intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng thể lực chung của nữ sinh viên năm thứ nhất khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng thể lực chung của nữ sinh viên năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức, làm tiền đề cho những biện pháp sau này trong việc phát triển thể lực cho sinh viên nói riêng và nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng thể lực chung của nữ sinh viên năm thứ nhất khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức

  1. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 321-324 ISSN: 2354-0753 THỰC TRẠNG THỂ LỰC CHUNG CỦA NỮ SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA NGOẠI NGỮ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Trường Đại học Hồng Đức Trịnh Việt Dũng Email: trinhvietdung@hdu.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 19/3/2020 Through the use of observation method, seminar interview, pedagogical test Accepted: 05/4/2020 method and statistical math method, the article conducts a general assessment Published: 08/5/2020 of physical condition for first-year female students of the Department of Keywords Foreign Languages at Hong Duc University, thereby contributing to Physical education, general improving the effectiveness of physical education for students of the physical, female students. university. 1. Mở đầu Thể chất là một trong 5 mục tiêu giáo dục con người toàn diện của xã hội ta hiện nay, là cơ sở để tiếp nhận những mặt giáo dục còn lại. Giáo dục thể chất (GDTC) trong trường học góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe, giúp các em học sinh, sinh viên (SV) phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn, giúp các em năng động, hưng phấn, hứng thú hơn để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập, đồng thời như một biện pháp nghỉ ngơi tích cực làm giảm áp lực trong học các môn học khác. Trường Đại học Hồng Đức là một trong những trường đại học có uy tín trong việc đào tạo các cán bộ sư phạm trên lĩnh vực giáo dục cho tỉnh Thanh Hóa. Song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, Nhà trường luôn chú trọng đến vấn đề sức khoẻ - công tác GDTC cho SV. Qua khảo sát thực tiễn, hiện nay công tác GDTC trong Trường Đại học Hồng Đức còn có nhiều hạn chế, mặc dù môn học GDTC trong nhà trường được thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT, đúng theo kế hoạch của nhà trường. Tuy nhiên, trong thực tế, môn học GDTC của Nhà trường mới chỉ đáp ứng được một phần nhiệm vụ và yêu cầu của công tác GDTC cho SV. Nội dung, phương pháp giảng dạy trong giờ học chính khóa còn đơn điệu, chưa được cải tiến, chưa thích hợp với đặc điểm và trình độ tập luyện của SV. Mặc dù đã được sự quan tâm của Nhà trường nhưng do quỹ đất của có hạn nên sân bãi tập luyện còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu chung của môn học, nhận thức của SV về vai trò, tác dụng của môn học vẫn mang tính thời sự và chưa được đầy đủ, phong trào luyện tập thể dục thể thao ngoại khóa vẫn còn mang tính tự phát… Trong những năm qua, giáo dục nói chung và GDTC nói riêng ở nước ta có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn cả về lượng và chất. Nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn CNH, HĐH, đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy của các bộ môn. Nhìn chung, môn GDTC ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay việc đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình vẫn chưa thực sự đồng bộ, còn nhiều bất cập. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học và các chuyên gia hàng đầu về GDTC đã phân tích, đánh giá sự bất cập về cơ sở vật chất, đa số các trường, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho môn học GDTC còn nhiều hạn chế, không muốn nói là quá nghèo nàn, sơ sài, không thể đáp ứng đúng, đủ mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy cũng như nhu cầu học tập của SV hiện nay. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn học cũng như tính hứng thú đối với các hoạt động thể dục thể thao chính khóa và ngoại khóa của SV. Bài viết tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng thể lực chung (TLC) của nữ SV năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức, làm tiền đề cho những biện pháp sau này trong việc phát triển thể lực cho SV nói riêng và nâng cao chất lượng GDTC nói chung. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá trình độ thể lực chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức Để lựa chọn được hệ thống test đánh giá trình độ TLC cho nữ SV năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức theo các năm học, chúng tôi lựa chọn 6 test theo chuẩn đánh giá thể lực áp dụng mới nhất cho học sinh, SV hiện nay do Bộ GD-ĐT quy định (ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). Từ 6 test trên, chúng tôi tiến hành tiến hành kiểm nghiệm độ tin cậy và tính thông báo của các test trên đối tượng nghiên cứu để kiểm tra tính phù hợp. 321
