intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam - Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam

Chia sẻ: Dsfcf Dsfcf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

235
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam - Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam trình bày tổng quan về lý thuyết tự do hóa tài chính, giải thích như thế nào là tài chính kiềm chế, chính sách cấu trúc nền kinh tế và cải cách tài chính ở Việt Nam theo hướng tự do hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam - Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam

  1. Tiểu luận Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam 1
  2. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ T HUYẾT 1.1. T ài chính kiềm chế. 1.1.1. Tài chính kiềm chế là gì? Tài chính kiềm chế là một cơ chế tài chính được đặc trưng hóa bởi sự can thiệpquá mức của nhà nước vào các hoạt động và các quá trình tài chính. Trong đó, nhà nướcsẽ ấn định những mức lãi suất trần, trực tiếp điều tiết quá trình phân phối tín dụng bằngcác quyết định hành chính nhiều hơn là thông qua cơ chế thị trường, ưu tiên cho khu vựckinh tế nhà nước và đặt ra các tỷ lệ dự trữ bắt buộc quá cao và kiểm soát chặt chẽ nguồnvốn trong và ngoài nước. 1.1.2. Hậu quả của tài chính kiềm chế. Tài chính kiềm chế áp dụng mức lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư, từ đó sẽthúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, nó gây ra không ít những hạn chế về tăng trưởng kinh tếcũng như sự mất ổn định kinh tế vĩ mô như: − Tài chính kiềm chế áp dụng mức lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư, từ đó sẽthúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, nó gây ra không ít những hạn chế về tăng trưởng kinh tếcũng như sự mất ổn định kinh tế, tiềm năng tài chính không được sử dụng và đầu tư vàosản xuất bởi vì lãi suất thấp thì công chúng sẽ không muốn gởi tiết kiệm mà sẽ hiện vậthóa dưới dạng vàng, đá quý, ngoại tệ mạnh, hàng hóa tiêu dùng. Vì vậy, gây ra tình trạngthiếu vốn đầu tư, khan hiếm hàng hóa giả tạo, mất cân đối nghiêm trọng trên thị trườnghàng hóa. − Cầu về vốn vượt xa khả năng của các nguồn cung cấp nên các danh mục đầu tư cótỷ suất lợi nhuận cao phải hủy bỏ hoặc sử dụng vốn từ các thị trường ngầm. − Ngân sách nhà nước luôn phải bao cấp và thiếu hụt vì các doanh nghiệp nhà nướcluôn được ưu tiên vay vốn với lãi suất bao cấp dẫn tới luôn ỷ lại, không sản xuất và kinhdoanh có hiệu quả. − Hệ thống tài chính không được phát triển và không thể thực hiện được những chứcnăng trong việc điều tiết và tạo vốn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. − Thị trường tài chính có thể không có hoặc manh mún, phân tán và đầy rủi ro, lạmphát và tỷ giá biến động không thể kiểm soát được. 1.2. Tự do hóa tài chính 1.2.1. Tự do hóa tài chính là gì? Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm soátcủa Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống nàyhoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường. Tự do hóa tài chính được chia làm hai cấp độ: − Tự do hóa tài chính nội địa: Bằng cách xóa bỏ sự kiểm soát lãi suất và phân bổ tín dụng − Tự do hóa tài chính quốc tế: Loại bỏ kiểm soát vốn và các hạn chế trong quản lý ngoại hối. Bản chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế nội tại vốn cócủa thị trường và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thị trường, mục tiêulà tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế – xã hội. 1.2.2. Lợi ích của tự do hóa tài chính Nhìn từ góc độ kinh tế, hoạt động tài chính cũng giống như các hoạt động trao đổi mua bán các hàng hoá và dịch vụ khác, có thể có những tác động tích cực đến thu nhập và sự tăng trưởng của tất cả các đối tác tham gia. Lợi ích của việc tự do hoá các hoạtđộng thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính có thể có được nhìn nhận trên một sốkhía cạnh sau: − Tự do hoá tài chính sẽ tăng thêm áp lực cạnh tranh làm cho khu vực dịch vụ tàichính hoạt động có hiệu quả và ổn định hơn, đồng thời giúp các tổ chức tài chính nội địacó điều kiện cải thiện năng lực quản lý. − Tự do hoá tài chính sẽ làm tăng thêm chất lượng các dịch vụ tài chính được cungcấp (do sự độc quyền bị loại bỏ). Người tiêu dùng có thể được hưởng những sản phẩmdịch vụ mới, đa dạng, tiện ích với chi phí và thời gian ít nhất. − Tự do hoá các dịch vụ tài chính đem đến nhiều cơ hội cho việc chuyển giao côngnghệ và làm giảm thiểu những rủi ro có tính hệ thống. − Tự do hoá các dịch vụ tài chính tạo điều kiện cho việc thiết lập một chính sáchkinh tế vĩ mô có hiệu quả hơn phù hợp với những điều kiện trong một nền kinh tế mở,trên cơ sở đó thực hiện phân phối nguồn lực một cách có hiệu quả trên cơ sở khai thác tối 1.2.3. Mặt trái của tự do hóa tài chính T iềm năng lợi ích của tự do hoá tài chính là rất lớn, tuy nhiên tự do hoá tài chínhcũng cố những mặt trái nhất thiết phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt trong điềukiện xu thế tự do hoá tài chính cũng mới chỉ dừng lại ở những bước đi ban dầu. Nhữnghạn chế của tự do hoá tài chính thông thường được nhìn nhận trên hai gốc độ: − Thứ nhất: Tự do hoá tài chính có thể làm tăng thêm khả năng gây ra khủng hoảngtài chính nếu tiến trình tự do hoá được thực hiện một cách nôn nóng, sai trình tự hoặcthiếu đồng bộ trong các biện pháp quản lý vĩ mô ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. − Thứ hai: Tài chính thường được coi là công cụ quản lý chiến lược và là lĩnh vựcđặc biệt cần được nắm giữ bởi Nhà nước để tập trung thực hiện những mục đích quantrọng của một quốc gia. Việc mở cửa thị trường tài chính có thể có nguy cơ làm xaonhãng hoặc thiếu tập trung trong việc điều hành thực hiện những mục tiêu của nhà nướcvì các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài sẽ không quan tâm đến một mục đích nào kháchơn là mục đích lợi nhuận. Đặc biệt, trong điều kiện hệ thống tài chính nội địa có khảnăng cạnh tranh kém, nền tài chính có nguy cơ bị thống trị bởi các tổ chức, doanh nghiệptài chính nước ngoài thì quyền lực kiểm soát, khống chế và điều khiển thị trường tàichính của Nhà nước sẽ dần bị thu hẹp lại, và do đó có thể phương hại đến mục tiêu chiếnlược của quốc gia. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường tài chính nếu 2
  3. không được chuẩn bịkỹ lưỡng có thể sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, thiếu lành mạnh như lừa đảo, phásản, đổ vỡ... gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng. 1.2.4. Lộ trình tự do hóa tài chính Tự do hóa tài chính được tiến hành sau tự do hóa thương mại. Lộ trình tự do hóatài chính trải qua những bước sau: Bước 1: Cải tiến và hiện đại hóa ngân hàng, đây là điều kiện cần thiết để phát triểncơ sở hạ tầng trên thị trường tài chính. Bước 2: Tự do hóa hoàn toàn lãi suất và thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có sựquản lý của nhà nước. − T ự do hóa lãi suất là một phần quan trọng của tự do hóa tài chính, bản chất của tựdo hóa lãi suất chính là cơ chế điều hành lãi suất hoàn toàn để cho cung cầu vốn trên thịtrường xác định lãi suất cân bằng. Ngân hàng trung ương chỉ can thiệp bằng các công cụđể điều hành theo định hướng. Tự do hóa lãi suất gắn liền với cải cách cơ cấu, bao gồm: Cơ cấu lại các khoản nợkhó đòi, tiến hành tư nhân hóa một số ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, áp dụng cácchính sách kích thích cạnh tranh lành mạnh trong khu vực ngân hàng. − Chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý là xây dựng một hành lang tỷ giá cho phép tỷgiá giao động trong một khoảng giới hạn nhất định xung quanh tỷ giá chính thức củangân hàng trung ương. Bước 3: T ự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai, xóa bỏ hoàn toàn cơ chếphân bổ quota và những rào cản khác trong giao dịch vãng lai. Bước 4: Từng bước tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vốn. − Tự do hóa giao dịch vốn là quá trình dỡ bỏ dần những hạn chế đối với các giaodịch này như xóa bỏ hoàn toàn những quy định hạn chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của cácnhà đầu tư nước ngoài. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn về nước với cáckhoản đầu tư dài hạn-ngắn hạn thông qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cho các doanhnghiệp trong nước tự do tiếp cận với các nguồn vốn quốc tế thông qua phát hành cổ phiếu– trái phiếu. − Đối với người dân tự do hóa nguồn vốn cho phép họ thực hiện các hoạt động ởnước ngoài như mở tài khoản ngân hàng, tham gia các hoạt động đầu tư nhằm đạt lợinhuận cao. − Các doanh nghiệp được phép đầu tư và sở hưu các công ty khác nhau, các dòngvốn được tự do di chuyển từ nơi có tỷ suất sinh lợi thấp sang những nơi có tỷ suất sinh lợicao.1.2.5. Điều kiện để cho tự do hóa tài chính thành công Cải cách tài chính ở Việt Nam, hội nhập tài chính bằng cách mở cửa dần từngbước các giao dịch thương mại trên lĩnh vực tài chính là một xu hướng tất yếu. ViệtNam muốn hội nhập tài chính thì chính sách tài chính và chính sách tiền tệ phải linh hoạt- ổn định đáng tin cậy. Những điều kiện cho việc tự do hóa tài chính thành công là: − Quản lý kinh tế vĩ mô vững chắc và tiết kiệm quốc gia cao. − Thực hiện đúng lộ trình tự do hóa kinh tế. − Hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả. − Hệ thống giám sát ngân hàng hợp lý và việc thi hành có hiệu quả. − Không có khoản cho vay mang tính chất chính trị và lạm dụng hệ thống tài chính. Một Chính Phủ triệt để chống tham nhũng và lãng phí. − Tính minh bạch trong công bố thông tin. CHƯƠNG 2 CẢI CÁCH T ÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM T HEO HƯỚNG TỰ DO HÓA 2.1. Chính sách tái cấu trúc nền kinh tế 2.1.1. Tự do hóa tài khoản vãng lai Trong hoạt động ngân hàng, một tài khoản vãng lai là một tài khoản tiền gửi mởtại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào đó, với mục đích cung ứng một cách nhanhchóng và an toàn phương tiện tiếp cận thường xuyên tới các món tiền gửi theo nhu cầu,thông qua một loạt các kênh khác nhau. Vì thế, tài khoản này có tên khác là T ài khoảnthanh toán. Như vậy, nội dung rất quan trọng để đạt được tự do hóa (tài khỏan) giao dịch vãnglai là đồng tiền Việt Nam phải được thừa nhận trong các giao dịch quốc tế, có nghĩa làVND phải được chấp nhận ở trong nước và trên phạm vi quốc tế. Theo đó, đồng tiền tựdo chuyển đổi gắn chặt với sức mạnh của nền kinh tế, đó phải là nền kinh tế có sức cạnhtranh cao và tính ổn định kinh tế vĩ mô bền vững. Theo cách hiểu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng tiền tự do chuyển đổi làđồng tiền của một nước hội viên mà IMF nhận thấy đồng tiền đó được sử dụng rộng rãiđể thanh toán các giao dịch quốc tế và được mua bán rộng rãi trên thị trường ngoại hốichủ chốt. Mặt khác, để tự do chuyển đổi, trước hết đồng tiền đó phải có tính chuyển đổi, cónghĩa là đồng tiền đó có thể được chuyển đổi sang ngoại tệ mà không có bất kỳ hạn chếnào. Thông thường, người ta nói đến mức độ chuyển đổi của đồng tiền theo giao dịchphải gắn với ba nội dung: một là, giao dịch đó phải được phép; hai là, không có hạn chếnào trong việc chuyển đổi (mua bán ngoại tệ) để phục vụ mục đích thanh toán; ba là,ngoại tệ phải được đáp ứng theo yêu cầu của người mua, phục vụ thanh toán cho giaodịch đó. Trên thực tế, có thể xảy ra trường hợp giao dịch đó là giao dịch được phép,nhưng việc mua ngoại tệ để thanh toán cho giao dịch đó bị hạn chế. Trường hợp này, khảnăng chuyển đổi của đồng tiền đã bị hạn chế. Thực tế, hoạt động ngoại hối được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Ngoại hối và đượcquy định chi tiết thi hành theo Nghị định 160 của Chính phủ, ban hành ngày 28/12/2006. Điều 5 quy định tự do hoá với giao dịch ngoại hối vãng lai: Các giao dịch thanh toánvà chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của người dân được tự do theo các nguyên tắcsau: Được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toánvà chuyển tiền. Có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tíndụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài. Khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ranước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, người dân không phải xuất trình các chứngtừ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam. Chính vì vậy, có thể nói rằng việc tự do hóa giao dịch vãng lai có ảnh hưởng lớntới hoạt động doanh nghiệp và đại bộ phận dân cư. Cụ thể là việc mua ngoại tệ phục vụnhu cầu cá nhân như: du lịch, khám chữa bệnh, du học hay của các doanh nghiệp khithanh toán xuất nhập khẩu, vay tín dụng thương mại nước ngoài ngắn hạn sẽ không nhiềuthủ tục về giấy phép như hiện nay. Cũng theo quy định trong Pháp lệnh Ngoại hối, ngườidân và các tổ chức kinh tế còn được trực tiếp vay trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tựvay tự chịu trách nhiệm. Các giao dịch vãng lai bao gồm các khoản thanh toán 3
  4. và chuyển tiền liên quan đếnxuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; các khoản vay tín dụng thương mại và ngânhàng ngắn hạn; các khoản chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng... Khi xuất nhập cảnh, các cá nhân sẽ không phải khai báo nếu mang ngoại tệ hayđồng VN bằng tiền mặt dưới hạn mức qui định (hạn mức đang áp dụng hiện nay là 7.000USD)... Trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua bán chứng khoán, cácgiấy tờ có giá khác và góp vốn, mua cổ phần tại VN, phải mở tài khoản vốn đầu tư giántiếp bằng đồng VN tại ngân hàng... Hiện trạng tự do giao dịch vãng lai tại Việt Nam: − Thực tế trong những năm qua, người dân có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ mạnhnhư USD hoặc Euro vẫn tìm điểm đến là các tiệm vàng. Theo quy định, người dân muốnmua USD tại các ngân hàng hay các quầy thu đổi ngoại tệ chính thức phải xuất trình đủcác loại giấy tờ chứng thực việc cần mua USD cho việc chuyển ra nước ngoài nộp họcphí hay đi du lịch... Do đó, trong trường hợp người dân muốn mua USD để tích trữ thì họkhông thể nào tìm đến các điểm giao dịch ngoại hối chính thức. Khi đó họ sẽ tìm đến cácđiểm mua bán ngoại tệ không hợp pháp. Ở đây họ có thể dễ dàng mua bán, trao đổi bấtkỳ loại ngoại tệ thông dụng nào mà không cần xuất trình bất kỳ loại giấy tờ nào. − Hạn chế khi kết chuyển ngoại hối: Khi xuất nhập cảnh, các cá nhân sẽ không phảiLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 7/89 8. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namkhai báo nếu mang ngoại tệ hay đồng VN bằng tiền mặt dưới hạn mức qui định (hạn mứcđang áp dụng hiện nay là 7.000 USD)... Trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoàimuốn mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và góp vốn, mua cổ phần tại VN,phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng VN tại ngân hàng...2.1.2. Tự do hóa tài khoản vốn Tự do hóa tài khoản vốn là việc cho tự do tiến hành chuyển đổi các tài sản tàichính trong nước thành tài sản tài chính ở nước ngoài và ngược lại theo tỷ giá hối đoái dothị trường quy định. Ở nhiều nước đang phát triển, những chuyển đổi như vậy thường bị hạn chếnghiêm ngặt bởi hàng loạt quy chế. Mục đích của sự hạn chế này là để giữ tiết kiệm ở lạitrong nước và phục vụ cho đầu tư trong nước, tránh để nền kinh tế của đất nước bị ảnhhưởng bởi những cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên, từ thập niên 1970 và thập niên 1980,ngày càng nhiều quốc gia nhận ra rằng chỉ tiết kiệm trong nước không đủ để đáp ứng nhucầu tài chính cho đầu tư trong nước. Vì thế, họ đã huy động cả tiết kiệm ngoài nước dướihình thức cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp. Khi chiều chuyển đổitài sản tài chính ở nước ngoài thành tài sản tài chính ở trong nước được chấp nhận, tựnhiên các nước này bị đòi hỏi phải chấp nhận cả chiều ngược lại với lý do là để bảo vệ lợiích của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây chính là tự do hóa tài khoản vốn. T ự do hóa tài khoản vốn làm cho vốn tự do luân chuyển qua biên giới quốc gia.Nó giúp cho nền kinh tế quốc gia trở nên linh hoạt hơn, hội nhập sâu hơn vào kinh tế khuvực và thế giới. Song, nó cũng làm cho nền kinh tế quốc gia trở nên dễ bị tổn thươnghơn. Tại Việt Nam, tự do hóa tài khoản vốn đang từng bước thực hiện là một trong bốnnội dung của Lộ trình Hội nhập Tiền tệ và Tài chính khu vực ASEAN được thông qua tạiHội nghị Bộ trưởng T ài chính ASEAN lần thứ 7 vào tháng 8/2003 với mục tiêu là tự dohóa hơn các luồng chu chuyển vốn vào năm 2020. T rên cơ sở đó, Nhóm Công tác về tựdo hoá tài khoản vốn (cấp kỹ thuật) đã được thành lập để triển khai các kế hoạch đã đượcđề ra trong Lộ trình Tự do hoá tài khoản vốn. Tự do hóa tài khoản vốn nhằm tạo thuận lợi và tự do hóa hơn nữa các luồng luânchuyển vốn được đề ra trong Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AECBlueprint), theo đó, tự do hóa các luồng chu chuyển vốn được thực hiện theo các nguyêntắc: (i) tự do hóa tài khoản vốn phù hợp với điều kiện thực tế và mức độ sẵn sàng của cácLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 8/89 9. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namnước thành viên; (ii) cho phép phòng vệ chính đáng trước các nguy cơ mất ổn định kinhtế vĩ mô và rủi ro hệ thống; và (iii) đảm bảo chia sẻ lợi ích giữa tất cả các nước ASEAN. Trên cơ sở các nguyên tắc định hướng nêu trên, các nước thành viên sẽ tiến hànhtự do hoá theo bốn bước sau: (i) nới lỏng hoặc loại bỏ các qui định liên quan đến giaodịch vãng lai (2008-2015); áp dụng Điều VIII của IMF về loại bỏ hạn chế đối với cácthanh toán và chuyển tiền để thực hiện các giao dịch vãng lai quốc tế vào năm 2011; (ii)đánh giá và dần dần nới lỏng các qui định về chuyển tiền quốc tế liên quan đến FDI(2008-2015); (iii) đánh giá và dần dần nới lỏng các qui định về các luồng vốn đầu tư giántiếp; đặc biệt các qui định về nợ và cổ phần (2009-2015); và (iv) đánh giá và dần dần nớilỏng các qui định về các luồng vốn khác, đặc biệt cả qui định về vay nợ nước ngoài dàihạn của người cư trú (2011-2015). Tiến trình thực hiện và định hướng trong thời gian tới Theo lộ trình hội nhập tài chính tiền tệ, nguyên tắc tự do hoá tài khoản vốn phảiđảm bảo quá trình tự do hoá có trật tự, phù hợp với kế hoạch của từng quốc gia, từngnước thành viên sẽ thực hiện quá trình tự do hoá tài khoản vốn theo phương thức là tổnghợp quy chế hiện hành về tài khoản vốn và tự đưa ra một chương trình tự do hoá cáckhoản mục trong tài khoản vốn. T rên cơ sở đó, hàng năm các nước sẽ báo cáo, trao đổi về các biện pháp, chínhsách tự do hoá các khoản mục của nước mình. Điều đó sẽ giúp Việt nam cũng như cácnước cập nhật được các biện pháp, chính sách về việc loại bỏ dần các rào cản đối với cácluồng luân chuyển vốn của từng nước trong khu vực. − Chu chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia tăng mạnh cả về qui mô và tốc độ − Mỗi quốc gia cần có chính sách và biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo ổn địnhkinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Trong đó, cần xác định được động cơ và nguyênnhân của luồng vốn vào, cơ cấu luồng vốn, tác động của nó đến nền kinh tế và hệ thốngtài chính. T rong thời gian qua, Việt Nam đã và đang thực hiện tự do hóa tài khoản vốn mộtcách có trật tự: − Thu hút FDI và mở cửa ngoại thương, nới lỏng kiểm soát lợi nhuận chuyển ra − Nhà đầu tư được phép mua trái phiếu chính phủ với khối lượng và giá trị khônghạn chế, mua 49% cổ phiếu doanh nghiệp và 30% cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, do độ mở của nền kinh tế lớn, Việt Nam cũng chịu những tác động bấtLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 9/89 10. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namlợi của dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào trong như áp lực lạm phát, thâm hụt cán cânvãng lai... Do đó, trước những biến động của môi trường kinh tế trong nước và toàn cầu,trong thời gian tới, Việt Nam cần có những đánh giá thận trọng đối với việc thực hiện lộtrình tự do hóa tài khoản vốn nhằm đảm bảo việc thực hiện các cam kết của khu vực vàquốc tế, đồng thời đảm bảo duy trì được các mục tiêu của các chính sách tài khóa, tiền tệvà tỷ giá. Theo lộ trình đã được đề ra trong AEC, trong thời gian tới Việt Nam loại bỏ dầncác rào 4
  5. cản đối với các luồng luân chuyển vốn trong khu vực theo lịch trình sau: (i): Ràsoát, đánh giá về các rào cản đối với các luồng vốn gián tiếp (2009-2010); (ii) Dỡ bỏ dầncác rào cản đã được xác định đối với các luồng luân chuyển vốn: Luồng vốn FDI, bắt đầudỡ bỏ từ năm 2010; Luồng vốn đầu tư gián tiếp, bắt đầu dỡ bỏ từ năm 2011; Luồng vốnkhác, bắt đầu dỡ bỏ từ năm 2012. T uy nhiên, để tự do hóa an toàn và có tác dụng tích cựcđến tăng trưởng kinh tế, cần phải hiểu và thi hành những chính sách cần thiết để tạo tiềnđề cho tự do hóa xảy ra một cách trôi chảy. Kinh nghiệm tự do hóa tài khoản vốn ở các nước trên thế giới và quá trình tự dohóa đang diễn ra ở T rung Quốc, nước láng giềng với nhiều điểm tương đồng về thể chếchính trị và kinh tế với Việt Nam: − Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 : xem xét lại những vấn đề liênquan đến tự do hóa tài khoản vốn với vai trò trọng yếu của hệ thống tài chính được chếtài tốt, quản lý tốt, và tư bản hóa tốt càng được coi trọng hơn. Các nhà làm chính sách đãnhìn nhận đúng đắn hơn rằng tự do hóa tài khoản vốn phụ thuộc vào một loạt các chínhsách hữu hiệu. − Tự do hóa tài khoản vốn thường xuyên gây ra các cuộc khủng hoảng ở cả các nềnkinh tế phát triển và đang phát triển (ở khu vực Scandinavia, Mỹ Latinh, và Đông á), tựdo hóa tài khoản vốn đã hấp thu một lượng vốn chảy vào nền kinh tế quá lớn so với khảnăng hấp thụ của chúng một cách an toàn. Thời gian trôi qua, vốn chảy vào biến thànhvốn chảy ra, để lộ ra một hệ thống tài chính què quặt. − Nhờ có tăng trưởng nhanh hơn và/hoặc lạm phát cao hơn, lãi suất có xu hướng caohơn ở nước có tài khoản được tự do hóa so với mức quốc tế. Lãi suất cao hơn này, kếthợp với sự hiện diện của nhiều cơ hội mới nảy sinh từ việc tự do hóa, dẫn đến dòng vốnchảy vào tăng lên mạnh − Tăng trưởng tiền tệ nhanh, và thậm chí tăng trưởng tín dụng nhanh hơn, giá cácLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 10/89 11. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namloại tài sản tăng kiểu bong bóng, và cơn sốt đầu tư và tiêu dùng. − Khi tính cạnh tranh bị giảm sút, tài khoản vãng lai thâm hụt, và nợ xấu tăng lên,làm xói mòn lòng tin của các nhà đầu tư. Sự tăng giá của bản tệ, hoặc là do sự lên giá vềdanh nghĩa, hoặc là do lạm phát cao hơn, làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu,và do đó làm tăng thêm thâm hụt tài khoản vãng lai. − Sau giai đoạn giá các loại tài sản đạt đỉnh điểm, lượng tín dụng cho vay đầu tư bấtđộng sản và chứng khoán trở nên khó thu hồi, trong khi đó các khoản đầu tư kinh doanhkhông còn mang lại mấy lợi nhuận. Mất cân đối trong cán cân vãng lai và sự mong manhdễ vỡ của hệ thống tài chính là dấu hiệu của rủi ro và thúc đẩy vốn chảy ngược ra ngoài.Sự đổ ngược vốn ra ngoài như vậy gây áp lực lên tỷ giá và thị trường tài sản nội địa vàđặt các cơ quan quản lý vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan giữa một bên là nâng lãi suất,và một bên là để cho bản tệ bị mất giá. − Bản tệ mất giá sẽ làm tăng gánh nặng nghĩa vụ tài chính cho những doanh nghiệpvay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt khi sự phá giá diễn ra sau giai đoạn tỷ giá được ấn định.Trong trường hợp xấu nhất thì sự chảy ngược vốn ra bất thình lình sẽ châm ngòi cho cáccuộc khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ nghiêm trọng ở Scandinavia, Mỹ La tinh và Đôngá, mặc dầu giữa chúng có những khác biệt đáng kể. Tổng kết và liên hệ có thể rút ra từ những kinh nghiệm quốc tế này: − Thứ nhất, phải theo đuổi các chính sách thương mại và vĩ mô lành mạnh để giảmthiểu rủi ro của việc tự do hóa tài khoản vốn. − Thứ hai, các nền kinh tế phải củng cố hệ thống tài chính và hạ tầng cơ sở giám sátcủa mình trước khi mở cửa tài khoản vốn. − Thứ ba, một khu vực doanh nghiệp với công tác tài chính yếu ớt và sự quản trịkém có thể lạm dụng một cách có hệ thống những cơ hội đem lại bởi tự do hóa tài khoảnvốn. − Thứ tư, nhiều người ủng hộ quan điểm rằng cơ chế tỷ giá linh hoạt là một điềukiện quan trọng để hạn chế sự tích đọng những rủi ro trên bảng cân đối tài sản liên quanđến sự lệch khớp về tiền tệ (currency mismatches) và để ngăn chặn áp lực trên thị trườngngoại hối căng thẳng quá mức biến thành khủng hoảng tài chính trên diện rộng. − Cuối cùng, một số thiên về kết luận rằng vốn chảy vào cần được quản lý hay đổihướng bằng những phương pháp như dự trữ bắt buộc đối với các khoản vốn ngắn hạntheo kiểu ở Chile.Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 T rang 11/89 12. Tài chính tiền tệ Đề tài: T ự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: T S. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam Mặc dù còn nhiều bất đồng nhưng người ta thống nhất với nhau rằng tự do hóa tàikhoản vốn chỉ thành công ở những nền kinh tế có môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh, vàtự do hóa tài khoản vốn là một phần khăng khít của chương trình cải cách. Thiếu sót ởcác lĩnh vực khác cũng có thể dẫn đến những kết quả đáng tiếc từ việc tự do hóa tàikhoản vốn. Một số đặc điểm chính của nền kinh tế T rung Quốc. Tình trạng kinh tế của TrungQuốc có khác biệt lớn so với của các nước ở Mỹ Latinh và Châu Á: − Trước tiên, dù T rung Quốc đang thực thi việc kiểm soát ngoại hối chặt chẽ, TrungQuốc đã mở rộng cửa cho các dòng vốn nước ngoài. Thậm chí người ta có thể nói rằngTrung Quốc đã mở cửa cho FDI còn rộng hơn cả nhiều nước OECD. Đặc biệt, TrungQuốc gần đây đã khuyến khích FDI ra nước ngoài, vào các dự án về năng lượng và kỹthuật. − Ngoài ra, đồng CNY được sử dụng khá phổ biến ở những nước láng giềng, đôi khicó thể coi như một ngoại tệ mạnh. Có lẽ bằng chứng về độ mở rộng rãi về tài chính củaTrung Quốc có thể thấy qua tốc độ phát triển của tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngânhàng Trung Quốc, một phần vì chính phủ cho phép duy trì lãi suất tiền gửi ngoại tệ ởTrung Quốc khá gần với mức trên thị trường quốc tế. Sự biến động tiền gửi ngoại tệ hàngtháng theo sát những biến động về biên độ lãi suất và dự đoán về tỷ giá. Những yếu tố vềmở cửa tài chính này sẽ tạo thuận lợi cho việc tự do hóa tài khoản vốn vì nhiều điềuchỉnh lớn cần thực hiện khi tự do hóa đã được thực hiện. − Nhưng do tiền gửi bằng ngoại tệ tăng nhanh, kết hợp với xu hướng giảm cho vaybằng ngoại tệ của các ngân hàng Trung Quốc, hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã dưthừa vốn thanh khoản bằng ngoại tệ. Nguồn vốn này, tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng dựtrữ ngoại hối, đã góp thêm vào luồng vốn ngoại tệ đổ ra khỏi Trung Quốc lên đến 140 tỷUSD trong thời kỳ 1999 - 2001. Bởi vậy, câu hỏi liên quan đến việc tự do hóa tài khoảnvốn của Trung Quốc không còn là câu hỏi liệu có cho phép vốn ngoại tệ chảy ra nướcngoài hay không, mà là câu hỏi liệu có phải tạo ra thêm các kênh dẫn để vốn ngoại tệ đổra nước ngoài nhiều hơn, và làm thế nào để quá trình này được dễ dàng hơn. − Thứ hai, và có lẽ là yếu tố tích cực và quan trọng nhất cho việc tự do hóa tài khoảnvốn, nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh trong thập kỷ qua, lêntới trên 9%/năm. Là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tỷ lệ tiết kiệmtrong dân cư lên tới 40% GDP, Trung Quốc dễ dàng đa dạng hóa các hạng mục tài sảnLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 T rang 12/89 5
  6. 13. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namtrong nước và tạo ra một môi trường thuận lợi cho các thể chế nội địa. − Thứ ba, lãi suất nội địa T rung Quốc không vượt xa mức trên thị trường tiền tệquốc tế. Vào đầu năm 1990, Trung Quốc có mức lạm phát tương đối cao, nhưng sau đógiảm được xuống mức thấp nhờ thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong những năm gần đây,giá cả ở T rung Quốc lại giảm xuống ở mức nhẹ. Lãi suất nội địa, về cơ bản vẫn do nhànước thiết lập, giảm xuống thấp theo lạm phát, bằng hoặc thậm chí thấp hơn mức quốc tế. − Thứ tư, đồng CNY đã được tự do chuyển đổi trên tài khoản vãng lai năm 1996, vàđược neo với USD từ năm 1994. T rong nhiều năm, Trung Quốc có thặng dư tài khoảnvãng lai vừa phải và có lượng vốn ngoại tệ đổ vào trung bình lớn hơn luồng vốn đổ ra.Luồng vốn FDI khá ổn định chiếm một khoản lớn trong tài khoản vốn, bên cạnh dự trữngoại hối khổng lồ lên đến nhiều trăm tỷ USD. Kết quả là Trung Quốc là chủ nợ ròng củathế giới. Và trong mọi trường hợp, qũy dự trữ ngoại tệ khổng lồ này đủ sức khắc phụcmọi biến động gây ra từ các tài sản nợ ngắn hạn. Sau gia nhập WTO, luồng FDI chảy vàocàng lớn hơn nữa. Vì vậy, có thể nói là sự phụ thuộc của T rung Quốc vào nguồn FDI ổnđịnh và cán cân đối ngoại của họ tạo thuận lợi cho tự do hóa tài khoản vốn. − Thứ năm, ngược lại, chính sách tài chính của Trung Quốc lại là một điểm bất lợicho tự do hóa tài khoản vốn. Đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn đi vayđã diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng tỷ trọng nợ trên GDP mà chính phủ công bố thì vẫn ởtrong mức kiểm soát được. T uy nhiên, hệ thống hưu trí đói vốn và hệ thống ngân hàng cótỷ trọng vốn an toàn ở mức thấp là một điều đáng lo ngại. Những khoản vốn cần thiết nàycho thấy gánh nặng về nợ thực tế lớn hơn nhiều mức công bố. − Thứ sáu, và là hiểm họa lớn nhất khi tự do hóa tài khoản vốn, hệ thống tài chínhcủa Trung Quốc bị chi phối chủ yếu bởi hệ thống ngân hàng tuy lớn và có lượng thanhkhoản lớn nhưng lại không mạnh. Tỷ trọng tiền M2/GDP đã đạt đến 165% GDP gần đây,là mức rất cao so với bất kỳ một tiêu chuẩn nào. Các ngân hàng T rung Quốc cũng có khảnăng thanh khoản lớn: tỷ lệ dư nợ cho vay/tiền gửi, khoảng trên 80%. Nhưng hệ thốngngân hàng này bị coi là yếu về mặt năng lực chi trả, vì tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, trên10%, mặc dù chính phủ đã có những nỗ lực lớn để giảm nợ xấu từ mức trên 30%. Điều khác biệt về tình trạng kinh tế giữa Trung Quốc và các nước khác có liênquan T rung Quốc có 2 điểm khác biệt cơ bản về điều kiện ban đầu khi tự do hóa tàikhoản vốn so với các nước nói ở phần trên. Một là, Trung Quốc đang trải qua thời kỳ giáLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 13/89 14. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: T S. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namổn định, thậm chí hơi giảm, lãi suất danh nghĩa thấp, và giá trị các tài sản (cổ phiếu, tráiphiếu...) cao. T rong khi đó, ở các nước tự do hóa tài khoản vốn và bị khủng hoảng,thường có lạm phát tương đối cao, lãi suất bản tệ cao, và giá trị các tài sản thấp. Hai là,Trung Quốc hấp thu được một luồng vốn FDI lớn, dự trữ ngoại tệ lớn, và là một chủ nợcủa thế giới, thay vì phải phụ thuộc vào vốn ngắn hạn mang tính đầu cơ, dự trữ ngoại tệhạn hẹp và nợ nước ngoài lớn như ở các nước khác nói ở đây. Nói chung, những điều kiện ban đầu của một nền kinh tế quyết định mức rủi rotrong việc tự do hóa tài khoản vốn. Có thể dự đoán rằng sau khi mở tài khoản vốn ởTrung Quốc, chỉ có FDI sẽ tăng lên mạnh mẽ, và rủi ro đi kèm với nó không phải là đánglo ngại. Thách thức chính cho T rung Quốc có lẽ nằm ở việc quản lý thành công tự do hóatài khoản vốn thông qua nhiều kênh khác nhau, ngoài các kênh truyền thống như gửi tiềnbằng ngoại tệ vào ngân hàng, trả trước các khoản nợ bằng USD, và đầu tư vào thị trườngchứng khoán Hong Kong. T ình trạng kinh tế hiện tại của Trung Quốc, với vốn bắt đầu chảy ra khỏi lãnh thổ,đặt ra những câu hỏi thú vị về chính sách. Về sự tồn tại lẫn lộn cả tiền gửi ngoại tệ và bảntệ, kinh nghiệm thế giới cho thấy tỷ giá linh động hơn nữa và quá trình tự do hóa lãi suấtđang diễn ra tại Trung Quốc sẽ làm thay đổi đáng kể cơ cấu tiền gửi và cho vay bằngngoại tệ và bản tệ, có lẽ đôi lúc sẽ thúc đẩy mạnh dòng vốn chảy ra. T rong khi có thểnâng lãi suất để ngăn chặn dòng vốn chảy ra này, nhưng lãi suất tăng xảy ra trùng hợpvới giá tài sản giảm sẽ đặt ra một tình thoái lưỡng nan về chính sách tiền tệ. Để giải quyếtvấn đề này, liệu có nên áp dụng một mức dự trữ bắt buộc trên tài khỏan tiền gửi bằngngoại tệ (ở trong nước) khác với mức áp dụng trên tài khoản tiền gửi bản tệ không (đểhạn chế việc chuyển đổi từ bản tệ sang ngoại tệ), như đã được thực hiện ở những nướckhác? Tất nhiên, câu trả lời phải tính đến thực tế rằng tiền gửi ở nước ngoài thì không bịáp dụng dự trữ bắt buộc. Do đó, biện pháp áp dụng dự trữ bắt buộc này sẽ trở nên vô hiệutrừ khi áp dụng trở lại các biện pháp kiểm soát lưu chuyển ngoại hối để hạn chế việcchuyển đổi CNY thành ngoại tệ của dân chúng sống ở T rung Quốc. Về tự do hóa dần dần dòng lưu chuyển 2 chiều của vốn đầu tư vào các hạng mụctài sản, Trung Quốc nên làm thế nào để thiết lập thăng bằng giữa kiểm soát và khuyếnkhích vốn đầu tư gián tiếp vào nước này? Ví dụ, một mặt, Trung Quốc có nên xem xétthiết lập một chương trình chỉ cho phép các nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài đủ tư cáchLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 14/89 15. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namđược đầu tư vào các loại tài sản nội địa, và, mặt khác, chỉ cho phép các nhà đầu tư là tổchức nội địa đủ tư cách được đầu tư vốn gián tiếp ra nước ngoài? Nếu dòng vốn đầu tưgián tiếp chảy ra lớn quá mức thì có nên áp dụng phí ở dưới dạng nào đó, có thể liên quanđến độ dài thời gian nắm giữ nguồn vốn này, và được điều chỉnh thích hợp để tác độngđến dòng chảy này, theo cùng cách thức mà các quỹ đầu tư sử dụng để điều chỉnh hành vicủa cổ đông? Hiển nhiên, câu trả lời cho những câu hỏi này không chỉ phụ thuộc vàonhững điều kiện ban đầu mà còn dựa vào tầm quan trọng tương đối của nhiều mục tiêuchính sách và mức độ tự do hóa tài khoản vốn cần phải đạt được. Và triển vọng tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam So sánh với Trung Quốc và các nước khác nêu ở trên thì rõ ràng Việt Nam nằmđâu đó giữa hai thái cực. Một mặt, Việt Nam chia xẻ một số điểm tương đồng với TrungQuốc như có một nguồn vốn FDI đổ vào khá dồi dào (tính theo tỷ trọng GDP thì thậm chícòn lớn hơn của Trung Quốc); giá trị các tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu) đang lêncao, theo sát diễn biến lạc quan của tăng trưởng kinh tế cao (khoảng 8%/năm); sự phụthuộc vào và tỷ trọng vốn đầu tư gián tiếp trong tổng các nguồn tài trợ từ nước ngoài cònthấp; vai trò can thiệp và tham gia vào nền kinh tế của chính phủ rất lớn, thông qua đầu tưnhà nước và khối doanh nghiệp nhà nước, làm cho thâm hụt ngân sách luôn ở mức khácao và luôn cần bổ sung thêm vốn. Mặt khác, Việt Nam cũng có nhiều điểm giống các nước bị khủng hoảng tài chínhkhi tự do hóa tài khoản vốn, như có lạm phát tương đối cao (gần 8% trong mấy năm gầnđây), lãi suất danh nghĩa VND cao, dự trữ ngoại hối còn hạn hẹp, thâm hụt tài khoảnvãng lai kinh niên, và nợ nước ngoài tương đối lớn. Ngoài ra, Việt Nam giống tất cả cácnước có liên quan ở điểm là hệ thống tài 6
