intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 8: Thiết chế quản lý xã hội (Phần 2)

Chia sẻ: Dương Hoàng Lạc Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:314

24
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ sách về vùng đất Nam Bộ nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế. Tập 8 của bộ sách trình bày về thiết chế quản lý xã hội, phần 2 này tiếp tục trình bày về làng xã và các thiết chế tự quản của người Việt ở Nam Bộ; thiết chế tự quản của người Khmer ở Nam Bộ; thiết chế tự quản của người Hoa ở Nam Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 8: Thiết chế quản lý xã hội (Phần 2)

  1. 279 Chương IV LÀNG XÃ VÀ CÁC THIẾT CHẾ TỰ QUẢN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ I- VÀI NÉT VỀ LÀNG XÃ NGƯỜI VIỆT VÀ CÁC HÌNH THỨC TỰ QUẢN CỦA NGƯỜI VIỆT 1. Vài nét về làng xã người Việt Trong nghiên cứu về Việt Nam, vấn đề làng - xã của người Việt sớm được quan tâm với nhiều phát hiện, khám phá thú vị, bên cạnh không ít thách thức cả về khung lý thuyết và thực tiễn. Thật khó có thể xác định một mô thức chung cho làng xã người Việt, ngay cả đối với từng khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, cũng như cả nước nói chung, bởi tính đa nguyên và đa dạng của thực thể này. Tuy vậy, những kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua của các thế hệ nhà khoa học trong nước và ngoài nước đã có thể mang lại những hiểu biết nhất định về làng xã người Việt1. 1. Trong trường hợp này cần lưu ý rằng sự khái quát về làng xã của người Việt, do các yếu tố thời đại và thực tế kết quả nghiên cứu, gần như mới chỉ dừng lại ở mô hình làng xã của người Việt ở Bắc Bộ, còn các công trình nghiên cứu về làng xã người Việt ở Trung Bộ và Nam Bộ hầu như vẫn chỉ là nghiên cứu trường hợp, chưa có những công trình có tính khái quát cao và mang tính tổng kết. Bởi vậy, làng xã người Việt nói chung, làng xã người Việt ở Bắc Bộ nói riêng, được trình bày ở đây với hàm nghĩa của một mô hình tổ chức, được phác dựng nhằm tạo một mô hình cơ sở, hay là một “giả thuyết làm việc” để xây dựng nền tảng tri thức chung cho những tiếp cận đối với làng xã người Việt ở Nam Bộ, đồng thời cũng là đối tượng để tham chiếu, so sánh trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về làng xã người Việt ở Nam Bộ với quan điểm làng xã người Việt ở Nam Bộ có những nét đặc thù phong phú nhưng vẫn là một bộ phận hữu cơ, không tách rời của làng xã người Việt nói chung.
  2. 280 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VIII THIẾT CHẾ QUẢN LÝ XÃ HỘI Theo nhà dân tộc học Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi), “Làng” (廊) là một từ thuần Việt, một chữ Nôm, chỉ đơn vị tụ cư hoàn chỉnh có quy mô nhỏ nhất của người nông dân; còn “Xã” (社) là một từ Hán Việt có gốc Hán (Trung Quốc), chỉ đơn vị hành chính cấp thấp nhất ở các vùng nông thôn Việt Nam. Trên khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, tùy từng trường hợp cụ thể mà xã của người Việt có thể bao gồm từ một làng cho đến nhiều làng. Được tích hợp vào xã, làng trở thành yếu tố cấu thành của một đơn vị hành chính và mang tên “Thôn” (村) - cũng là một từ Hán Việt. Như vậy, “làng” và “thôn” là hai thuật ngữ gần như đồng nghĩa, nhưng mang sắc độ ý nghĩa khác nhau, trong đó “làng” thường được sử dụng trong ngôn ngữ thông thường với hàm nghĩa tình cảm, còn “thôn” biểu thị ý nghĩa mang nặng tính chất hành chính1. Với tư cách một cấp hành chính, khi xã chỉ gồm một làng (hay một làng trở thành một đơn vị hành chính cấp xã) thì thường được gọi là kết cấu “nhất xã nhất thôn”. Trong trường hợp này, trên bi ký và các văn bản hành chính, tên các làng đó thường được gắn với khái niệm “xã”. Ví dụ, vào cuối thế kỷ XIX, làng Đào Thục trở thành một đơn vị hành chính cấp xã (tức xã Đào Thục, tổng Xuân Nộn, huyện Đông Anh, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) thì các văn bản đều ghi là “Đào Thục xã tục lệ”, “Đào Thục xã địa bạ”... Trong trường hợp một xã gồm nhiều làng (hay nhiều làng được tập hợp, tổ chức lại thành một đơn vị hành chính cấp xã) thì thường được gọi là kết cấu “nhất xã nhị tam thôn”. Khi đó, trong bi ký và các văn bản hành chính, từ “làng” được thay bằng từ “thôn” và được đặt đứng phía sau từ “xã”. Ví dụ, cũng ở cuối thế kỷ XIX, xã Thư Lâm (thuộc tổng Xuân Nộn, huyện Đông Anh, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) gồm 4 1. Xem Trần Từ: Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984, tr.135.
