intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực tiễn phát triển thương nghiệp quốc doanh trong điều kiện quá nhiều thành phần kinh tế hiện nay-2

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

61
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

+ Nhà nước giúp hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, giải quyết nợ. + Khuyến khích tích luỹ phát triển vốn của hợp tác xã 3. Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ: + Có vị trí quan trọng, lâu dài cả ở nông thôn và thành thị + Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ và phát triển + Khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện 4. Thành phần kinh tế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực tiễn phát triển thương nghiệp quốc doanh trong điều kiện quá nhiều thành phần kinh tế hiện nay-2

  1. + Nhà nước giúp hợp tác xã đ ào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, giải quyết nợ. + Khuyến khích tích luỹ phát triển vốn của hợp tác xã Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ: 3. + Có vị trí quan trọng, lâu dài cả ở nông thôn và thành th ị + Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ và phát triển + Khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện Thành phần kinh tế tư b ản tư nhân: 4. + Khuyến khích phát triển rộng rãi trong các nghề sản xuất kinh doanh mà pháp lu ật không cấm. + Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách pháp lý để phát triển trên những hướng ưu tiên của nhà nước, kể cả đ ầu tư ra nước ngo ài + Chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho ngư ời lao động, liên doang liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước Thành phần kinh tế tư b ản nh à nước: 5. + Phát triển đ a dạng dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nư ớc và kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước. + Tôn trọng lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh Thành phần kinh tế có vốn đ ầu tư n ước ngoài: 6. + Thành phần này bao gồm phần vốn đầu tư của nư ớc ngoài vào các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước ta.
  2. + Tạo điều kiện phát triển thuận lợi, tập chung hướng vào sản xuất hàng xuất khẩu, xây d ựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. + Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đ ầu tư nước ngoài + Phát triển các h ình th ức tổ chức kinh doanh đ an xen, hỗn hợp nhiều h ình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế, người trong nước và n ước ngoài + Phát triển hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dựng rộng rãi vốn đầu tư xã hội + Phát triển các loại hình trang trại với quy mô phù h ợp trên từng địa b àn cụ thể Với những biện pháp cải tiến như trên thì đảng và nhà n ước ta đ ã đư a ra một số chỉ tiêu kinh tế từ nay đ ến năm 2005 là: Tổng GDP năm 2005 tăng gấp 2 lần năm 1995, với tốc độ tăng trưởng GDP - bình quân hàng n ăm là 7,5%; trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng4,3%; công nghiệp và xây d ựng tăng 10,8%; d ịch vụ tăng 7,5% Giá trị sản xuất tăng hàng n ăm: nông, lâm, ngư nghiệp là 4,8%; công nghiệp - 13%; dịch vụ 7,5% Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16% năm. - + Đến 2005 cơ cấu các nghành trong GDP là: nông, lâm, ngư nghiệp 20 -21%, công nghiệp và xây d ựng 38 -39%, dịch vụ 41 -42%, cơ cấu lao động tương ứng là: 56-57%; 20-21%; 23-24% Thương nghiệp quốc doanh trong đ iều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta B. hiện nay. Sự h ình thành và phát triển của các doanh nghiệp thương mại nh à nước. I.
