intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI part 10

Chia sẻ: Ashfjshd Askfaj | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

86
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Công cụ lượng giá/đánh giá môn học: Bộ công cụ lượng giá. Bộ công cụ này bao gồm các câu hỏi đã giới thiệu trong từng bài học. 2. Phương pháp/hình thức đánh giá kết thúc môn học Thi trắc nghiệm khách quan 3. Thời gian lượng giá, đánh giá kết thúc môn học - Kiểm tra học phần: 1 bài kiểm tra - Lý thuyết: Thi trong 60 phút, cuối học kỳ 1 4. Điểm tổng kết môn học Giá trị của điểm tổng kết môn học này tương đương 1 đơn vị học trình ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI part 10

  1. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 1. Công cụ lượng giá/đánh giá môn học: Bộ công cụ lượng giá. Bộ công cụ này bao gồm các câu hỏi đã giới thiệu trong từng bài học. 2. Phương pháp/hình thức đánh giá kết thúc môn học Thi trắc nghiệm khách quan 3. Thời gian lượng giá, đánh giá kết thúc môn học - Kiểm tra học phần: 1 bài kiểm tra - Lý thuyết: Thi trong 60 phút, cuối học kỳ 1 4. Điểm tổng kết môn học Giá trị của điểm tổng kết môn học này tương đương 1 đơn vị học trình 134
  2. ĐÁP ÁN CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Bài: Điều trị suy tim - Bệnh nhân có suy tim, NYHA độ 3 - Xử trí ban đầu: cho bệnh nhân thuốc lợi tiểu, bù tinh. Cho thuốc trợ tim nên thận trọng sau khi đánh giá nhịp tim. Bài: Tăng huyết áp - Bệnh nhân này bị tăng huyết áp độ 2. - Có thể điều trị tại tuyến cơ sở. Điều trị theo phác đồ. Bài: Tai biến mạch máu não - Thể bệnh: Tai biến mạch máu não do THA, hiện có biến chứng hệt nửa người. Có đột quỵ, nghĩ đến chảy máu não, màng não. - Cấp cứu: + Đặt nội khí quản, hút đờm dãi, thở oxy. Nếu bệnh nhân không tự thở được, bóp bóng có oxy hoặc cho bệnh nhân thở máy nếu có điều kiện. + Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp tâm thu cho bệnh nhân xuống còn 160-170 mmHg. + Hạ nhiệt bằng chườm ấm, cho kháng sinh. + Cho thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dầy. + Có thể cho Mannitol 20% nếu có phù não, vừa có tác dụng lợi tiểu thẩm thấu, vừa có tác dụng chống phù não và làm giảm áp lực nội sọ. + Cho làm các xét nghiệm cơ bản và chụp CT não nếu có điều kiện Bài: Đái tháo đường Tình huống 1: - Câu l: Hỏi về cảm giác thèm ăn, mau đói, khát nước, đi tiểu ban ngày có nhiều không? - Câu 2: Khám tìm dấu hiệu thiếu máu, da xanh. niêm mạc nhợt. - Câu 3: Cần làm xét nghiệm cơ bản, điện tim, đường huyết ngay lúc đến khám. - Câu 4: Khả năng bị bệnh đái tháo đường typ 2, đã có biến chứng thiếu máu, suy mạch vành, tăng huyết áp (vữa xơ động mạch). - Câu 5: Xem phác đồ điều trị trong bảng kiểm điều trị đái tháo đường. - Câu 6: Tham khảo chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường. 135
