intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết xung đột

Chia sẻ: Phạm Trăng Thu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

81
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuyết xung đột nhấn mạnh mâu thuẫn là một phần không tránh được trong mối quan hệ con người với nhau. Đồng thời thuyết này cũng cho rằng xung đột và mâu thuẫn đóng góp vào sự thay đổi không ngừng của xã hội. Tham khảo tài liệu "Thuyết xung đột" để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết xung đột

  1. Thuyết xung đột 1. Nội dung thuyết xung đột.     Trước hết để tìm hiểu về nội dung của thuyết xung đột, ta cần biết xung   đột là gì? Với sự  hiểu biết của mình các bạn có thể  cho tôi biết thế  nào là   xung đột? Trong cuộc sống cũng như  trong công việc, giao tiếp hằng ngày  bạn đã gặp những mâu thuẫn chưa, có bạn nào là không có những xung đột gì  với người khác không?  1.1. Khái niệm xung đột.          Xung đột có thể  hiểu là sự  đối lập về  những nhu cầu giá trị  và lợi ích   hoặc xung đột có thể là nội tại (trong bản thân) cá nhân. Khái niệm xung đột  có thể  giúp giải thích nhiều mặt của xã hội như  sự  bất đồng xã hội, những  xung đột về  lợi ích, những cuộc đấu tranh giữa các cá nhân, nhóm và các tổ  chức. 1.2. Nội dung thuyết.    ­ Thuyết xung đột nhấn mạnh mâu thuẫn là một phần không tránh được   trong  mối quan hệ con người với nhau. Đồng thời thuyết này cũng cho rằng  xung đột và mâu thuẫn đóng góp vào sự thay đổi không ngừng của xã hội.   ­ Thuyết này chủ  yếu  ứng dụng để  giải thích mâu thuẫn giữa các tầng lớp  xã hội, giữa người nghèo và người giàu, hoặc giữa nhóm xã hội với nhau.   Giai cấp, quyền lực chính trị và địa vị chính trị là những yếu tố được đề  cập   trong thuyết xung đột. 2. Ứng dụng thuyết trong CTXH.      Theo nội dung và bản chất của thuyết xung đột có vai trò quan trọng trong   CTXH tuy nhiên thường ít sử  dụng trong CTXH cá nhân mà  ứng dụng chủ  yếu là trong CTXH nhóm bởi xung đột thường là những mâu thuẫn về lợi ích,  quan điểm, giá trị niềm vui, văn hóa, sự phân chia vai trò, chức năng, các nhu  cầu luôn xảy ra giữa các thành viên trong nhóm hoặc giữa nhóm với nhau.
  2. ­ Trong tiến trình hỗ  trợ  nhóm ứng dụng thuyết NVXH sẽ biết được nguyên  nhân của xung đột để  từ  đó hỗ  trợ  cho các thành viên nhóm giải quyết tốt  hơn. Mỗi kiểu mâu thuẫn từ các nguyên nhân khác nhau sẽ được tiếp cận với  các chiến lược cụ thể khác nhau. ­ Khi nắm bắt được nguyên nhân xung đột, NVXH sẽ  có kế  hoạch và cách   ứng xử phù hợp và cách giải quyết khôn ngoan cho các trường hợp xung đột   khác nhau xuất hiện trong nhóm, giúp đỡ các thành viên trưởng thành hơn, tạo   điều kiện tăng cường sự cố kết nhóm sau mỗi xung đột . ­ Tuy nhiên để có thể ứng dụng thuyết này một cách hiệu quả trong việc hỗ  trợ  nhóm NVXH cần phải có những kiến thức hiểu biết về  xung đột, các  nguyên nhân dẫn đến xung đột, những cách thức được sử  dụng trong việc  giải quyết các tình huống xung đột. Đồng thời NVXH trong quá trình giúp đỡ  nhóm cần giúp tất cả  các thành viên nhóm hiểu được các kỹ  năng cơ  bản,  cách thức giải quyết mâu thuẫn từ  đó sẽ  giúp đạt được hiệu quả  cao trong  công việc và sự gắn kết trong nhóm sẽ cao hơn. 3. Ví dụ ca cụ thể.      Ứng dụng của thuyết xung đột là sử dụng chủ yếu trong CTXH nhóm nên   tôi sẽ đưa ra một trường hợp là mâu thuẫn trong nhóm đối tượng để xem các  bạn sẽ áp dụng thuyết này như thế nào, cụ thể là:         Trong tiến trình hỗ  trợ  nhóm đối tượng là nhóm trẻ  em lang thang, vào   những buổi đầu tổ  chức sinh hoạt nhóm, các em đã xảy ra mâu thuẫn trong  việc nói lên quan điểm, yêu cầu khi tham gia nhóm như: thời gian sinh hoạt   nhóm, bầu trưởng nhóm, nội dung sinh hoạt nhóm…. Với vai trò là người  NVXH bạn sẽ giải quyết trường hợp này như thế nào?  * Cách giải quyết nhóm đưa ra:     Đứng trước tình huống này áp dụng thuyết xung đột NVXH sẽ sử dụng kỹ  năng lắng nghe, quan sát tìm hiểu để xác định nguyên nhân dẫn đến sự  xung  đột giữa các thành viên. Qua đó NVXH có thể xác định được đây là mâu thuẫn  
  3. về quan điểm và nhu cầu của mỗi thành viên. Từ đó NVXH sẽ định ra hướng  giải quyết mâu thuẫn có thể tạo điều kiện hoặc thu hút sự  tham gia của các  thành viên trong việc chia sẻ để các em hiểu nhau hơn. Ngoài ra NVXH cũng  cần phải kết hợp sử  dụng một số  thuyết khác như: thuyết lãnh đạo, thuyết  hệ thống,… để có thể giải quyết tốt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2