  3. CHƯƠNG IV: LÀNG XÃ VÀ CÁC THIẾT CHẾ TỰ QUẢN... 281 làng là Cổ Miếu, Biểu Khê, Mạnh Tân và Hương Trầm thì văn bản tục lệ của làng Cổ Miếu sẽ ghi là “Thư Lâm xã, Cổ Miếu thôn tục lệ”, tương tự văn bản tục lệ của làng Biểu Khê sẽ ghi là “Thư Lâm xã, Biểu Khê thôn tục lệ”... Như vậy, làng đồng nhất với thôn trong cả hai trường hợp “nhất xã nhất thôn” và “nhất xã nhị tam thôn”. Nói cách khác, từ thôn trong các văn bản Hán Nôm chỉ một làng truyền thống được nhà nước lắp ghép thành đơn vị hành chính cơ sở (xã) mà số làng được tích hợp tùy từng vùng và từng giai đoạn lịch sử nhất định. Từ thuở các Vua Hùng dựng nước buổi sơ khai đến kỷ nguyên nhà nước độc lập tự chủ từ thế kỷ X với các vương triều Ngô (939-965), Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009), Lý (1009-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), Lê Sơ (1428-1527), Mạc (1527-1592), Lê Trung Hưng (1533-1788), Tây Sơn (1778-1802) và Nguyễn (1802-1945) sau này, làng xã luôn giữ vai trò là đơn vị cơ sở xã hội, bao hàm cả về kinh tế, hành chính và văn hóa. Tuy nhiên, vai trò và chức năng của các làng xã người Việt không phải khi nào cũng được phát huy hoặc đề cao. Tiềm năng của các làng xã được khai thác tùy thuộc rất nhiều vào năng lực nội tại của bản thân làng xã và mức độ đồng thuận giữa người dân làng xã với chính sách của chính quyền nhà nước đương thời. Mặt khác, hiệu quả khai thác tiềm năng các làng xã còn phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của chính quyền nhà nước, với sự khác biệt rõ rệt giữa chính quyền nhà nước của quốc gia thời kỳ độc lập tự chủ so với thời kỳ bị đô hộ bởi các thế lực ngoại bang. Trong suốt một thời gian dài trước đây, nhiều nghiên cứu xuất phát từ việc coi tính tự trị, năng lực tự quản, kết cấu chặt chẽ là đặc trưng nổi bật của làng Việt và đề cao khái niệm “cộng đồng làng xã”. Điều đó đã dẫn tới việc mô tả làng xã như một cộng đồng đóng kín, mang tính hướng nội và được định hướng sâu sắc bởi truyền thống. Ở đó, mỗi
  4. 282 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VIII THIẾT CHẾ QUẢN LÝ XÃ HỘI người dân đều cố gắng “hòa nhập với cộng đồng” hay “gắn bó với cộng đồng”. Bởi vậy, cơ cấu xã hội của làng được coi như là một tập thể hoàn hảo có những chức năng kỳ diệu, nơi mà tư cách đạo đức của cộng đồng thay thế cho mỗi cá nhân trong làng1. Do vậy, tính cộng đồng của làng xã người Việt được lý tưởng hóa, và thể chế làng xã thường được mô tả như là một hệ thống hài hòa, hay ít ra là một hệ thống đang vươn tới sự hài hòa. Và như vậy, những vấn đề về quyền lực, tranh chấp, tương quan lực lượng, cũng như những nguy cơ tiềm ẩn khác bị lờ đi, dần dẫn đến sự rạn nứt, thậm chí đổ vỡ của tự thân quan niệm này. Cuối cùng, chính vì làng được coi là khép kín và tự trị nên mối quan hệ làng - nước chỉ dừng lại ở ba nghĩa vụ cơ bản là thuế, dân công và quân dịch, còn lại hầu như coi làng Việt thoát ra khỏi những can thiệp của nhà nước. Tuy nhiên, quan niệm nêu trên về làng xã người Việt ngày càng tỏ ra thiếu chân thực. Các nghiên cứu về làng xã hiện nay, nhất là nhiều công trình nghiên cứu theo hướng Nhân học của các học giả nước ngoài được tiến hành từ sau Đổi mới, đã đem lại những nhận định mới và chính xác hơn về cộng đồng làng xã. Những nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng xã hội làng xã người Việt ở châu thổ Bắc Bộ cũng như trên khắp Việt Nam nói chung thực ra luôn cởi mở và phóng khoáng hơn nhiều so với quan niệm cũ trước đây2. Theo đó, làng xã không phải là một thực thể gắn kết hoàn toàn và thụ động trong mối 1. Xem Philippe Papin, Olivier Tessier (Chủ biên): Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.21. 2. Xem John Kleinen: Làng Việt đối diện tương lai, hồi sinh quá khứ, Nxb. Đà Nẵng, 2007; Philippe Papin, Olivier Tessier (Chủ biên): Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ, Sđd; Hy V. Lương: Revolution in the Village: Tradition and Transformation in North Vietnam, 1925-1988, University of Hawaii Press, Honolulu, 1992; Benedict J. Tria Kerkvliet: The Power of Everyday Politics, Cornell University Press, 2005.
  5. CHƯƠNG IV: LÀNG XÃ VÀ CÁC THIẾT CHẾ TỰ QUẢN... 283 quan hệ với nhà nước. Ngược lại, bên trong mỗi làng xã đều có những biểu hiện của đời sống chính trị đầy biến động, ở đó có sự tương tác, đồng thuận và cả những xung đột giữa các lực lượng, tổ chức xã hội. Cơ cấu làng xã trải qua nhiều biến đổi và luôn có sức phản kháng đối với những đe dọa từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Khi trình bày quan điểm này, qua các nghiên cứu công phu về làng xã người Việt ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhóm các tác giả Philippe Papin, Olivier Tessier và cộng sự cho rằng: “Làng là một cộng đồng được hình thành nên từ quá trình tranh chấp, vi phạm, điều chỉnh, thỏa hiệp và trao đổi, rằng “làng” biến đổi không ngừng và những quy ước xã hội là nền tảng của “làng” thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh, cơ cấu xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo cũng như vào lợi ích của mỗi cá nhân”1. Chia sẻ quan điểm với các tác giả Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ, trong luận án tiến sĩ nghiên cứu về làng xã Việt Nam của mình, John Kleinen cũng nhấn mạnh đến “sức mạnh nội lực” của cơ cấu làng xã khi cho rằng: “Làng Việt Nam truyền thống không phải là những cộng đồng tự nhiên, bền vững và có tính chất tương hỗ lẫn nhau, nơi mà cộng đồng và khu vực chồng chéo lên nhau. Thay vào đó, nó khá giống những thế giới thu nhỏ có tổ chức, cũng chịu sự đe dọa của cả các thế lực bên trong và bên ngoài”2. Hơn thế nữa, làng xã người Việt không hề là một thực thể đóng kín và thụ động trong mối quan hệ làng - nước. Trong truyền thống, với trường hợp nghiên cứu cụ thể tại châu thổ Bắc Bộ, làng xã người Việt thường phản đối sự can thiệp của Nhà nước, trước hết là ở vấn đề nguồn lực lao động và đất đai mà hiện tượng di dân là một biểu hiện quan trọng3. 1. Philippe Papin, Olivier Tessier (Chủ biên): Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ, Sđd, tr.25. 2. John Kleinen: Làng Việt đối diện tương lai, hồi sinh quá khứ, Sđd, tr.240. 3. Xem John Kleinen: Làng Việt đối diện tương lai, hồi sinh quá khứ, Sđd, tr. 18.