  3. Tình huống 2: Dựa vào triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, là dấu hiệu của hiện tượng hạ đường huyết. cần hỏi xem lúc xảy ra triệu chứng có xa bừa ăn không. Xét nghiệm cần thiết để giúp chẩn đoán là định lượng đường huyết ngay lúc có triệu chứng vã mồ hôi. Phương pháp xử trí thích hợp nhất lúc đó là cho bệnh nhân uống 1 chén nước đường, các triệu chứng nêu trên sẽ hết nếu đúng là hạ đường huyết. Nếu triệu chứng không hết chứng tỏ chẩn đoán sai, cần đưa bệnh nhân đi làm xét nghiệm. Bài: Hen phế quản - Bệnh nhân bị hen phế quản. - Xử trí: Đảm bảo hô hấp cho bệnh nhân bằng thở oxy, và dùng các thuốc giãn cơ phế quản. Nếu bệnh nhân tiếp tục suy hô hấp nặng thêm, cần đặt nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy. Bài: Xơ gan Tình huống 1: ưu tiên khám lách, tuần hoàn bàng hệ, da và tổ chức dưới da. Tình huống 2: Ngoài các xét nghiệm cơ bản, cần ưu tiên chọc dò dịch màng bụng, gửi bệnh phẩm đi làm xét nghiệm tế bào sinh hóa, nuôi cấy. Có kết quả nêu trên nên chẩn đoán là nhiễm trùng dịch cổ trướng. Tình huống 3: Bệnh nhân có xơ gan, giai đoạn mất bù, tính mức độ theo bảng điểm Child- Pugh. Bệnh nhân được 10 điểm, thuộc Child C. Để tìm nguyên nhân nên hỏi tiền sử nghiện rượu, tiền sử viêm gan, bệnh lý đường mật, làm xét nghiệm HBsAg, Anti HCV. Tình huống 4: Chọc tháo khoảng 1000ml dịch cổ trướng. Tình huống 5: Điều trị theo phác đồ trong bảng kiểm điều trị đã nêu. Truyền máu toàn phần là tốt nhất (A). Bài: loét dạ dày tá tràng Tình huống 1: Tìm hiểu cảm giác đau, nóng rát, tính chu kỳ theo mùa và theo bữa ăn trong ngày Tình huống 2: Chẩn đoán xác định phải nghĩ đến loét hành tá tràng. Cần phân biệt với hội chứng ruột kích thích. Để chắc chắn nhất cần nội soi dạ dầy bằng ống mềm. Tình huống 3: Điều trị nội khoa. Tình huống 4: Điều trị ngoại trú. Đơn thuốc tham khảo bảng kiểm điều trị. Không có biến chứng gì. Cần tư vấn giảm stress trong công việc, tránh thức 136
  4. khuya, có thể cần điều trị bằng thuốc ngủ. Bài: Tâm phế mạn tính Tình huống 1: Với các triệu chứng trên ta đánh giá bệnh nhân suy hô hấp mức độ nặng, có dấu hiệu tắc nghẽn hô hấp, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nên thái độ là phải hồi sức hô hấp ngay bằng cách: Nằm gối cao, thở oxy áp lực cao, hút đờm, dùng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm. Tình huống 2: 1. B - 2. D - 3. A - 4. C - 5. B - 6. D - 7. C Bài: Thiếu máu 1. Tình huống 1 - Bệnh nhân có thiếu máu. - Để chẩn đoán xác định cần làm thêm xét nghiệm công thức máu. - Nguyên nhân có thể là thiếu máu dinh dưỡng hoặc do giun móc. 2. Tình huống 2 - Bệnh lý có thể ở đường tiêu hóa. Phải hỏi tiền sử rối loạn hấp thu, tiền sử tiếp xúc với phân tươi. - Hỏi tiền sử sản phụ khoa. - Đơn thuốc: tham khảo phần điều trị thiếu máu thiếu sắt 3. Tình huống 3 - Sơ bộ chẩn đoán là: thiếu máu do tan máu là cơ bản nhất. - Xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt và chẩn đoán nguyên nhân là: sắt huyết thanh, ký sinh trùng sốt rét, huyết đồ. - Nếu nguyên nhân được tìm thấy là do ký sinh trùng sốt rét thì cần điều trị đặc hiệu bằng thuốc diệt ký sinh trùng. Nếu không phải do ký sinh trùng sất rét, bệnh nhân cần được điện di huyết sắc tố để phát hiện bệnh huyết tán bẩm sinh. Bài: Viêm khớp dạng thấp Tình huống 1 1. Không phù hợp. Vì thời gian đau không phải vào nửa đêm gần sáng, mặc dù bệnh diễn biến lâu nhưng không có cứng khớp, không có teo cơ, đau khớp không đối xứng. 2. Việc cho kháng sinh là không phù hợp, vì nếu đã chẩn đoán là viêm khớp dạng thấp thì đây là bệnh không do vi khuẩn nên không cần cho kháng sinh. Tình huống 2 137