  3. Nh ư chúng ta đã biết, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã làm xu ất hiện phân công lao dộng xã hội, đưa đến một tất yếu có sự trao đổi hàng hoá (H-H). Phân công lao động xã hội phát triển và chế độ tư h ữu ra đ ời đã thúc đẩy trao đổi h àng hoá ngày càng mở rộng, dẫn đến hình thành tiền tệ cùng với nó là lưu thông hàng hoá (H-T-H). Chuyên môn ho á trong sản xuất phát triển, khối lượng sản phẩm đem ra trao đổi ngày càng tăng, sinh ra nhu cầu chuyên môn hoá việc lưu thông hàng hoá. Một số người hoặc tổ chức tách ra khỏi việc sản xuất, chuyển sang hoạt động chuyên ứng tiền ra mua hàng ho á đ ể bán lại nhằm mục đích thu lợi nhuận từ việc mua bán này tức là làm nghề kinh doanh h àng hoá hay hoạt động thương m ại. Nghành thương mại ra đời là nấc thang phát triển kế tiếp, cao hơn của lưu thông hàng hoá, là kết quả trực tiếp của sự phát triển lưu thông hàng hoá. Đó chính là một nghành kinh tế quốc dân thuộc khu vực sản xuất vật chất nhưng không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất mà có chức năng phục vụ lưu thông hàng hoá thông qua việc trao đổi sản phẩm d ưới hình th ức mua bán. Đối với nước ta, một nước đang phát triển vào loại ngh èo của thế giới lại trải qua một ch ặng đường lịch sử rất phức tạp, đặc biệt là hiện nay, khi ch ùng ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường thì lĩnh vực thương m ại có vai trò h ết sức quan trọng trong quá trình chuyển dịch và đổi mới kinh tế theo hướng phát triển sản xuất với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường. Hoạt động thương m ại góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, phục vụ và kích thích nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, tham gia mở rộng thị trường, b ình ổn giá cả. Các hoạt động thương m ại được phản ánh trung thực trên thị trường và có ảnh h ưởng đến mọi hoạt động kinh tế khác.
  4. ở Việt Nam đã hình thành một thị trường thống nhất, hàng hoá tự do lưu thông trong phạm vi cả nư ớc, mức chênh lệch giá giữa các vùng trở nên không đ áng kể. Trên thị trường có nhiều chủ thể buôn bán khác nhau, tạo ra sự cạnh tranh giữa những người cung ứng h àng hoá ngày càng phong phú, thị trư ờng được đa dạng hoá. Các nhu cầu của người tiêu dùng được thảo m ãn ngày càng nhiều h ơn và thái độ phục vụ rất tận tình. Việc tiêu th ụ hàng hoá là nguồn sống của nhà thương nghiệp, nên thương nghiệp tư nhân cạnh tranh với thương nghiệp nhà nước và th ương nghiệp tập thể. Do có sự cạnh tranh giữa những người bán h àng nên khách hàng lên ngôi và thực sự trở thành “th ượng đ ế”. Tuy nhiên, bên cạnh sự đa d ạng, phong phú và phục vụ tận tình của người bán hàng, thì ta còn thấy những mặt tiêu cực như hiện tượng tranh mua, tranh bán, làm hàng giả, tiêu thụ hàng lậu, hàng trốn thuế. Th ực chất mấy năm qua th ị trường Việt Nam đã bị hàng lậu, h àng giả, hàng trốn thuế o ép từ nhiều phía. Người tiêu dùng thì đ ược lựa chọn nhiều chủng loại hàng hoá chất lượng tốt nhưng người sản xuất thì b ị hàng ngo ại chen lấn rất mạnh và nhiều doanh nghiệp bị phá sản vì sự cạnh tranh của hàng ngo ại. Lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng có nhiều khó khăn do kỷ luật xuất khẩu không được nghiêm minh. Trong khi thị trường Việt Nam tràn ngập nhiều loại h àng xa xỉ, cao cấp, nhiều loại hàng độc hại như thuốc lá, rượu…thì một số h àng thiết yếu nh ư thuốc men, quần áo, sách vở, h àng cho đồng bào miền núi, h àng phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu của nhân dân lại rất thiếu. Sở dĩ có tình hình đ ó là vì các doanh nghiệp thương mại hiện nay chủ yếu chạy theo mục tiêu lợi nhuận nên họ tập trung phục vụ ở nơi đông dân cư và những người giàu có, có sức mua và nhu cầu cao, còn những nơi ít dân, thưa dân, dân nghèo, không có tiền như nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa
