intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm vật lí, trường Đại học Cần Thơ

Chia sẻ: DanhVi DanhVi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

70
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích những thuận lợi và hạn chế trong việc xây dựng chương trình đào tạo nhằm rèn luyện các kĩ năng dạy học tích hợp cho sinh viên bộ môn sư phạm Vật lí Trường Đại học Cần Thơ. Thông qua đó, bài viết cũng nêu một số biện pháp bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của sinh viên sư phạm, giúp họ có thể đáp ứng nhu cầu mới về người giáo viên trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và một số biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm vật lí, trường Đại học Cần Thơ

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 44-46<br /> <br /> THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC<br /> TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT LÍ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br /> Trần Thị Kiểm Thu - Trường Đại học Cần Thơ<br /> Ngày nhận bài: 28/02/2017; ngày sửa chữa: 12/04/2017; ngày duyệt đăng: 14/04/2017.<br /> Abstract: This article analyses advantages and disadvantages in building curriculum towards<br /> fostering intergrated teaching skills for pedagogical students of Physics, Department of Education,<br /> Can Tho University. Also, this paper suggests some methods to improve quality of pedagogical<br /> students with aim to help them adapt requirements for teachers in current period and in the future.<br /> Keywords: Intergrated teaching; pedagogical students of Physics, Department of Education.<br /> 1. Mở đầu<br /> Theo chủ trương của Bộ GD-ĐT, chương trình, sách<br /> giáo khoa ở trung học phổ thông mới sẽ thay đổi, đó là dạy<br /> học được triển khai dưới hình thức tích hợp liên môn. Thực<br /> tế hiện nay cho thấy, sinh viên (SV) bộ môn Sư phạm Vật<br /> lí (VL) thuộc Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ<br /> vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức liên môn và các<br /> năng lực dạy học tích hợp (DHTH) theo yêu cầu mới. Phân<br /> tích chương trình đào tạo đã được chỉnh sửa, áp dụng từ<br /> năm học 2014-2015 cho 3 ngành sư phạm: VL, Hóa học<br /> và Sinh học, những môn học trang bị kiến thức liên môn<br /> cho SV được nêu trong bảng sau (xem bảng 1) (thông tin<br /> cung cấp bởi Phòng Đào tạo, Trường Đại học Cần Thơ):<br /> Bảng 1. Chương trình đào tạo đã được chỉnh sửa,<br /> áp dụng từ năm học 2014-2015 cho 3 ngành sư phạm:<br /> VL, Hóa học và Sinh học<br /> Chuyên<br /> ngành<br /> Sư phạm<br /> Sinh học<br /> Sư phạm<br /> Hóa học<br /> Sư phạm VL<br /> <br /> Học phần trang bị kiến thức<br /> liên môn<br /> <br /> Mã học<br /> phần<br /> <br /> - VL cho Sinh học<br /> - Hóa cho Sinh học<br /> - Thực tập hóa cho Sinh học<br /> - Sinh hóa. Sư phạm Sinh<br /> - VL đại cương<br /> - Thực tập Hóa - lí<br /> - Sinh hóa. Sư phạm Hóa<br /> - Thực tập Sinh hóa<br /> <br /> - SG189<br /> - SP097<br /> - SP098<br /> - SP574<br /> - SP095<br /> - SP158<br /> - SP378<br /> - SP406<br /> <br /> x<br /> <br /> x<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai bồi<br /> dưỡng năng lực DHTH liên môn cho SV sư phạm VL,<br /> Trường Đại học Cần Thơ<br /> 2.2.1. Thuận lợi. Đội ngũ giảng viên (GV) của bộ môn<br /> sư phạm VL thuộc Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần<br /> Thơ nhìn chung rất tâm huyết với nghề, có trình độ<br /> chuyên môn vững vàng, trong đó 60% là cán bộ học tập<br /> ở nước ngoài đã và đang bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm<br /> cho giáo viên ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long;<br /> ngoài ra, tổ phương pháp giảng dạy bộ môn VL đa phần<br /> được tập huấn trực tiếp, cập nhật kịp thời những kiến<br /> thức mới triển khai từ Bộ GD-ĐT [1]. Các thiết bị thực<br /> nghiệm tiên tiến, hệ thống phòng học hiện đại, có nhiều<br /> phòng chuyên đề với bảng tương tác thông minh, thuận<br /> lợi cho việc nghiên cứu, trao đổi và học tập của GV và<br /> SV. Nhìn chung, SV sư phạm VL rất năng động, sáng tạo,<br /> là đối tượng thực nghiệm sư phạm lí tưởng để phát triển<br /> chương trình đào tạo mới. Trường Trung học phổ thông<br /> Thực hành sư phạm trực thuộc Khoa Sư phạm với chất<br /> lượng đầu vào cao cũng góp phần tạo nên mô hình thực<br /> nghiệm lí tưởng, giúp đội ngũ GV và SV sư phạm VL dự<br /> giờ, thao giảng, lấy kiến phản hồi, tạo sự tương tác hai<br /> chiều để chương trình đào tạo đạt chất lượng tốt nhất.<br /> 2.2.2. Khó khăn. Số lượng GV của bộ môn Sư phạm VL<br /> về chuyên ngành Khoa học giáo dục, Lí luận và phương<br /> pháp dạy học còn hạn chế, do đó các nghiên cứu của GV<br /> và SV còn chưa tập trung vào lĩnh vực khoa học giáo dục<br /> (xem bảng 2):<br /> Bảng 2. Đội ngũ GV bộ môn sư phạm VL<br /> <br /> Bảng 1 cho thấy, sau khi tốt nghiệp đại học, SV sư<br /> phạm VL gặp khó khăn trong quá trình DHTH các môn<br /> khoa học tự nhiên ở trường phổ thông. Do đó, phát triển<br /> chương trình đào tạo để bồi dưỡng năng lực DHTH các<br /> môn khoa học tự nhiên cho SV sư phạm VL là rất cần<br /> thiết. Bài viết bổ sung một số giải pháp nhằm bồi dưỡng<br /> năng lực DHTH cho SV sư phạm VL, Trường Đại học<br /> Cần Thơ, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được yêu<br /> cầu của xã hội.<br /> <br /> Tổng số Nghiên cứu Tỉ lệ phần trăm<br /> GV của khoa học giáo (%) trên tổng số<br /> bộ môn<br /> dục<br /> GV của bộ môn<br /> <br /> 44<br /> <br /> Có bằng tiến sĩ<br /> <br /> 07<br /> <br /> 01<br /> <br /> 6%<br /> <br /> Có bằng thạc sĩ<br /> <br /> 09<br /> <br /> 03<br /> <br /> 19%<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 16<br /> <br /> 04<br /> <br /> 25%<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 44-46<br /> <br /> Vấn đề DHTH ở bộ môn Sư phạm VL chưa được chú<br /> trọng, chương trình đào tạo còn phân hóa sâu, chưa mang<br /> tính liên ngành. Kiến thức về tích hợp mới được SV thực<br /> hiện trong một số ít đề tài luận văn tốt nghiệp theo kiểu<br /> tự phát, chưa có hệ thống đào tạo dành cho tất cả các SV<br /> ngành sư phạm VL [1].<br /> GV còn coi nghiên cứu khoa học giáo dục là nhiệm vụ<br /> của tổ phương pháp giảng dạy, trong khi thực tế, các học<br /> phần rèn luyện kĩ năng DHTH cho SV được rải đều ở các<br /> môn học chứ không chỉ dành cho các môn tổ phương pháp.<br /> 2.2. Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng năng lực<br /> DHTH cho SV sư phạm VL, Trường Đại học Cần Thơ<br /> Biện pháp 1: Cho SV trải nghiệm phương thức tổ<br /> chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn ở bậc đại<br /> học. Mỗi GV cần biên soạn lại giáo trình, bài giảng,<br /> hướng đến mục tiêu bồi dưỡng năng lực tích hợp cho SV.<br /> Khi giảng dạy kiến thức của một học phần nào đó, GV<br /> cần giúp SV nắm được: kiến thức này ứng dụng để làm gì<br /> hoặc ứng dụng vào lĩnh vực nào; chẳng hạn như: kiến thức<br /> VL đại cương được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực<br /> sinh học, hóa học, môi trường. Bên cạnh đó, cần bổ sung<br /> một số học phần tự chọn hoặc bắt buộc vào chương trình<br /> đào tạo để trang bị kiến thức tích hợp cho SV sư phạm VL;<br /> đồng thời, rèn luyện năng lực DHTH cho các em thông<br /> qua việc đưa tích hợp vào phần bắt buộc của đề kiểm tra,<br /> đánh giá kết quả học tập đối với các học phần.