  7. chính còn rất yếu kém, với tỷ lệ nợ xấu cao, rủiro hệ thống lớn, thông lệ cho vay bất cẩn, chế độ quản trị ngân hàng còn yếu kém, và cơchế tỷ giá còn cứng nhắc... Với những đặc điểm này, có thể thấy rằng các điều kiện tiền đề cho tự do hóa tàikhoản vốn ở Việt Nam một cách an toàn là chưa tồn tại hoặc chưa đầy đủ, nhất là nhữngđiều kiện tiền đề về nền kinh tế vĩ mô lành mạnh, cũng như một hệ thống tài chính và hạtầng cơ sở giám sát vững chắc. Cũng không kém phần quan trọng là chính phủ và ngườidân Việt Nam có quá ít kinh nghiệm bước đầu với việc tự do hóa tài khoản vốn (như chophép đầu tư trực tiếp/gián tiếp ra nước ngoài - một hiện tượng mới được đề cập đến gầnđây).Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 15/89 16. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam Về giải pháp thúc đẩy hình thành các điều kiện tiền đề này, có lẽ không gì thíchhợp hơn việc nghiên cứu mô hình tự do hóa của các nước trên thế giới, đặc biệt TrungQuốc, như nêu ở trên, tập trung vào những lợi thế, thách thức, và những khó xử trongchính sách liên quan đến quá trình tự do hóa của họ để làm bài học cho Việt Nam. Có thểthấy trước rằng việc tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam cũng đồng nghĩa với một cuộccải cách sâu rộng và đồng bộ trên nhiều mặt của nền kinh tế vĩ mô mà một trục trặc trongquá trình này cũng sẽ làm cái giá phải trả cho việc tự do hóa trở nên đắt hơn nhiều.2.1.3. Chính sách tiền lương và giá cả Hiện VN đang duy trì 3 mức lương tối thiểu giữa 3 loại hình DN (DN có vốn đầutư nước ngoài, DNNN, DN tư nhân). Mặt khác, trên thực tế, mức tiền lương mà NLĐ VNhiện đang được nhận chưa đủ đáp ứng cho đời sống, mức tiền lương hầu như không dựatrên sự thỏa thuận giữa chủ sử dụng LĐ và NLĐ, mà thường là sự áp đặt của người sửdụng LĐ dao động quanh mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Điều đó đòi hỏiphải có lộ trình cải cách cụ thể, tích cực, phù hợp trong thời gian tới. “ Hội nghị đối thoại của các cơ quan/viện nghiên cứu và đào tạo Á – Âu” lần thứnhất với nội dung “ So sánh chính sách tiền lương tối thiểu” đã tổ chức rất thành công ởDusseldorf, Đức năm 2009. Năm nay, khi diễn ra tại VN, các đại biểu đều mong muốntrao đổi kinh nghiệm, quan điểm trên cơ sở những mối quan tâm chung về các vấn đềchính sách liên quan đến LĐ, thông qua việc nhấn mạnh đối thoại, thương lượng về vấnđề tiền lương tối thiểu; tiền lương tối thiểu khu vực phi chính thức; tiền lương với pháttriển kinh tế, nhằm đưa ra những cơ sở khoa học để chính sách tiền lương phù hợp vàthúc đẩy phát triển kinh tế; cũng như sự lớn mạnh của phong trào CN, CĐ hai châu lục. Các khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương: − Theo quan niệm của Mác: Tiền lương là biểu hiện sống bằng tiền của giá trị sứclao động. − T heo quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền lương là giá cả của laođộng, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. − Theo Điều 55 - Bộ Luật Lao Động Việt Nam quy định tiền lương của người laođộng là do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất laođộng, chất lượng và hiệu quả công việc. Hiện nghị định 28/2010/NĐ-CP (ban hành ngày25/3/2010), từ 1/5 mức lương tối thiểu chung sẽ lên 730.000đ/tháng. Mức lương nàyđược áp dụng đối với: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chứcLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 T rang 16/89 17. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namchính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị -xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạtđộng theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và công ty TNHH 1 thành viên do Nhànước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanhnghiệp. Vì vậy, tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội biểu hiện bằng tiền đượctrả cho người lao động dựa trên số lượng và chất lượng lao động của mọi người dùng đểbù đắp lại hao phí lao động của mọi người và nó là một vấn đề thiết thực đối với cán bộcông nhân viên.Tiền lương được quy định một cách đúng đắn, là yếu tố kích thích sảnxuất mạnh mẽ, nó kích thích người lao động ra sức sản xuất và làm việc, nâng cao trìnhđộ tay nghề, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. Người lao động sau khi sử dụng sức lao động tạo ra sản phẩm thì được trả một sốtiền công nhất định. Xét về hiện tượng ta thấy sức lao động được đem trao đổi để lấy tiềncông. Vậy có thể coi sức lao động là hàng hoá, một loại hàng hoá đặc biệt. Và tiền lươngchính là giá cả của hàng hoá đặc biệt đó, hàng hoá sức lao động. Vì hàng hoá sức laođộng cần được đem ra trao đổi trên thị trường lao động trên cơ sở thoả thuận giữa ngườimua với người bán, chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Do đó giá cảsức lao động sẽ biến đổi theo giá cả của các yếu tố cấu thành cũng như quan hệ cung cầuvề lao động. Như vậy khi coi tiền công là giá trị của lao động thì giá cả này sẽ hình thànhtrên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Giá cả sức laođộng hay tiền công có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào cung cầu hàng hoá sức lao động.Như vậy giá cả tiền công thường xuyên biến động nhưng nó phải xoay quanh giá trị sứclao động cung như các loại hàng hoá thông thường khác, nó đòi hỏi một cách khách quanyêu cầu tính đúng, tính đủ giá trị của nó. Mặt khác giá tiền công có biến động như thế nàothì cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu để người lao động có thể tồn tại và tiếp tục laođộng. Vai trò của tiền lương: − Vai trò tái sản suất sức lao động − Vai trò kích thích sản xuất − Vai trò tái sản suất sức lao động − Vai trò tích luỹ Các nhân tố ảnh hưởng tiền lương:Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 17/89 18. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam − Nhóm nhân tố thuộc thị trường lao động: Cung – cầu lao động ảnh hưởng trực tiếpđến tiền lương. − Nhóm nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp: Các chính sách, Khả năng tàichính, Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh tới tiền lương. − Nhóm nhân tố thuộc bản thân người lao động: Trình độ lao động, T hâm niên côngtác, mức độ hoàn thành công việc nhanh hay chậm, đảm bảo chất lượng hay không đềuảnh hưởng ngay đến tiền lương của người lao động. − Nhóm nhân tố thuộc giá trị công việc: Mức hấp dẫn của công việc, mức độ phứctạp của công việc, điều kiện thực hiện công việc, yêu cầu của công việc đối với ngườithực hiện. − Các nhân tố khác: ở đâu có sự phân biệt đối xử về màu da, giới tính, độ tuổi, thànhthị và nông thôn, ở đó có sự chênh lệch về tiền lương rất lớn, không phản ánh được mứclao động thực tế của người lao động đã bỏ ra, không đảm bảo nguyên tắc trả lương nào cảnhưng trên thực tế vẫn tồn tại. Ngoài ra, sự khác nhau về mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng tớitiền lương của lao động Khái niệm giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiềnphải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịchvụ, hay một tài sản nào đó. Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoayquanh giá trị. Khi cung và cầu 7
  8. của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp vớinhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, trường hợp này ít khixảy ra. Giá cả của hàng hoá sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơncầu. Ngược lại, nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá đó. Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào: − Giá trị của bản thân hàng hoá đó − Giá trị của đồng tiền − Quan hệ cung và cầu cầu về hàng hoá T ương quan giữa chính sách lương và giá tại Việt Nam: được xem là cuộc rượtđuổi khó có hồi kết bởi nhũng yếu tố tác động như sau: − Tiền lương tối thiểu được hiểu là mức lương đủ đảm bảo cho cuộc sống tối thiểucủa người lao động mới điều chỉnh khoảng giữa năm 2010 nhưng. Thế nhưng, trên thựctế, lương tối thiểu và thực tiễn cuộc sống vẫn còn khoảng cách . Vấn đề hiện nay là phảiLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 T rang 18/89 19. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namlàm sao xây dựng mức lương tối thiểu phù hợp với nhu cầu thực tế ở thời điểm công bốnhư quy định tại điều 56 Bộ luật Lao động: “ Mức lương tối thiểu được ấn định theo giásinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện laođộng bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức laođộng mở rộng...”. − Quan trọng nhất vẫn là, tiền lương không thể áp đặt mà phải theo hướng thị trường- hình thành trên cơ sở mức sống, quan hệ cung cầu lao động và thỏa ước lao động tậpthể. − Để thoát ra khỏi giới hạn ngân sách khi quỹ lương hiện đã chiếm trên 30% tổngchi ngân sách và bằng 60% của chi thường xuyên là điều rất khó khăn (dù nhu cầu tănglương cho cán bộ công chức là hết sức cấp bách) nhưng vẫn có thể thực hiện được. − Cần phải thu nhỏ bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế những người ăn bám vàongân sách đồng thời gia tăng năng lực quản lý các nguồn thu, chi ngân sách. Nếu làmđược điều này, không chỉ sẽ thực hiện được việc tăng mức lương tối thiểu mà còn có thểgiảm thiểu được sự nhũng nhiễu trong hàng ngũ cán bộ công chức. − Các doanh nghiệp cũng mong muốn lương tối thiểu sát với thực tế. Ngoài ra,lương tối thiểu thấp hơn lương thực tế cũng là một bất lợi cho các doanh nghiệp trongnước khi thương lượng bán hàng cho nước ngoài vì các đối tác thường dựa vào mứclương quy định chung của Nhà nước để tính ra đơn giá. Vì vậy, phần lớn các doanhnghiệp đều mong muốn mức lương tối thiểu tiệm cận với mức lương thực tế mà doanhnghiệp đang trả. − Từ đầu năm 2011 đến nay, việc nhà nước điều cbhỉnh tỷ giá, tăng giá xăng, giáđiện đã làm gia tăng hầu hết chi phí đầu vào các mặt hàng thiết yếu như xi măng, thép,…cùng lạm phát tăng cao đã hỗ trợ tâm lý giá cả các nhóm mặt hàng lương thực phẩm, nhàở, dịch vụ tăng cao. − Giá cả tăng không chỉ khiến cho người mua lo lắng mà người bán cũng lo ngại.Người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, lượng tiêu thụ ít đi ảnh hưởng rất lớn đến đời sốngcủa người lao động. Chính phủ đang vận động người dân đồng cam cộng khổ với nhữngkhó khăn của nền kinh tế trong thời buổi lạm phát. Thế nhưng để người dân thực sự đồnglòng thì Chính phủ, trong phạm vi có thể kiểm soát được, cũng cần đảm bảo rằng gánhnặng khó khăn được phân bổ một cách công bằng. Đồng thời, Chính phủ cũng cần cảithiện hiệu quả của nền kinh tế để từ đó có cơ sở cải thiện phúc lợi của nhân dân.Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 T rang 19/89 20. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam2.2. Chính sách tài khóa2.2.1. Giai đoạn 1991 - 2007 Từ năm 1991 – 2007, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể được chia thành 3 giaiđoạn: tăng trưởng cao (1991 - 1996), suy thoái (1997 - 2001), phục hồi (2002 - 2007).Như vậy, từ năm 1991 đến năm 2007, nền kinh tế đã trải qua giai đoạn suy thoái vàChính phủ đã sử dụng biện pháp kích thích bằng chính sách tài khóa. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Chính phủ đã thực hiện nhiềuchính sách năng động khác nhau để kích thích kinh tế, như cải cách thể chế kinh tế vậnhành theo cơ chế thị trường, mở cửa thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế,đẩy mạnh tự do hóa hệ thống tài chính và phát triển thị trường tài chính năng động... Nhưvậy, vấn đề tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1997 đến nay không thể chỉ giải thích ởbiến số chính sách tài khóa duy nhất. Có điều cần lưu ý, sự thay đổi tỷ lệ tăng trưởng từnăm “ đáy” của suy thoái đến năm sau đó là lớn hơn khi có những thay đổi cơ bản củachính sách tài khóa như: giảm mức huy động nguồn thu thuế thông qua chương trình cảicách thuế bước 2 và 3, đặc biệt gia tăng chi đầu tư công thông qua các chương trình kíchcầu từ nguồn vốn ngân sách và phát hành trái phiếu chính phủ... Tuy vậy, điều này cũngchưa đủ cơ sở khoa học để khẳng định, chính sách tài khóa có hiệu ứng tốt đến ổn địnhchu kỳ và khắc phục suy thoái kinh tế, mà cần có sự đo lường bằng phương pháp địnhlượng.2.2.2. Giai đoạn 2007 – 2008 T ừ cuối năm 2007 đến tháng 3-2008, chính sách kinh tế được chi phối bởi mụctiêu tăng trưởng GDP 9%, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kế hoạch năm năm sớm (chỉtrong ba năm), vượt ngưỡng nước có thu nhập trung bình ngay trong năm 2008... Mặc dù đã có những cảnh báo sớm từ cuối năm 2007 về chất lượng tăng trưởngthấp, chất lượng cuộc sống của người dân bị giảm sút, song quyết tâm của Chính phủ rõràng là phải đạt được những thành tựu ấn tượng, vượt lên trên tất cả các thời kỳ trướcđây. Ý chí và mục tiêu đó được sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế và các nhà ngoạigiao qua những lời ca tụng không ngớt về những thành tựu nổi bật của Việt Nam, về vịthế mới của Việt Nam trên trường quốc tế (thành viên WTO, lần đầu tiên được bầu làthành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc...) và về dòng vốn nướcngoài đầu tư trực tiếp và gián tiếp ào ạt đổ vào trong nước.Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 20/89 21. Tài chính tiền tệ Đề tài: T ự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: T S. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam Trước những thay đổi mạnh mẽ về luồng vốn, tác động từ bên ngoài như vậy, lẽ raphải thực hiện ngay những cải cách cơ cấu và thể chế cần thiết để nâng cao năng lựcgiám sát, quản lý các lĩnh vực trọng yếu như ngân hàng, thị trường chứng khoán, thịtrường bất động sản, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính theo hướngmở rộng công khai minh bạch, mở rộng sự tham gia giám sát của các nhà khoa học, hiệphội chuyên môn trong quá trình chuẩn bị quyết định, soạn thảo chính sách. Song, trên thực tế Chính phủ đã dồn dập triển khai các biện pháp và các công trìnhđể đạt các mục tiêu đề ra: việc phân cấp (về nguyên tắc là đúng đắn và cần thiết) quá mứccho chính quyền địa phương cấp tỉnh về đầu tư (trong nước và ngoài nước), việc cấp đất,mở khu công nghiệp... đã tạo ra những chồng chéo và dư thừa đáng lo ngại về quá nhiềucông trình đầu tư vào sân golf, bất động sản, nhà máy thép, nhà máy lọc dầu lớn nhỏ. Hệ quả là bên cạnh sự năng động và tăng nhanh về số lượng, các quyết định hàngtỉ đô la Mỹ ở các địa phương, tập đoàn kinh tế, liên quan đến năng lượng, kết cấu hạtầng, nguồn nhân lực ở tầm kinh tế quốc dân, rất hệ trọng cho quốc kế dân sinh đã đượcquyết định 8