  6. 284 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VIII THIẾT CHẾ QUẢN LÝ XÃ HỘI Có thể coi nhà dân tộc học Trần Từ là người đầu tiên đã cố gắng hệ thống hóa một cách tương đối đầy đủ về cơ cấu tổ chức xã hội của làng xã người Việt ở Bắc Bộ. Theo ông, tổng thể cơ cấu xã hội ở làng xã Việt cổ truyền được tạo thành bởi 5 hình thức tập hợp người, bao gồm: 1) Tập hợp người theo địa vực (ngõ, xóm...); 2) Tập hợp người theo huyết thống (tộc họ); 3) Tập hợp người theo lớp tuổi (giáp); 4) Tập hợp người trong bộ máy chính quyền ở cấp xã (dân hàng xã, Hội đồng kỳ dịch (hay Hội đồng kỳ mục), lý dịch); 5) Tập hợp người trong những tổ chức dựa trên lòng tự nguyện tham gia của từng cá nhân (phe, hội, phường)1. Trong cuốn sách Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử xuất bản năm 1994, những nghiên cứu của Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc và cộng sự đã tổng kết về mô hình các tổ chức của làng xã truyền thống như sau: Sơ đồ 10: Thiết chế chính trị xã hội nông thôn năm 1945 Nguồn: Phan Đại Doãn - Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên): Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.58. 1. Xem Trần Từ: Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Sđd.
  7. CHƯƠNG IV: LÀNG XÃ VÀ CÁC THIẾT CHẾ TỰ QUẢN... 285 Theo mô hình trên, đặc điểm lớn nhất về tổ chức của làng xã người Việt là sự đa hệ thống, với ít nhất hai hệ thống thiết chế tổ chức cùng tồn tại song hành là các tổ chức quan phương và các tổ chức phi quan phương. Mỗi loại hình tổ chức khác nhau có cách thức vận hành và chức năng riêng. Tuy nhiên, ẩn dưới vẻ bề ngoài tưởng như rời rạc, lẻ tẻ ấy lại là một sự thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ. Các tổ chức “chính thức” cùng với những tổ chức “phi chính thức” hợp thành một kết cấu tương đối hoàn chỉnh, nhằm quản lý mọi hoạt động của làng xã. Phương sách quản lý và vận hành của các tổ chức quan phương chủ yếu dựa vào thể chế kinh tế, chính trị và những văn bản luật pháp nhất định. Trong khi đó, các tổ chức phi quan phương vận hành chủ yếu thông qua tác dụng ràng buộc của những quy phạm đạo đức và dư luận xã hội, được gọi tắt là lệ làng. Kết cấu tổ chức như trên được Phan Đại Doãn gọi là kết cấu quyền lực kép1, thể hiện mối quan hệ đan cài giữa các tổ chức, lực lượng bên trong những làng xã người Việt, đồng thời cho thấy mối quan hệ giữa làng với cấp quản lý cao hơn là nhà nước. 2. Về các hình thức tự quản của người Việt a) Quá trình lịch sử Làng xã cổ truyền Việt Nam có lịch sử lâu đời, gắn liền với các điều kiện tự nhiên, xã hội khá phức tạp. Quá trình hình thành và phát triển của mỗi làng xã thường liên quan trực tiếp với nền sản xuất kinh tế tương ứng, gắn bó chặt chẽ với quá trình chinh phục, khai phá các vùng đồng bằng và thung lũng trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Chính trong quá trình chinh phục tự nhiên, khai khẩn đất hoang, làm thủy lợi, các cộng đồng cư dân người Việt đã tạo ra cơ cấu tổ chức xã hội phù hợp và dần 1. Xem Phan Đại Doãn - Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên): Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Sđd.
  8. 286 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VIII THIẾT CHẾ QUẢN LÝ XÃ HỘI hình thành truyền thống đoàn kết cộng đồng, tự quản, tự trị của làng xã, đồng thời tạo cơ sở xã hội tương đối vững chắc cho nhà nước trong công cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch họa, chống ngoại xâm để tồn tại và phát triển một cách tự chủ, độc lập. Ngay từ buổi đầu dựng nước, nhất là từ thời kỳ đầu Công nguyên, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa của cư dân Việt cổ với nền văn hóa Hán đã thúc đẩy, phát triển các kỹ thuật tiên tiến trong việc chế tạo công cụ sản xuất, kỹ thuật đúc đồng, làm đồ gốm... tạo ra cuộc cách mạng về nông cụ, từ đó đẩy mạnh thêm một bước tiến bộ vượt bậc của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước của người Việt. Sự phát triển và yêu cầu thực tiễn của loại hình nông nghiệp ruộng nước kết hợp với các nghề thủ công nghiệp, cùng với yêu cầu của công tác trị thủy (như làm thủy lợi, đắp đê đập, khơi sông ngòi...) được đặt ra thường xuyên, đôi khi cấp bách đối với sự tồn tại của các làng - chạ. Chính những điều này đã tạo cơ sở cho sự vận động của các công xã - lúc đó còn mang nhiều tàn dư của công xã nguyên thủy - từng bước chuyển biến thành công xã nông thôn, rồi sau đó tiếp tục từng bước bị phong kiến hóa. Các công xã nông thôn này tồn tại dưới hình thức làng - chiềng - viềng - chạ, hay làng - kẻ - ấp, nằm rải rác ven những vùng đồi gò và dọc lưu vực ba con sông lớn là sông Hồng, sông Mã và sông Lam. Những làng - ấp này là địa bàn sinh tụ và cư trú chủ yếu của người nông dân Việt. Trong thời kỳ Bắc thuộc và cuộc đấu tranh lâu dài giành lại độc lập dân tộc, các công xã nông thôn đã thực sự là đơn vị kinh tế - xã hội có cơ sở tương đối độc lập, hầu như nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền đô hộ phương Bắc. Một số tài liệu cho biết, tiếp nối truyền thống từ thời kỳ Hùng Vương, các công xã này được dẫn dắt bởi một người đứng đầu cao tuổi, có đức độ và uy quyền đối với cộng đồng, gọi là Pô Chiềng, hay Bồ chính1. 1. Xem Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1963, t.1, tr.221.