<br /> Có hai cách để thực hiện công việc này, đó là:<br /> - Tăng cường tính thực tiễn trong các bài học trên<br /> lớp. Trong quá trình giảng dạy môn VL, bên cạnh việc<br /> trang bị cho SV các định luật, thuyết VL, GV cần gắn kết<br /> nội dung bài học với các tình huống thực tế nhằm giúp<br /> các em tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực<br /> khác nhau khi giải quyết các nhiệm vụ học tập. Do đó,<br /> GV cần nắm rõ những kiến thức đang giảng dạy có ích<br /> lợi gì, đưa ra ví dụ thực tế để tạo hứng thú học tập cho<br /> người học. Chẳng hạn, GV đưa ra bài tập thực tế sau:<br /> Truyện kể rằng, do nhà vua nghi ngờ người thợ kim hoàn<br /> đã trộn lẫn bạc vào trong chiếc vương miện bằng vàng<br /> nên ông đã ra lệnh cho Ác-si-mét phải tìm ra sự thật. Đặt<br /> mình vào hoàn cảnh của Ác-si-mét, em sẽ làm gì để xác<br /> định trong chiếc vương miện ấy có pha bạc hay không?<br /> Cách giải quyết bài toán: Chiếc vương miện bị nhúng<br /> chìm trong nước sẽ làm tràn ra một khối lượng nước<br /> tương đương với thể tích của nó. Bằng cách chia khối<br /> lượng (m) của vương miện với thể tích (V) của khối nước<br /> bị chiếm chỗ, có thể xác định khối lượng riêng (d) của<br /> vương miện và so sánh nó với khối lượng riêng của vàng.<br /> Ông phát hiện ra khối lượng riêng của vương miện<br /> nhỏ hơn khối lượng riêng của vàng nguyên chất, từ đó<br /> biết được chiếc vương miện được làm từ vàng có lẫn bạc.<br /> <br /> Trong ví dụ trên, cần sử dụng kiến thức của cả hai lĩnh<br /> vực VL và hóa học.<br /> - Lồng ghép nhiều vấn đề cần giáo dục vào trong một<br /> chủ đề: Nhiều vấn đề trong đời sống mà con người đang<br /> đối mặt không thể giải quyết được bằng kiến thức của<br /> một môn học. Ví dụ: khi học chủ đề hiện tượng ấm lên<br /> toàn cầu, đó là nguyên nhân của biến đổi khí hậu, cần tập<br /> hợp kiến thức của rất nhiều lĩnh vực như: môi trường,<br /> VL, sinh học, địa lí, nông nghiệp, kinh tế,… để bàn luận,<br /> đưa ra các đánh giá về tác động của nó đối với sự sống<br /> của con người trong hiện tại và tương lai.<br /> Biện pháp 2: Tổ chức cho SV làm việc với sách giáo<br /> khoa ở trung học phổ thông các môn: VL, Hóa học, Sinh<br /> học để nghiên cứu các chủ đề, địa chỉ tích hợp, theo đó<br /> GV sẽ tổ chức hướng dẫn biên soạn tài liệu giảng dạy.<br /> GV phụ trách các học phần chuyên môn và học phần Lí<br /> luận dạy học để hoàn thiện giáo án, tổ chức cho SV trải<br /> nghiệm DHTH khi thực tập sư phạm ở các trường trung<br /> học phổ thông (DHTH từ mức độ thấp đến mức cao). Do<br /> vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa GV các bộ môn VL,<br /> Hóa học, Sinh học để chỉ ra chủ đề tích hợp cho SV thực<br /> hiện, làm việc nhóm, phát huy sức mạnh tổng hợp.<br /> Ví dụ: Kết quả phân tích nội dung trong chương trình<br /> các môn học được tích hợp trong chủ đề: “Hạt nhân<br /> nguyên tử”.<br /> VL: Cấu tạo của nguyên tử, thuyết lượng tử ánh sáng,<br /> năng lượng photon, lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng,<br /> mẫu nguyên tử Bo (tiên đề về các trạng thái dừng; sự bức<br /> xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử); năng lượng<br /> liên kết hạt nhân, năng lượng tỏa ra trong phản ứng hạt<br /> nhân, phóng xạ và các định luật phóng xạ, tính chất của<br /> các tia phóng xạ.