sẻ: NI NI | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

64
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày về kết quả thu nhận và tinh sạch phytase ngoại bào từ nấm men Sporobolomyces japonicus. Phytase từ nấm men Sporobolomyces japonicus phân lập từ rừng Nam Cát Tiên được nuôi cấy trong môi trường YPD cải tiến cho hoạt độ phytase là 2,720 UI/ml và nhiệt độ và pH tối ưu cho phytase thu nhận là 40oC, pH 4,0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thu nhận và tinh sạch phytase ngoại bào từ nấm men Sporobolomyces japonicus

TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 91-98<br /> <br /> THU NHẬN VÀ TINH SẠCH PHYTASE NGOẠI BÀO<br /> TỪ NẤM MEN Sporobolomyces japonicus (L9)<br /> Hoàng Quốc Khánh1*, Ngô Đức Duy1, Đào Thị Thu Hiền1, Trịnh Phong Vân2<br /> (1)<br /> <br /> Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)hoangqk@gmail.com<br /> (2)<br /> Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương<br /> <br /> TÓM TẮT: Phytase từ nấm men Sporobolomyces japonicus (L9) phân lập từ rừng Nam Cát Tiên được<br /> nuôi cấy trong môi trưởng YPD cải tiến cho hoạt độ phytase là 2,720 UI/ml và nhiệt độ và pH tối ưu cho<br /> phytase thu nhận là 40oC, pH 4,0. Tác nhân tủa thích hợp cho phytase là ethanol 96%, với hoạt tính riêng<br /> đạt được là 312,924 UI/mg protein. Các ion Ca2+ nồng độ 1 mmol/ml làm giảm đến 97% hoạt độ phytase<br /> và Mn2+ làm giảm đến 98% hoạt độ phytase ở nồng độ 5 mmol/ml. Hoạt độ riêng của phytase là 187,942<br /> đối với peak 1 và 286,388 đối với peak 2. Hoạt độ riêng của tổng 2 peak tăng 1,8 lần so với mẫu trước sắc<br /> ký. Hiệu suất thu hồi protein đạt 95,05% và hiệu suất hoạt độ đạt 90,75%. Hằng số Michaelis (Km) của<br /> phytase của chủng Sporobolomyces japonicus (L9) Km = 0,0313. Điều này cho thấy ái lực cao giữa phytase<br /> với cơ chất sodium phytate. Trọng lượng phân tử phytase của sporobolomyces japonicus là 36,90 KDa.<br /> Từ khóa: Sporobomyces japonicus, phytase, hoạt độ riêng, Ca2+, Mn2+, Km.<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> Phytase<br /> là<br /> một<br /> enzyme<br /> acid<br /> phosphohyrolase, xúc tác thủy phân acid phytic<br /> thành phosphate vô cơ và những dẫn xuất myoinositol phosphate. Phytase được tìm thấy ở vi<br /> sinh vật như nấm mốc, vi khuẩn, mấn men...<br /> Phytase được chú ý ứng dụng trong công nghệ<br /> sinh học, đặc biệt trong việc giảm nhiễm<br /> photpho ở những vùng chăn nuôi tập trung [2].<br /> Sự thủy phân acid phytic bằng phytase sẽ không<br /> sinh ra những độc tố, vì vậy, khai thác phytase<br /> trong công nghiệp sẽ thân thiện với môi trường<br /> và sẽ hỗ trợ trong sự phát triển các công nghệ<br /> mới.<br /> Hiện nay, phytase được quan tâm và nghiên<br /> cứu nhiều, đặc biệt là phytase từ nấm mốc bởi<br /> vì nấm mốc có khả năng sản xuất phytase có<br /> hoạt tính cao [5]. Phytase của vi khuẩn và nấm<br /> men cũng được quan tâm nghiên cứu và ứng<br /> dụng [4]. Nghiên cứu sản xuất phytase từ nấm<br /> men cũng là một hướng quan trọng so với nấm<br /> mốc bởi vì nấm men đảm bảo an toàn nhiều hơn<br /> trong ứng dựng chế biến thực phẩm cho người<br /> và gia súc, và nấm men không sinh ra độc tốc.