  5. thì ngay cả những nhu cầu thiết yếu cũng không được đáp ứng do giá vận tải đẩy lên quá cao. Chính vì những nguyên nhân trên nên việc hình thành các doanh nghiệp nh à nước là một yếu tố cần thiết. Việc ra đời các doanh nghiệp nhà nước sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những vật phẩm thiết yếu, nhất là nhóm dân cư nghèo, ít tiền ở vùng xa, vùng sâu, vùng núi cao như muối, muối iốt, sách vở cho học sinh, quần áo thuốc mem…Ngoài ra nhà nước còn có thể sử dụng các doanh nghiệp thương m ại n ày để thực hiện chức n ăng đ iều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chi phối các hoạt động trên thương trường. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có nhiều tập đoàn kinh tế đủ mạnh đ ể nối ra thị trường b ên ngoài. Các công ty xuất nhập khẩu rất khó thực hiện các hoạt động xuất khẩu. Vì vậy việc h ình thành các tập đoàn thương mại quốc tế gia đ ể vươn ra thị trư ờng nước ngo ài là một yêu cầu rất cơ bản ở nước ta hiện nay. Các doanh nghiệp tư nhân không thể đ ảm đương được vai trò chủ đạo trong ngoại thương. Việt Nam đang từng bước hội nhập xu thế tự do hoá thương m ại toàn cầu mà bư ớc khởi đầu quan trọng là việc tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) để chuẩn bị gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (APEC). Để có một chỗ đứng trong thị trường quốc tế, nhà nước cần đứng ra tổ chức các tập đoàn thương mại quốc gia làm cầu nối cho các doanh nghiệp hội nhập vào thị trường thế giới. II. Thực trạng của các doanh nghiệp nh à nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cơ cấu tổ chức: 1. Bộ máy quản lý doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp thương mại nh à nước nói riêng còn quá cồng kềnh, chi phí hành chính và tiếp khách quá lớn. Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, trước hết là giám đốc chậm đ ược đổi mới. VD:
  6. Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nhà nước Bộ máy hành chính gián tiếp Chi phí hành chính gián tiếp Số liệu điều tra trên đ ây ở tỉnh Vĩnh Phúc đối với một doanh nghiệp nhà nư ớc có vốn 2 tỷ đồng và một doanh nghiệp tư nhân có vốn tương tự và hoạt động kinh doanh nghành nghề giống nhau. Đa ph ần các giám đốc của các doang nghiệp thương mại nh à nước vẫn là hãnh tiến , nguyên vị tư cơ chế bao cấp chuyển sang, chưa có sự sàng lọc tuyển chọn khách quan theo tiêu chuẩn của người giám đốc trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, việc lên chức, lên lương của các nhân viên trong các doanh nghiệp nh à nước trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Việc lên chức thì theo kiểu “tre già m ăng mọc”, người đương chức có nghỉ hưu ho ặc vì một lý do nào đó không còn công tác nữa thì người sau mới được lên. Việc lên chức lại diễn ra theo hình thức bổ nhiệm, do đó đã dẫn đ ến việc trì trệ trong phấn đấu, dẫn đến tiêu cực trong quản lý. Người đương chức không cần phấn đấu, chỉ cần giữ vững được mối quan hệ với lãnh đ ạo cấp trên là giữ được vị trí của mình. Chính vì lý do đó mà đội ngũ cán bộ thì trì trệ, không chịu đổi mới, công nhân viên thì không cố gắng phấn đấu trong công việc. Trong công việc thì không có sự ganh đua để thể hiện khả năng của mình. Đây là lý do d ẫn đến đội ngũ cán bộ nhân viên trong các doanh nghiệp nh à n ước ngày càng sa sút và yếu kém. Điều n ày làm cho các doanh nghiệp nh à nước không thực hiện được vai trò và nhiệm vụ của mình trong điều kiện nền kinh tế thị trư ờng. Cơ chế hoạt động. 2.