<br /> Hóa học: Cấu hình electron trong nguyên tử, obital<br /> nguyên tử, cách viết các phương trình phản ứng hạt nhân<br /> dựa vào các định luật bảo toàn, phân biệt các chất phóng<br /> xạ, thời gian phân rã của chất phóng xạ, cách tính số mol<br /> chất và từ đó tính được số nguyên tử từ khối lượng của<br /> chất đó, các nguyên tố hóa học trong cơ thể sinh vật.<br /> Sinh học: Ứng dụng của các đồng vị phóng xạ trong<br /> việc chuẩn đoán và điều trị bệnh, dùng bức xạ Gamma<br /> để chữa các bệnh ung thư; sự tác động của các tia phóng<br /> xạ đến vật nuôi và cây trồng, chọn giống.<br /> Công nghiệp năng lượng sạch: năng lượng hạt nhân.<br /> Khảo cổ học: đồng vị phóng xạ tìm tuổi thọ của các vật<br /> cổ dựa vào chu kì bán rã và công thức của định luật phóng xạ.<br /> Y học: Phân tích quang phổ, tìm ra các thành phần<br /> trong thuốc, dược phẩm.<br /> Toán học: Giải phương trình mũ, logarit, làm việc với<br /> đồ thị, xác định thứ nguyên.<br /> <br /> 45<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 44-46<br /> <br /> Mục tiêu của chủ đề: - Về kiến thức: + Trình bày được<br /> cấu tạo của nguyên tử; + Tính năng lượng liên kết, năng<br /> lượng liên kết riêng, năng lượng phản ứng hạt nhân (thu<br /> vào và tỏa ra); + Mô tả được định luật phóng xạ, viết biểu<br /> thức phóng xạ. Phân biệt được tính chất của các loại tia<br /> phóng xạ; + Biết được một số ứng dụng của các tia phóng<br /> xạ trong lĩnh vực sinh học, khảo cổ học, hóa học,…;<br /> + Giải thích sự phát xạ quang phổ vạch của nguyên tử<br /> Hidro; + Giải được các bài tập thực tế; - Về kĩ năng:<br /> + Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích hình ảnh, đồ thị;<br /> + Rèn luyện kĩ năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn;<br /> + Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, hình thành tư duy<br /> phản biện; - Về thái độ: + Biết được các nguồn phát tia<br /> phóng xạ, từ đó có ý thức trong việc phòng, tránh tác hại<br /> của các loại tia phóng xạ; + Yêu thích khoa học, say mê<br /> khám phá, tự tìm hiểu và giải quyết các vấn đề trong cuộc<br /> sống bằng cơ sở khoa học; + Có ý chí, tinh thần học hỏi<br /> thông qua việc trao đổi với bạn, với thầy cô.<br /> Các năng lực cần được bồi dưỡng cho SV (xem bảng 3):<br /> Bảng 3. Các năng lực cần được bồi dưỡng<br /> Số<br /> TT<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 5<br /> <br /> Tên<br /> năng lực<br /> <br /> nghe, tôi sẽ quên; những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; những gì<br /> tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Tư tưởng này đề cao tầm quan trọng<br /> của thực hành, thực tập, đi từ lí luận đến thực tiễn. Từ đó,<br /> đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm và tiếp tục hoàn thiện<br /> lí luận để có kết quả rèn luyện tốt nhất.<br /> Biện pháp 3: Thông qua hoạt động seminar, hội<br /> thảo, báo cáo chuyên đề về DHTH để hình thành tư tưởng<br /> sư phạm về DHTH cho SV, khắc phục các cách hiểu sai<br /> lệch về cách dạy học mới này. Đối với các học phần, SV<br /> sẽ được tự chọn chủ đề tích hợp, có sự chuẩn bị và báo cáo<br /> chuyên đề trước tập thể lớp, sau đó GV và các bạn cùng<br /> góp ý để chỉnh sửa về nội dung, hình thức. Hoạt động này<br /> còn rèn luyện cho SV kĩ năng trình bày trước đám đông,<br /> có tư duy phản biện tốt, biết cách trình bày vấn đề khoa<br /> học một cách mạch lạc, rõ ràng. Nghiên cứu khoa học là<br /> một trong những hoạt động quan trọng trong giảng dạy đại<br /> học, đồng thời trang bị cho SV kĩ năng nghiên cứu để có<br /> thể trở thành nhà nghiên cứu khoa học. GV cần tổ chức<br /> cho SV dự giờ của các giáo viên trường trung học phổ<br /> thông thực hành sư phạm dạy học theo giáo án tích hợp, từ<br /> đó có thêm kiến thức, kinh nghiệm về DHTH. Cách tiếp<br /> cận này dễ thực hiện, ít tốn kém lại hiệu quả, làm giảm bớt<br /> căng thẳng và lúng túng cho người học.