  9. CHƯƠNG IV: LÀNG XÃ VÀ CÁC THIẾT CHẾ TỰ QUẢN... 287 Dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sự phân hóa xã hội trong các cộng đồng cư dân Việt ngày càng được mở rộng. Pô chiềng - Bồ chính dần dần trở thành những hào trưởng, phú hào giàu sang và có nhiều uy thế ở các địa phương. Họ là bộ phận đứng trung gian giữa dân làng xã và cấp chính quyền nhà nước ở cơ sở, không phải do cộng đồng cư dân bầu lên (như việc bầu xã quan, xã trưởng, lý trưởng sau này) mà mang dáng dấp của chế độ cha truyền con nối (thế tập). Các hào trưởng có trách nhiệm đại diện, chỉ huy, điều hành việc duy trì và bảo vệ đời sống cộng đồng, đồng thời cũng ít nhiều phải phục tùng và chịu sự chi phối của các chính quyền nhà nước. Mặc dù các công trình nghiên cứu hiện còn chưa cho phép hình dung cách thức tổ chức, vận hành của bộ máy quyền lực cấp cơ sở làng - ấp do hào trưởng đứng đầu và các hình thức tự quản trong làng xã người Việt, nhưng về mặt nào đó có thể thấy rằng lúc này các làng - ấp của người Việt vẫn duy trì quyền tự trị, tự quản trong phạm vi làng - ấp. Vượt lên những biến chuyển của lịch sử, làng xã người Việt vẫn là một thế giới riêng sống động, với những phong tục, tập quán riêng, thậm chí rất riêng của từng làng. Đồng thời, làng Việt cũng tích hợp, thâu hóa những yếu tố văn hóa Hán, Chămpa trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa lâu dài, nhưng không hề đánh mất văn hóa bản ngã của làng Việt. Chính bởi văn hóa bản địa còn mà làng còn, dù nước mất hơn ngàn năm, và cũng bởi giữ được làng mà giành lại nước. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh gian khổ, hy sinh, nhờ vào các làng xã mà người Việt bảo lưu và phát huy được truyền thống cố kết, đoàn kết cộng đồng làng (làng xóm) - liên làng - siêu làng - nước, thực hành quyền tự quản, tự trị... Đến đầu thế kỷ X, nhân cơ hội nội bộ nhà Đường rối loạn, suy yếu, một hào trưởng ở đất Hồng Châu (Hải Dương) là Khúc Thừa Dụ đứng lên dựng quyền tự chủ trên lãnh thổ nước ta. Từ năm 907, Khúc Hạo tiến hành một cuộc cải cách hành chính quan trọng, không chỉ dừng ở cấp lộ, phủ, châu mà cố gắng vươn quyền quản lý của chính quyền trung
  10. 288 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VIII THIẾT CHẾ QUẢN LÝ Xà HỘI ương đến tận làng xã cơ sở, biến các công xã nông thôn thành đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước, gọi là “xã”1. Hẳn rằng khái niệm “làng xã” như một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đơn vị hành chính cấp cơ sở được hình thành trong khoảng thời gian lịch sử này. Đây cũng chính là bước chuyển biến rất quan trọng của nông thôn Việt Nam truyền thống. Cũng trong buổi đầu của thời kỳ độc lập, tự chủ, khi Xã trở thành đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nông thôn thì dường như cấp thôn cũng đồng thời xuất hiện2. Đến thời Lý (1009-1225), tư liệu chính sử cho biết tên “thôn” bắt đầu xuất hiện một cách chính thức với tư cách là một đơn vị tụ cư dưới “ấp” (tức hương ấp)3. Như vậy, thôn có thể được hiểu cũng là làng, hay chí ít cũng là đơn vị tụ cư tương đương với làng. Trong bối cảnh hệ thống tự trị, tự quản của làng Việt vẫn còn rất mạnh và giữ vị trí chi phối so với hệ thống quản lý hành chính cơ sở cấp xã ở nông thôn Việt Nam, cấp thôn ra đời do nhu cầu quản lý hành chính của bản thân cấp xã, trở thành đầu mối ráp nối, gắn kết và điều hòa hai hệ thống quản lý: hành chính và tự trị, luật pháp và tục lệ, chính trị và xã hội... Vào đầu đời Trần (1226-1400), Nhà nước Đại Việt cố gắng can thiệp sâu hơn vào đời sống làng xã4. Mặc dù một số học giả nước ngoài hoài nghi về hiệu quả của việc này, nhưng chính các tác giả đó cũng thừa nhận “chậm nhất là vào cuối thời Trần, hầu hết các làng Việt đã được coi 1. Xem Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, t.I, tr.207. 2. Xem Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Trường Viễn Đông Bác cổ - Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, 1998, t.I, tr.47; Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, t.I, tr.206; Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, t.I, tr.214. 3. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.334; Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, t.I, tr.412. 4. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.II tr.18-19; Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, t.I, tr.442.