  2. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 321-324 ISSN: 2354-0753 2.1.1. Kiểm nghiệm độ tin cậy của Test Việc kiểm nghiệm được tiến hành trên 20 SV nữ năm thứ nhất, kiểm tra theo 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 2 ngày, các điều kiện kiểm tra giữa 2 lần là như nhau. Độ tin cậy của các test và bài thử nghiệm trong những lần lặp lại thử nghiệm qua một thời gian cố định với điều kiện giống nhau, trên cùng đối tượng như nhau. Để kiểm tra độ tin cậy của các test, chúng tôi tiến hành tính hệ số tương quan cặp của từng test giữa kết quả kiểm tra lần 1 và lần 2: nếu r = 0,8-0,89 độ tin cậy cho phép sử dụng; nếu r = 0,9-0,94 độ tin cậy tốt; nếu r = 0,95-0,99 độ tin cậy rất tốt. Điều kiện các hệ số tương quan phải đảm bảo đủ độ tin cậy p  95%. Độ tin cậy của các test đánh giá TLC cho nữ SV năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức với hệ số tương quan giữa hai lần lặp lại test được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Hệ số tương quan giữa 2 lần kiểm tra test TLC của nữ SV năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức (n=20) TT Các chỉ tiêu r 1 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 0,84 2 Bật xa tại chỗ (cm) 0,81 3 Lực bóp tay thuận (kg) 0,83 4 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 0,84 5 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 0,85 6 Chạy con thoi 4x10m (giây) 0,82 Kết quả ở bảng 1 cho thấy: trong 6 test được kiểm nghiệm ở năm học thứ nhất của SV nữ Khoa Ngoại ngữ, cả 6 test được lựa chọn đều có hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), đảm bảo đủ độ tin cậy cần thiết (r  0,8). 2.1.2. Kiểm nghiệm tính thông báo của test Để kiểm nghiệm tính thông báo của test, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa các chỉ tiêu được nghiên cứu cho nữ SV năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức với kết quả học tập môn GDTC. Mối tương quan giữa kết quả học tập môn GDTC và các chỉ tiêu nghiên cứu cho nữ SV được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Hệ số tương quan của các chỉ tiêu nghiên cứu với kết quả học tập môn GDTC của nữ SV năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức TT Các chỉ tiêu r 1 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 0,78 2 Bật xa tại chỗ (cm) 0,82 3 Lực bóp tay thuận (kg) 0,81 4 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 0,89 5 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 0,88 6 Chạy con thoi 4x10m (giây) 0,79 Bảng 2 cho thấy, ở cả 6 test đều có mối tương quan khá chặt với kết quả học tập môn GDTC; hệ số tương quan từ 0,78-0,89 chứng tỏ 6 test kể trên đảm bảo tính thông báo. 2.2. Đánh giá thực trạng trình độ thể lực chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức Nghiên cứu thực trạng trình độ TLC của SV là một trong những căn cứ cần thiết làm tiền đề và cơ sở để lựa chọn các bài tập nhằm phát triển TLC cho nữ SV năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức. Để theo dõi và đánh giá thực trạng TLC của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng 2 bước sau: - Đánh giá thực trạng phát triển TLC của nữ SV năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức theo bộ tiêu chuẩn đánh giá thể lực áp dụng cho SV các trường đại học. - So sánh sự phát triển TLC của nữ SV Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức theo các năm học. 2.2.1. Đánh giá thực trạng phát triển thể lực chung của nữ sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức Để giải quyết vấn đề này, đề tài tiến hành lấy kết quả kiểm tra thể lực của 150 nữ SV năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba (trong đó có 50 nữ SV năm thứ nhất (K21), 43 nữ SV năm thứ hai (K20) và 57 nữ SV năm thứ ba (K19) của Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức) kiểm tra thể lực với 6 test đã được lựa chọn. Kết quả được trình bày ở bảng 3. 322
  3. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 321-324 ISSN: 2354-0753 Bảng 3. Kết quả kiểm tra thực trạng TLC của nữ SV Khoa ngoại ngữ, Trường đại học Hồng Đức (n = 150) Số SV Chỉ tiêu đánh Đạt Tỉ lệ TT Nội dung giá thể lực X   Cv (%) đánh giá (%) (mức đạt) thể lực Nữ SV năm thứ nhất (n = 50) 1 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 5,8-6,8 6,741,22 5,24 22 44 2 Bật xa tại chỗ (cm) 151-168 155,321,3 5,41 16 32 3 Lực bóp tay thuận (kg) 26,5-31,5 28,32,42 2,32 23 46 4 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 15-18 15,41,24 2,32 25 50 5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 850-930 855,566,1 6,73 23 46 6 Chạy con thoi 4x10m(giây) 12,1-13,1 13,171,25 8,70 20 40 Nữ SV năm thứ hai (n = 43) 1 Chạy 30 m xuất phát cao (giây) 5,8-6,8 6,551,33 5,24 20 46,5 2 Bật xa tại chỗ (cm) 151-168 157,523,3 5,43 16 37,2 3 Lực bóp tay thuận (kg) 26,5-31,5 28,32,51 2,53 17 39,5 4 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 