<br /> Ngoài ra, công nghệ sản xuất phytase từ nấm<br /> men cũng đơn giản hơn so với nấm mốc. Trong<br /> khuôn khổ hợp tác với BIOTEC (Thái Lan),<br /> chúng tôi đã sưu tập một số chủng nấm men tại<br /> vườn quốc gia Cát Tiên (số liệu chưa xuất bản).<br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Vật liệu, hóa chất và môi trường<br /> Chủng nấm men Sporobolomyces japonicus<br /> (L9) được phân lập từ vườn quốc gia Cát Tiên,<br /> trong bộ sưu tập của Phòng Vi sinh ứng dụng,<br /> Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và<br /> Công nghệ Việt Nam.<br /> Dung dịch đệm và thuốc khử: Đệm acetate<br /> 0,2 M, pH 5,5; đệm glycine-HCl 0,2 M, pH 2,0,<br /> 2,5, 3,0 và 3,5; đệm Tris-HCl 0,2 M, pH 7,0, 7,5<br /> và 8,0 [3]. Coomassive Brilliant blue, Thuốc thử<br /> Bradford (Bio-Rad).<br /> Môi trường: Yeast Malt (YM) và Yeast Malt<br /> Agar (YMA); môi trường YM bổ sung 20%<br /> Glycerol; môi trường chọn lọc nấm men sinh<br /> tổng hợp phytase: môi trường Schopfer; môi<br /> trường lên men sinh tổng hợp phytase: môi<br /> trường bột bắp; môi trường Yeast Extract<br /> Peptone Dextrose (YPD) với 0,5% Na-phytate.<br /> Phương pháp<br /> Thí nghiệm về ảnh hưởng của pH lên hoạt<br /> tính của enzyme được thực hiện như sau: phản<br /> ứng enzyme và cơ chất tiến hành trong khoảng<br /> pH 2,0 đến 7,5 ở nhiệt độ 37oC trong thời gian<br /> là 15 phút. Các loại đệm thực hiện trong thí<br /> nghiệm có nồng độ 200 mM bao gồm HCl (pH<br /> 2,0-3,5), acetate (pH 4,0-6,5) và Tris-HCl (pH<br /> 7,0-7,5). Thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiện đô<br /> thực hiện trong dãy nhiệt từ 30oC đến 80oC<br /> trong thời gian là 15 phút. Thí nghiệm khảo sát<br /> ảnh hưởng của ion kim loại lên hoạt tính<br /> 91<br /> <br /> Hoang Quoc Khanh, Ngo Duc Duy, Dao Thi Thu Hien, Trinh Phong Van<br /> <br /> phytase ủ trong sự có mặt của các ion kim loại<br /> Ca2+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Mg2+, Zn2+, Mn2+ và chất<br /> ức chế EDTA với nồng độ 1 mM/ml và 5<br /> mM/ml ở 37o C trong 15 phút để xác định hoạt<br /> tính còn lại của phytase.<br /> Xác định mật độ tế bào bằng phương pháp<br /> đo độ đục và buồng đếm hồng cầu; xác định<br /> hoạt tính enzyme phytase theo phương pháp<br /> Murphy và Riley [3]; xác định hàm lượng<br /> protein theo phương pháp Bradfrod [1]; tinh<br /> sạch enzyme bằng phương pháp sắc ký lọc gel<br /> (Biogel P-100) mô tả bởi Bio-Rab; xác định<br /> trọng lượng phân tử của phytase bằng phương<br /> pháp chạy điện di SDS-PAGE [1].<br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> Sàng lọc sơ bộ chủng nấm men sinh tổng hợp<br /> phytase<br /> Từ bộ sưu tập về nấm men thu thập từ rừng<br /> Nam Cát Tiên, chúng tôi đã sàng lọc từ 37<br /> chủng nấm men và xác định những chủng nấm<br /> men có khả năng sinh tổng hợp phytase. Dựa<br /> vào các kết quả nghiên cứu sơ bộ, chúng tôi<br /> chọn ra 3 chủng nấm men (định danh dựa vào<br /> vùng gen 26S rDNA thuộc vùng D1/D2)<br /> là<br /> Sporobolomyces<br /> japonicus<br /> (L9),<br /> <br /> Sporobolomyces<br /> carnicolor<br /> (L62)<br /> và<br /> Cryptococcus liquefaciens strain MZKI K-490<br /> (L40), có khả năng sinh tổng hợp phytase cao<br /> trong môi trường bột bắp là 1,63 UI/mol và<br /> YPD cải tiến có bổ sung 0,5% natri phytate làm<br /> nguồn cơ chất cảm ứng. Chúng tôi nhận thấy,<br /> chủng L9 cho hoạt độ cao nhất 1,46 UI/ml, nên<br /> chúng tôi chọn chủng L9 vì quá trình thu nhận<br /> enzyme thuận lợi hơn môi trường bột bắp và<br /> được định danh là chủng Sporobolomyces<br /> japonicus với accession number AY07009.1.