  11. CHƯƠNG IV: LÀNG Xà VÀ CÁC THIẾT CHẾ TỰ QUẢN... 289 là xã”1. Cùng với sự mở rộng và nâng cao vị trí của cấp xã, cho đến trước thời kỳ Minh thuộc (1407-1427), thôn đã trở thành đơn vị định cư phổ biến ở nông thôn, ít nhất cũng là ở khu vực phía Bắc2. Sau khi chiếm được nước ta, nhà Minh muốn áp đặt trọn vẹn mô hình nông thôn Trung Quốc vào nông thôn Việt Nam với việc phân chia làng xã Việt thành các “lý”, “giáp” và bố trí các viên chức quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế, mô hình này chưa bao giờ được thực hiện rộng rãi trên phạm vi cả nước3. Ngay sau khi chiến thắng quân Minh, Lê Lợi lập tức tiến hành tổ chức lại làng xã4 và đặt các chức xã quan tùy theo từng loại xã5. Những xã quan này vừa là các viên chức do nhà nước cử ra để quản lý làng xã, vừa là người quản lý trực tiếp từng làng xã, thậm chí đến từng thôn xóm nhỏ. Đến thời Lê Thánh Tông (1460-1497), chính quyền trung ương tiến sâu thêm nhiều bước trong quá trình thiết lập quyền lực quản lý đối với các làng xã Việt6. Lê Thánh Tông đã biết khai thác và lợi dụng tục bầu cử người đứng đầu trong các công xã nông thôn trước đây để tuyển chọn người đứng đầu làng xã, bảo đảm họ vừa là đại diện của dân làng, vừa phục vụ một cách có hiệu quả cho yêu cầu quản lý làng xã của nhà nước trung ương. Với việc thi hành chính sách mới về ruộng đất, những làng xã tương đối tự trị trước đây đã trở thành một 1. Insun Yu: Cấu trúc của làng Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ và mối quan hệ của nó với Nhà nước thời Lê, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 310, 2000, tr.27. 2. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.II, tr.209; Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, t.I, tr.698-699. 3. Xem Phan Huy Lê: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1959, t.II, tr.9. 4. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.II, tr.297; Viện Sử học: Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr.214. 5. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.II, tr.297. 6. Xem “Thiên Nam dư hạ tập”, trong Một số văn bản pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - thế kỷ XVIII, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr.212, 234, 241; Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t. II, tr.507.
  12. 290 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VIII THIẾT CHẾ QUẢN LÝ XÃ HỘI đơn vị kinh tế phụ thuộc nhà nước. Đồng thời, Lê Thánh Tông cũng ban hành điều luật cho phép các làng xã được lập hương ước riêng vào năm 14641. Đây có thể coi là thời điểm chính thức xuất hiện của loại hình hương ước với tư cách là một bộ luật thành văn của làng xã, được nhà nước chính thức cho phép soạn thảo và thừa nhận. Với hương ước, Lê Thánh Tông đã đưa ra được một phương án tối ưu để xử lý hài hòa mối quan hệ giữa quyền quản lý của nhà nước và truyền thống tự trị của xóm làng. Có lẽ cũng vì thế mà hầu hết các vương triều phong kiến tiếp sau trên đại thể đều lấy mô hình tổ chức quản lý làng xã thời Lê Thánh Tông làm khuôn mẫu. Trong suốt thế kỷ XVII-XVIII, tình hình nông thôn Việt Nam đã thay đổi nhiều, khiến cho mô hình tổ chức quản lý làng xã thời Lê Thánh Tông không còn hiệu lực nữa. Bởi vậy, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài nhiều lần tìm kiếm những mô hình mới để thay thế, nhưng đều không đạt được kết quả. Nhà nước phong kiến trung ương hầu như bất lực trong nhiệm vụ quản lý người đứng đầu làng xã, phó mặc cho làng xã tự chọn lấy người đại diện của mình. Xét về hình thức, đây là sự mở rộng quyền tự trị của làng xã, nhưng cũng chính là sự bỏ mặc cho cường hào hoành hành trong thực tế, khiến cho tình hình ở các làng xã người Việt khắp nơi ngày càng nặng nề, căng thẳng. Làng xã người Việt thế kỷ XVIII đã thực sự tuột ra khỏi tầm kiểm soát của các chính quyền phong kiến Lê Trung hưng - Trịnh - Nguyễn và nhanh chóng trở thành căn cứ xuất phát cho các cuộc khởi nghĩa nông dân rộng lớn, và rồi cuối cùng tất cả các chính quyền đó đều bị lật nhào bởi phong trào nông dân Tây Sơn. Trong thời gian ngắn ngủi tồn tại, vương triều Tây Sơn cũng không cải thiện nổi tình hình nông thôn. Sau khi lập triều Nguyễn, Vua Gia Long đặc biệt đề cao vai trò của làng xã trong quốc sách trị nước của vương triều mới. Tuy nhiên, những 1. Xem “Hồng Đức thiện chính thư”, trong Một số văn bản pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - thế kỷ XVIII, Sđd, tr.236.
  13. CHƯƠNG IV: LÀNG XÃ VÀ CÁC THIẾT CHẾ TỰ QUẢN... 291 việc làm của Gia Long nhằm can thiệp vào cơ chế tự trị, tự quản của làng xã Việt hầu như chưa có gì đáng kể, ngoại trừ việc tổ chức điều tra ruộng đất và lập sổ địa bạ của các làng xã trên phạm vi rộng lớn. Sau khi lên nối ngôi, Vua Minh Mạng đã quyết định cải tổ lại bộ máy quản lý xã thôn. Tuy nhiên, cải cách của Minh Mạng đã không hạn chế, diệt trừ được nạn cường hào mà còn khiến cho cường hào trong các làng xã có điều kiện phát triển mạnh thêm. Như vậy, trong suốt thời Nguyễn, nhà nước trung ương càng tỏ ra bất lực, ít ra là cũng không giải tỏa nổi sự lộng hành, lũng đoạn của cường hào, khiến cho nhà nước không quản lý được làng xã một cách chặt chẽ trong thực tế. Sau khi áp đặt hệ thống chính quyền cai trị ở nước ta, thực dân Pháp đã chọn phương án giữ lại tổ chức xã thôn cổ truyền làm công cụ cho chính sách thống trị và khai thác thuộc địa. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau, chính quyền thực dân Pháp buộc phải tiến hành cải tổ lại tổ chức quản lý truyền thống của các làng xã người Việt. Một cuộc cải lương hương chính được tiến hành nhằm tổ chức lại bộ máy hành chính cấp cơ sở, qua đó lợi dụng truyền thống quản lý làng xã của người Việt để đưa luật pháp của nhà nước bảo hộ vào lệ làng, lệ làng hóa phép nước và buộc các làng xã phải nghiêm túc thực hiện. Trên thực tế, trước các cuộc tiến công liên tục bởi những chính sách của chính quyền thực dân Pháp, cơ chế “tự trị, tự quản” của làng xã người Việt trong thời kỳ Pháp thuộc đã bị biến dạng sâu sắc. Không kể đến thái độ quyết liệt của chính quyền thực dân ở Bắc Kỳ vào năm 1921 muốn gạt bỏ cơ chế quản lý cổ truyền của làng xã để thành lập Hội đồng tộc biểu, ngay các Hội đồng kỳ mục được duy trì cũng đã biến chất, bị hạn chế về quyền lực và chịu sự giám sát ngày càng chặt của nhà nước thực dân1. Riêng đối với lệ làng và tín ngưỡng, tập quán, đặc biệt đối với các hủ tục, chính quyền thực dân hầu như không đả động tới. Về quyền xét xử của các làng, mặc dù những 1. Xem Viện Sử học: Nông thôn và nông dân Việt Nam thời cận đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, t.1, tr.284.
