intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tính chất chung của kim loại.

Chia sẻ: Lê Quốc Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

232
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 1 : Tính chất chung của kim loại I. Cấu tạo 1. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn Các nguyên tố hoá học được phân thành kim loại và phi kim. Trong số 110 nguyên tố hoá học đã biết có tới gần 90 nguyên tố là kim loại. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở : - Nhóm IA (trừ hiđro) và IIA. - Nhóm IIIA (trừ bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.  Các nhóm B (từ IB đến VIIIB) nguồn : http://hochoahoc.com...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tính chất chung của kim loại.

  1. thầy: Lê Quốc Huy SĐT : 0966289968 Bài 1 : Tính chất chung của kim loại I. Cấu tạo 1. Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn Các nguyên tố hoá học được phân thành kim loại và phi kim. Trong số 110 nguyên tố hoá học đã biết có tới gần 90 nguyên tố là kim loại. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở : - Nhóm IA (trừ hiđro) và IIA. - Nhóm IIIA (trừ bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.  Các nhóm B (từ IB đến VIIIB). - Họ lantan và actini, được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng. 2. Cấu tạo của nguyên tử kim loại Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng (1, 2 hoặc 3e). Thí dụ : Na : 1s2 2s2 2p6 3s1 ; Mg : 1s2 2s2 2p6 3s2 ; Al : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 Trong cùng chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của nguyên tố phi kim. Thí dụ xét chu kì 2 (bán kính nguyên tử được biểu diễn bằng nanomet, nm) : 11Na 12Mg 13Al 14Si 15P 16 S 17Cl 0,157 0,136 0,125 0,117 0,110 0,104 0,099 3. Cấu tạo tinh thể của các kim loại Hầu hết các kim loại ở điều kiện thường đều tồn tại dưới dạng tinh thể (trừ Hg). Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể. Các electron hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể. Đa số các kim loại tồn tại dưới ba kiểu mạng tinh thể phổ biến sau : a) Mạng tinh thể lục phương Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chiếm 74%, còn lại 26% là các khe rỗng. Thuộc loại này có các kim loại : Be, Mg, Zn,... b) Mạng tinh thể lập phương tâm diện Các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương. Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chiếm 74%, còn lại 26% là các khe rỗng. Thuộc loại này có các kim loại : Cu, Ag, Au, Al,... Đề-hóa.vn – trắc nghiệm hóa học online - 1 -
  2. thầy: Lê Quốc Huy SĐT : 0966289968 c) Mạng tinh thể lập phương tâm khối Các nguyên tử, ion dương kim loại nằm trên các đỉnh và tâm của hình lập phương. Trong tinh thể, thể tích của các nguyên tử và ion kim loại chỉ chiếm 68%, còn lại 32% là các khe rỗng. Thuộc loại này có các kim loại : Li, Na, K, V, Mo,... 