  9. một cách nhanh chóng, thiếu sự thẩm định cần thiết của các chuyên gia, hộiđồng thẩm định có chuyên môn ở các bộ, ngành và thiếu sự tham gia của các tổ chứcquần chúng. Bắt đầu từ quý 3-2008 một sự cộng hưởng ngoài ý muốn giữa hiệu lực của cácbiện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ với tác động của cuộc khủng hoảng tàichính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã xuất hiện. Giá hàng loạt nguyên vật liệu trên thế giớigiảm mạnh khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm dần và chỉ số giá của hai tháng 10 và 11lần lượt giảm thấp hơn tháng trước. Trong tháng 8-2008 đã có hai lần điều chỉnh giảm giá bán xăng và dầu hỏa, bảođảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng, tăng cường công tácthu ngân sách để bảo đảm nhiệm vụ được giao, kết hợp với việc rà soát nợ đọng thuế,chống thất thu, tiếp tục rà soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắtgiảm, đình hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu tư không có hiệuquả, không tăng chi ngoài dự toán, dành nguồn kinh phí cho bảo đảm an sinh xã hội, xemxét điều chỉnh giảm mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bình ổn thị trường, hạn chếnhập siêu... Theo bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2008 Nhà nước đã cam kết cắt giảm2.700 tỉ đồng chi thường xuyên (bao gồm quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước,Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 21/89 22. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namđảng…), và 5.992 tỉ đồng (tương ứng 8% kế hoạch năm) chi cho đầu tư phát triển (baogồm các công trình cơ sở hạ tầng…). Hai khoản cắt giảm trong chi tiêu công nêu trênđược các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các tỉnh cam kết thực hiện vào tháng 7 vừa quanhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, theo báo cáo mới công bố của tổng cục Thống kê, tổng chi ngân sáchnhà nước năm 2008 tăng tới 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm. Trongsố đó, chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên vượt dự toán tương ứng ở mức 118,3%và 113,3%.Như vậy, rõ ràng là chính sách tài khoá đã không được thực hiện nghiêm túcnhư cam kết ban đầu, nhất là trong nhóm tám giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát.2.2.3. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay Chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới , kinh tế trong nước đangđối mặt với nhiều khó khăn. Thị trường xuất khẩu và đầu tư thế giới giảm sút đột ngột,nền kinh tế Việt Nam đã lập tức rơi vào suy giảm, từ mức tăng trưởng trên 7% (năm2008) xuống còn 3,1% vào quý I-2009. Giá một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm mạnh,như giá gạo trong tháng 10-2009 giảm tới 20%, cà phê giảm tới 34,5%, cao su giảm gần50%... T rước tình hình đó, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệtnhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững. Mộttrong những giải pháp chủ yếu là Chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu.Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, góikích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và dàihạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Từ cuối năm 2008, Nhiều chính sách thuế mới nhằm thực hiện chủ trương kíchcầu, giảm khó khăn cho doanh nghiệp (DN) theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinhtế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội đã được triển khai thực hiện. Những chính sách thuế trên là đòn bẩy thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng. Nếu nhưtrước đây DN phải thực hiện nghĩa vụ thuế ngay khi phát sinh thu nhập, thì giờ đây, chủtrương của Chính phủ giảm 30% thuế thu nhập DN trong quý 4/2008 và cả năm 2009,giãn nộp thuế thu nhập DN trong thời gian 9 tháng đối với các DN nhỏ và vừa và các DNtrong một số ngành nghề đã góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho nhiều DN. Mặc dùchính sách này không trực tiếp giải quyết được vấn đề cơ bản của DN là thiếu đầu ra choLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 T rang 22/89 23. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namsản phẩm nhưng đây vẫn là một chính sách được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênhvì nhờ nó DN giảm được chi phí. Việc giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với 19 nhómmặt hàng thuộc các ngành hàng mà trước đây có thuế suất là 10% đã tác động trực tiếpđối với DN để phục vụ cho việc giảm giá hàng bán, giúp kích cầu tiêu dùng trong bốicảnh suy giảm kinh tế hiện nay. Cùng với đó, đối tượng được tạm hoàn thuế giá trị gia tăng là các tổ chức sản xuất,kinh doanh hàng hóa xuất khẩu có hàng hóa đang trong thời gian chưa được phía nướcngoài thanh toán qua ngân hàng theo hợp đồng. Ngoài ra, các đối tượng DN khác, nếu cơquan thuế xác định đủ điều kiện được hoàn thuế thì vẫn được giải quyết, không cần chờkiểm tra, xác minh rồi mới hoàn thuế như thông lệ. Ngoài ra, chính sách giãn và miễn nộp thuế thu nhập cá nhân đối với một số loạithu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, từ bản quyền, chuyển nhượng thương mại,đầu tư vốn, thừa kế và quà tặng, được các nhà chính sách đánh giá sẽ giúp tăng thu nhậpkhả dụng, nhờ đó tăng chi tiêu của người tiêu dùng. Việc thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chínhsách vĩ mô khác đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và tốc độ tăngtrưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% (từ 23% năm 2008),thị trường chứng khoán và các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồitừng bước. Năm 2010, kinh tế nước ta đã khắc phục được đà suy thoái nhưng vẫn tiềm ẩnnhiều yếu tố gây bất ổn vĩ mô. Yếu tố bất ổn dễ nhận thấy nhất là nguy cơ lạm phát caoquay trở lại do độ trễ của lượng cung tiền khá lớn được Nhà nước bơm vào thị trườngtrong các năm 2008 - 2009 để thực hiện các giải pháp phục hồi tăng trưởng kinh tế. Tiếpđến là nguy cơ thâm hụt cán cân thanh toán, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu làdo tình trạng nhập siêu. Trong năm 2008, quy mô nhập siêu của nước ta lên tới 17,5 tỉUSD, và năm 2009 nhập siêu khoảng 12 tỉ USD. Cùng với nguy cơ tái lạm phát cao, nếutỷ lệ nhập siêu tiếp tục tăng cao trong năm nay sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát kép, tức làvừa lạm phát trong nước, vừa nhập khẩu lạm phát. Một rủi ro tiềm ẩn khác trong chínhsách tiền tệ là tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại thời điểm này đangđược cho là có vấn đề, do các ngân hàng thương mại có thể chạy đua nâng cao lãi suất đểhuy động vốn. Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ thực hiện 6 nhóm giải pháp đồng bộ cùngLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 23/89 24. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namvới gói kích cầu thứ hai để nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó, tập trung vốn đầu tư chophát triển các dự án, công trình có hiệu quả, có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụngsớm trong năm 2010 - 2011, thay vì mở rộng đầu tư trong bối cảnh khan hiếm vốn, tỷ lệvốn đầu tư trên GDP cao và hệ số ICOR cao. Để thực hiện tốt các mục tiêu này, cần chọnlọc hơn khi triển khai gói kích thích kinh tế bổ sung, chỉ 9
  10. ưu tiên hỗ trợ những ngành, lĩnhvực trực tiếp sản xuất tiêu thụ trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, gói kíchthích kinh tế bổ sung đặt trọng tâm vào chính sách tài khóa (chính sách thuế, tài chính,ngân sách...) và cải cách hành chính nhằm làm cho chính sách dễ đi vào hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp.2.3. Chính sách tiền tệ2.3.1. Tính chuyển đổi của đồng tiền T heo Quỹ T iền tệ Quốc tế ( IMF), đồng tiền tự do chuyển đổi là đồng tiền của mộtnước hội viên mà IMF nhận thấy đồng tiền đó được sử dụng rộng rãi để thanh toán cácgiao dịch quốc tế và được mua bán rộng rãi trên thị trường ngoại hối chủ chốt. Có nghĩa là đồng tiền đó phải được chấp nhận ở trong nước và trên phạm vi quốctế. Theo đó, đồng tiền tự do chuyển đổi gắn chặt với sức mạnh nền kinh tế, đó phải là nềnkinh tế có sức cạnh tranh cao và có tính ổn định kinh tế vĩ mô bền vững. Mặt khác, để tự do chuyển đổi, trước hết đồng tiền đó phải có tính chuyển đổi, cónghĩa là đồng tiền đó có thể được chuyển đổi sang ngoại tệ mà không có bất kỳ hạn chếnào. Biểu đồ 1: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 1/2009 – 6/2010 Đối với Việt Nam, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam (VND) là mụctiêu đã được khẳng định trong Pháp lệnh ngoại hối và hướng tới đồng tiền tự do chuyểnđổi hoàn toàn là một mục tiêu mong muốnLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 24/89 25. Tài chính tiền tệ Đề tài: T ự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: T S. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam Pháp lệnh ngoại hối ban hành năm 2005 là cơ sở pháp lý rất thông thoáng cho tínhchuyển đổi của VND. Tháng 11/2005, IMF chính thức công nhận Việt Nam đã thực hiệntự do hóa giao dịch vãng lai, có nghĩa là VND đã được chuyển đổi tự do trong các giaodịch vãng lai, còn giao dịch vốn chưa được tự do hoàn toàn, nhưng những hạn chế làkhông nhiều. Hiện nay, trong giao dịch vốn chỉ còn hạn chế về dòng vốn đầu tư gián tiếp,bên cạnh đó là một số hạn chế về đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnhthì tính chuyển đổi của VND còn thấp, bởi các lý do cơ bản sau: − Thứ nhất, nền kinh tế còn một số bất cập. T hực trạng của nền kinh tế Việt Namhiện nay cho thấy, trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghinhận trong phát triển kinh tế, đặc biệt là nhanh chóng vượt qua thời kỳ bất lợi của cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2010 tươngđối khả quan, đạt mức trên 6% (Quý I, GDP tăng trưởng 5,82%, quý II tăng gần 6,4%);lạm phát được kiểm soát ở mức mong muốn và tương đối ổn định trong 3 tháng gần đây(tháng 3, CPI tăng 0,75%, tháng 4 tăng 0,14%, tháng 5 tăng 0,27%, tháng 6 tăng 0,22%);đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, tháng 6, FDI tăng 900 triệu USD, nâng mức vốnFDI 6 tháng lên 5,4 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo đánh giácủa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T rung ương, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủyếu vẫn theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng lực cạnh tranh của nềnkinh tế còn thấp so với thế giới. Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh tại Diễn đàn kinhtế thế giới năm 2010 cho thấy, xếp năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2009 – 2010đứng thứ 75/133 ( năm 2008 – 2009 đứng thứ 70/132). Có sự mất cân đối kinh tế vĩ mônhư thâm hụt lớn giữa tiết kiệm và đầu tư, vấn đề nợ công ngày càng tăng, tiềm ẩn nguycơ lạm phát. − Thứ hai, thị trường tài chính tiềm ẩn một số nhân tố bất ổn. Khủng hoảng tài chínhtoàn cầu và những bất cập của nền kinh tế Việt Nam được biểu hiện rõ nét trong năm2008 – 2009 vừa qua (lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, đầu tư nước ngoàigiảm…), cùng với hệ lụy của các giải pháp, chính sách chống suy giảm kinh tế đã gâynên những hạn chế nhất định đến mức độ chuyển đổi của VND, đó là gây sự ép giảm giáVND, gây khan hiếm ngoại tệ, nhu cầu thanh toán ngoại tệ của doanh nghiệp có nhữnglúc không được đáp ứng đầy đủ và kịp thời… Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với cácbộ, ngành thực hiện hàng loạt biện pháp đồng bộ như điều chỉnh biên độ tỷ giá, chốngLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 25/89 26. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namđầu cơ ngoại tệ, thắt chặt kỷ luật thị trường ngoại hối, hạn chế nhập siêu, xử lý hài hòamối quan hệ giữa lãi suất VND với lãi suất ngoại tệ và tỷ giá, xử lý vấn đề sàn vàng…Các biện pháp đó đến nay đã phát huy hiệu quả, tỷ giá tương đối ổn định và có chiềuhướng đi xuống (trong 6 tháng, chỉ số giá USD giảm 0,17% so với tháng trước. Đây làtháng thứ 3 liên tiếp USD giảm giá), ngoại tệ trên thị trường không còn khan hiếm, cácdoanh nghiệp được đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu mua ngoại tệ Có thể nói, để VND trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi là vấn đề lớn, vấn đềmang tầm vóc quốc gia, gắn liền với lộ trình phát triển kinh tế, phát triển thị trường tàichính tự do hóa và phát triển hệ thống tài chính vững mạnh.2.3.2. Hệ thống ngân hàng Ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập Tổ chức Thương mạiThế giới (WT O) của Việt Nam với lộ trình 7 năm. Chính vì vậy trong bối cảnh Việt Namgia nhập WTO, hơn bất cứ ngành nào, lĩnh vực ngân hàng cần phải tăng tốc cải cáchnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị thua thiệt ngay trên chính "sân nhà". Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trongviệc lành mạnh hóa khu vực ngân hàng thông qua việc triển khai Đề án củng cố, chấnchỉnh các NHTMCP ( năm 1998) và Đề án cơ cấu lại các NHTMNN ( năm 2001), gỡ bỏdần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần của các định chế tài chính nước ngoài theonhững cam kết trong Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (năm 2006), “ mở” toàn bộ cácquy định về việc khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngânhàng nước ngoài theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác thươngmại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN (năm 2008). Những nỗ lực trênnhằm lành mạnh hóa tài chính, tăng cường kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàngvà nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Chương trình cải cách ngânhàng cũng nhận được sự hỗ trợ quan trọng về tài chính và kỹ thuật của cộng đồng quốctế, đặc biệt WB, ADB, IMF và chính phủ các nước. Vấn đề cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể chia theo 2 giai đoạn, tươngứng với sự phát triển và thay đổi chính sách của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Giai đoạn 1: Thời điểm trước gia nhập WTO ( 07/11/2006) − Tăng trưởng về quy mô và số lượng Sau giai đoạn bùng phát vào đầu những năm 1990 và thu hẹp bớt trong giai đoạnhậu khủng hoảng tài chính năm 1997, hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam trongLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 26/89 27. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namnhững năm qua tương đối ổn định về mặt số lượng. Với khoảng 78 ngân hàng các loạitrong năm 2006, bao gồm 5 NHTMQD, 37 NHTMCP, 31 chi nhánh ngân hàng nướcngoài và 5 ngân hàng liên Doanh. Trong đó quan trọng nhất là hệ thống NHTMQD 10
  11. vàNHTMCP Bảng 1: Số lượng các ngân hàng giai đoạn 1991-2006 Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 NHTMQD 4 4 4 5 5 5 5 5 NHTMCP 4 41 48 51 48 39 37 37 Chi nhánh NHNN 0 8 18 24 26 26 29 31 NHLD 1 3 4 4 4 4 4 5 T ổng số 9 56 74 84 83 74 75 78 Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mô các ngân hàng cũng tăng trưởng khámạnh mẽ. Sự tăng trưởng tập trung vào 2 mảng hoạt động truyền thống là cho vay và huyđộng. Tốc độ tín dụng và huy động tiền gửi ở mức rất cao, đạt trung bình khoảng 30%trong suốt giai đoạn 2002-2006. Biểu đồ 2: Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi giai đoạn 2002-2006 45.00% 40.00% 35.00% 30.00% Tăng trưởng tín dụng 25.00% Tăng trưởng tiền gửi 20.00% T ăng trưởng G P D 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% 2002 2003 2004 2005 2006 Tuy nhiên việc tăng trưởng nhanh của tín dụng khiến ngân hàng có nguy cơ đốimặt với rủi ro lớn hơn khi mà tỉ lệ tín dụng/ tiền gửi toàn ngành luôn ở mức trên 90%,cao hơn mức trung bình của khu vực (khoảng 83%). Ngoài hai mảng hoạt động truyền thống là tín dụng và huy động vốn, các mảnghoạt động dịch vụ khác của ngân hàng trong giai đoạn này chưa có sự phát triển mạnh mẽvà đa dạng. − Cổ phần hóa NHTMNN diễn ra chậm chạp: Báo cáo phát triển mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, ngân hàng làlĩnh vực chậm cải cách nhất trong nền kinh tế năng động của Việt Nam. Chưa hẳn đồngLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 T rang 27/89 28. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namtình với quan điểm này của WB, nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, thách thứclớn nhất đối với quá trình hội nhập quốc tế trong dịch vụ ngân hàng của Việt Nam là xuấtphát điểm thấp về trình độ phát triển thị trường, tiềm lực về vốn yếu, công nghệ và tổchức ngân hàng lạc hậu và trình độ quản lý thấp hơn so với nhiều nước trong khu vựccũng như trên thế giới. T uy nhiên, xu thế hội nhập của nền kinh tế nói chung và củangành ngân hàng nói riêng tạo ra sức ép cạnh tranh khá lớn, đòi hỏi phải có những cảicách lớn đối với ngân hàng quốc doanh. Vì thế, chủ trương cổ phần hóa các ngân hàngthương mại nhà nước ra đời nhằm tạo sức bật mới cho hệ thống ngân hàng trước ngưỡngcửa gia nhập WTO. Nhưng tiến trình này diễn ra hết sức chậm chạp. Đến cuối thời điểmViêt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2007, vẫn chưa có ngân hàng thương mại nàođược cổ phần hóa, mặc dù chủ trương đã có từ nhiều năm trước đó. Giai đoạn 2: Từ sau ngày 07/11/2006 đến nay: − Tăng trưởng về quy mô và số lượng Bảng 2: Số lượng các ngân hàng trong giai đoạn 2006-2009 Năm 2006 2007 2008 2009 Ngân hàng TMQD 5 5 3 3 Ngân hàng TMCP 37 37 39 39 Chi nhánh NHNN 31 33 39 40 Ngân hàng liên Doanh 5 5 5 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 0 0 5 5 T ổng số 78 80 91 92 Từ ngày 01/04/2007, theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam chính thức cho phépthành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng mới thành lập phải có vốn điều lệtối thiểu 1.000 tỷ đồng và phải đạt 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Riêng đối với các nhàđầu tư nước ngoài vẫn hạn chế ở mức 30%. Các cổ đông chiến lược nước ngoài chỉ đượcnắm giữ tối đa 20% vốn điều lệ và các tổ chức này phải có tổng tài sản tối thiểu là 20 tỷUSD. Tuy nhiên, sức hấp dẫn về tiềm năng tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của ngànhngân hàng đã khiến nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham gia thành lập ngân hàng mới. Song song đó, tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này khá nhanh, đặc biệt vàonăm 2007, khi mà tăng trưởng tín dụng lên tới 54%do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tếtăng cao, trong đó bao gồm cả nhu cầu vốn đầu tư chứng khoán và bất động sản. Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tín dụng đối với nềnkinh tế trong tháng 7, con số tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước công bố ướctính là 12,97% so với cuối năm 2009 và đến cuối tháng 8/2010 ước tăng 16,27% so vớiLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 T rang 28/89 29. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namcuối năm 2009.Cũng trong tháng 8, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tiếp tụccó tốc độ tăng trưởng cao hơn tín dụng; đến cuối tháng 8/2010 ước tăng 17,75% so vớicuối năm 2009. Biểu đồ 3: Tăng trưởng tín dụng (%) qua các tháng 8 tháng đầu năm 2009 và 2010 Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, tổng phương tiện thanh toántháng 8/2010 ước tăng 16,31% so với cuối năm 2009; Ngoài hai mảng truyền thống, mảng hoạt động dịch vụ cũng có sự phát triển mạnhmẽ. Các NHTM đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp và nâng cao năng lực quản trị, điềuhành trên cơ sở tăng cường áp dụng các thông lệ quốc tế về quản trị Doanh nghiêp vàtừng bước thiết lập các định chế quản trị rủi ro. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngânhàng được đưa vào vận hành năm 2002 và hạ tầng công nghệ thông tin của ngành ngânhàng được hiện đại hóa một bước góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển các dịch vụngân hàng mới, đặc biệt các dịch vụ thanh toán và ngân hàng điện tử (internet banking,telephone banking, ATM, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán…) Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ trong 5năm từ năm 2006-2010 đã tăng từ 50-100%. Riêng trong năm 2010 số lượng thẻ pháthành trên phạm vi cả nước năm 2010 là khoảng 28,5 triệu thẻ với hơn 11.000 máy ATMvà gần 50.000 thiết bị chấp nhận thẻ (POS) được lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị, kháchsạn, sân bay... Các ngân hàng thương mại ngày càng hoạt động mang tính chuyên nghiệp và cóuy tín hơn với quốc tế. Điển hình là các ngân hang: ACB, Techcombank, … − Cổ phần hóa NHTMQD thành NHTMCPLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 29/89 30. Tài chính tiền tệ Đề tài: T ự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: T S. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam Theo cam kết với WTO về ngành ngân hàng, từ tháng 12/2007, Việt Nam đã chínhthức thực hiện việc cổ phần hóa NHTMQD đầu tiên là Vietcombank. tiếp theo làVietinbank và sắp tới là BIDV. Việc đẩy mạnh cổ phần hóa các ngân hàng thương mạiquốc doanh đã góp phần vào việc nâng cao trình độ quản lý, tinh gọn bộ máy nhân sự,đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng cải cách cơ chế của hoạt động kinh doanh,giảm bớt sự phụ thuộc vào nhà nước, đem lại những cơ hội mới về huy động nguồn vốndài hạn hiệu quả, nhanh chóng và thuận tiện từ thị trường chứng khoán. Cho vay chính sách được tách khỏi cho vay thương mại và chấm dứt tình trạng cơquan quản lý nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh Doanh của các tổ chức tín dụng đểbảo đảm các tổ chức tín dụng, kể cả NHTMNN, thực hiện kinh Doanh theo nguyên tắcthị trường, tối đa hóa lợi nhuận. Quyền tự chủ kinh Doanh, tự chịu trách nhiệm về tàichính và các rủi ro ngày càng được thể chế hóa rõ rang và thực hiện tương đối hiệu quả,nhất là khu vực ngân hàng cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.2.3.3. Tự do hóa lãi suất Việc điều hành lãi suất đã từng bước gỡ bỏ dần các ràng buộc trong cơ chế điềuhành lãi suất. Qua nhiều lần thay đổi cơ chế điều hành lãi suất, hiện nay đã tiến tới tự dohóa lãi suất hoàn toàn. Có thể tham khảo bảng 3 11
  12. bảng lãi suất danh nghĩa qua các nămtrong phần phụ lục. Giai đoạn trước tháng 6/1992: ngân hàng nhà nước can thiệp ở mức độ cao và trựctiếp vào lãi suất thông qua ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Cơ chế lãi suất âmvà mang nặng tính chất bao cấp được duy trì trong suốt thời kỳ này.Giai đoạn từ tháng 6/1992 đến cuối năm 1995: chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơchế lãi suất thực dương, xóa bỏ về cơ bản sự chênh lệch lãi suất cho vay giữa các thànhphần kinh tế, quản lý lãi suất theo một khung bao gồm lãi suất tối thiểu về tiền gửi và lãisuất tối đa về tiền vay. Ngân hàng nhà nước cho phép ngân hàng thương mại được thỏathuận lãi suất với khách hàng ( áp dụng trong trường hợp huy động vốn bằng phát hànhkỳ phiếu – lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn 0.2%/tháng vàcho vay cao hơn mức trần 2.1%/tháng) Giai đoạn từ năm 1996- tháng 7/2000: Chuyển quy định khung lãi suất tối thiểu vềtiền gửi – lãi suất tối đa về tiền vay thành quy định các mức lãi suất “ trần” theo thời hạncho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suât huy động vốn bìnhquân 0.35%/tháng. Đến cuối tháng 1/1998, NHNN xóa bỏ quy định chênh lệch lãi suất,Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 30/89 31. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namchỉ còn quy định trần lãi suất cho vay. Tháng 11/1999, ngân hàng nhà nước đưa vào sửdụng nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ cho các ngân hàng thương mại, lãi suấttái chiết khấu được quy định ở mức thấp hơn 0.05%/tháng so với lãi suất tái cấp vốn.Tháng 7/2000, ngân hàng nhà nước đưa vào sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất thịtrường mở được hình thành qua các phiên giao dịch. Từ tháng 8.2000 đến tháng 5.2001 áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản, nghĩa là Ngânhàng Nhà nước sẽ công bố lãi suất cơ bản và biên độ dao động cho phép ngân hàngkhông được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản +0.3%/tháng đối với vốn ngắnhạn và 0.5%/tháng đối với vốn trung và dài hạn. Trên cơ sở đó ngân hàng thương mại sẽquyết định lãi suất kinh doanh của mình. T ừ tháng 6.2001 đến tháng 5.2002 áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản đối với đồngViệt Nam và lãi suất thị trường đối với ngoại tệ(USD). Tháng 11/2001, trần ngoại tệ chovay ngoại tệ được xóa bỏ, từ đó cho phép người cho vay ngoại tệ trong nước có thểthương lượng lãi suất với ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài Từ tháng 6.2002 đến nay thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận cho cả Việt Namđồng và ngoại tệ. Quyết định số 546/2002 QĐ-NHNN về thực hiện cơ chế lãi suất thỏathuận trong hoạt động tín dụng là một bước ngoặc lớn đánh dấu sự mở đầu trong việcthực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất. Nghĩa là việc ban hành lãi suất cơ bản của Ngân hàngNhà nước chỉ mang tính chất làm tín hiệu cho thị trường, lãi suất được hình thành hoàntoàn dựa trên quan hệ cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm trong quan hệ tàichính, tức là chính thức tự do hóa lãi suất. Thực trạng tự do hoá lãi suất Những mặt đạt được − Tiến hành cải cách, điều chỉnh chính sách lãi suất làm cho lãi suất trong nền kinhtế đã trở thành công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm thực thi chính sách tiền tệ, ổnđịnh môi trường kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát. − Lãi suất góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung, kích thích sự tiếtkiệm và khuyến khích đầu tư. Việc xóa dần chính sách ưu đãi về lãi suất đã dần dần tạođiều kiện cho các NHTM thực hiện tốt công tác hạch toán kinh tế và kinh doanh củamình được chủ động thuận lợi. − Chính sách lãi suất qua các lần biến đổi đã tiến dần đến tự do hóa lãi suất, chuẩn bịcho sự hội nhập về lãi suất với nền kinh tế thế giới.Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 31/89 32. Tài chính tiền tệ Đề tài: T ự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: T S. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam Những mặt còn hạn chế − Thị trường tiền tệ liên ngân hàng còn thấp kém, chưa phát triển, diễn biến lãi suấtchưa phản ánh xác thực tương quan cung cầu trên thị trường, chưa có lãi suất chuẩn trênthị trường tiền tệ. − NHNN chưa có cơ chế nắm bắt đầy đủ và kịp thời diễn biến lãi suất liên ngânhàng. − Tự do hóa lãi suất sẽ dẫn đến tình trạng chạy đua tăng lãi suất huy động vốn củacác NHTM. Với việc liên tục đẩy lãi suất tăng cao như hiện nay, mặt bằng lãi suất huyđộng vốn chung của các ngân hàng ở mức 14%-15%, trong khi lãi suất cho vay tối là18% sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để đảm bảo kinhdoanh có lợi nhuận, buộc các ngân hàng phải tăng các loại phí cấp tín dụng và phí thựchiện giao dịch tiền tệ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp cũngnhư gián tiếp đến nền kinh tế. Các giải pháp góp phần thành công quá trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam − Hoàn thiện các quy định về lãi suất, quy chế quản lý ngoại hối theo thông lệ quốctế. − Từng bước nới lỏng các quy định mang tính hành chính, tạo lập môi trường kinhdoanh bình đẳng hơn cho các NHTM. − Nâng cao năng lực quản lý và vai trò giám sát của NHNN. − Lành mạnh hóa tình hình tài chính của các NHTM, nâng cao năng lực cạnh tranhcủa các NHTM khu vực nhà nước, rà soát lại các NHTM cổ phần. Tóm lại: Quá trình tự do hóa lãi suất là một quá trình lâu dài, khó khăn. Nó gắnchặt với việc phát triển các thị trường tiền tệ và thị trường vốn trong nước, cũng như sựhoàn thiện của hệ thống pháp luật. Tự do hóa lãi suất là hạt nhân trong quá trình tự dohóa tài chính nội địa cũng như quốc tế; bởi vì để các quá trình tự do hóa tài khoản vốn, tựdo hóa tín dụng... thành công, đòi hỏi cơ chế lãi suất phải được vận hành theo quy luậtcung - cầu về vốn trên thị trường.2.3.4. Chính sách tỷ giá Trong điều kiện của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tác động điều tiết của tỷgiá hối đoái bị hạn chế rất nhiều và hầu như không phát huy tác dụng. T rong một thờiLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 32/89 33. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namgian dài ở nước ta, tỷ giá hối đoái cố định được ấn định rất cao, vừa không phản ánhđúng quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối vừa không phản ánh đúng giá trị củađồng tiền nội tệ. Có thể nói tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam lúc bấy giờ chỉ là hệsố quy đổi để các công ty thương mại quốc doanh lập kế hoạch và tính toán nội bộ. Tất cảđiều đó làm cho nền kinh tế trong một thời gian dài bị khủng hoảng trầm trọng. Trong xu thế cải cách từ một nền kinh tế kế hoạch đóng sang một nền kinh tế thịtrường mở, thể chế kinh tế mới ngày càng xác lập và phát triển. Ngân hàng nhà nước ViệtNam đã chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá linh hoạt có sự kiểm soát củanhà nước, là một sự lựa chọn đúng đắn của nhà nước trong điều kiện quá trình hội nhậpViệt Nam với thế giới. Việc áp dụng tỷ giá thả nổi có điều tiết sẽ có các điều lợi sau: Mộtlà, nó phản ánh kịp thời mọi quan hệ cung cầu trên thị trường, tranh được tình trạng xácđịnh tỷ giá quá cố định, xa rời thực tế của nền kinh tế. Hai là, sự can thiệp kịp thời củanhà nước đến tỷ giá sẽ tránh được những biến động không mong muốn có ảnh hưởng tiêucực đến tình hình kinh tế-xã hội. Ba là, giúp cho các Doanh nghiệp thương mại 12
  13. có cơ sởđể quyết định chính sách kinh doanh của mình, bởi vì họ có thể dự đoán được một cáchtương đối giá cả, chứ không phải luôn luôn vật lộn với những biến động thất thường củamột chế độ tỷ giá linh hoạt hoàn toàn. Ngân hàng nhà nước đã thực hiện việc công bố tỷ giá trên cơ sở giá bình quânchung trên thị trường liên ngân hàng và kèm theo biên độ dao động cho phép. Các biênđộ tỷ giá này ngày càng được nới rộng ra: ngày 1/7/2002, biên độ này được nới rộng ra từ+/-0.1% lên +/-0.25%, ngày 31/12/2006 từ +/-0.25% lên +/-0.5% và ngày 07/03/2008tăng từ +/-0.75 lên +/-1% và 24/02/2010 biên độ tỷ giá là +/-3%. Xem tại bảng 4: bảng tỷgiá hối đoái qua các năm trong phần phụ lục. Điều này cho thấy tỷ giá hoàn toàn đượcđiều chỉnh một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường. Đề cập đến vấn đề tỷ giá ở Việt Nam là một vấn đề hết sức nhạy cảm, liên quanđến hàng loạt các yếu tố cấu trúc kinh tế và cả vấn đề chính trị, xã hội. T heo đánh giácủa nhiều chuyên gia thì hiện nay đồng tiền Việt Nam đang được định giá khá cao so vớirổ tiền tệ. Còn quan điểm của Ngân hàng Nhà nước, vẫn một quan điểm thận trọng, chỉmở rộng biên độ tỷ giá giao dịch liên ngân hàng với một con số khiêm tốn từ +/-0,1% →+/-3%. Như vậy, nó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trườngquốc tế, ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu, sau đó làm NHNN khó điều hànhchính sách tiền tệ. Tỷ giá VND chủ yếu được đánh giá thông qua sự biến động của VNDLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 33/89 34. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namso với USD, điều này phản ánh đúng thực trạng giao dịch ngoại hối của nước ta, các hoạtđộng thanh toán bằng USD chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào một ngoại tệduy nhất là USD để xác định giá trị bản tệ thì quá mạo hiểm đối với hoạch định chínhsách vĩ mô. Do đó, chúng ta nên xem xét khả năng xác định linh hoạt tỷ giá VND tươngứng với một rổ tiền tệ là các ngoại tệ mạnh có tham gia thương mại với Việt Nam. Cónhư vậy VND mới được xác định đúng giá trị và giảm thiểu tâm lý sùng bái USD, dẫnđến tình trạng đô la hóa của đại bộ phận dân cư hiện nay.2.4. Vấn đề bay hơi ở thị trường tài chính Bay hơi tài chính là hiện tượng các luồng vốn đầu tư ngắn hạn sẽ đồng loạt chuyểnđổi; các cổ phiếu, trái phiếu sẽ được các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo đổi ra ngoại tệvà chuyển ra nước ngoài ... Tất cả điều này sẽ dẫn đến các luồng vốn ngắn hạn được ồ ạtrút ra khỏi đất nước. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần có nguồn vốn đầu tư dồi dào, có thể dựa vàonguồn vốn đầu tư nước ngoài và nguồn vốn đầu tư trong nước. Tuy nhiên, nếu cơ cấu vốnđầu tư không hợp lý: trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trực tiếp thấp vàvốn đầu tư gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn sẽ dẫn đến kết quả: − Nền kinh tế bị lệ thuộc vào bên ngoài ngày càng tăng. − Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (qua đầu tư gián tiếp) làm tăng cầu hàng hóatrong nước, tăng giá đồng bản tệ. Khi các luồng vốn ngắn hạn được rút ra ồ ạt nhất định sẽ gây hậu quả nặng nề đốivới thị trường tài chính trong nước: − Đồng bản tệ sụt giá nhanh chóng. − Tỷ giá tăng cao do sự giảm mạnh của đồng tiền trong nước. − Giá chứng khoán giảm mạnh. − Nền sản xuất bị khủng hoảng đình đốn. − Có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ. Dễ nhận thấy cuộc khủng hoảng Châu Á xảy ra trước đây chủ yếu là do định chếđầu tư mắc những khoản nợ lớn nhưng những khoản nợ này lại không được hậu thuẫnbằng những tài sản có tính thanh khoản cao, điều đó khiến các định chế này dễ bị tổnthương và gây ra cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng năm 1997. Hiện nay do các khoản đầu tư vào Việt Nam đều được hậu thuẫn mạnh mẽ bởi cáctài sản tư nhân và mang tính chiến lược hơn là chỉ tập trung vào thị trường cổ phiếu và thịLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 34/89 35. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namtrường bất động sản nên các khoản đầu tư này rất mạnh và khả năng rút vốn ồ ạt là rấtthấp Sự thành công của thị trường tài chính ở bất cứ Quốc gia nào cũng đều nhờ có môitrường pháp lý lành mạnh, hệ thống giao dịch mạnh, có cơ sở hạ tầng quản lý rủi ro, thịtrường thứ cấp phát triển và hệ thống ngân hàng tốt. Do đó, Việt Nam cần nhanh chóngxây dựng một thị trường tài chính năng động, có tính thanh khoản cao với sự tham giatích cực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.2.5. Đô la hóa và kiểm soát nguồn vốn nước ngoài khi thực hiện tự do hóa2.5.1. Đô la hóa a) Khái niệm Đô la hóa là tình trạng mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% trongtổng khối tiền tệ mở rộng bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiềngửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ. Đô la hóa được phân ra làm 3 loại như sau: − Đô la hóa không chính thức: là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trongnền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. Ở những nước có nềnkinh tế bị đô la hóa không chính thức, phần lớn người dân đã quen với việc sử dụng đồngđô la nhưng Chính Phủ vẫn cấm niêm yết giá hàng hóa bằng đô la, cấm dùng đô la đốivới hầu hết giao dịch trong nước. − Đô la hóa bán chính thức: hay còn gọi là đô la hóa từng phần là tình trạng đồng đôla được sử dụng như một đơn vị kế toán, phương tiện trao đổi, dự trữ giá trị và phươngtiện thanh toán trong khi đồng nội tệ vẫn tồn tại và lưu thông. Đồng đô la có chức năngnhư một đồng tiền hợp pháp thứ hai của nền kinh tế. Các nước ở tình trạng này vẫn duytrì một Ngân hàng Trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ. − Đô la hóa chính thức: hay còn gọi là đô la hóa hoàn toàn xảy ra khi đồng ngoại tệlà đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành. Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được sẻdụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân mà còn hợp pháp trong cáckhoản thanh toán của Chính Phủ. Nếu đồng nội tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếuvà thường chỉ là đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ. Thông thường, các nướcchỉ áp dụng đô la hóa chính thức khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổnđịnh kinh tế. b) Tình trạng đô la hóa ở Việt NamLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 35/89 36. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: T S. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam Ở Việt Nam, theo thống kê, tỷ lệ đô la hóa luôn ở mức trên 20% trong khi tỷ lệnày ở các nước trong khu vực thấp hơn rất nhiều, như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia...chỉ khoảng 7-10%. Mục tiêu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tới năm 2010 sẽ giảm tỷlệ này xuống còn 15%. Những năm qua, lượng tiền gửi tuyệt đối bằng USD tại các ngân hàng đã khôngngừng tăng lên, đặc biệt là ở hệ thống ngân hàng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh. Với nguồn vốn ngoại tệ đồ sộ đó, các ngân hàng thường có 2 cách lựachọn: một là đem gửi ở ngân hàng nước ngoài_những nước có lãi suất tiết kiệm bằngđồng USD cao hơn trong nước để kiếm lời bằng chênh lệch lãi suất hoặc thực hiệnnghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ quốc tế; hai là đầu tư và cho cácdoanh 13