  7. Sự hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương m ại nhà nước còn b ị bó ch ặt trong một cơ ch ế tài chính xơ cứng. Cơ ch ế khoán, đặc biệt là “khoán trắng”và khoán “mặc kệ”đã làm lu mờ vai trò và uy tín của thương nghiệp quốc doanh. Các donh nghiệp, muốn sản xuất kinh doanh chủ động và đem lại hiệu quả kinh tế cao thì trong cơ cấu vốn bao giờ cũng phải chiếm tỷ lệ thích ứng. Nhưng do suy nghĩ cũ của thời bao cấp còn đ è n ặng cho n ên họ thường ỷ lại, trông chờ bên trên. Khi đã có vốn lưu động dù là phải vay hay có sự đóng góp của cán bộ nhân viên thì việc sử dụng vốn đó lại không đúng mục đ ích. Thực chất của khoán kinh doanh là cho cán bộ công nhân viên thuê cơ sở vật chất và biển hiệu quốc doanh với giá thấp hơn cho tư nhân thuê. Nhà nước giao khoán cửa hàng, quầy hàng và cung ứng hàng hoá cho người nhận khoán, lúc đầu là 70/30, 70 là hàng công ty giao khoán; 30 là hàng tự chạy của người nhận khoán. Nhưng dần dần nguồn hàng tập trung của công ty không còn, tỷ lệ bên trên sẽ bị đ ảo ngược lại; 70/30, thậm chí không có hàng cung ứng, đ ơn vị nhận khoán phải lo tất cả. Trong tình hình như vậy, đơn vị nhận khoán lợi dựng cửa h àng và biển hiệu quốc doanh đ ể thả sức bóp ch ẹt người tiêu dùng và có khi còn có cả những loại hàng không đ ảm bảo chất lượng. Từ đó, uy tín của thương nghiệp quốc doanh cũng sẽ bị lu mờ. Tính độc lập tự chủ của các doanh nghiệp 3. Thực tế cho thấy chừng n ào mỗi cơ quan chủ quản là cơ sở còn trực tiếp quản lý một số doanh nghiệp thì sự hoạt động của doanh nghiệp bị chi phối nhiều mặt, mất tính độc lập. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường và đảm bảo tính độc lập tự chủ của doanh nghiệp, việc kiểm tra, giám sát của
  8. các cơ quan thi hành pháp luật của nha nước là cần thiết song n ên có quy định chức năng cụ thể của từng ngành, tránh chồng chéo làm mất quá nhiều thời gian đón tiếp và giải trình đối với doanh nghiệp. Cổ phần hoá doanh nghiệp 4. Việc triển khai thực hiện cổ phần hoá , chuyển đ ổi sở hữu đối với doanh nghiệp thương mại nh à nước còn hết sức chậm chạp, không dấy lên thành được phong trào sôi động trong quần chúng. Doanh nghiệp thương m ại nhà n ước là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu thông hàng hoá bằng vốn của nhà nước. Cái quan trọng của doanh nghiệp thương m ại nh à nước là ở chỗ hàng hoá và d ịch vụ của doanh nghiệp phải là nh ững mặt hàng thiết yếu , nếu thị trường hẫng hụt sẽ ảnh hưởng nhanh chóng đến to àn bọ hoạt động kinh tế xã hội , chính trị quốc phòng và an ninh . Tuy nhiên những mặt hàng đó nhà n ước cũng không độc quyền mà vẫn khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau tham gia , như vậy về cơ bản các doanh nghiệp th ương mại nhà nước có thể thực hiện đa sở hữu , cho nên trong điều kiện kinh tế thị trường việc thực hiện cổ phần hoá đ a d ạng hoá sở hữu doanh nghiệp thương mại nhà nước là điều tất yếu . Tuy nhiên trong những năm vừa qua việc thực hiện cổ phần hoá đa dạng hoá kinh doanh còn ch ậm chạp và trì trệ vì một số nguyên nhân : Vẫn có sự ngập ngừng chậm trễ trong việc sửa đổi chính sách chế độ , còn kỳ - thị phân biệt đ ối xử với kinh tế ngo ài quốc doanh . Những chính sách luật lệ mới ban hành còn mang dấu ấn của cơ chế cũ thiếu nhất quán . Các giám đốc lo rằng khi chuyển sang doanh nghiệp ngoài quốc doanh , họ sẽ - mất các ưu đãi .