4. Liên kết kim loại Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do. II. Tính chất vật lí chung của kim loại 1. Tính dẻo Khác với phi kim, kim loại có tính dẻo : dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi. Vàng là kim loại có tính dẻo cao, có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua. Kim loại có tính dẻo là vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách ra khỏi nhau nhờ những electron tự do chuyển động dính kết chúng với nhau. 2. Tính dẫn điện Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, những electron tự do trong kim loại sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe,... Nhiệt độ của kim loại càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm do ở nhiệt độ cao, các ion dương dao động mạnh cản trở dòng electron chuyển động. 3. Tính dẫn nhiệt Tính dẫn nhiệt của các kim loại cũng được giải thích bằng sự có mặt các electron tự do trong mạng tinh thể. Các electron trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn, chuyển động hỗn loạn và nhanh chóng sang vùng có nhiệt độ thấp hơn, truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng này nên nhiệt lan truyền được từ vùng này đến vùng khác trong khối kim loại. Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt. 4. ánh kim Các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim. Tóm lại : Tính chất vật lí chung của kim loại như nói ở trên gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại. III. Tính chất hoá học chung của kim loại Đề-hóa.vn – trắc nghiệm hóa học online - 2 -
  3. thầy: Lê Quốc Huy SĐT : 0966289968 Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố kim loại có bán kính tương đối lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với phi kim, số electron hoá trị ít, lực liên kết với hạt nhân của những electron này tương đối yếu nên chúng dễ tách khỏi nguyên tử. Vì vậy, tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử. M  Mn+ + ne 1. Tác dụng với phi kim Nhiều kim loại có thể khử được phi kim đến số oxi hoá âm, đồng thời nguyên tử kim loại bị oxi hoá đến số oxi hoá dương. a) Tác dụng với clo Hầu hết các kim loại đều có thể khử trực tiếp clo tạo ra muối clorua. Thí dụ : Dây sắt nóng đỏ cháy mạnh trong khí clo tạo ra khói màu nâu là những hạt chất rắn sắt(III) clorua. +3 1 0 0 to 2 Fe  3Cl 2  2 Fe Cl3  1 0 Trong phản ứng này Fe đã khử từ C l2 xuống Cl. b) Tác dụng với oxi 2 0 Hầu hết các kim loại có thể khử từ O 2 xuống O . Thí dụ : Khi đốt, bột nhôm cháy mạnh trong không khí tạo ra nhôm oxit. 3 2 0 0 to 4 Al  3O2  2 Al2 O3  c) Tác dụng với lưu huỳnh 2 0 Nhiều kim loại có thể khử lưu huỳnh từ S xuống S . Phản ứng cần đun nóng (trừ Hg). 22 0 0 to Fe  S  Fe S  Thí dụ : 2 2 0 0 Hg  S  Hg S 2. Tác dụng với dung dịch axit a) Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng Nhiều kim loại có thể khử được ion H+ trong các dung dịch axit trên thành hiđro. 1 2 0 0 Fe  2 HCl  Fe Cl 2  H 2  Thí dụ : Điều kiện : kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa trừ Pb b) Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc 5 6 Hầu hết kim loại (trừ Pt, Au) khử được N (trong HNO3) và S (trong H2SO4 ) xuống số oxi hoá thấp hơn. Kim loại + H2SO4 (đ)  muối SO4- + X + H2O X: SO2 , S , H2S Đề-hóa.vn – trắc nghiệm hóa học online - 3 -
  4. thầy: Lê Quốc Huy SĐT : 0966289968  Kim loại + HNO3 muối NO3- + Y + H2O Y : NO2 , NO , N2O , N2 , NH3 , NH4NO3 NO2 : màu nâu NO : không màu hóa nâu trong không khí N20 : không màu nặng hơn không khí ( khí cười) Thông thường HNO3 đặc thì tạo NO2 , loãng thì tạo NO 0 +5 +2 +2 3Cu + 8 HNO3 (lo·ng)  3Cu (NO3 )2 + 2NO  + 4H 2O Thí dụ : 6 2 4 0 to Cu  2H2 S O4 (®Æc)  Cu SO4  S O2   2H2O  Chú ý : HNO3, H2SO4 đặc, nguội làm thụ động hoá Al, Fe, Cr, ... 3. Tác dụng với nước Các kim loại ở nhóm IA và IIA của bảng tuần hoàn (trừ Be, Mg) do có tính khử mạnh nên có thể khử được H2O ở nhiệt độ thường thành hiđro. Các kim loại còn lại có tính khử yếu hơn nên chỉ khử được H2O ở nhiệt độ cao (thí dụ Fe, Zn,...) hoặc không khử được H2O (thí dụ Ag, Au,...). Thí dụ : 0 +1 +1 0 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 MgO + H2 nhiệt độ Mg + H2O FeO + H2 >570 độ Fe + H2O Fe2O3 + 4H2