<br /> Khảo sát thời gian nuôi lên men thích hợp<br /> cho sinh tổng hợp phytase của chủng<br /> Sporobolomyces japonicus (L9)<br /> Tiến hành khảo sát thời gian nuôi cấy từ<br /> chủng nấm men L9 trong môi trường YPD 0,5%<br /> sodium phytate được thu nhân mẫu sau mỗi 24<br /> giờ và thời gian lên men trong 10 ngày. Kết quả<br /> thu được theo hình 1 cho thấy, phytase được<br /> tổng hợp trong giai đoạn sớm của quá trình lên<br /> men và đạt hàm lượng cao nhất ở ngày thứ 5<br /> (1,49 UI/ml). Hoạt tính enzyme bắt đầu giảm<br /> nhẹ ở ngày thứ 6, 7, 8 và giảm mạnh ở ngày lên<br /> men thứ 9 và 10. Sự tăng giảm hoạt tính của<br /> phytase tương ứng với sự thay đổi mật độ tế bào<br /> theo thời gian lên men.<br /> <br /> Hình 1. Ảnh hưởng thời gian lên men đến hoạt tính phytase<br /> của chủng Sporobolomyces japonicus (L9)<br /> 92<br /> <br /> TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 91-98<br /> <br /> Hình 2. Ảnh hưởng của tỉ lệ giống bổ sung ban đầu đến quá trình sản xuất phytase<br /> Khảo sát tỉ lệ bổ sung giống thích hợp cho<br /> sản xuất phytase<br /> Chủng Sporobolomyces japonicus (L9 ) được<br /> hoạt hóa trong môi trường Schopfer sau 48 giờ,<br /> lần lượt bổ sung tỉ lệ giống (v/v) 1%, 2%, 3%,<br /> 4%, 5% và 6% (mật độ tế bào là 6.108 CFU/ml)<br /> vào môi trường YPD bổ sung 0,5% sodium<br /> phytate. Sau 5 ngày lên men, hoạt tính phytase<br /> và mật độ tế bào của dịch lên men được xác<br /> định kết quả trên hình 2, với tỉ lệ giống từ 3%<br /> đến 6% có hoạt tính phytase tương đối cao và<br /> hàm lương phytase ở 4% là cao nhất (2,72<br /> UI/ml). Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ giống bổ<br /> <br /> sung ban đầu 4% thích hợp cho quá trình sinh<br /> tổng hợp phytase.<br /> Khảo sát các tác nhân tủa thích hợp để thu<br /> nhận phytase<br /> Sau khi lên men sản xuất phytase ở những<br /> điều kiện thích hợp, việc thu nhận và tinh sạch<br /> enzyme phytase cũng là một trong những khâu<br /> quan trọng trong việc khảo sát các tác nhân tủa<br /> ở những nồng độ khác nhau lên hoạt tính<br /> enzyme phytase, chúng tôi sử dụng các tác nhân<br /> tủa như ethanol 96%, acetone và ammonium<br /> sulfate kết quả trình bày ở bảng 2.<br /> <br /> Bảng 1. Hoạt độ phytase theo chủng vi sinh vật<br /> Chủng khảo sát<br /> L9<br /> L40<br /> L62<br /> <br /> Hàm lượng protein<br /> mg /ml<br /> 0,049<br /> 0,026<br /> 0,031<br /> <br /> HĐ chung<br /> UI/ml<br /> 1,455<br /> 0,451<br /> 0,347<br /> <br /> Bảng 2. So sánh hoạt độ phytase theo các tác nhân tủa<br /> Tác nhân tủa<br /> <br /> Lượng tủa (g)<br /> <br /> Cồn<br /> 1,1043<br /> Acetone<br /> 1,1156<br /> Muối amôn<br /> 1,1337<br /> CPE - Chế phẩm enzyme<br /> <br /> Hàm lượng protein<br /> mg /g<br /> 0,205<br /> 0,457<br /> 0,363<br /> <br /> Như vậy, dựa vào kết quả hoạt tính riêng<br /> thì ethanol 96% với tỉ lệ được chọn là tác nhân<br /> tủa thích hợp nhằm thu nhận phytase của chủng<br /> Sporobolomyces japonicus (L9).