intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng thực hiện dự án hợp tác công - tư trong giáo dục đại học tại Việt Nam và một số khuyến nghị

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng thực hiện dự án hợp tác công - tư trong giáo dục đại học tại Việt Nam và một số khuyến nghị" phân tích thực trạng triển khai dự án PPP trong giáo dục đại học ở Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng thực hiện dự án hợp tác công - tư trong giáo dục đại học tại Việt Nam và một số khuyến nghị

  1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG - TƯ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Lê Thị Tuyết Thoa1 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Abstract The form of public-private partnership (PPP) contract has contributed to mobilizing resources in building the country's development infrastructure, improving the country's competitiveness. However, at present, the number of PPP projects in the field of education in general and higher education in particular is very low due to many reasons on the part of higher education institutions and private investors. The article analyzes the current situation of implementing PPP projects in higher education in Vietnam and then makes some recommendations. Keywords: Higher education, public-private partnership, project. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đại học đóng vai trò là một đột phá chiến lược về phát triển con người toàn diện, điều này được khẳng định trong “Chiến lược phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045” của Bộ Giáo dục đào tạo. Nhu cầu của xã hội hiện đại đã và đang đặt ra áp lực cho những cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) trong việc đào tạo một lượng lớn lao động tri thức tay nghề cao; cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở GDĐH trong việc đổi mới hình thức, phương thức đào tạo,…. Trong khi nguồn lực đầu tư từ Nhà nước cho giáo dục đại học ở Việt Nam càng càng ở mức thấp (Năm 2020: dự toán 0,27%/GDP, thực chi 0,18% GDP) thấp nhiều lần so với các nước trong khu vực và trên thế giới [10] cùng với yêu cầu tự chủ tài chính trong cơ sở giáo dục đại học công lập dẫn đến nguồn lực đầu tư cho các cơ sở GDĐH từ ngân sách rất hạn chế, nguồn thu của các cơ sở GDĐH chủ yếu đến từ nguồn thu học phí nên thiếu tính bền vững. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển, đổi mới thì việc thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân qua hình thức PPP trở thành một xu thế tất yếu của các cơ sở GDĐH. 2. NỘI DUNG 2.1. Những vấn đề chung về PPP trong giáo dục đại học Theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 18/06/2020 (Sau đây gọi là Luật PPP) có quy định: Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP. Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, bao gồm các 1 lethituyetthoa@tckt.edu.vn 142
  2. loại hợp đồng sau đây: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate – Transfer, hợp đồng BOT); Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer – Operate, hợp đồng BTO); Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, hợp đồng BOO); Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, hợp đồng O&M); Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, hợp đồng BTL); Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer, hợp đồng BLT); Hợp đồng hỗn hợp. Giáo dục - đào tạo là một trong 5 lĩnh vực được đầu tư theo hình thức PPP. PPP trong giáo dục là một thỏa thuận giữa nhà nước với tư nhân dưới hình thức hợp đồng để thực hiện, quản lí, vận hành dự án đầu tư cơ sở vật chất - thiết bị, cung cấp dịch vụ công trong các trường đại học với những quy định cụ thể về chia sẻ trách nhiệm, phương pháp, năng lực và rủi ro giữa các bên nhằm đạt được mục tiêu chung cũng như thỏa mãn nhu cầu của mỗi bên. Điều này nghĩa là, theo Điều 3 của Luật PPP, cơ sở giáo dục đại học có thể triển khai các dự án PPP, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân trong cung ứng dịch vụ GDĐH trên một phạm vi rộng các hoạt động, bao