  5. thầy: Lê Quốc Huy SĐT : 0966289968 Câu 2. Cấu hình electron nào dưới đây của ion Cu+ (ZCu = 29) ? A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 Câu 3. Nguyên tố Cr có số hiệu nguyên tử là 24. Ion Cr3+ có cấu hình electron là A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 B.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2 2 2 6 2 6 4 D.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 C.1s 2s 2p 3s 3p 3d Câu 4. Một ion R có cấu hình electron 1s 2s 2p , tên của nguyên tử R là 3+ 22 6 A. crom. B. gali. C. magie. D. nhôm. Câu 5. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại M và X là 94, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 30. Số hạt mang điện của nguyên tử X nhiều hơn của M là 18. Hai kim loại M và X lần lượt là A. Na, Ca. B. Mg, Ca. C. Be, Ca. D. Na, K. Câu 6. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. X là kim loại A. Mg B. Al C. Fe D. Ca Câu 7. Nguyên tố sắt có số hiệu nguyên tử là 26. Trong bảng tuần hoàn, sắt thuộc A. chu kì 4 nhóm VIIIA. B. chu kì 4 nhóm VIIIB. C. chu kì 4 nhóm IVA. D. chu kì 5 nhóm VIIIB. Câu 8. Một nguyên tố có số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 31. Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 4, nhóm IIIA B. chu kì 3, nhóm IIIA C. chu kì 4, nhóm IA D. chu kì 3, nhóm IA. Câu 10. Kim loại có độ dẫn điện tốt nhất là A. Ag B. Cu C. Al D. Fe Câu 11. Kim loại có độ cứng lớn nhất là A. Cr B. W C. Fe D.Cu Câu 12. ở điều kiện thường kim loại ở thể lỏng là A. Na B. K C. Hg D. Ag Câu 14. Nguyên nhân gây nên tính chất vật lí chung các kim loại gồm tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim là do A. cấu tạo mạng tinh thể kim loại B. các electron tự do trong kim loại C. tỉ khối của kim loại D. độ bền liên kết của kim loại Câu 15. Kim loại có tính chất vật lí chung là tính B. bị khử C. khử D. dẫn điện A. oxi hoá Câu 16. Đa số kim loại có cấu tạo theo ba kiểu mạng tinh thể sau : A. Tinh thể lập phương tâm khối, tinh thể tứ diện đều, tinh thể lập phương tâm diện. B. Tinh thể lục phương, tinh thể lập phương tâm diện, tinh thể lập phương tâm khối. C. Tinh thể lục phương, tinh thể tứ diện đều, tinh thể lập phương tâm diện. D. Tinh thể lục phương, tinh thể tứ diện đều, tinh thể lập phương tâm khối. Câu 17. Liên kết kim loại là liên kết A. được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm. B. được hình thành nhờ các cặp electron giữa các nguyên tử. Đề-hóa.vn – trắc nghiệm hóa học online - 5 -