  5. - Chẩn đoán phù hợp nhất là viêm khớp dạng thấp. - Cần cho làm xét nghiệm: Công thức máu, máu lắng, sinh sợi huyết. - Thuốc phù hợp là: Thuốc chống viêm không steroid, ức chế chọn lọc trên COX2 (Mobic, Miloxicam...). Tình huống 3. 4, 5, 6 1. B 2. D 3. Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp vì bệnh phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp của Việt Nam: Nữ, trung tuổi, viêm các khớp nhỏ đối xứng, cứng khớp buổi sáng, diễn biến trên 2 tháng. 4. B 5. C 6. B 7. A...............(Cứng khớp buổi sáng) B................(Thời gian diễn biến bệnh) 8. D 9. Giai đoạn III Bài: Đặt sonde Rửa dạ dày Nghĩ tới bệnh nhân bị hôn mê do ngộ độc thuốc ngủ giờ thứ năm. Cần phải đặt sonde rửa dạ dày để loại bỏ chất độc và giúp điều trị thuận lợi các bước tiếp theo. 138
  6. Phụ lục 1 TỔ CHỨC TẬP HUẤN TRƯỚC KHI ĐI THỰC TẾ CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẾ CHO SINH VIÊN Y6 NỘI KHOA TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH 1. MỤC TIÊU Sau đợt đi thực tế tại bệnh viện tuyến tỉnh, sinh viên có khả năng: 1. Khám phát hiện được các triệu chứng của một số bệnh nội khoa thường gặp tại tuyến tỉnh. 2. Đề xuất và phân tích được kết quả một số xét nghiệm của một số bệnh nội khoa thường gặp tại tuyến tỉnh. 3. Chẩn đoán được một số bệnh nội khoa thường gặp tại tuyến tỉnh. 4. Điều trị được một số bệnh nội khoa thông thường. 5. Tư vấn được cho bệnh nhân và gia đình biết cách phòng một số bệnh nội khoa thông thường. 6. Thực hiện được một số thủ thuật thường gặp. 7. Mô tả được thực trạng cơ cấu tổ chức, quản lý điều trị tại các khoa, phòng, bệnh viện tuyến tỉnh. 8. Liệt kê được 10 bệnh thường gặp vào điều trị tại khoa trong đợt đi thực tế 2. YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI SINH VIÊN - Trong thời gian đi thực tế, mỗi sinh viên phải hoàn thành 05 bệnh án. Mỗi bệnh án phải có số bệnh án, có xác nhận của khoa, có dấu của bệnh viện. - Sinh viên phải hoàn thành chỉ tiêu (số lượng) mà các bộ môn đã giao trước khi đi thực tế. Mỗi chỉ tiêu về thủ. thuật, yêu cầu sinh viên ghi rõ và đầy đủ về số lần thực hiện, mức độ (chia mức độ: kiến tập, tự làm có sự giám sát, làm thành thạo) vào bảng ghi kết quả thực hiện các chỉ tiêu lâm sàng. - Sau khi kết thúc đợt thực tế, sinh viên phải viết bản thu hoạch cá nhân. - Phải có báo cáo cuối đợt của nhóm, yêu cầu viết đầy đủ theo mẫu, có xác nhận của khoa và của bệnh viện. Nhóm phải có số liệu tổng hợp về tỷ lệ các loại bệnh được điều trị tại khoa trong thời gian đi thực tế, chỉ ra được 10 bệnh thường gặp, đây cũng là cơ sở để điều chỉnh nội dung học tập cho các nhóm sau này. 3. KIỂM TRA, GIẢM SÁT SINH VIÊN 139
  7. - Bộ môn sẽ cử cán bộ kết hợp cùng với phòng đào tạo, phòng Công tác chính trị - học sinh sinh viên đi kiểm tra, giám sát sinh viên, hỗ trợ giáo viên kiêm nhiệm tại các tỉnh: - Kiểm tra tiến độ hoàn thành bệnh án, các thủ thuật, số liệu thống kê bệnh nhân vào viện. - Kiểm tra mức độ tin cậy của các thông tin: qua số hồ sơ bệnh án mà sinh viên đã ghi trong bản tổng hợp, trong bệnh án và qua trao đổi với giáo viên kiêm nhiệm. 4. ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN SAU KHI KẾT THÚC ĐỢT ĐI THỰC TẾ - Các nhóm sinh viên báo cáo trước bộ môn kết quả đợt đi thực tế tại các tỉnh. Sinh viên phải nộp đầy đủ: + Năm bệnh án. + Bản thu hoạch cá nhân. + Bảng tổng hợp các chỉ tiêu lâm sàng đã thực hiện. + Bản báo cáo tổng kết của nhóm - Xét, đánh giá về việc thực hiện các chỉ tiêu lâm sàng. Được đánh giá qua kết quả hoàn thành chỉ tiêu. Phần này do giáo viên bộ môn lượng giá. - Thực hiện > 70% số chỉ tiêu: Đạt kết quả tốt - Thực hiện 50 - 70% số chỉ tiêu: Đạt yêu cầu - Thực hiện < 50 % số chỉ tiêu: Không đạt yêu cầu Cách tính điểm thực tế tại bệnh viện tỉnh: Sinh viên có kết quả thực tế đạt yêu cầu sẽ được xét dự thi chung kết lâm sàng. Sinh viên nào có kết quả thực tế không đạt yêu cầu thì điểm thi chung kết lâm sàng được tính là thi lần 2. 140
  8. Phụ lục 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN KHOA NỘI BỘ MÔN NỘI BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẾ TẠI BỆNH VIỆN TỈNH….. (Nhóm............) 1. Tình hình chung - Thành phần (danh sách của nhóm). - Thời gian đi thực tế. - Địa điểm: 2. Báo cáo kết quả trong đợt đi thực tế của nhóm 2.1. Ý thức tổ chức kỷ luật - Việc chấp hành nội qui, qui định của bệnh viện. - Mối quan hệ với người bệnh và người nhà bệnh nhân. - Mối quan hệ với cán bộ công chức bệnh viện. 2.2. Thực hiện các mục tiêu học tập - Thực hiện chỉ tiêu lâm sàng. + Nêu những thuận lợi + Nêu những khó khăn - Trình bày thực trạng cách tổ chức, hoạt động của khoa phòng tại bệnh viện tỉnh và trung tâm y học dự phòng tỉnh.... - Mô tả về tình hình bệnh tật tại khoa trong đợt đi thực tế. + Tình hình bệnh tật chung. + Mười bệnh thường gặp là gì ? TT Tên bệnh Tỷ lệ (%) Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 141
  9. 3. Một số kiến nghị - Với cơ sở thực tế. + Khoa + Bệnh viện - Đối với cơ sở đào tạo: + Nhà trường. + Bộ môn + Phòng ban. - Một số vấn đề khác có liên quan tới học tập của sinh viên. 4. Ý kiến nhận xét, đánh giá của khoa và của bệnh viện (Đề nghị khoa đánh giá ùn nhược điểm của nhóm sinh viên theo các nội dung sau): - Tinh thần thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật của nhóm sinh viên. - Mối quan hệ giữa nhóm sinh viên với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. - Mối quan hệ giữa nhóm sinh viên với cán bộ công chức của khoa. - Đánh giá về kiến thức chuyên môn (điểm mạnh, điểm yếu). - Đánh giá về kỹ năng chuyên môn (điểm mạnh, điểm yếu). - Đánh giá tính hiệu quả của đợt đi thực tế. - Những ý kiến đóng góp cho bộ môn và nhà trường để những đợt đi thực tế sau đạt hiệu quả hơn. Ngày.........tháng.........năm............ Giám đốc bệnh viện Trưởng khoa (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu) 142
  10. Phụ lục 3 (HƯỚNG DẪN VIẾT BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN KHI THỰC HÀNH TẠI BỆNH VIỆN TỈNH) BỆNH VIỆN ĐK TỈNH........... TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI NGUYÊN KHOA NỘI BỘ MÔN NỘI BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN TRONG ĐỢT THỰC TẾ TẠI BỆNH VIỆN TỈNH…. 1. Hành chính - Họ và tên: - Lớp : Nhóm : - Thời gian đi thực tế: - Địa điểm: 2. Báo cáo kết quả trong đợt đi thực tế 2.1. Ý thức tổ chức kỷ luật - Việc chấp hành nội qui, qui định của bệnh viện. - Mối quan hệ với người bệnh và người nhà bệnh nhân. - Mối quan hệ với cán bộ công chức bệnh viện. 2.2. Thực hiện các mục tiêu học tập - Làm bệnh án (số bệnh án đã làm được). - Thực hiện chỉ tiêu lâm sàng. Chỉ tiêu Đã thực hiện TT Tên thủ thuật Số lần Mức độ Số lần Mức độ 1 Cho bệnh nhân thở oxy 10 3 2 Đặt sonde, rửa dạ dày 1 2 3 Chọc dò màng phổi 1 2 4 Chọc dò màng bụng 1 2 5 Thăm trực tràng 5 2 6 Ép tim ngoài lồng ngực 2 3 7 Thực hành truyền máu 2 2 8 Thực hành truyền dịch 5 2 9 Thông tiểu 2 2 10 Đặt nội khí quản 3 1 143