  14. 292 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VIII THIẾT CHẾ QUẢN LÝ XÃ HỘI văn bản vẫn dành cho các Hội đồng hương chính một số quyền hạn nhất định, nhưng việc thực hiện các quyền hạn này phải chịu sự giám sát chặt chẽ của các cấp nhà nước và những bộ luật được soạn thảo cho phù hợp với từng khu vực (kỳ). Như vậy, chế độ tự trị làng xã đã không còn nguyên vẹn, thậm chí hầu như bị tước bỏ trên những biểu hiện cơ bản nhất. Trong bối cảnh đó, nhiều làng xã người Việt đã chống lại chính sách thống trị của thực dân Pháp dưới những hình thức khác nhau. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các làng xã đó lại trở thành những cơ sở cho Đảng gây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và phong trào cách mạng sau này. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và sự thành lập chính quyền dân chủ nhân dân về nguyên tắc là sự phủ định hoàn toàn bộ máy chính quyền cũ của đế quốc phong kiến từ trung ương cho đến cơ sở. Tiếp đó, trong công cuộc cải cách ruộng đất và thời kỳ xây dựng tổ đổi công, Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng dựa vào thôn làng mà phát động phong trào. Đến thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp, thôn làng người Việt “hóa thân” vào hợp tác xã (lúc này chủ yếu được xây dựng theo quy mô thôn) và các thôn vẫn còn giữ được các nét truyền thống riêng. Từ khi hợp tác xã chuyển lên bậc cao với quy mô toàn xã, thôn làng truyền thống hầu như bị giải thể. Việc chia tách hay quy gọn các xã hầu như căn cứ thuần túy theo quy mô diện tích và dân số mà không tính đến cơ sở truyền thống của làng xã. Cơ cấu tổ chức của làng xã cũ bị thủ tiêu, những cơ sở văn hóa, tín ngưỡng cổ truyền của thôn làng như đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ bị phá bỏ, chuyển đổi mục đích sử dụng. Hợp tác hóa nông nghiệp thực sự là “một biến cách lớn” ở các làng xã người Việt nói riêng, trong nông thôn Việt Nam nói chung. Quản lý làng xã Việt có nhiều thay đổi. Có những lúc, làng gần như bị giải thể về mặt tổ chức. Tuy nhiên, làng Việt vẫn bền bỉ tồn tại trên thực tế ở khắp
  15. CHƯƠNG IV: LÀNG XÃ VÀ CÁC THIẾT CHẾ TỰ QUẢN... 293 các vùng nông thôn Việt Nam. Khi không được thừa nhận một cách chính thức, các thiết chế phi quan phương có tính cách truyền thống đã chìm sâu vào trong lòng các làng xã người Việt, âm thầm hoạt động như những “mạch ngầm”. Theo cách thức như vậy, các hình thức tự quản của người Việt trong làng xã vẫn được duy trì. Việc thực hiện khoán 10 tiếp tục tạo ra một cuộc “cách mạng” ở nông thôn Việt Nam. Hộ xã viên hay hộ tư nhân là kiểu sản xuất có tính cá thể được chấp nhận. Trên thực tế, hộ gia đình trở thành chủ thể xã hội. Đây là cơ sở để phục hồi lại làng Việt truyền thống. Các thiết chế phi quan phương của làng xã người Việt lâu nay phải tồn tại như những “mạch ngầm”, đến đây được nhanh chóng “công khai hóa”. Từ đây, bên cạnh hệ thống tổ chức quản lý hành chính của nhà nước ở cấp cơ sở là xã, và gần đây là thôn, các hình thức tự quản trong làng xã người Việt ngày càng được phục hồi và mở rộng, trở thành phổ biến trên khắp cả nước. Thực tế lịch sử cho thấy, phục hồi và phát triển các hình thức tự quản trong làng xã người Việt là một yêu cầu khách quan và phù hợp, có tác dụng tích cực, thực sự là một bước tiến trong đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay1. b) Một số biểu hiện của hình thức tự quản Trong xã hội Việt Nam truyền thống, kết cấu kinh tế làng xã bao gồm ba thành phần chủ yếu là nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Ở các làng Việt đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ, kết cấu này có lịch sử lâu dài và tương đối phổ biến. Với kết cấu này, làng xã người Việt đã vượt qua những tác động mãnh liệt do các biến động xã hội to lớn trong suốt mấy thế kỷ qua, thực sự góp phần tạo ra sự ổn định lâu dài và vững chắc, đồng thời duy trì một cách tương đối diện mạo và tính chất của làng Việt. 1. Xem Phan Đại Doãn (Chủ biên): Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - một số vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.247-250.