<br /> 3. Kết luận<br /> Bồi dưỡng năng lực DHTH cho SV phù hợp với yêu<br /> cầu trong tình hình mới là nhiệm vụ cấp bách. Học tập và<br /> rèn luyện theo hướng DHTH sẽ giúp SV có được sự<br /> chuẩn bị tốt để thực hiện công tác giảng dạy ở trường phổ<br /> thông. Muốn vậy, những người biên soạn chương trình<br /> cần thực hiện một cách nghiêm túc và có lộ trình dài hạn,<br /> theo các giai đoạn cụ thể và đánh giá từng giai đoạn để<br /> đào tạo ra đội ngũ giáo viên trẻ đạt chất lượng trong<br /> tương lai.<br /> <br /> Các kĩ năng thành phần<br /> <br /> Tính được các thành phần của chất, năng<br /> lượng tỏa ra trong phản ứng.<br /> Năng<br /> Dựa vào định luật bảo toàn năng lượng để xác<br /> lực tính định động năng của các hạt.<br /> toán<br /> Tính chu kì, hoạt độ phóng xạ, độ tuổi mẫu<br /> vật.<br /> Hình thành tư duy, kĩ năng phân tích - tổng<br /> Năng<br /> hợp, phát triển kiến thức khoa học tự nhiên<br /> lực tư<br /> thông qua nội dung tích hợp.<br /> duy<br /> Giải thích sự khác nhau của năng lượng<br /> photon, từ đó phân biệt khả năng đâm xuyên<br /> của các bức xạ, ứng dụng trong các lĩnh vực<br /> Năng<br /> lực vận sinh học, y học. Tìm tuổi của các vật cổ. Giải<br /> thích cơ chế phát ra quang phổ vạch của<br /> dụng<br /> Hidro. Giải thích được nguyên tắc hoạt động<br /> của nhà máy điện hạt nhân.<br /> Đọc hiểu đồ thị về độ sụt giảm khối lượng<br /> Năng lực chất phóng xạ theo thời gian (đồ thị hàm<br /> thu nhận và mũ). Hiểu và giải thích sơ đồ chuyển mức<br /> xử lí thông năng lượng của nguyên tử hiđro khi tạo ra<br /> tin tổng hợp các dãy quang phổ.<br /> Phát triển ngôn ngữ thông qua trình bày, thảo<br /> luận các câu hỏi mà giáo viên đặt ra khi làm<br /> Năng<br /> lực ngôn việc nhóm. Phát triển khả năng dùng thuật<br /> ngữ khoa học trong việc phân tích, giải thích<br /> ngữ<br /> các bài tập.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Nguyễn Văn Nở (2016). Dự thảo báo cáo tổng kết<br /> năm học 2015-2016 và phương hướng hoạt động<br /> năm học 2016-2017. Trường Đại học Cần Thơ.<br /> [2] Bộ GD-ĐT (2014). Hướng dẫn dạy học và kiểm tra,<br /> đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho học<br /> sinh cấp trung học phổ thông.<br /> [3] Bộ GD-ĐT (2014). Tài liệu tập huấn Dạy học tích<br /> hợp ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.<br /> [4] Nguyễn Đình Thước - Trần Thị Kiểm Thu (2016).<br /> Tích hợp liên môn nội dung dạy học Vật lí đại cương<br /> theo hướng để phát triển năng lực nghề nghiệp cho<br /> sinh viên. Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 132, tr 25-26.<br /> [5] Đỗ Hương Trà (2015). Nghiên cứu dạy học tích hợp<br /> liên môn: những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng,<br /> lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học. Tạp chí Khoa<br /> học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1, tr 41-51.<br /> <br /> Chủ đề “Hạt nhân nguyên tử” nằm trong nội dung<br /> chương trình sách giáo khoa VL 12 và môn Hóa học lớp<br /> 10. Do vậy, khi biên soạn chủ đề này, SV sẽ có các cách<br /> nhìn khác, cùng bổ sung lẫn nhau giúp cho vấn đề trở nên<br /> sáng tỏ hơn, bài giảng sẽ đạt hiệu quả cao hơn, không bị<br /> trùng lặp về nội dung. Khổng Tử có nói: “Những gì tôi<br /> <br /> 46<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1