15-18 15,81,25 2,35 19 44,1 5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 850-930 856,567,1 6,75 22 51,2 6 Chạy con thoi 4x10m(giây) 12,1-13,1 13,171,36 8,73 18 41,8 Nữ SV năm thứ ba (n = 57) 1 Chạy 30 m xuất phát cao (giây) 5,8-6,8 6,641,32 5,24 22 38,5 2 Bật xa tại chỗ (cm) 151-168 157,323,3 5,41 25 43,8 3 Lực bóp tay thuận (kg) 26,5-31,5 28,52,52 2,42 27 47,3 4 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 15-18 15,71,26 2,34 22 38,5 5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 850-930 856,567,1 6,73 29 50,9 6 Chạy con thoi 4x10m(giây) 12,1-13,1 13,071,26 8,71 26 45,6 Bảng 3 cho thấy: trình độ TLC của các nữ SV năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức còn yếu, thể hiện bằng tỉ lệ số SV ở cả 3 năm theo tiêu chuẩn còn quá thấp, cụ thể: - Số lượng nữ SV năm thứ nhất ở mức đạt của 6 chỉ tiêu chỉ chiếm 32-50%; - Số lượng nữ SV năm thứ hai ở mức đạt của 6 chỉ tiêu chỉ chiếm 37,2-51,2%; - Số lượng nữ SV năm thứ ba ở mức đạt của 6 chỉ tiêu chỉ chiếm 38,5-50,9%. 2.2.2. So sánh sự phát triển thể lực chung của nữ sinh viên Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức theo các năm học Để xem xét vấn đề này, chúng tôi sử dụng chỉ số tstudent để so sánh kết quả phát triển TLC của nữ SV Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức. Kết quả được trình bày ở bảng 4. Bảng 4. So sánh phát triển TLC của nữ SV Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức theo các năm học (K21 = 50; K20 = 43 và K19 = 57) K31-K20 K20-K19 K19-K21 TT Các test t p t p t p 1 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 2,53 < 0,05 2,90 < 0,01 3,27 < 0,01 2 Bật xa tại chỗ (cm) 2,36 < 0,05 2,72 < 0,05 3,28 < 0,01 3 Lực bóp tay thuận (kg) 3,76 < 0,01 2,53 < 0,05 2,63 < 0,05 4 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 2,63 < 0,05 2,96 < 0,01 3,21 < 0,01 5 Chạy tùy sức 5 phút (m) 3,47 < 0,01 3,63 < 0,01 3,03 < 0,01 6 Chạy con thoi 4x10m (giây) 2,42 < 0,05 2,81 < 0,05 3,12 < 0,01 Bảng 4 cho thấy: so sánh kết quả kiểm tra giữa các năm học của nữ SV năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba thì hầu hết các chỉ số đánh giá TLC của nữ SV Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức ở cả 3 năm học đều có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê cần thiết với ttính > tbảng với p < 0,05 và p < 0,01. Sự phát triển TLC của đối tượng nghiên cứu thay đổi theo quá trình học tập, trong đó, hầu hết các tố chất sức mạnh, sức bền và khéo léo của nữ SV 323
  4. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 321-324 ISSN: 2354-0753 năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức sau 3 năm học liên tục trong Trường có TLC tốt hơn nữ SV năm thứ hai và năm thứ nhất. 3. Kết luận Công tác GDTC trong những năm qua được đánh giá là đã đáp ứng từng phần những yêu cầu đặt ra của Nhà trường và chương trình GDTC của Bộ GD-ĐT. Trong những năm tới, để nâng cao chất lượng công tác GDTC trong nhà trường, thì cần quan tâm đến những vấn đề mà các ý kiến phỏng vấn tập trung lựa chọn, bao gồm: - Cần sự quan tâm hơn của lãnh đạo nhà trường; - Cần nâng cao chất lượng, trình độ của giảng viên; - Cần tăng kinh phí dành cho công tác giảng dạy và tập luyện thể dục thể thao; - Cần củng cố công tác quản lí bộ môn, cải tiến phương pháp tổ chức giảng dạy nội khoá và tổ chức các hoạt động ngoại khoá đáp ứng nhu cầu tập luyện và rèn luyện thân thể của SV. Thông qua nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn được các test đảm bảo đánh giá trình độ TLC cho nữ SV năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ gồm 6 test: chạy 30m xuất phát cao (giây), bật xa tại chỗ (cm), lực bóp tay thuận (kg), nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl), chạy tùy sức 5 phút (m) và chạy con thoi 4x10m (giây). Nghiên cứu cũng cho thấy thực trạng về TLC của nữ SV năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hồng Đức chỉ đạt mức trung bình và không đồng đều giữa các năm học. Tài liệu tham khảo Bộ GD-ĐT (2008). Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. Dương Nghiệp Chí (2004). Đo lường thể thao. NXB Thể dục thể thao. Đỗ Thái Phong (2012). Thực trạng thể lực và kết quả môn học Giáo dục thể chất của sinh viên Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao, Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, số đặc biệt, tr 178-181. Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Vũ Bích Huệ (2000). Thực trạng phát triển thể chất của học sinh - sinh viên trước thềm thế kỉ 21. NXB Thể dục thể thao. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003). Sinh lí học thể dục thể thao. NXB Thể dục thể thao. Nguyễn Xuân Sinh (2006). Giáo trình nghiên cứu khoa học thể dục thể thao. NXB Thể dục thể thao. Tổng cục Thể dục thể thao (2013). Thể chất người Việt Nam từ 6 đến 60 tuổi đầu thế kỉ 21. NXB Thể dục thể thao. 324
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1