  11. Ghi chú: - Mức độ l: Kiến tập. - Mức độ 2: Làm dưới sự giám sát của bác sỹ. - Mức độ 3: Làm độc lập và làm thành thạo. - Nêu kết quả thực hiện chỉ tiêu lâm sàng, thuận lợi, khó khăn - Trình bày thực trạng cách tổ chức, hoạt động của khoa phòng tại bệnh viện tỉnh và trung tâm y học dự phòng tỉnh.... - Nhận xét về tình hình bệnh tật gặp tại khoa trong đợt đi thực tế. + Tình hình bệnh tật chung. + Mười bệnh thường gặp là gì 3. Một số kiến nghị - Với cơ sở thực tế. + Khoa + Bệnh viện - Đối với cơ sở đào tạo: + Nhà trường. + Bộ môn + Phòng ban. - Một số vấn đề khác có liên quan tới học tập của sinh viên. 4. Ý kiến nhận xét, đánh giá của khoa vả của bệnh viện (Đề nghị khoa đánh giá ưu, nhược điểm của sinh viên theo các nội dung sau): - Tinh thần thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên. - Mối quan hệ giữa sinh viên với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. - Mối quan hệ giữa sinh viên với cán bộ công chức của khoa. - Đánh giá về kiến thức chuyên môn (điểm mạnh, điểm yếu). - Đánh giá về kỹ năng chuyên môn (điểm mạnh, điểm yếu). Ngày.........tháng.........năm............ Giám đốc bệnh viện Trưởng khoa (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu) 144
  12. Phụ lục 4 CHỈ TIÊU THỰC HÀNH TẠI BỆNH VIỆN TỈNH MÔN NỘI KHOA Trong đợt đi thực tế tại các bệnh viện, mỗi sinh viên phải thực hiện làm 5 bệnh án, viết bản thu hoạch cá nhân, báo cáo nhóm thống kê 10 bệnh thường gặp trong đợt thực tế và hoàn thành các chỉ tiêu lâm sàng sau: STT Tên thủ thuật Số lần thực hiện Mức độ 1 Cho bệnh nhân thở oxy 10 3 2 Đặt sonde, rửa dạ dày 2 3 Chọc dò màng phổi 1 2 4 Chọc dò màng bụng 2 5 Thăm trực tràng 5 2 6 Ép tim ngoài lồng ngực 2 3 7 Thực hành truyền máu 2 2 8 Thực hành truyền dịch 5 2 9 Thông tiểu 2 2 10 Đặt nội khí quản 3 1 Ghi chú: - Mức độ 1 : Kiến tập - Mức độ 2: Làm dưới sự giám sát của bác sỹ - Mức độ 3: Làm độc lập và làm thành thạo 145
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bách khoa thư bệnh học (1994), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Bài giảng điều dưỡng (2004), Trường Đại học Y Thái Nguyên. 3. Bài giảng bệnh học nội khoa, tập 1 (2004), Trường Đại học Y Hà Nội. 4. Bài giảng bệnh học nội khoa, tập 2 (2004), Trường Đại học Y Hà Nội. 5. Bài giảng nhi khoa, tập 1(2000), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 6. Bài giảng nhi khoa, tập 2(2000), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 7. Bệnh học nội khoa, tập 1(1998), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 8. Bệnh học nội khoa, tập 2 (1998), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 9. Bệnh học nội khoa, tập 1(2005), Trường Đại học Y Thái Nguyên, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 10. Bệnh học nội khoa, tập 2 (2005), Trường Đại học Y Thái Nguyên, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 11. Bệnh học nội tiêu hoá (1998), Học viện Quân y. 12. Cẩm nang điều trị nội khoa (1995), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 13. Cấp cứu nội khoa (1997), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 14. Điều dưỡng cơ bản, Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (2002), Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 15. Điều dưỡng nội khoa, Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (1996), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 16. Điều trị học nội khoa (1996), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 17. 