  14. nghiệp trong nước vay. Cách thứ nhất buộc các ngân hàng phải có một lượng USDtương đối lớn, song hiệu quả kinh tế không cao, lại luôn tiềm tàng nhiều rủi ro do giáUSD trên thị trường thế giới luôn biến đổi thất thường. Điển hình là việc Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn đã từng có giai đoạn bị thua lỗ hàng chục triệu USDdo kinh doanh ngoại tệ. Chính vì vậy mà các ngân hàng thường thực hiện theo cách thứ2: đầu tư cho vay trong nước, và chính điều này đã làm gia tăng các giao dịch, thanh toánbằng USD trên nhiều loại thị trường. Điều này không những đẩy nhanh quá trình đô lahóa mà còn mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp vay vốn bằng USD: họ kinh doanhbằng VNĐ nhưng phải trả nợ ngân hàng bằng USD và nghiễm nhiên sẽ phải gánh chịurủi ro về tỷ giá. Một lĩnh vực đô la hóa tương đối mạnh đó là bán hàng qua mạng, kinh doanh cácsản phẩm nhập khẩu, nhất là đồ điện tử. Ta có thể thấy bằng trực giác việc niêm yết giábằng cả VNĐ lẫn USD ở hầu như 100% các trang web bán đồ điện tử như: máy vi tính,các thiết bị gia dụng nhập ngoại … Mặc dù hai loại giá được đặt song song nhưng việcthanh toán thực tế thì luôn được thực hiện bằng USD, nếu khách hàng thanh toán bằngVNĐ thì giá của hàng hóa sẽ dựa trên tỷ giá hối đoái giữa VN và USD ngày hôm thựchiện giao dịch. Những hàng hóa này thường là những hàng hóa mà doanh nghiệp ViệtNam phải nhập khẩu toàn bộ hoặc nhập khẩu từng linh kiện, nên giá của chúng phụ thuộchoàn toàn vào USD. Do vậy, các doanh nghiệp, để tránh rủi ro tỷ giá buộc phải niêm yếtgiá bằng USD c) Nguyên nhân tình trạng đôla hóa T rên thực tế ta thấy rằng lãi suất tiền gửi VNĐ cao hơn USD. Với mức chênh lệchLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 36/89 37. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: T S. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namlãi suất đáng kể đó thì gửi tiết kiệm bằng VNĐ sẽ cho ta mức lãi tiết kiệm cao hơn bấtchấp sự chênh lệch tỷ giá. Nhưng người dân vẫn có thói quen tích trữ USD hơn là VNĐ. Nguyên nhân mang tính lịch sử, đó là sự mất lòng tin vào đồng nội tệ của ngườidân do những cuộc khủng hoảng tiền tệ sau năm 1985 và những năm 1997-1998. T hêmvào đó là hiện tượng lạm phát phi mã trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên90 càng làm làm cho đồng nội tệ mất giá nhanh và tạo cho những người giữ tiền cảm thấyquá rủi ro khi giữ một khối lượng đồng nội tệ lớn. Hơn thế nữa, sau một thời gian ổnđịnh, chỉ số giá đang ngày càng gia tăng khiến mọi người thêm ngần ngại hơn trong việcchuyển từ ngoại tệ sang VNĐ. Người ta thích dùng USD không chỉ vì tính ổn định màcòn vì sự gọn nhẹ và tiện dụng của nó. Một nguyên nhân khác đó là nguồn ngoại tệ tiền mặt ở nước ta không ngừng tăngnhanh, đặc biệt là USD bởi vì nước ta có rất nhiều kênh để huy động ngoại tệ: − Nguồn kiêu hối ngày càng có xu hường tăng mạnh với mức tăng bình quân10%/năm và tới năm 2010 dự tính sẽ lên tới 8 tỷ USD. − Lượng ngoại tệ chi tiêu ở Việt Nam của khách du lịch nước ngoài cũng tăngnhanh cùng với lượng du khách đến Việt Nam. − Tiền lương và thu nhập của người Việt Nam làm việc trong các dự án liên doanh,dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, dự án quốc tế, cơ quan nước ngoài tại Việt Nam...được trả bằng ngoại tệ. − Số lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, làm ăn, học tập…ngày càng gia tăng, chi tiêu ngoại tệ tiền mặt rất lớn, nhất là tiền thuê nhà của các hộ giađình người Việt Nam và chi trả các dịch vụ khác. − Tiền viện trợ không hoàn lại, tiền của các tổ chức tài chính vi mô, tổ chức từ thiệnquốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài… Bên cạnh đó là nguồn vốn tài trợ của các tổchức tài chính tiền tệ quốc tế, Chính Phủ các nước. − Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm cả đầu tư trực tiêp và đầu tưgián tiếp. − Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày một gia tăng cùng với sự phát triển củanền kinh tế. − Ngoại tệ từ các hoạt động buôn lậu và một số nguồn ngoại tệ qua các hoạt độngkinh tế ngầm khác mà Chính Phủ Việt Nam chưa thể quản lý. Với lượng tiền mặt ngoại tệ lớn như vậy đang ồ ạt đổ về, buộc Việt Nam phảiLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 37/89 38. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namđứng trước tình trạng đô la hóa nền kinh tế ngày càng trầm trọng. d) Những tác động của đô la hoá Những tác động tích cực: − Tạo một cái van giảm áp lực đối với nền kinh tế trong những thời kỳ lạm phát cao,bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Do có một lượng lớn đô laMỹ trong hệ thống ngân hàng, sẽ là một công cụ tự bảo vệ chống lại lạm phát và làphương tiện để mua hàng hoá ở thị trường phi chính thức − Ở các nước đô la hoá chính thức, bằng việc sử dụng đồng ngoại tệ, họ sẽ duy trìđược tỷ lệ lạm phát gần với mức lạm phát thấp làm tăng sự an toàn đối với tài sản tưnhân, khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn. Hơn nữa, ở những nước này ngân hàngtrung ương sẽ không còn khả năng phát hành nhiều tiền và gây ra lạm phát, đồng thờingân sách nhà nước sẽ không thể trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trải thâmhụt ngân sách, kỷ luật về tiền tệ và ngân sách được thắt chặt. Do vậy, các chương trìnhngân sách sẽ mang tính tích cực hơn − Tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và khả năng hội nhập quốc tế. Vớimột lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽ có điều kiệncho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế việc phải vay nợ nước ngoài, và tăngcường khả năng kiểm soát của ngân hàng trung ương đối với luồng ngoại tệ. Đồng thời,các ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy quá trình hộinhập của thị trường trong nước với thị trường quốc tế − Hạ thấp chi phí giao dịch. Ở những nước đô la hoá chính thức, các chi phí nhưchênh lệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác đượcxoá bỏ. Các chi phí dự phòng cho rủi ro tỷ giá cũng không cần thiết, các ngân hàng có thểhạ thấp lượng dự trữ, vì thế giảm được chi phí kinh doanh − Thúc đẩy thương mại và đầu tư. Các nước thực hiện đô la hoá chính thức có thểloại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự dothương mại và đầu tư quốc tế. Các nền kinh tế đô la hoá có thể được, chênh lệch lãi suấtđối với vay nợ nước ngoài thấp hơn, chi ngân sách giảm xuống và thúc đẩy tăng trưởngvà đầu tư − Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phí chính thức. T ỷ giáchính thức càng sát với thị trường phi chính thức, tạo ra động cơ để chuyển các hoạt độngtừ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trường chính thức (thị trường hợpLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 38/89 39. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nampháp). Những tác động tiêu cực: − Ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. T rong một nền kinhtế có tỷ trọng ngoại tệ lớn, việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chínhsách tiền tệ sẽ bị mất tính độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn biến kinh tế quốc tế,nhất là khi xẩy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế − Làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách 14
  15. tiền tệ : + Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, do đódẫn đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thôngkém chính xác và kịp thời + Làm cho đồng nội tệ nhậy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, do đónhững cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu nền kinh tế thông quaviệc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả + Tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Đô la hoá có thểthực thi chính sách tỷ giá. Đô la hoá có thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn định,do người dân có xu hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu của đồng đôla Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá − Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới thực hiện phá giá đồng tiền, thìquốc gia bị đô la hoá sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của khu vực xuấtkhẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái − Ở các nước đô la hoá không chính thức, nhu cầu về nội tệ không ổn định. Trongtrường hợp có biến động, mọi người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể làm cho đồngnội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát. Khi người dân giữ một khối lượng lớn tiềngửi bằng ngoại tệ, những thay đổi về lãi suất trong nước hay nước ngoài có thể gây ra sựchuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác (hoạt động đầu cơ tỷ giá). Nhữngthay đổi này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc đặt mục tiêu cung tiềntrong nước và có thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngân hàng − Trường hợp tiền gửi của dân cư bằng ngoại tệ cao, nếu khi có biến động làm chongười dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong khi số ngoại tệ này đã được ngân hàng cho vay, đặcbiệt là cho vay dài hạn, khi đó ngân hàng nhà nước của nước bị đô la hoá cũng không thểhỗ trợ được vì không có chức năng phát hành đô la Mỹ − Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề vào nước Mỹ. Trong trường hợp đô la hoáLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 39/89 40. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namchính thức, chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất của đồng tiền khi đó sẽ do nước Mỹquyết định. Trong khi các nước đang phát triển và một nước phát triển như Mỹ không cóchu kỳ tăng trưởng kinh tế giống nhau, sự khác biệt về chu kỳ tăng trưởng kinh tế tại haikhu vực kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có những chính sách tiền tệ khác nhau − Đô la hoá chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là ngườicho vay cuối cùng của các ngân hàng. Trong các nước đang phát triển chưa bị đô la hoáhoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song công chúng vẫn tin tưởng vàosự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sựbảo lãnh ngầm của Nhà nước đối với các khoản tiền này. Điều này chỉ có thể làm đượcđối với đồng tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được đối với đô la Mỹ. Đối với vác nướcđô la hoá hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngânhàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùngcủa ngân hàng trung ương đã bị mất. Trước thực trạng trên, chúng ta cần phải nhận định rõ rằng: Đô la hóa là tình trạngkhó tránh khỏi đối với những nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyểnđổi nền kinh tế và từng bước hội nhập như Việt Nam. Xóa bỏ đô la hóa không phải là xóabỏ hoàn toàn và phủ định tất cả vì cũng giống như lạm phát, phải duy trì ở một mức độphù hợp và ổn định để thúc đẩy phát triển kinh tế. Chúng ta phải chấp nhận sự hiện diệncủa đô la hóa trên cơ sở kiềm chế, khai thác mặt lợi, hạn chế mặt tiêu cực.2.5.2. Kiểm soát nguồn vốn đầu tư nước ngoài Thu hút FDI có tầm quan trọng đối với Việt Nam, do Việt Nam là một quốc giađang phát triển, nhu cầu vốn cho nền kinh tế cao trong khi nội lực kinh tế còn yếu so vớimột số nước trong khu vực. Với hệ thống tài chính của Việt Nam hiện nay FDI là nguồnvốn tương đối tốt cho việc quản lý. Đồng thời các dự án FDI thường được đầu tư vàonhững lĩnh vực hợp lý và được giám sát chặt chẽ bởi các nhà đầu tư nước ngoài.Mặt khác thông qua huy động vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp, Việt Nam mới thu hútđược nhiều hơn vốn nước ngoài từ thị trường tài chính quốc tế. Với tình hình dòngvốn FDI hiện nay, ODA trở thành nguồn vốn quan trọng thứ hai đối với Việt Nam. Đâylà nguồn vốn với chi phí tương đối thấp, bởi nó thường được cung cấp với lãi suất ưuđãi, đôi khi còn được cung cấp dưới hình thức viện trợ không hoàn lại. ODA chủ yếuchảy vào các dự án đầu tư hướng đến các lợi ích xã hội, giao thông nông thôn, xóa đóigiảm nghèo, giáo dục, y tế… Do kênh huy động vốn qua hình thức phát hành cổ phiếu,Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 40/89 41. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namtrái phiếu, còn rất hạn chế, xa lạ đối với một số doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn vốn huyđộng cho sản xuất kinh doanh hầu hết là từ vốn dựa trên các điều kiện ưu đãi, bảo lãnhcủa Nhà nước. Việc quản lý vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp chưa chặtchẽ, trong vay nợ chưa xác định rõ mục tiêu, hiệu quả kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuấthàng hóa, xuất khẩu, tạo ngoại tệ trả nợ nước ngoài. Dòng ngoại hối chuyển về từ cáckhoản thu nhập cá nhân ở nước ngoài hoặc phần thu nhập chuyển về nước của lao độngViệt Nam tại nước ngoài. Đây là kết quả của quá trình hoàn thiện chính sách kiều hối,đảm bảo được quyền lợi của kiều bào. Đứng trên góc độ nguồn cung cấp vốn, đây lànguồn vốn rẻ nhất mà nền kinh tế có được, trên góc độ quản lý ngoại hối, kiều hối làmột kênh quan trọng để cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia Kiểm soát dòng vốn vào: Để đối phó với dòng vốn vào các nước đều thực hiệnmột chế độ tỷ giá linh hoạt, đó là sự duy trì hoặc giảm giá đồng tiền của mình để hỗ trợtính cạnh tranh xuất khẩu. Chính sách tài khóa cũng là một công cụ hữu hiệu đối phó vớidòng vốn vào, tăng thặng dư ngân sách chính phủ có thể giảm nhẹ áp lực lạm phátvà tăng tỷ giá thực. Áp dụng tỷ lệ tiền gửi bắt buộc có tính thay đổi đối với dòng vốnvào, tức là đặt ra các mức dự trữ tùy theo loại vốn vào và hoàn cảnh của dòng vốn vàonhằm giảm số lượng vốn vào. Tỷ lệ dự trữ có thể điều chỉnh tùy theo lượng vốnvào, nhưng không thay đổi theo thời gian đáo hạn. Do tiền gửi bắt buộc có tính thayđổi ngăn cản việc tiếp cận nguồn tài chính nước ngoài có khả năng làm tăng tính cạnhtranh giữa ngân hàng và các công ty trong nước, cho nên điều này cần được hạn chế sửdụng ở những giai đoạn có dòng vốn vào nhiều do tăng nhanh tỷ giá. Cần đánh thuếvào những giao dịch ngoại hối dù tỷ lệ rất thấp. T huế này được đặt ra đối với người muahoặc người bán tiền tệ trong nước hoặc cả hai. Đánh thuế theo một cuộc mua bán xoaydòng đối với giao dịch ngoại hối thì sẽ có hiệu quả hơn. Thuế suất có thể điều chỉnh tùytheo mức độ mở cửa của thị trường vốn và mức độ dòng vốn ngắn hạn. Sự hiện diện củaloại thuế này vẫn tồn tại thiếu sót. Bằng cách giảm tỷ suất sinh lợi đối với cổ phần trongnước, thì thuế này sẽ làm cho cổ phiếu trong nước ít hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tưnước ngoài và nó còn làm giảm tính thanh khoản. Hơn nữa thuế này có thể làm cho thịtrường ngoại hối mất tính ổn định. Sử dụng thuế giao dịch ngoại hối làm giảm bớt sựmiễn cưỡng của các nước đang phát triển nhằm mở rộng thị trường tài 15