gồm: Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có [5]. Quy mô dự án PPP trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo là 100 tỷ trở lên theo quy định Khoản 5 Điều 2 Nghị định 35/2021/NĐ-CP ngày 23/09/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư. 2.2. Thực trạng thực hiện dự án PPP trong GDĐH thời gian qua Tính đến hết năm 2019, cả nước có 336 dự án PPP trong đó có 06 dự án PPP lĩnh vực giáo dục (chiếm tỷ lệ 1,79%), trong năm 2020, cả nước thu hút được 25 dự án trong đó không có dự án mới ở lĩnh vực giáo dục. Từ 01/2021 đến tháng 11/2022, kể từ khi Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư có hiệu lực cả nước có 8 dự án PPP mới được thực hiện theo quy định của Luật PPP và 139 dự án PPP chuyển tiếp (không bao gồm dự án BT), 8 dự án PPP mới thì có đến 7 dự án lĩnh vực giao thông vận tải, 1 dự án lĩnh vực cung cấp nước sạch, không có dự án PPP mới lĩnh vực giáo dục đào tạo. Vậy có nghĩa là từ năm 2019 đến nay, lĩnh vực giáo dục chưa có thêm dự án PPP nào. Một số dự án PPP trong GDĐH như: Dự án Bệnh viện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giữa Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) với nội dung hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho việc đào tạo, giảng dạy và đầu tư 2.000 tỷ đồng xây bệnh viện theo hình thức BOT, dự án xây dựng Trung tâm Đào tạo Nguồn nhân lực - Bệnh viện trong ngày giữa Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM). Qua kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Minh Hiền, Nguyễn Anh Đức [3] cho thấy cả trường đại học công lập và doanh nghiệp đều có nhu cầu đối với PPP trong đầu tư cơ sở vật chất đại học, trên thực tế chưa có dự án PPP có vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng theo quy định tại Luật PPP 2020 đã và đang thực hiện. Cuối năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, đây là trung tâm đại học đầu tiên của cả nước thí điểm mô hình hợp tác đối tác công tư kể từ ngày Luật PPP có hiệu lực. Nguyên nhân dẫn đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân qua dự án PPP còn thấp xuất phát từ: - Nhiều trường đại học vẫn còn quan điểm lo ngại về sự tham gia của tư nhân trong GDĐH sẽ làm ảnh hưởng tới vai trò của nhà nước và dẫn đến xu hướng thương mại hoá giáo dục, tư nhân hoá giáo dục hay làm gia tăng cách biệt sự bất bình đẳng trong xã hội. 143
  3. Chiến Dịch Giáo dục Toàn Cầu (Global Campaign for Education GCE) lo ngại rằng, các tổ chức vì lợi ích, lợi nhuận có thể vi phạm quyền giáo dục và tạo ra những rào cản đáng kể đối với chất lượng giáo dục, công bằng cho tất cả mọi người. Hay một lo ngại rằng hình thức PPP có thể làm gia tăng bất bình đẳng trong xã hội khi những học sinh vốn đã có nhiều lợi thế lại tiếp tục được lựa chọn học trong những môi trường chất lượng nhất và nguy cơ những học sinh nghèo sẽ bị bỏ lại phía sau xa hơn trong các trường công thiếu sự quan tâm đầu tư,“PPP còn có thể dẫn đến nguy cơ gây ra sự bất bình đẳng về giáo dục trong xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển khi hệ thống chế tài còn yếu, hay thậm chí là chưa có chế tài” [8, tr 25]. - Quy mô dự án PPP trong lĩnh vực giáo dục tối thiểu 100 tỷ VNĐ là khá cao so với nhiều cơ sở GDĐH khi triển khai các hợp tác cung ứng cơ sở vật chất, dịch vụ. - Các quy định hướng dẫn triển khai thực hiện dự án PPP trong GDĐH hiện nay còn thiếu sự minh bạch và chưa nhất quán giữa các quy định như Luật Đất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Luật GDĐH. Ví như đối với các trường đại học công lập hiện nay thì đất là của nhà nước, nhà trường chỉ được giao quyền sử dụng và theo quy định của Luật GDĐH “Cơ sở GDĐH công lập được sử dụng tài sản công vào việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật nhằm mục đích phát triển GDĐH, theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển, phù hợp với môi trường giáo dục”. Quy định này thực ra không chỉ áp dụng đối với cơ sở GDĐH công lập mà áp dụng chung đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo các Điều 55, 56, 57 và 58 