  16. 294 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VIII THIẾT CHẾ QUẢN LÝ XÃ HỘI Làng xã người Việt không chỉ là một khu vực cư trú đơn thuần của các gia đình tiểu nông mà còn là một tổ chức sản xuất, tổ chức quân sự, tổ chức xã hội. Cộng đồng làng là sự hợp thành của một hệ thống phức tạp, bao gồm gia đình cá thể, họ hàng, phường, hội, xóm, giáp cùng với những mối liên kết vật chất và tinh thần khác như tộc ước, phường lệ, hương ước và tín ngưỡng, tôn giáo, hội hè, đình đám... Nói cách khác, làng xã người Việt chính là tổng - tích hợp của những thành tố trên. Ở đây, con người hầu như không tồn tại với tư cách cá nhân độc lập, mà luôn luôn xuất hiện với tư cách thành viên trong một cộng đồng/tổ chức/thiết chế nhất định, như dòng họ, phường, hội, làng... Mối quan hệ trong làng xã không đơn giản là sự liên hệ về nghề nghiệp và cư dân mà còn là sự kết hợp các tổ chức và quan hệ xã hội. Sự tồn tại của các mối quan hệ này thể hiện sự “khép đóng” của làng xã nếu xét về mô hình, cùng với các liên kết có tính chất tương trợ và ràng buộc giữa cư dân làng xã nếu xét về ý nghĩa xã hội, và sự đa dạng, chặt chẽ của nhiều hình thức tự quản nếu xét về tổ chức. - Dòng họ Làng xã người Việt có thể coi là một phức hợp của nhiều tổ chức xã hội mà trước hết là dòng họ. Giữa mạng lưới các mối quan hệ đan xen trong làng, mối liên kết họ hàng vẫn luôn nổi bật và bền vững hơn cả. Bởi vậy, xét từ một góc nhìn nhất định, cộng đồng làng có thể coi là tập hợp của những dòng họ. Tổ chức dòng họ trong các làng người Việt ở nước ta không nặng nề, chặt chẽ như ở Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng cũng không quá lỏng lẻo như ở Campuchia, Lào và Thái Lan. Nhìn chung, gia đình cá thể đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội người Việt. Cũng bởi những điều kiện tự nhiên và xã hội đặc thù, người tiểu nông Việt trong làng xã đã sớm liên kết lại trong cuộc đấu tranh sinh tồn, và sự liên kết đầu tiên chính là dòng họ. Trải qua hàng nghìn năm, quan hệ dòng họ ngày càng thắt chặt hơn, gắn bó các gia đình tiểu nông thành từng khối bền chắc.
  17. CHƯƠNG IV: LÀNG XÃ VÀ CÁC THIẾT CHẾ TỰ QUẢN... 295 Quá trình hình thành và phát triển của một làng Việt từ khởi đầu cho đến ngày nay phổ biến là sự chuyển đổi và mở rộng từ liên kết hộ gia đình đến liên kết họ hàng và liên kết các dòng họ với nhau. Những mối liên kết này diễn ra một cách tự nhiên theo các quan hệ trong hôn nhân và hoạt động sản xuất. Những biểu hiện của mối liên kết dòng họ rất phong phú, đa dạng, từ đặt ruộng họ, ruộng hậu họ, lập gia phả, cho đến xây dựng nhà thờ tổ tiên... Trong đó, một đặc trưng tín ngưỡng của người Việt là thờ cúng tổ tiên đã góp phần không nhỏ trong việc thắt chặt các quan hệ họ hàng trong cộng đồng. Trong mỗi làng ấp, người đứng đầu dòng họ - tộc trưởng (trưởng họ) có vai trò rất quan trọng1. Đối với những dòng họ lớn - cự tộc ở làng xã người Việt, tộc trưởng đương nhiên phải là con trưởng, ngành trưởng và là người có đức vọng. Khi Nho giáo thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống làng xã thì vai trò người tộc trưởng càng được đề cao. Họ chính là tâm điểm để tập hợp, đoàn kết các thành viên của mỗi họ trong mọi công việc chung của dòng họ và tham gia vào các công việc chung của làng xã. Ở nhiều làng xã người Việt, nhất là tại Bắc Bộ, dòng họ còn tồn tại như một đơn vị, một thành phần quản lý làng xã. Các chính quyền phong kiến thường cố gắng sử dụng quan hệ dòng họ để góp phần ổn định và quản lý làng xã. Trong nhiều trường hợp, dòng họ còn xác định mối liên hệ với làng xã thông qua một tổ chức là “giáp”. Thực ra, giáp là đơn vị nhỏ của làng, có thể được tổ chức theo khu vực địa lý hoặc theo dòng họ. Ở nhiều làng, giáp chính là họ. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng giáp chính là khâu trung gian giữa làng và họ, được đặt ra nhằm “hành chính hóa” dòng họ, quản lý dòng họ và quản lý bằng dòng họ. Như vậy, quan hệ họ hàng và các thiết chế tự quản liên quan đến dòng họ của làng xã người Việt có những biến động nhất định trong 1. Xem Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Sđd, t.1, tr.203.
  18. 296 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VIII THIẾT CHẾ QUẢN LÝ XÃ HỘI lịch sử, nên nhiều lúc có vẻ “mờ” nhạt hoặc “chìm” đi, nhiều lúc lại được “nổi” rõ và đề cao... Nhưng rất rõ ràng, dòng họ và các hình thức tự quản có liên quan đến dòng họ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong làng xã người Việt. - Lệ làng - hương ước Lệ làng là những quy phạm hoạt động của mỗi thành viên trong làng, do chính các thành viên trong làng xác lập, thực thi và bảo vệ. Hương ước là lệ làng được “văn bản hóa”. Giống như luật nước, lệ làng có tính cưỡng chế. Điểm khác nhau căn bản giữa luật nước và lệ làng chủ yếu là lực lượng duy trì các quy phạm hoạt động của mỗi thành viên trong làng. Luật nước dựa vào hệ thống quyền lực của chính quyền nhà nước, còn lệ làng dựa vào truyền thống được hình thành từ kinh nghiệm của cộng đồng cư dân, trao truyền từ đời này sang đời khác, được cộng đồng chấp nhận và tuân thủ. Với sự bó hẹp các hoạt động kinh tế - văn hóa trong không gian làng và hướng đến cuộc sống chủ yếu tự cấp tự túc, cả cuộc đời người dân làng xã gắn bó với làng và thường hiểu lệ làng hơn luật nước. Điều này càng khiến cho lệ làng trở thành một hình thức tự quản phổ biến và quan trọng của làng Việt. Sách Hồng Đức thiện chính thư cho biết từ cuối thế kỷ XV, hương ước thành văn bản đã phổ biến. Nhà nước có quy định để làng xã “văn bản hóa” lệ làng thành hương ước1. Với hương ước, lệ làng được định hình cụ thể và mạnh mẽ thêm. Ở các thế kỷ sau, việc lập hương ước thành văn bản được tiếp tục và ngày càng phổ biến hơn. Nhìn chung, dân số càng tăng, mật độ cư trú ngày càng cao thì mối liên kết trong các làng xã càng chặt, thể hiện ở những bản hương ước ngày càng phức tạp, đa dạng, quy định càng chi tiết, cụ thể. Điều này cho thấy rõ một trong những tính chất nổi bật của hương ước là tự quản, tự điều hòa, tự điều khiển đời sống xã hội trong phạm vi làng, nhằm tạo thành một kết cấu 1. Xem “Hồng Đức thiện chính thư”, trong Một số văn bản pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - thế kỷ XVIII, Sđd, tr.236.