  16. chính: Lợi íchcủa sự lưu chuyển vốn giữa các quốc gia là rõ ràng, và một trong những điều kiện đểđược hưởng lợi từ các dòng vốn quốc tế là sự mở cửa thị trường và tự do hóa cácLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 T rang 41/89 42. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namgiao dịch tài chính. Do đó, việc lạm dụng các biện pháp kiểm soát vốn có thể làm chonền kinh tế chịu nhiều hậu quả tiêu cực. Mặt khác kiểm soát vốn làm tăng chi phí và cácrào cản bất lợi cho việc tiếp xúc với thị trường vốn quốc tế. Mặc dù các nhà đầu tưthường thành công trong việc tránh kiểm soát, nhưng việc kiểm soát vốn cũng gánh chịumột cái giá phải trả đáng kể trong việc giao dịch tài sản quốc tế, các dòng chảy của vốn,thì nó có thể hạn chế cả những dòng vốn có lợi. Giải pháp tác động lên dòng vốn ra: Là một biện pháp cần sử dụng để điều tiếtdòng vốn ra sao cho các dòng vốn ra phải chậm rãi, nằm trong tầm kiểm soát, tạođiều kiện để có thời gian chuẩn bị đưa ra các biện pháp ứng phó với sự sụt giảm nguồnngoại tệ trong nước và sự tăng lên của đồng nội tệ. Có một số giải pháp như: Quy địnhduy trì trong 12 tháng đối với việc hồi hương của các dòng vốn đầu tư nước ngoài; ngăncản các giao dịch giữa tài khoản trong nước với nước ngoài; làm đóng băng tài khoảnquốc tế hạn chế các dòng ngoại tệ đổ ra nước ngoài; các giao dịch ngoại hối chỉ được chophép khi cósự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Mọi sự vận hành của các dòng vốn ravào cần phải thông qua hệ thống và chịu sự giám sát của ngân hàng Nhà nước. Các giaodịch vốn, giao dịch ngoại hối, chuyển tiền về nước hay chuyển tiền ra nước ngoài đềuphải thông qua cơ chế giám sát của ngân hàng Nhà nước. Hoàn thiện hơn nữa hoạtđộng của thị trường chứng khoán để thị trường này là một kênh thu hút và kiểmsoát vốn hiệu quả. Tăng cường dữ trữ đầy đủ ngoại tệ, tăng tốc quá trình cải cáchkinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính, từ đó tạo niềm tin của các nhà đầu tư vào sự điềuhành của Nhà nước. Chính sách nhằm giảm thiểu nguy cơ đảo ngược dòng vốn: Mục tiêu chủ yếu củađiều này là quản lý những rủi ro khác nhau gắn liền với dòng vốn thông qua kiểmsoát vốn. Các biện pháp kiểm soát vốn quan tâm các loại giao dịch cụ thể và giảm thiểurủi ro bằng cách gây ảnh hưởng đến thành phần và khối lượng của những giao dịch nàygọi là chính sách kiểm soát vốn an toàn. Các loại rủi ro của dòng vốn quốc tế về cơ bảncũng giống với rủi ro của các giao dịch nội địa nhưng có phạm vi rộng hơn. Các quytắc về chính sách an toàn tài chính có tính thực tiễn cao là hướng vào quản lý những rủiro tăng thêm trong dòng vốn quốc tế bằng cách hạn chế những rủi ro tỷ giá của các địnhchế tài chính so với khả năng quản lý và chịu đựng rủi ro của các định chế này.Những tiêu chuẩn an toàn tài chính cần chú ý đến hệ thống ngân hàng do vai trò to lớncủa nó trong việc cung cấp tín dụng, vị trí trung tâm của ngân hàng, sự mất cân đốiLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 42/89 43. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namtrong tính thanh khoản của tài sản và khả năng trả nợ của ngân hàng. Dòng vốn vàocũng được hấp thụ thông qua hệ thống ngân hàng và sự đảo ngược dòng vốn gắn liềnvới một cuộc khủng hoảng ngân hàng, nếu ngân hàng không được chuẩn bị đầy đủ. Mặcdù hoạt động kinh doanh quốc tế của các định chế tài chính trung gian còn ở mứcđộ thấp, nhưng rủi ro không vì thế lại thấp đi. Để thực hiện chính sách an toàn tàichính chính phủ cần phải bắt buộc các định chế tài chính có các giao dịch quốc tế có đầyđủ xếp hạng tín nhiệm của các công ty xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng về đánh giá rủi rođối ngoại. Mặt khác, trước khi giao dịch với những định chế có đòn cân nợ cao,các định chế tài chính nên thiết lập những chính sách rõ ràng để quản lý quan hệgiữa ngân hàng với những định chế này thích hợp với toàn bộ chiến lược rủi ro tíndụng. Đứng trước yêu cầu phải huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinhtế, đồng thời đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính, các nhà làm chính sách phảicân nhắc khi thực hiện kết hợp các biện pháp khuyến khích các dòng vốn ít biến độngnhư dòng vốn đầu tư trực tiếp chảy vào, đồng thời kiểm soát các dòng vốn nhạy cảm, dễbiến động như dòng vốn đầu tư gián tiếp. Kiểm soát vốn trong hoàn cảnh này sẽ khôngcòn áp dụng những biện pháp hành chính cứng nhắc, gây mất niềm tin các nhà đầu tư mànó sẽ trở nên khoa học hơn, uyển chuyển hơn, không làm môi trường đầu tư ở Việt Nammất đi sự hấp dẫn vốn có.Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 43/89 44. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: T S. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam CHƯƠNG 3KINH NGHIỆM TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH THEO WTO Ở MỘT SỐ NƯỚC Nhắc tới tự do hóa tài chính ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước ChâuÁ thì phải nói đến quá trình tự do hóa tài chính của các nước sau khi gia nhập WTO, bởivì đây là giai đoạn các nước tiến hành tự do hóa mạnh mẽ nhất và được tiến hành theomột lộ trình có bài bản nhất dưới các cam kết của WTO. Với mức độ tự do hóa tài chính của Việt Nam được đánh giá là tương đối cao.Hơn nữa cũng là nước gia nhập WTO chậm hơn một số nước trong khu vực. Cho nênviệc quan sát và rút kinh nghiệm từ những nước đã qua quá trình tự do hóa tài chính theocam kết của WTO là một việc làm rất cần thiết. Thái Lan là một nước đang phát triểncũng như Việt Nam, gia nhập WTO trước Việt Nam, cùng trong khối ASEAN, có quátrình tự do hóa tài chính theo cam kết WTO trước Việt Nam nhiều năm và trong quá trìnhtiến hành tự do hóa đã mắc sai lầm dẫn đến khủng hoảng tài chính năm 1997. Cho nên,quá trình tự do hóa tài chính của Thái Lan theo WTO là một quá trình Việt Nam cần phảitheo dõi và đúc kết kinh nghiệm của riêng mình. Tất nhiên, không phải chỉ có Thái LanViệt Nam mới rút ra được kinh nghiệm nhưng đây là một nước tiêu biểu.3.1. Kinh nghiệm tự do hóa tài chính của Thái Lan T hái Lan gia nhập WTO vào ngày 1/1/1995 và có những cam kết đầu tiên về dịchvụ tài chính như sau: Cam kết theo chiều ngang, Thái Lan đã mở rộng về dịch vụ tài chính như cam kếtkhi gia nhập WTO như sau: − Chỉ cho phép hiện diện thương mại thông qua hình thức công ty trách nhiệm hữuhạn đăng ký ở T hái Lan, trong đó vốn sở hữu nước ngoài không vượt quá 49% vốn đăngký và số lượng cổ đông nước ngoài phải ít hơn một nửa tổng số lượng cổ đông. − Không có hạn chế về đối xử quốc gia. − Không hạn chế đối với sự di chuyển tạm thời của thể nhân trừ trường hợp chuyểngiao ở cấp quản lý hoặc cấp chuyên gia trong vòng một năm (tổng thể không quá 3 năm). − Người nước ngoài không được phép mua hoặc sở hữu đất đai. Cam kết trong ngành, phân ngành cụ thể:Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 44/89 45. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam − Trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ, khôngđược phép cung cấp dịch vụ tài chính qua hình thức 16
  17. xuyên biên giới và tiêu dùng ngoàilãnh thổ. − Thái Lan cũng quy định về mức tối đa sở hữu nước ngoài trong các định chế tàichính là: đối với bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ là 25% vốn đăng ký; các dịch vụ hỗtrợ bảo hiểm (trừ quỹ lương hưu) là 49%; văn phòng đại diện của ngân hàng thương mạilà 0%; ngân hàng nội địa là 25% (mỗi công ty tối đa 10%); công ty chứng khoán là 49%;công ty quản lý tài sản là 25% trong 5 năm đầu và 49% trong 5 năm tiếp theo; công tycho thuê tài chính, dịch vụ bao thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ là 49%. Như vậy, tathấy rằng Thái Lan rõ ràng chỉ tự do hóa tài chính chỉ một phần và đối với lĩnh vực ngânhàng là không hề có một sự tự do nào đối với các ngân hàng nước ngoài. Động tác nàynhằm vào việc T hái Lan bảo hộ cho các định chế tài chính nước mình tránh sự cạnh tranhmạnh mẽ dẫn đến việc sở hữu các tổ chức tài chính nội địa của các nước đầu tư vào T háiLan. − Trong lĩnh vực ngân hàng thì Thái Lan không có hạn chế trong việc cung cấp dịchvụ tài chính nhưng ngoại trừ dịch vụ tư vấn tài chính và xử lý dữ liệu tài chính; hiện diệnthương mại không hạn chế đối với các chi nhánh ngân hàng đã hoạt động. − Đối với các công ty chứng khoán, Thái Lan không giới hạn việc tiếp cận thịtrường và đối xử quốc gia theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Cụ thể là cho phépđối xử quốc gia đối với phương thức cung cấp xuyên quốc gia; cho phép tiếp cận thịtrường theo phương thức hiện diện thương mại đối với các văn phòng đại diện. Từ khi gia nhập WTO đến trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lankiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhưng lại thả lỏng đốivới nguồn vốn vay nước ngoài. Số vốn vay này được tổ chức hỗ trợ ngân hàng Thái Lanthu hút rất đáng kể. Nhưng số vốn này được tiếp tục cho vay mà không tính đến tính hiệuquả của dự án. Cộng thêm chính sách kinh tế vĩ mô không phù hợp đã khiến cho T háiLan trở thành nước châm ngòi cho khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Nổi bậttrong chính sách đó chính là việc T hái Lan neo tỷ giá cố định theo đông đô la Mỹ dẫnđến việc đồng Baht được đánh giá cao hơn thực tế mà dự trữ về ngoại tệ của ngân hàngtrung ương không đủ đáp ứng cho giá trị của đồng Bath. Sau khủng hoảng, một mặt T hái Lan dựa vào nguồn vốn hỗ trợ từ IMF mặt khácbắt đầu mở cửa đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm tái vốn hóa hệ thống ngânLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 45/89 46. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namhàng trong nước đang gặp khó khăn, thu hút công nghệ ngân hàng tiên tiến và bắt đầuthay đổi về mặt chính sách. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong hệ thống ngân hàng cũng đượcđiều chỉnh gia tăng đáng kể. Kết quả là lĩnh vực ngân hàng tại Thái Lan đã có nhữngbước chuyển biến tích cực và năng động đối với lĩnh vực tài chính tại T hái Lan.3.2. Kinh nghiệm tự do hóa tài chính của Trung Quốc Thị trường tài chính của Trung Quốc trước khi gia nhập WTO là một điển hìnhcủa thị trường tài chính đóng. Các chính sách của Trung Quốc đối với định chế tài chínhnước ngoài như sau: − Các ngân hàng nước ngoài chỉ được hoạt động ở một số vùng kinh tế đặc biệt. − Điều kiện thành lập ngân hàng nước ngoài tại T rung Quốc rất nghiêm ngặt vàđiểm đặc biệt là không thống nhất giữa các vùng, miền. Cụ thể như là tùy vùng miền màcó những trường hợp là ngân hàng nước ngoài không được phép thành lập chi nhánh, chỉđược thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiênviệc thành lập đó phải đáp ứng điều kiện là phải hoạt động dưới dạng văn phòng đại diệntại Thái Lan ít nhất là 3 năm và phải có số vốn tối thiểu là 100 triệu nhân dân tệ. Hơn nữacòn phải gửi 30% vốn tối thiểu vào ngân hàng nhân dân T rung Quốc. − Ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện các dịch vụ bán buôn và chỉ bằng cácngoại tệ mạnh. − Công ty bảo hiểm nước ngoài xin cấp phép hoạt động phải chờ khoảng 3 nămthẩm định. T hái Lan cũng quy định tỷ lệ sở hữu vốn của nước ngoài trong các công tyliên doanh tối đa là 49%. Nhà nước quyết định tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm và tiền bảo hiểmthu được phải được gửi tại tài khoản có tính lãi. − Công ty nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán không được thành lậpchi nhánh hoặc công ty con mà chỉ được thành lập công ty dưới dạng công ty liên doanh.T ỷ lệ sở hữu vốn của nước ngoài được quy định tối đa là 85%. Các văn phòng đại diệncủa công ty nước ngoài không được kinh doanh chứng khoán của các công ty có vốnnước ngoài. Các công ty này chỉ được kinh doanh chứng khoán có mệnh giá ngoại tệ.Các công ty này cũng không được cấp phép thực hiện giao dịch phái sinh. Và hơn nữa,việc hồi hương lợi nhuận phải được chính phủ phê duyệt. Trung Quốc gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001. Nhìn chung Trung Quốc sẽ tiếnhành cam kết tự do hóa tài chính từng bước trong vòng 5 năm. Như vậy thì từ năm 2006tại Trung Quốc sẽ không còn sự phân biệt đối xử nào giữa các tổ chức tín dụng trongLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 46/89 47. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namnước và nước ngoài. − Trung Quốc bãi bỏ các hạn chế theo vùng, miền đối với kinh doanh bằng ngoại tệtừ ngày gia nhập WTO. Và tất cả các hạn chế theo vùng, miền được dỡ bỏ trước ngày11/12/2006. − Các hạn chế trong các giao dịch bằng ngoại tệ được xóa bỏ từ khi gia nhập WTO.Cho phép các tổ chức nước ngoài kinh doanh bằng nội tệ từ ngày 11/12/2003 và với cánhân là từ ngày 11/12/2006. Tuy nhiên để có thể nộp đơn xin cấp phép kinh doanh bằngnội tệ thì tổ chức phải có thời gian hoạt động ở T rung Quốc hơn 3 năm và đã kinh doanhcó lãi trong 2 năm liên tiếp. Có thể nói Trung Quốc đã tự do hóa trong dịch vụ ngân hàng là cao so với cácnước có cùng trình độ phát triển trong khu vực như Hàn Quốc, khối ASEAN+3, NhậtBản…3.3. Kinh nghiệm tự do hóa tài chính của Hàn Quốc Hàn Quốc gia nhập WTO vào ngày 1/1/1995. Đến nay, Hàn Quốc đã ngày càngnâng cao tính mở của thị trường tài chính của mình. Lần đầu tiên thực hiện các nội dungcam kết đối với các dịch vụ tài chính là vào năm 1995 cũng là thời điểm mà Hàn Quốcvừa gia nhập WTO. Lúc bấy giờ các nội dung cam kết của Hàn Quốc bao gồm: − Trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài chỉ được cấp phép thành lậpvăn phòng đại diện hoặc chi nhánh. Tỷ lệ sở hữu của cá nhân nhà đầu tư nước ngoàitrong ngân hàng nội địa là 8%. Việc cho vay bằng ngoại tệ bị hạn chế và bắt buột chỉ chocác công ty nhỏ và vừa vay. − T rong lĩnh vực chứng khoán, Hàn Quốc chỉ cho phép thành lập văn phòng đại diệnhoặc chi nhánh hoặc dưới hình thức liên doanh với phía các đối tác của Hàn Quốc vớilượng đóng góp từ phía nước ngoài bị giới hạn tối đa là từ 40% đến 50%. Còn đối với cáccông ty chứng khoán đang hoạt động thì tỷ lệ sở hữu của nước ngoài là dưới 10% trênmột công ty và tổng cộng không quá 50%. − Trong lĩnh vực bảo hiểm, Hàn Quốc chỉ cho phép thành lập mới dưới hình thức làliên doanh và tỷ lệ sở hữu của nước ngoài là dưới 50%. Mức độ tự do hóa của Hàn Quốc là thấp theo như các cam kết trong WTO. HànQuốc chủ yếu mở cửa mạnh mẽ ở lĩnh vực bảo hiểm. Năm 1997 khủng hoảng tài 17
  18. chính bắt nguồn từ Thái Lan đã lan rộng sang cácnước và Hàn Quốc là một trong số những nước chịu tác động nặng nề nhất của cuộcLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 T rang 47/89 48. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namkhủng hoảng đó. Hàn Quốc vào khoảng thời gian từ khi gia nhập WTO cho đến trước khicuộc khủng hoảng nổ ra đã vấp phải một vấn đề tài chính không thông suốt. Hàn Quốckiểm soát các luồng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và việc đầu tư cổ phiếu, nhưng rấttự do trong việc ngân hàng cho vay nước ngoài và cho vay một cách tràn lan bất kể đếntính hiệu quả của dự án. Chính vì sự không cân xứng này mà dẫn đến việc Hàn Quốc chịutác động của khủng hoảng rất nặng nề. Kể từ tháng 4/1998 Hàn Quốc đưa ra rất nhiều chính sách mới nhằm tăng cườngtính hiện hiện của các tổ chức tài chính nước ngoài của Hàn Quốc như là: − Xóa bỏ các hạn chế liên quan đến việc thành lập ngân hàng con của các ngân hàngnước ngoài tại Hàn Quốc. − Cho phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty chứng khoán trêncơ sở phê duyệt và cấp phép của ủy ban giám sát tài chính (FSC – Finnancial SupervisoryCommission). − Cho phép thành lập tổ chức tài chính 100% vốn nước ngoài. − Từ tháng 5/1998 ngân hàng Hàn Quốc được thuê giám đốc là người nước ngoài. − Mức trần sở hữu cổ phiếu của nước ngoài đối với công ty ngoài quốc doanh hoàntoàn bị dỡ bỏ. Đối với công ty quốc doanh, sở hữu nước ngoài tăng từ trần 18% lên trần30%. Đối với các công ty tư nhân, chỉ trong vòng 6 tháng sau khủng hoảng, khống chếmức trần về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn bị xóa bỏ. − Tháng 4/1999, người nước ngoài được phép sở hữu tối đa 100% ngân hàng trongnước. − Tháng 4/1999, mọi ngân hàng nước ngoài đều có thể gia nhập thị trường HànQuốc và được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia. Như vậy, sau cuộc khủng hoảng thì Hàn Quốc đã tiến hành cải cách khá nhiềutrong việc thực hiện tự do hóa tài chính theo WTO khiến cho độ mở của lĩnh vực tàichính ở Hàn Quốc được rộng hơn.3.4. Kinh nghiệm tự do hóa tài chính của Malaysia Malaisia gia nhập WTO vào ngày 1/1/1995. Tình hình chính sách của Malaysiađối với các dịch vụ tài chính thời điểm gia nhập WTO là: − Không cho phép tiếp cận thị trường và không có đãi ngộ quốc gia. − Duy trì hoạt động của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhưng không cấp giấpLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 48/89 49. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namphép thành lập mới. Tổng sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng thương mại hoặc ngânhàng bán buôn không vượt quá 30%. − Chi nhánh các công ty bảo hiểm nước ngoài phải liên doanh với công ty bảo hiểmtrong nước trước ngày 30/06/1998 và không cấp giấy phép thành lập mới. − T rong lĩnh vực chứng khoán, các tổ chức tài chính nước ngoài chỉ cung cấp dịchvụ cho khách hàng không cư trú. Ngân hàng bán buôn và công ty liên doanh hoạt độngtại Malaysia được làm đại lý phát hành. Công ty bảo lãnh chứng khoán chỉ đưuọc phépgóp vốn vào các công ty cổ phần hoặc thành lập liên doanh với công ty môi giới chứngkhoán Malaysia. − Công ty tài chính nước ngoài chỉ được phép thành lập chi nhánh hoặc công ty conhoạt động ở Malaysia, được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia. − Tổng sở hữu nước ngoài trong một công ty không được hơn 30%. Trong lĩnh vực ngân hàng: − Giai đoạn 1994-2005, Malaysia tập trung phát triển các định chế tài chính trongnước, chủ yếu là sát nhập các ngân hàng hoặc các công ty môi giới chứng khoán. Trongthời gian này chính sách dành cho các định chế tài chính nước ngoài là hạn chế. Ngânhàng Negara bắt buột tất cả các ngân hàng nước ngoài duy trì hoạt động nghiệp vụ và vậnhành máy tính tại lãnh thổ Malaysia, tuyên bố rằng mọi hoạt động tiến hành ngoàiMalaysia đề bị xem là thuê ngoài. − Bắt đầu từ 2005 trở đi, Malaysia chú trọng hơn trong việc xóa bỏ các giới hạn đốivới định chế tài chính nước ngoài. Ngày 1/4/2005, xóa bỏ yêu cầu về vay mượn bằngđồng nội tệ đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Ngày 28/12/2005, cho phép 13tổ chức tài chính nước ngoài hiện tại được phép mở thêm 4 chi nhánh hiệu lực từ năm2006 với điều kiện là một chi nhánh ở trung tâm, 2 chi nhánh ngoại ô và còn lại ở vùngnông thôn. Các địa điểm thành lập chi nhánh phải được ngân hàng trung ương phê duyệt. Trong lĩnh vực bảo hiểm: kể từ năm 2001, Malaysia mở cửa hoàn toàn thị trườngtái bảo hiểm và gỡ bỏ quy định liên quan đến chuyên gia nước ngoài. Tháng 8/2006, tỷ lệsở hữu nước ngoài tối đa tại các công ty bảo hiểm tăng từ 30% lên 49%, có thể hơn mức49% nhưng phải được chính phủ Malaysia phê duyệt. Trong lĩnh vực chứng khoán: cho phép sở hữu nước ngoài trong các công ty môigiới chứng khoán là 49% và trong các quỹ tín thác là 30%. Đến năm 2003, nhà đầu tưnước ngoài được mua số lượng hạn chế công ty môi giới chứng khoán và được sở hữu đaLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 49/89 50. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namsố cổ phiếu. Ngoài ra, với việc kế hoạch thành lập trung tâm tài chính của thế giới Hồi giáo thìMalaysia nới lỏng các hạn chế đối với định chế tài chính nước ngoài khi đầu tư vào cácđịnh chế tài chính Hồi giáo. Malaysia được đánh giá là có mức độ tự do hóa tài chính ngang bằng với mức độtheo cam kết của WTO.Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 50/89 51. Tài chính tiền tệ Đề tài: T ự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: T S. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP T HÚC ĐẨY CẢI CÁCH T ÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM4.1. Định hướng: Ngay từ đại hội Đảng lần thứ VI diễn ra năm 1986, Quốc Hội đã có định hướng vàphát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng đổi mới, cơ chế thị trường dưới sự kiểm soátchặc chẽ của Nhà Nước để nước ta thoát khỏi tình trạng trì trệ của nền kinh tế bao cấp lạchậu cũng như bắt kịp nhiệp độ phát triển của các quốc gia trên thế giới. Đối với ViệtNam, quá trình tự do hóa tài chính cần được thực hiện theo những định hướng cơ bảnsau: Tự do hóa tài chính phải được tiến hành theo lộ trình thích hợp, đảm bảo ổn địnhkinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Để không bị sự yếu thếtrước sự ồ ạt tràn vào của các công ty, tập đoàn hàng đầu từ nước ngoài trong lĩnh vực tàichính như: ngân hàng, bảo hiểm, các lĩnh vực sản xuất khác đòi hỏi các nhà chiến lượcphát triển kinh tế nước ta phải nghiên cứu lộ trình cũng như chiến lược mở cửa thịtrường, phải tự đào tạo để cho các nghề nghề, lĩnh vực nội địa đủ sức đề kháng trước khithực sự mở lĩnh vực này. Ngoài ra chúng ta cũng phải có chiến lược mở cửa có lựa chọn,đưa những lĩnh vực mà ta nhận thấy đã đủ sức vượt ra biển lớn và phải chuẩn bị, trang bịthật nhanh cho các lĩnh vực còn non yếu nhằm đảm bảo kịp tiến trình hội nhập cũng cũngthực hiện đúng các cam kết khi chúng ta đàm phán để gia nhập các tổ chức thương mạilớn trên thế giới như: AFTA, WTO… T ự do hóa phải được coi là phương tiện, là khâu đột phá và được tiến hành trướcmột bước 18