17. Điều trị học nội khoa (2000), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 18. Bệnh đái tháo đường, Đỗ Trung Quân (1998), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 19. Những nguyên lý y học nội khoa, tập 3 (1999), Harisons, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 20. Những nguyên lý y học nội khoa, tập 2 (1999), Harison’s, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 21. Huyết học lâm sàng (2003), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 22. Kỹ thuật hồi sức cấp cứu (1987), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 23. Nội tiết học đại cương (1999), Mai Thế Trạch, Nguyễn Tay Khuê, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. 146
  14. 24. Nội khoa cơ sở tập 1 (1997), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 25. Nội khoa cơ sở tập 2 (1997), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 26. Giải phẫu học (1996), Nguyễn Quang Quyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 27. Bệnh loét dạ dày tá tràng (2001), Nguyễn Xuân Huyên, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 28. Những vấn đề thời sự về kiểm soát hen (2005), Hội hen - Dị ứng miễn dịch lâm sàng Việt Nam. 29. Hóa nghiệm sử dụng trong lâm sàng (2004), Phạm Tử Dương, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 30. Sổ tay hướng dẫn kiểm soát bệnh hen (2005), Hội hen - Dị ứng miễn dịch lâm sàng Việt Nam. 31. Tăng huyết áp (2005), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 32. Bệnh nội tiết (2001), Thái Hồng Quang, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 33. Thực hành bệnh tim mạch (2003), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 34. Hướng dẫn đọc điện tâm đồ (1998), Trần Đỗ Trinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 35. Bài giảng bệnh học nội khoa, Tập 1 (2001), Trần Đức Thọ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 36. Thực tế tốt nghiệp tại cộng đồng (tài liệu dành cho sinh viên) (2006). Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 37. Thực tế tốt nghiệp tại cộng đồng (tài liệu dành cho giảng viên) (2006). Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 38. Hồi sức cấp cứu (2000), Vũ Văn Đính, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 39. Cấp cứu nội khoa (2001), Vũ Văn Đính, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 147
  15. NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI Chịu trách nhiệm xuất bản HOÀNG TRỌNG QUANG Biên tập. BS. ĐẶNG CẨM THÚY Sửa bản in: BS. ĐẶNG CẨM THÚY Trình bày bìa: CHU HÙNG Kì vi tính: TRẦN HẢI YẾN In 500 cuốn, khổ 19 x 27cm tại Xưởng in Nhà xuất bản Y học. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 22 - 2007/CXB/689 - 151/VH In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2007.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2