  19. CHƯƠNG IV: LÀNG XÃ VÀ CÁC THIẾT CHẾ TỰ QUẢN... 297 xã hội chặt chẽ, ổn định. Theo thống kê năm 1991 của sách Thư mục hương ước Việt Nam thời cận đại, hầu hết các làng xã ở miền Bắc, miền Trung cho đến Đồng Nai Thượng vào đầu thế kỷ XX đều có hương ước (chủ yếu là hương ước cải lương hương chính), với số lượng khoảng hơn 5.000 bản. Xét về nội dung, hương ước của làng xã người Việt phản ánh nhiều mối quan hệ về kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường... thể hiện tinh thần tự trị, tự quản cộng đồng làng, bao gồm: 1) Quy định về những thiết chế xã hội trong làng (Hội đồng Kỳ mục, lý lịch dòng họ, ngụ cư và chính cư ở xóm, giáp...); 2) Quy định về các thứ bậc xã hội trong làng (già trẻ, nam nữ, quan dân...); 3) Quy định những điều khoản về giữ gìn trật tự, trị an thôn xóm, ruộng đồng và môi trường; 4) Quy định những nghĩa vụ đối với Nhà nước, như thuế, lao dịch, quân dịch; 5) Quy định việc giữ gìn phong tục, tập quán, truyền thống trong gia đình, họ hàng, xóm thôn; 6) Quy định những khoản thưởng phạt rõ ràng nhằm khuyến khích những hoạt động có lợi cho cộng đồng và trừng phạt những kẻ làm phương hại cộng đồng... Nội dung của lệ làng - hương ước thể hiện rõ nét sự khác biệt giữa luật nước và lệ làng, giữa quyền lực nhà nước và quyền tự quản của làng xã, cũng chính là một biểu hiện nhân nhượng của luật nước trước quyền và truyền thống tự quản của làng xã. Nói cách khác, lệ làng - hương ước là một kiểu quản lý phi quan phương, một hình thức tự quản của làng xã. - Bộ máy tự quản Trong làng xã người Việt truyền thống, cơ cấu bộ máy quyền lực bao gồm hai bộ phận chủ yếu là lý dịch và kỳ mục. Trong đó, bộ phận lý dịch ở các thời kỳ lịch sử và không gian địa vực khác nhau sẽ có những tên gọi và cách thức tổ chức khác nhau, nhưng trên danh nghĩa đều là tổ chức chính quyền cơ sở cấp xã của Nhà nước, gồm có một người đứng đầu và số lượng thành viên giúp việc được Nhà nước quy định cụ thể. Vào thời Nguyễn, lý dịch gồm có lý trưởng, phó lý trưởng và trương tuần. Nhiệm vụ chủ yếu của lý dịch là thu thuế, bắt lính, điều động phu
  20. 298 VÙNG ĐẤT NAM BỘ VIII THIẾT CHẾ QUẢN LÝ XÃ HỘI phen tạp dịch theo mệnh lệnh của chính quyền nhà nước. Trong khi đó, bộ phận kỳ mục, thường gọi là Hội đồng kỳ mục, thực sự là một bộ máy tự quản của làng xã, bao gồm các trưởng lão quan viên của cộng đồng. Hội đồng kỳ mục bao gồm một số dân làng và chức sắc. Số lượng thành viên và cơ cấu thành phần tùy thuộc từng làng xã cụ thể. Người đứng đầu Hội đồng kỳ mục là tiên chỉ, thứ chỉ. Tiêu chuẩn tiên chỉ, thứ chỉ cũng tùy thuộc vào từng địa phương, nơi “trọng hoạn” thường chọn người có quan tước cao nhất, nơi “trọng khoa” thường chọn người có học vị khoa bảng cao nhất, nơi “trọng xỉ” thường chọn các cụ cao tuổi nhất trong làng. Điểm chung của người đứng đầu Hội đồng kỳ mục đều là người già - đã nghỉ việc “quan” để về làng. Quyền lực của bộ phận kỳ mục khá lớn, nhiều khi chỉ đạo cả lý dịch1. Đến thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân nhận thức được vai trò và ảnh hưởng của tổ chức/bộ máy tự quản của làng xã và chủ trương bãi bỏ bộ phận kỳ mục. Năm 1921, Thống sứ Bắc Kỳ ký lệnh thay thế Hội đồng kỳ mục bằng Hội đồng tộc biểu (hoặc gọi là Hội đồng giáp biểu) và tăng cường quyền lực cho bộ phận lý dịch, cho phép lý dịch kiểm soát ngân sách làng xã. Lệnh này ngay lập tức bị những tiên chỉ, thứ chỉ của các làng xã phản đối gay gắt, buộc chính quyền thực dân Pháp phải cho tái lập lại Hội đồng kỳ mục từ năm 1927. Đến năm 1941, Thống sứ Bắc Kỳ Robin ra lệnh bãi bỏ Hội đồng tộc biểu, nhưng vẫn giữ lại Hội đồng kỳ mục. - Phường - hội Trong làng xã người Việt luôn tồn tại phổ biến các loại hình phường - hội đa dạng. Các phường - hội này chính là một dạng thiết chế tự quản 1. Xem Dương Kinh Quốc: Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988; Dương Kinh Quốc: “Bộ máy quản lý làng xã Việt Nam thời cận đại qua các bản “Cải lương hương chính” của chính quyền thực dân Pháp”, bài in trong Viện Sử học: Nông thôn và nông dân Việt Nam thời cận đại, Sđd, t.1, tr.259-289.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2