  19. trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Không thể xem việc tự do hóalà chạy theo thế giới, là một sự ép buộc nào đó mà chúng ta phải nhận thấy rằng đây làmột xu thế tất yếu của sự phát triển thị trường kinh tế của một quốc gia, đi từ độc quyềnđến cổ phần hóa và theo chiều hướng là tư nhân hóa và quốc tế hóa. Tự do hóa tài chính phải chịu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo an ninhtiền tệ quốc gia. Kinh nghiệm của các nước đi trước trên thế giới, để đảm bảo thị trườngphát triển khỏe mạnh ngoài việc tuân thủ đầy đủ các quy luật cung cầu của thị trường màLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 T rang 51/89 52. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt NamNhà nước, Chính phủ cũng phải thiết lập một cơ chế kiểm soát, thanh tra chặc chẽ, hợplý và thường xuyên nhằm phát hiện các suy yếu, các sự phát triển bất thường của nó đểlai dắt, hướng dẫn thị trường đi đúng quỹ đạo, lộ trình đã đặt ra khi chúng ta tiến hànhmở cửa. Tự do hóa tài chính phải được tiến hành cùng với việc tự do hóa kinh tế và thươngmại. Nền kinh tế của một quốc gia không thể phát triển một cách tổng hợp dựa trên cácnguồn lực vốn có nếu chúng ta không biết tận dụng sự kết hợp tổng lực của tất cả các lĩnhvực trong nền kinh tế. Sự mở cửa thị trường tài chính sẽ chẳng có ý nghĩa khi khôngđược tự do hóa về kinh tế và thương mại, các doanh nghiệp có nguồn vốn nhưng lại bịhạn chế, kiểm soát trong giao thương sẽ làm ứ đọng nguồn vốn. Điều này xem như nútthắt trong phát triển kinh tế bởi nó giống như một con sông bị chặn ở cửa biển không thểhòa vào đại dương bao la để được tự do đón nhận nguồn của cải dồi dào từ đại dương ấy.4.2. Những khuyến nghị từ các bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới đối với trong quá trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam: Dựa trên những phân tích về lợi ích mà rủi ro của việc tự doa hoá tài chính, kinhnghiệm mở cửa thị trường của Trung Quốc, Thái Lan và Canada và thực tiễn cải cách hệthống tài chính của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua, chúng ta có thể rút ra một số khuyếnnghị sau: Trước hết, Việt Nam nên tiếp tục tiến hành việc mở cửa dần dần thị trường tàichính với một phạm vi thích hợp và một trình tự hợp lý sao cho vừa đảm bảo nâng dầnnăng lực và khả năng cạnh tranh vừa thích nghi và tiến gần hơn đến những tiêu chuẩn vàthông lệ quốc tế. Sự thành công về việc xúc tiến mở cửa thị trường tài chính thời gian quađã cho thấy rằng, sự tham gia của các hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụtài chính cũng đã mang lại lợi ích đáng kể như tăng cường sự cạnh tranh, hạ thấp chi phí,nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý vàtăng thêm tích luỹ vốn cho nền kinh tế. Kinh nghiệm mở cửa thị trường của Trung Quốccũng đã cho thấy, do có sự bảo hộ quá lâu thông qua những điều kiện ngặt nghèo khôngcho phép sự du nhập phổ biến của hoạt động kinh doanh quốc tế nên công cuộc cải cáchđã diễn ra trên hai thập kỷ song hệ thống dịch vụ tài chính ở T rung Quốc vẫn kém pháttriển với tính cạnh tranh thấp. Đây cũng là một trong những điểm bất lợi đáng kể trongnhững năm đầu khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001.Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 T rang 52/89 53. Tài chính tiền tệ Đề tài: T ự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: T S. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam Thứ hai, việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính không thể không gắn liền vớimột tiến trình cải cách liên tục hệ thống dịch vụ tài chính ở nước ta hiện nay. Phân tích ởtrên đã cho thấy rằng, mặc dù đã có 10 năm cải cách song hệ thống dịch vụ tài chính ởnước ta vẫn còn ở điểm xuất phát thấp, kém hiệu quả và vẫn mang nặng dấu ấn của thờikỳ bao cấp. T hực trạng đó không thể cứ tiếp tục duy trì thông qua việc bảo hộ bằng cáchhạn chế sự thâm nhập của các hoạt động đầu tư quốc tế, mà cần phải được bảo hộ thôngqua những cải cách triệt để trên cơ sở đó tạo ra năng lực tự bảo vệ trong điều kiện cạnhtranh quốc tế khi tiến hành hội nhập. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của các cuộckhủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra trên thế giới (cùng với những nguyên nhân khác) làsự yếu kém của chính bản thân hệ thống tài chính ngân hàng nội địa của các nước thihành chính sách mở cửa. Do đó, đã không đối phó nổi những trận bão táp tài chính nảysinh do hiệu ứng của đầu tư quốc tế mang lại. Việc mở cửa thị trường nếu quá đột ngộtdo không cho sự cai cách đáng kể để nâng cao năng lực của hệ thống tài chính nội địatrước khi tiến hành mở cửa sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, bất lợi và mất khả năngkiểm soát của chính phủ đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính. Vì vậy, cải cách và loại bỏdần tính hành chính bao cấp của hệ thống tài chính nội địa cho thích ứng với kinh tế thịtrường trong môi trường quốc tế được coi là một trong những chiến lược mang lại sựthành công khi tham gia hội nhập. Thứ ba, cải cách hệ thống dịch vụ tài chính không có nghĩa chỉ là những cải cáchvề mặt cơ cấu tổ chức, năng lực nghề nghiệp, mà phải được tiến hành toàn diện cả vềquan điểm và phương pháp điều hành vĩ mô của toàn bộ hệ thống gắn với những điềukiện quốc tế. Trong đó, những cải cách về hệ điều hành chính sách tỷ giá, quản lý ngoạitệ và chính sách lãi suất phải được coi là đặc biệt quan trọng vì chúng hết sức nhạy cảmđối với nền kinh tế. Bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng tiền tệ trên thế giới đã chothấy, việc duy trì một chế độ tỷ giá chính thức quá xa so với tỷ giá thực, việc thả lỏngtrong quản lý ngoại tệ và việc quá lạm dụng chính sách lãi suất để tác động vào nền kinhtế một cách cưỡng bức trong một thời gian dài nếu không được điều chỉnh để tiến gầnhơn với những điều kiện quốc tế sẽ là một bất lợi lớn khi tiến hành mở cửa thị trường vàtham gia hội nhập, thậm chí sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra khủng hoảng. Thứ tư, Cải cách tài chính song song với việc mở cửa dần dần thị trường dịch vụtài chính cần phải được hỗ trợ đồng thời bằng việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, nhằmLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 53/89 54. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật T hực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namtạo ra một hành lang pháp lý ổn định, hiệu quả và minh bạch, tạo sân chơi bình đẳng chocác doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướngđối xử quốc gia (National Treatment). Trong đó, đặc biệt chú ý đến những cơ sở pháp lýđảm bảo quyền giám sát kiểm tra của chính phủ và các cơ quan bảo vệ pháp luật đối vớicác hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài nhằm đảm bảo sự khống chế của Nhà nước trong việc duy trì sự ổn định và sự lànhmạnh của thị trường dịch vụ tài chính. Trước mắt cần xoá bỏ ngay sự đối xử ưu đãi vềthuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tài chínhnhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài. Thứ năm, Việt Nam cần tập trung tối đa vị thế của một nước đang phát triển trongcác cuộc đàm phán song phương và đa phương để được hưởng những ưu đãi hoặcnhượng bộ trong việc thực hiện nghĩa vụ với tư cách thành viên, đặc biệt trong thời gianchuyển đổi (Phase - in Period). Những nhượng bộ và những ưu đãi này sẽ là những điềukiện tốt để cơ cấu, cải tổ lại và tăng cường 19
  20. tiềm lực cạnh tranh sao cho có thể đứng vữngtrước sự du nhập của các thế lực cạnh tranh quốc tế khi thị trường được tự do hóa hoàntoàn. Trong thời gian trước mắt, việc tham gia và thực hiện tốt các hiệp định khu vực nhưAFT A, APEC và WTO nên được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu và coi đó là bước đệm –bước phát triển toàn diện khi chúng ta hoàn toàn mở cửa thị trường trong thời gian sắptới. Cuối cùng, khi tiến hành đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, chúng tacũng không nên loại bỏ những hạn chế cần thiết về tỷ lệ sở hữu vốn của người nướcngoài (cá nhân hoặc tổ chức), đồng thời kèm theo những ràng buộc về hình thức đầu tưvà nhân sự điều hành hoặc sử dụng lao động để đảm bảo lợi ích chủ quyền quốc gia vàduy trì sự kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tài chính. Việc mở cửa thị trườngnên được tiến hành rộng rãi trước hết đối với thị trường bảo hiểm. Đối với lĩnh vực ngânhàng và thị trường chứng khoán cần phải có những bước đi hết sức thận trọng, bằngnhững biện pháp bảo vệ thận trọng để tiến tới việc mở cửa một cách toàn diện khi đủ điềukiện cho phép cũng như đảm bảo đúng lộ trình đã cam kết khi chúng ta đàm phán gianhập các tổ chức kinh tế trên thế giới đặc biệt là WTO. Bài học này thậm chí cũng còn cógiá trị đối với các nước phát triển có khả năng cạnh tranh cao như Canada hoặc một sốLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 54/89 55. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Namnước thành viên trong khối G7.4.3. Một số giải pháp thúc đẩy tự do hóa thị trường tài chính Việt Nam: Dựa trên những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước cùng với việc xemxét điều kiện hiện tại của nền kinh tế Việt Nam, chúng tôi sau đây sẽ đi vào các giải phápcụ thể để thúc đẩy quá trình tự do hóa tài chính ở nước ta cho một số lĩnh vực chính yếunhư: chính sách về tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lĩnh vực ngân hàng, thị trường lãi suất, chínhsách về tỉ giá, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, tài khoản vãng lai, tàikhoản nguồn vốn, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.Đối với tài khoản vãn laiTrong ngắn hạn chúng ta nên thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất: giảm thâm hụt thương mại thông qua hạn chế nhu cầu đầu tư và tiêudùng:+ Tăng lãi suất+ Thắt chặt tín dụng Thứ hai: giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công:+ Cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu công+ Ngừng ngắn hạn các khoản đầu tư công (áp dụng trên cơ sở thận trọng)+ Kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước T hứ ba: T ìm kiếm thêm các dòng vốn khả dĩ bù đắp trong ngắn hạn:+ Tăng cường ODA+ Đẩy mạnh thu hút FDI (trên cơ sở thận trọng nhằm tránh nguy cơ tiếp nhận FDI chấtlượng kém để lại tác động tiêu cực dài hạn), đồng thời cải thiện tốc độ giải ngân thựchiện các dự án đã cấp phép.+ Tạo thuận lợi thu hút kiều hối+ Hợp tác chặt chẽ với các định chế tài chính quốc tế truyền thống : IMF, W B+ Kêu gọi, xây dựng, triển khai Quỹ dự phòng bình ổn trong ASEAN – Đông Á (cácnước cũng rất e ngại tác động dây chuyền từ đổ vỡ của bất kỳ thành viên nào trong khuvực) Thứ tư: chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái+ Tiếp tục thắt chặt tiền tệ+ Cho phép đồng Việt Nam được biến động linh hoạt hơn.Lớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 55/89 56. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt NamNgoài ra trong kế hoạch dài hạn, chúng ta cũng nên thực hiện: Thứ nhất: tăng hiệu quả đầu tư của cả khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh lẫnDNNN. Cải thiện chỉ số ICOR. T hứ hai: xây dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp T hứ ba: giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: đặtmục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách thành chiến lược dài hạn.Đối với tài khoản nguồn vốn Thứ nhất, tiếp tục thu hút nguồn vốn nước ngoài nhưng phải đảm bảo cơ cấunguồn vốn hợp lý, lành mạnh và không chứa đựng rủi ro rút vốn đột ngột. Thứ hai, tập trung các nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực có liên kết vớicác ngành sản xuất trong nước, tạo chuỗi giá trị cao, tập trung vào các vấn đề xử lý chấtthải để đảm bảo môi trường và đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vữngtrong tương lai. Thứ ba, việc phát triển thị trường chứng khoán phải đảm bảo đi đôi vốn với việcđảm bảo huy động vốn qua thị trường này vào sản xuất kinh doanh để giảm bớt áp lựcvốn. Cuối cùng, các chính sách kinh tế vĩ mô phải được phối hợp và điều hành đồng bộ,hợp lý, chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn. Đối với hệ thống tài chính, cần phải tăngcường khả năng cạnh tranh cũng như tăng cường hệ thống giám sát, cảnh báo biến độngcủa các nguồn vốn. Nhìn chung, cần phải tiến hành tự do hóa các giao dịch vốn từng bước phù hợp vớinhững điều kiện thực tiễn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần gắn nó với việc điều hànhcác chính sách kinh tế vĩ mô. Hệ thống ngân hàng phải đủ mạnh để đủ sức ứng phó vớinhững rủi ro khi các nguồn vốn biến động và hệ thống giám sát tài chính phải được củngcố và phát triển.Đối với lĩnh vực ngân hàng Ngân hàng Nhà nước và Bộ T ài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Kho bạcNhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm. Có thể tăng tần suất các phiên đấu thầu từ 1phiên/1tuần hiện nay lên 2 phiên/tuần. Linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiêntheo sát diễn biến trên thị trường. Thời hạn tín phiếu cũng có thể đa dạng hơn, như kỳ hạn60 ngày, 90 ngày... thay cho chỉ có loại 360 ngày như hiện nay. Cần có cơ chế để cácLớp Cao học kinh tế – Đêm 4 – Nhóm 9 Trang 56/89 57. Tài chính tiền tệ Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam –GVHD: TS. Điệp Gia Luật Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt NamNgân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng khác có quy mô nhỏ hơn có thể trúng thầutín phiếu trên thị trường này. Đặc biệt là Bộ T ài chính cần có biện pháp đưa các Công tybảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tham gia đấu thầu tín phiếu, không nên để tình trạng lãng phívốn hay quan hệ tiền gửi không kỳ hạn trực tiếp với các TCT D như hiện nay. Ngân hàng Nhà nước có biện pháp bảo đảm tính hệ thống của Quỹ tín dụng, có cơchế điều hòa vốn linh hoạt hơn của hệ thống này. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thu hút Quỹtín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng và các dạng khác của thị trường tiền tệ soNgân hàng nhà nước tổ chức, vận hành. Ngân hàng Nhà nước nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng, thể hiện rõ vai tròcan thiệp cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường này. Tiến tới công bố đượclãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng ở Việt Nam do là lãi suất chủ đạo của Ngân hàngNhà nước Việt Nam. Tích cực áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động Ngân hàngthương mại. Đặc biệt là chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, qui chế quan hệ bắt buộc giữacác Ngân hàng trung gian với Ngân hàng trung ương về tái cấp vốn, thị trường mở, thanhtoán quốc gia và các chuẩn mực về thanh tra – giám sát Ngân hàng. Mở cửa thị trường Ngân hàng, nới lỏng dần theo lộ trình các hạn chế về quyền tiếpcận và nội dung hoạt động của chi nhánh cũng như Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tạiViệt Nam bắt đầu được xem xét cho thành lập từ 01/4/2007. Xoá bỏ dần, tiến tới xoá bỏ tối đa các giới hạn đối với các Ngân hàng nước ngoàivề số lượng đơn vị, hình thức pháp 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2