<br /> <br /> HĐ chung<br /> UI/gCPE<br /> 63,885<br /> 48,418<br /> 78,447<br /> <br /> HĐ riêng<br /> UI/mg protein<br /> 311,365<br /> 106,006<br /> 215,932<br /> <br /> Khảo sát sinh lý và sinh hóa của phytase<br /> được<br /> sinh<br /> tổng<br /> hợp<br /> bởi<br /> chủng<br /> Sporobolomyces japonicus (L9)<br /> Ảnh hưởng của pH lên hoạt tính phytase<br /> 93<br /> <br /> Hoang Quoc Khanh, Ngo Duc Duy, Dao Thi Thu Hien, Trinh Phong Van<br /> <br /> Hình 3. Ảnh hưởng của pH lên hoạt tính phytase<br /> Kết quả về ảnh hưởng của pH lên hoạt tính<br /> phytase thể hiện ở hình 3.<br /> <br /> Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính phytase<br /> <br /> Biên độ pH giao động trong khoảng pH 4,06,5 cho hoạt tính phytase tốt, nhưng và cao nhất<br /> là pH = 4,0 (74,104 UI/g), tuy nhiên trong dãy<br /> pH 2,0-3,5 thì hoạt tính phytase tương đối yếu.<br /> <br /> Kết quả theo dõi ảnh hưởng của nhiệt độ<br /> cho thấy, phytase đạt hoạt tính cao ở nhiệt 40oC,<br /> khi nhiệt độ trên 70oC thì hoạt độ phytase giảm<br /> mạnh (hình 4).<br /> <br /> Hinh 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính phytase<br /> 94<br /> <br /> TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 91-98<br /> <br /> 60<br /> 50<br /> 40<br /> 30<br /> 20<br /> 10<br /> <br /> UI/gCPE<br /> <br /> Hoạt độ chung phytase UI/gCPE<br /> <br /> 70<br /> <br /> 0<br /> 2+<br /> <br /> Ca<br /> <br /> 2+<br /> <br /> Cu<br /> <br /> Fe<br /> <br /> 2+<br /> <br /> Fe<br /> <br /> 3+<br /> <br /> Mg<br /> <br /> 2+<br /> <br /> 2+<br /> <br /> Mn<br /> <br /> 2+<br /> <br /> Zn<br /> <br /> EDTA<br /> <br /> Các ion kim loại và chất ức chế EDTA với nồng độ 1 mmol/ml<br /> <br /> Hình 5. Biến thiên hoạt độ phytase do sự tác động của các ion kim loại ở nồng độ 1 mmol/ml<br /> Ảnh hưởng của ion kim loại lên sự ổn định<br /> của phytase<br /> Kết quả về ảnh hưởng của ion kim loại lên<br /> sự ổn định của phytase được trình bày ở hình 5.<br /> Khi cho phytase tương tác với các ion kim<br /> loại trong 2 nồng độ là 1 mM và 5 mM chứng tỏ<br /> nhận thấy, có sự tương tác khác nhau, nồng độ 5<br /> mM kìm hãm khả năng hoạt động của enzyme<br /> mạnh hơn so với nồng độ 1 mM.<br /> Khi nồng độ 1 mM, thì sự kìm hãm hoạt tính<br /> phytase của ion Fe3+ (hoạt tính còn lại 87,6%) ít<br /> hơn so với những ion khác. Trong khi đó, cả hai<br /> <br /> nồng độ của ion Ca2+ đều kìm hãm hoạt động<br /> phytase và các ion còn lại cũng tương tự.<br /> Tinh sạch enzyme bằng phương pháp sắc ký<br /> lọc gel<br /> Tinh sạch enzyme phytase bằng phương<br /> pháp sắc ký lọc gel sau khi đã tủa và hòa tan<br /> trong đệm acetate pH 4,0. Kết quả sau khi chạy<br /> sắc ký cho thấy 2 đỉnh theo hình 6, trong đó,<br /> đỉnh 1 trong phân đoạn 7-14 ml và đỉnh 2 từ 1827 ml sau khi thu nhận và đem xác định hàm<br /> lượng protein cùng với hoạt tính phytase cho kết<br /> quả hiệu suất thu hồi hoạt độ và hiệu suất thu<br /> hồi protein theo như bảng 3.<br /> <br /> Hình 6. Sắc ký đồ phytase của Sporobolomyces japonicus<br /> 95<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2