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Theo đó, đất và tài sản gắn liền với đất nếu chưa sử dụng hết công suất thì được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đây là những quy định rất quan trọng để phát huy quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện quy định này hiện còn rất khó khăn do chưa được làm rõ trong pháp luật về đất đai. Hiện, các quy định trong Luật Đất đai hiện hành (Dự thảo Luật Đất đai) đang lấy ý kiến về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước sử dụng đất mới chỉ đề cập đến quyền của các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (Điều 35 Dự thảo Luật Đất đai) và đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm (Điều 36 Dự thảo Luật Đất đai). Quyền của các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung chưa được đề cập đến, vì vậy cần xem xét làm rõ quyền của các đơn vị sự nghiệp công lập trong việc sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, nếu chưa sử dụng hết công suất, thì được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Ngoài ra, trong Luật Đất đai hiện hành đang thiếu các quy định cụ thể về việc giao đất và sử dụng đất trong lĩnh vực giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng khiến việc xây dựng và triển khai các dự án PPP trong GDĐH rất khó khăn. - Hiện nay tư nhân đầu tư cho giáo dục của các trường đại học công lập, chủ yếu là đầu tư vào các dịch vụ nhỏ lẻ như trông xe, ăn uống…Còn việc đầu tư của tư nhân vào trường đại học công với những dự án lớn hay mua sắm thiết bị, xây dựng phòng thí nghiệm…thì hiện cũng rất ít và khó thực hiện vì còn thiếu tính minh bạch về cơ chế sở hữu giữa Nhà nước và tư nhân, các bên chưa nhận thức được lợi ích thực sự nhận được từ các hoạt động đầu tư này. - PPP trong GDĐH có tính phức tạp về kỹ thuật và nhạy cảm về kinh tế - chính trị nên cần những văn bản hướng dẫn cụ thể bao gồm cả khung pháp lý lẫn công cụ cần thiết trong toàn bộ tiến trình xây dựng và triển khai dự án PPP. Tuy khung pháp lý dự án PPP 144
  4. đã được xây dựng nhưng PPP trong lĩnh vực giáo dục vẫn chưa được nghiên cứu ban hành thành tài liệu và chưa có mô hình PPP mẫu, đơn giản, đảm bảo về pháp lý, hiệu quả kinh tế xã hội để có thể triển khai, mở rộng trong các cơ sở GDĐH. Chính vì điều này mà các cơ sở GDĐH không thấy hết tiềm năng của các dự án PPP trong GDĐH cũng như không trang bị được năng lực và niềm tin cần thiết trong xây dựng và triển khai các dự án PPP. 2.3. Một số khuyến nghị Để đẩy mạnh triển khai và thực hiện dự án PPP trong GDĐH hiện nay, tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau: Về phía cơ quan quản lý nhà nước - Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) cần thực hiện thí điểm các mô hình PPP trong GDĐH ở một vài cơ sở cụ thể qua đó minh chứng rằng hiệu quả mà mô hình PPP đang triển khai và thực hiện để các cơ sở giáo dục thấy rõ hơn PPP trong GDĐH không làm bất bình đẳng trong giáo dục mà còn tạo cơ hội cho giáo dục đến với tất cả mọi người, mọi người sẽ được hưởng chất lượng cao nhất từ GDĐH. Theo khuyến nghị đối với các nước đang phát triển của Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB [2], Bộ GD&ĐT cần: xây dựng và ban hành một đề án đầu tư theo phương thức PPP trong GDĐH; Thành lập trong Bộ một đơn vị chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở GDĐH triển khai thực hiện đề án theo lộ trình đã định; Giám sát và đánh giá việc thực hiện để từng bước đưa giải pháp PPP vào đời sống GDĐH, góp phần hiệu quả trong việc thúc đẩy hợp tác đại học - doanh nghiệp. - Xây dựng và bổ sung các quy định đảm bảo sự minh bạch và nhất quán giữa Luật GDĐH, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Luật Đất đai đảm bảo hành lang pháp lý thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở GDĐH đẩy mạnh thực hiện các dự án PPP. Ngoài ra, cần xem xét bổ sung trong Luật Đất đai các quy định về giao đất và và sử dụng đất trong xây dựng và triển khai các dự án PPP trong lĩnh vực giáo dục nói chung, GDĐH nói riêng. - Chính phủ và các Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp xây dựng hướng dẫn về pháp lý và công cụ để các cơ sở GDĐH thực hiện tiến trình và triển khai thực hiện cho cơ sở GDĐH, tạo khung pháp lí, đặc biệt là trình tự, quy chế thực hiện các loại hợp đồng dự án PPP trong giáo dục và mẫu các loại hợp đồng dự án PPP gắn với các lĩnh vực cụ thể trong giáo dục. Bên cạnh đó, cần có sự phân cấp, phân quyền cho các trường đại học, cơ sở giáo dục trong việc thẩm định, phê duyệt dự án; xây dựng cơ chế hài hòa lợi ích của đại học và tư nhân; chủ động, thiết lập nhiều kênh kết nối trường đại học với doanh nghiệp. Đối với các cơ sở GDĐH - Thiết lập bộ phận chuyên trách liên kết, hợp tác với doanh nghiệp. Có chiến lược liên kết với doanh nghiệp qua việc ký thỏa thuận hợp tác về đào tạo và chuyển giao công nghệ, hoặc trở thành cổ đông của những doanh nghiệp. Thí điểm phát triển các mô hình doanh nghiệp trong trường đại học như: vườn ươm, doanh nghiệp spinoff (Doanh nghiệp khởi nguồn, một mô hình doanh nghiệp khá phổ biến ở các nước phát triển nhằm triển khai và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ), doanh nghiệp start-up (Doanh nghiệp khởi nghiệp). Nhà trường phải tạo được sự liên kết lâu dài, bền vững với 145
  5. doanh nghiệp thông qua mối tương tác, dòng chảy hai chiều về ý tưởng, thông tin, tri thức, lao động và nguồn lực đảm bảo đôi bên cùng có lợi. - Nâng cao nhận thức về dự án PPP trong GDĐH, thấy được lợi ích từ các dự án PPP đem lại. Nâng cao năng lực hoạt động nhằm chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án PPP. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro dự án PPP nhằm hạn chế những rủi ro, tranh chấp trong thực hiện dự án PPP. 3. KẾT LUẬN PPP đã khẳng định vai trò làm đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển và đang trở thành một trong những mô hình hợp tác có hiệu quả giữa nhà nước và tư nhân trong khai thác nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Trong GDĐH, xuất phát từ những quan ngại về sự tham gia của tư nhân, năng lực của các cơ sở GDĐH, từ cơ chế, chính sách của Nhà nước và từ việc phía nhà đầu tư tư nhân làm cho việc triển khai và thực hiện dự án PPP trong GDĐH còn rất khiêm tốn. Do vậy, cần tạo môi trường chính sách đủ hấp dẫn và loại bỏ những rào cản về nhận thức, thể chế và tổ chức thực hiện để đẩy mạnh thực hiện dự án PPP trong GDĐH. Để dự án PPP trong giáo dục đại học được đẩy mạnh triển khai và thực hiện sẽ còn mất nhiều thời gian và khó khăn nên đòi hỏi sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, hướng dẫn cụ thể của các Bộ, ngành và các đại học top đầu trong hệ thống GDĐH phải là đầu tàu trong triển khai và thực hiện dự án PPP để làm cơ sở mở rộng cho cả hệ thống GDĐH. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Asian Development Bank (2008), Public-Private Partnership Handbook. [2] Chính phủ (29/03/2021), Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Nghị định 35/2021/NĐ-CP của Chính phủ. [3] Dang Thi Minh Hien, Nguyen Anh Duc (2022), Proposed Models of Public-Private Partnership in Facility Investment in Vietnamese Public Universities, International Journal of Science and Research (IJSR). [4] Quốc hội (2013), Luật số Đất đai, Luật số: 45/2013/QH13 [5] Quốc hội (2020), Luật Đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, Luật số: 64/2020/QH14. [6] Nguyễn Thị Việt Nga (2019), SWOT - Phương thức đầu tư PPP và vấn đề đặt ra hiện nay, Tạp chí Tài chính, số 5, tr 10-14. [7] Nguyễn Hoài Thu, Vũ Thị Phương Thảo (2020), Sự cần thiết của đầu tư theo hình thức đối tác công – tư trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta hiện nay, Tạp chí Giáo dục số 483 [8] Tilak J.G (2016), Public - Private Partnerships in education. National University of Educational Planning and Administration. [9] Văn phòng Quốc hội (2020), Luật số Quản lý, sử dụng tài sản công, số 22/VBHN-VPQH [10] Website: https://giaoducthoidai.vn/can-giai-phap-thao-go-diem-nghen-trong-phat-trien-giao -duc-dai-hoc-post628831.html. 146
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0