  9. III . Một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp th ương mại nh à nước hiện nay Nh ận thức nhất quán, toàn diện hơn nội dung sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp 1- thương mại và phương th ức ho ạt động của chúng + Về hệ thống doanh nghiệp chuyển từ hai loại hình doanh nghiệp là quốc doanh và hợp tác xã mua bán sang nhiều loại h ình doanh nghiệp th ương mại : các liên doanh ,các doanh nghiệp nhà nước hợp tác xã , doanh nghiệp tư nhân … Đến nay hầu h ết các doanh nghiệp nông – công nghiệp quy mô lớn đ ều trực tiếp tham gia hoạt động thương m ại kể cả xuất nhập khẩu trực tiếp và có hàng trăm đại lý bán hàng trên cả nư ớc . Điều này vừa tạo điều kiện cho các nhà sản xuất tiếp cận thị trường , điều chỉnh hoạt động trên cơ sở nhu cầu thị trường vừa tạo ra sự cạnh tranh gay gắt , bắt buộc các doanh nghiệp thương mại chuyên nghiệp phải vươn lên để chiếm lĩnh thị trường . Trong hệ thống doanh nghiệp cũng có sự khác biệt nổi bật . Sự kết hợp hoạt động đan xen giữa các loại hình doanh nghiệp thương m ại trên thị trường gắn với từng ngành hàng . Việc hoà nh ập mở cửa biên giới đã xuất hiện các hình thức giao lưu, liên kết có tính quốc tế trong việc cung ứng, tiêu thụ hàng hoá dịch vụ cho nền kinh tế quốc dân. + Về ph ương thức hoạt động: cũng có những thay đổi cơ bản theo cơ chế thị trường, ch ấp nhận cạnh tranh, trừ một số mặt hàng như điện, nước… Sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp thương mại nhà nước 2. + Nhận thức rõ vai trò chủ đ ạo của doanh nghiệp thương mại nhà nước trong ngành thương m ại. Nắm giữ một số khâu, một số ngành hàng quan trọng. Đối với những
  10. ngành hàng còn lại cần huy đ ộng sức mạnh tổng hợp của các loại doanh nghiệp trên cơ sở cạnh tranh. Từng bước xoá bỏ độc quyền của doanh nghiệp thương m ại nhà nước trong một số ngành hàng không cần thiết. + Nhanh chóng thực hiện cổ phần hoá một số doanh nghiệp thương m ại nhà n ước. Không để cho các giám đ ốc tự nguyện thực hiện cổ phần hoá mà nhà n ước lựa chọn, khi thấy cần ra quyết định bắt buộc Tiếp tục nghiên cứu cách xác định nhanh giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Đây là khâu lâu nay phức tạp, khó khăn, mất nhiều thời gian nhất. Đơn giản hoá quy trình cổ phần hoá phải trải qua bốn bước, mỗi bước phải làm chục công việc với thời gian kéo d ài làm cản trở tiến bộ cổ phần hoá. Thực hiện phân cấp quyết định cổ phần hoá cho từng đ ịa phương và nghành trên cơ sở chính sách của nh à nước. Tăng cường quản lý nh à nước đối với hệ thống doanh nghiệp thương m ại 3. Sửa đổi quy đ ịnh đăng ký thành lập loại hình doanh nghiệp thương mại ngoài quốc doanh. Bổ sung quy chế cho thuế đ ất, mặt bằng kinh doanh Tổ chức công tác đào tạo, bồi dư ỡng cán bộ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên cơ sở kết hợp nguồn kinh phí của doanh nghiệp có người học và hỗ trợ của nh à nước. Tập trung chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đối với một số ngành hàng quy mô lớn, liên quan trực tiếp đến xuất nhập khẩu, cần tập trung chỉ đạo để đủ sức mạnh cạnh tranh.
  11. Đồng thời nhà nư ớc tăng cường đ ầu tư m ở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng, chế biến sản phẩm, hệ thống kho tàng, tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hoá. Thay đ ổi cơ b ản cách thanh tra, kiểm soát của nhà nước. Với những biện pháp đ ã n êu ở trên, chúng ta có th ể hy vọng rằng trong thời gian tới các doanh nghiệp thương mại nhà nước có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Tình trạng tiêu cực trong thương m ại sẽ giảm, kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng phát triển. Phần III. Kết luận Đại hội lần thứ VI của đ ảng đ ã chủ trương phát triển nền kinh tế h àng hoá nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn và sáng su ốt bởi đường lối đó xuất phát từ trình độvà tính ch ất của lực lư ợng sản xuất không đồng đ ều nên không thể nóng vội và nhất là xây dựng quan hệ sản xuất. Mở ra nền kinh tế h àng hoá nhiều thành phần đ ã khơi dậy tiềm năng của sản xuất, khơi d ậy n ăng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sản xuất kinh doanh thúc đ ẩy sản xuất phát triển. Do đó n ền kinh tế nước ta thực sự được đổi mới đ ạt được những th ành tựu to lớn: Từ một nước đói kém, cơ sở vật ch ất nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu đến nay trở thành một nước không chỉ đ ủ ăn mà còn dư thừa, xuất khẩu ra nước ngoài. VD: Trong nông nghiệp như lúa gạo, cà phê… Trong may mặc: Quần áo, lụa tơ tằm… Trong ngư n ghiệp: cá tra và cá ba sa. Bên cạnh những th ành tựu đã đạt được đó thì chúng ta không thể lơ là, mất cảnh giác trong quan h ệ quốc tế, làm ăn với nư ớc ngo ài. Trong tình hình hiện nay, các thế lực bên ngoài đ ang thực hiện âm m ưu diễn biến hoà bình đối với chúng ta. Thông qua diễn
  12. biến hoà bình chúng sẽ tiêu diệt và phs hoại nền kinh tế nước ta. Trước tình hình đó thì vai trò của các nh à kinh tế, sự lãnh đạo của đảng và nhà nư ớc là hết sức quan trọng. Đặc biệt đối với em là một nhà kinh tế quốc tế tương lai thì em càng cảm thấy m ình cần phải cố gắng hơn trong học tập và nhận thức về chính trị để có đủ kiến thức cho sau này. Tài liệu tham khảo Giáo trình triết học Mác- Lênin 1. Đồng chủ biên: GS. TS. Nguyễn Hữu Vui GS.TS. Nguyễn Ngọc Long Giáo trình kinh tế chính trị 2. Đồng chủ biên: GS. TS. Chu Văn Cấp PGS. TS. Trần Bình Trọng NXB: Chính trị quốc gia Hà Nội- 2002 Giáo trình lịch sử kinh tế quốc dân 3. Chủ biên: GS. TS. Nguyễn Trí Dĩnh NXB: Giáo dục- 2001 Đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nh à nước ở nước ta hiện 4. nay Đồng chủ biên: PGS. TS. Trần Văn Chử TS. Lê Ngọc Tòng NXB: Lao động- 2000 Một số nhận thức mới về con đường XHCN của Việt Nam 5. Đồng chủ biên: PTS. Cao Thái
  13. PTS. Đào Duy Quát NXB: Tư tưởng- Văn hoá 1992 6. Văn kiện đại hội đảng VIII, IX Bộ giáo dục và đ ào tạo Trường đại học kinh tế quốc dân Tiểu luận triết Đề tài: Kinh tế thị trư ờng định hướng xã hội chủ nghĩa và những mâu thuẫn. Sự đổi mới tất yếu của các doanh nghiệp nhà nước ở nư ớc ta hiện nay. Tác giả: Phạm Duy Long Khoa: KT- KDQT Lớp: KTQT- K44 Người hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Thông Hà Nội ngày 20/5/2003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2