  6. thầy: Lê Quốc Huy SĐT : 0966289968 C. sinh ra do lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, các electron kết dính ion dương với nhau. D. được sinh ra do sự nhường cặp electron chưa liên kết của nguyên tử này cho nguyên tử kia để hình thành liên kết. Câu 18. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là A. tính khử. B. tính oxi hoá. C. vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. D. không có tính khử, không có tính oxi hoá. Câu 19. Dung dịch CuSO4 tác dụng được với tất cả kim loại trong dãy A. Al, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Ag. C. Mg, Zn, Fe. D. Al, Hg, Zn. Câu 20. Trong số các phần tử (nguyên tử hoặc ion) sau, phần tử vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hoá là B. Ca2+ C. O2- D. Fe2+ A.Cu ĐÁP ÁN 2D 3D 4D 5A. 6C 7B 8A 10A 11B 12C 14B 15D 16B 17C 18A. 19C 20D Đề-hóa.vn – trắc nghiệm hóa học online - 6 -
  7. thầy: Lê Quốc Huy SĐT : 0966289968 XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HÒAN Xác định chu kỳ ta dựa vào cấu hình electron. Nguyên tử có n lớp electron  nguyên tố ở chu kỳ thứ n  Xác định vị trí phân nhóm ta dựa vào dãy năng lượng. Dãy năng lượng có electron cuối cùng sắp xếp trên orbitan s hoặc orbitan p  nguyên tố ở phân  nhóm chính.  Dãy năng lượng có dạng ns1  phân nhóm chính nhóm I hay phân nhóm IA. ns2  phân nhóm chính nhóm II hay phân nhóm IIA. ns2np1  phân nhóm chính nhóm III hay phân nhóm IIIA. ns2np2  phân nhóm chính nhóm IVhay phân nhóm IVA. ns2np3  phân nhóm chính nhóm V hay phân nhóm VA. ns2np4  phân nhóm chính nhóm VI hay phân nhóm VIA. ns2np5  phân nhóm chính nhóm VII hay phân nhóm VIIA. ns2np6  phân nhóm chính nhóm VIII hay phân nhóm VIIIA. Dãy năng lượng có electron cuối cùng sắp xếp trên orbitan d  nguyên tố ở phân nhóm phụ.   Dãy năng lượng có dạng: ns (n-1)d10  phân nhóm phụ nhóm I hay phân nhóm IB. 1 ns2 (n-1)d10  phân nhóm phụ nhóm II hay phân nhóm IIB. ns2 (n-1)d1  phân nhóm phụ nhóm III hay phân nhóm IIIB. ns2 (n-1)d2  phân nhóm phụ nhóm IV hay phân nhóm IVB. ns2 (n-1)d3  phân nhóm phụ nhóm V hay phân nhóm VB. ns1 (n-1)d5  phân nhóm phụ nhóm VI hay phân nhóm VIB. ns2 (n-1)d5  phân nhóm phụ nhóm VII hay phân nhóm VIIB. ns2 (n-1)d6 ns2 (n-1)d7  phân nhóm phụ nhóm VIII hay phân nhóm VIIIB. ns2 (n-1)d8 Xác định tính kim lọai, phi kim và khí hiếm (Ta dựa vào cấu hình electron)  Cấu hình electron ở lớp ngòai cùng có: o 1  3 electrton  nguyên tố là kim lọai. o 5  7 electrton  nguyên tố là phi kim. 8 electrton  nguyên tố là khí hiếm. o o 4 electron & Nếu nguyên tố ở chu kỳ nhỏ (CK1,2,3)  là phi kim. o 4 electron & Nếu nguyên tố ở chu kỳ lớn (CK4,5,6,7)  là kim lọai. Đề-hóa.vn – trắc nghiệm hóa học online - 7 -
  8. thầy: Lê Quốc Huy SĐT : 0966289968 DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI 1. Cặp oxi hoá - khử của kim loại Nguyên tử kim loại dễ nhường electron trở thành ion kim loại, ngược lại ion kim loại có thể nhận electron trở thành nguyên tử kim loại. Ag+ + 1e € Ag Thí dụ : Cu2+ + 2e € Cu Fe2+ + 2e € Fe Các nguyên tử kim loại (Ag, Cu, Fe,...) đóng vai trò chất khử, các ion kim loại (Ag+, Cu2+, Fe2+...) đóng vai trò chất oxi hoá. Chất oxi hoá và chất khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử. Thí dụ ta có cặp oxi hoá - khử : Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Fe2+/Fe. 2. So sánh tính chất của các cặp oxi hoá - khử Thí dụ : So sánh tính chất của hai cặp oxi hoá - khử Cu2+/Cu và Ag+/Ag, thực nghiệm cho thấy Cu tác dụng được với dung dịch muối Ag+ theo phương trình ion rút gọn : Cu + 2Ag+  Cu2+ + 2Ag So sánh : Ion Cu2+ không oxi hoá được Ag, trong khi đó Cu khử được ion Ag +. Như vậy, ion Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Ag +. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn Ag. Để xác định tính khử các kl và tính oxi hóa các ion kl, người ta thiết lập các pin điện hóa với một điện cực bằng H2 làm chuẩn còn điện cực còn lại là kim loại cần xác định. Qua đó người ta đưa ra được một giá trị gọi là thế điện cực chuẩn.Kí hiệu E 0Mn+/M 3. Dãy điện hoá của kim loại Người ta đã so sánh tính chất của nhiều cặp oxi hoá - khử và sắp xếp thành dãy điện hoá của kim loại : Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Ag+ Au3+ Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Ag Au -2,37 -,166 -0,76 -0,44 -0,23 -0,14 -0,13 0,00 0,34 0,8 1,5 Đề-hóa.vn – trắc nghiệm hóa học online - 8 -
  9. thầy: Lê Quốc Huy SĐT : 0966289968 4. ý nghĩa của dãy điện hoá của kim loại Dãy điện hoá của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử theo quy tắc  (anpha) : Phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử sẽ xảy ra theo chiều, chất oxi hoá mạnh nhất sẽ oxi hoá chất khử mạnh nhất, sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn. Thí dụ : Phản ứng giữa 2 cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu xảy ra theo chiều ion Cu2+ oxi hoá Fe tạo ra ion Fe2+ và Cu. Cu2+ Fe2+ Fe  + + Cu Chất oxi hoá Chất khử Chất oxi hoá Chất khử mạnh mạnh yếu yếu 5. ứng dụng 1. xác định chiều của phản ứng oxi –hóa Nguyên tắc : chất oxi hóa mạnh tác dụng với chất khử mạnh  khử và oxi hóa yếu hơn 2. xác định( so sánh) tính oxi hóa của các ion kim loại và tính khử của kim loại. 3. xác định thứ tự phản ứng : Khi cho hỗn hợp kim loại vào hỗn hợp muối thì thứ tự phản ứng : kim loại có tính khử mạnh sẽ tác dụng với muối có tính oxi hóa mạnh trước Vd : cho Mg vào hỗn hợp muối AgNO3 và Cu(NO3)2 Mg + AgNO3  Mg(NO3)2 + Ag Sau đó Mg + Cu(NO3)2  Mg(NO3)2 + Cu Chú ý : để xác định sản phẩm của phản ứng khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp dung dịch muối thì ta xác định chất tạo thành theo nguyên tắc : Muối tạo thành Dãy điện hóa Kim loại tạo thành Vd : cho hỗn hợp Mg và Fe và hỗn hợp dung dịch Cu(NO3)2 và AgNO3 sau phản ứng thu được 3 muối : 3 muối thu được lần lượt là : Mg(NO3)2 , Fe(NO3)2 , Cu(NO3)2 4. xác định thứ tự của phản ứng điện phân: Quy tắc : khi điện phân hỗn hợp muối thì muối của kim loại có tính oxi hóa mạnh hơn bị điện phân trước. Vd : điện phân hỗn hợp dung dịch : CuCl2 , NaCl , FeCl2 , FeCl3 Đề-hóa.vn – trắc nghiệm hóa học online - 9 -
  10. thầy: Lê Quốc Huy SĐT : 0966289968 Thứ tự điện phân là : FeCl3  FeCl2 + Cl2 CuCl2  Cu + Cl2 FeCl2  Fe + Cl2 NaCl + H2O  NaOH + Cl2 + H2 Cần nhớ 6 cặp sau : Mg2+/Mg , Al3+/Al , Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag Câu 1. Một học sinh viết các sơ đồ phản ứng sau : 1. Zn + Cu2+  Zn2+ + Cu 2. Cu + Ag+  Cu2+ + Ag 3. Cu + Fe2+  Cu2+ + Fe 4. Ag + H+  Ag+ + H2 Những trường hợp có xảy ra phản ứng là A. 1, 2. B. 3, 4. C. 1, 3. D. 2, 3. Câu 2. Fe tác dụng được với dung dịch CuCl2 tạo ra Cu và FeCl2. Cu tác dụng được với dung dịch FeCl3 tạo ra FeCl2 và CuCl2. Tính oxi hoá của các ion kim loại tăng theo chiều: A. Fe2+ < Cu2+ < Fe3+ B. Fe3+ < Cu2+ < Fe2+ C. Cu2+ < Fe3+ < Fe2+ D. Fe3+ < Fe2+ < Cu2+ Câu 3. Ion nào có khả năng oxi hoá yếu nhất? A. Zn2+ B. Cu2+ C. H+ D. Ag+ Câu 4. Dãy ion kim loại nào sau đây được xếp theo chiều tăng tính oxi hoá ? A. Mg2+, Fe2+, Ag+, Al 3+. B. Al 3+ , Fe2+, Zn2+ , Ag+. C. Mg2+, Zn2+, Fe2+, Ag+. D. Mg2+, Zn2+, Ag+, Fe2+. Câu 5. Trong dãy nào sau đây, tính oxi hoá của các ion kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải? A. Zn2+ , Fe3+ , Fe2+, Pb2+. B. Zn2+ , Fe2+ , Fe3+ , Pb2+. C. Zn2+ , Fe2+ , Pb2+ , Fe3+. D. Zn2+ , Pb2+ , Fe2+ , Fe3+. Câu 6. Trong dãy nào sau đây, tính khử của các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải? A. Cu, Zn, Fe, Mg. B. Cu, Fe, Zn, Mg. C. Fe, Zn, Cu, Mg. D. Mg, Zn, Fe, Cu. Câu 7. Cho các cặp oxi hoá-khử : Fe2+.Fe, Zn2+.Zn, Cu2+.Cu, Pb2+.Pb. Có thể lập được bao nhiêu cặp pin điện hoá từ các cặp oxi hoá-khử trên ? A.2 B.3 C.4 D.6 Đề-hóa.vn – trắc nghiệm hóa học online - 10 -
  11. thầy: Lê Quốc Huy SĐT : 0966289968 Câu 8. Cho các dung dịch : CuSO4, FeCl3, FeCl2, KCl, ZnSO4, AgNO3. Những dung dịch tác dụng được với kim loại Zn là A. CuSO4, FeCl3, FeCl2, KCl. B. CuSO4, FeCl3, ZnSO4, AgNO3. C. CuSO4, FeCl2, KCl, AgNO3. D. CuSO4, FeCl3, FeCl2, AgNO3. Câu 9. Kim loại X tác dụng với dung dịch muối sắt (III) tạo ra kim loại Fe. X có thể là A. Na B. Cu C. Mg D. Ni Câu 10. Ngâm bột Fe vào các dung dịch muối riêng biệt Fe3+, Zn2+, Cu2+, Pb2+, Mg2+, Ag+. Số phản ứng xảy ra là A. 4 B.5 C. 3 D. 6 Câu 11. Cho hỗn hợp bột Mg và Zn vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được 2 kim loại, dung dịch gồm 3 muối là A. Zn(NO3)2, AgNO3 và Mg(NO3)2. B. Mg(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. C. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2 và Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Câu 12. Cho hỗn hợp bột Zn và Al vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được 3 kim loại và dung dịch gồm 2 muối là A. Zn(NO3)2 và AgNO3. B. Zn(NO3)2 và Cu(NO3)2. C. Zn(NO3)2 và Al(NO3)3. D. Al(NO3)3 và AgNO3. Câu 13. Chọn các phản ứng sai trong số các phản ứng cho sau đây : 1. 2Al + 3MgSO4  Al2(SO4)3 + 3Mg 2. Al + 6HNO3 đặc, nguội  Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O hoãn hoáng Al - Hg 3. 2Al + 6H2O  2Al(OH)3 + 3H2  4. 2Al + Fe2O3  Al2O3 + 2Fe  o t 5. 2Al + 2H2O + Ca(OH)2  Ca(AlO2)2 + 3H2 A. 3, 4. B. 1, 2. C. 1, 3. D. 2, 5. Bài 14 : Cho các phản ứng hóa học sau : Fe + Cu2+  Fe2+ + Cu ; Cu + 2Fe3+  Cu2+ + 2Fe2+ Nhận xét nào sau đây sai ? A. Tính khử của Fe mạnh hơn Cu. B. Tính oxi hóa của Fe3+ mạnh hơn Cu2+. C. Tính oxi hóa của Fe2+ yếu hơn Cu2+. D. Tính khử của Cu yếu hơn Fe2+. Bài 15 : Dãy gồm các ion xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là : A. Zn2+, Cu2+, Fe2+, Ag+. B. Zn2+, Cu2+, Fe2+, Ag+. Đề-hóa.vn – trắc nghiệm hóa học online - 11 -
  12. thầy: Lê Quốc Huy SĐT : 0966289968 C. Zn2+, Fe2+, Cu2+, Ag+. D. Fe2+, Zn2+, Cu2+, Ag+. Bài 16 : Biết thứ tự của các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của các ion là : Ag+/Ag, Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu, Fe2+/Fe. Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học ? A. Ag+ + Fe2+. B. Ag+ + Cu. C. Cu + Fe3+. D. Cu2+ + Fe2+. Bài 17: Khối lượng thanh sắt giảm đi trong trường hợp nhúng vào dung dịch nào sau đây ? A. Fe2(SO4)3. B. CuSO4 C. AgNO3. D. MgCl2 Bài 18 : Dãy gồm các kim loại chỉ khử được Fe(III) về Fe(II) trong dung dịch muối là : A. Mg, Al. B. Fe, Cu. C. Cu, Ag. D. Mg, Fe. Bài 19 : Ngâm hỗn hợp hai kim loại gồm Zn, Fe vào dung dịch CuSO4 Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn X gồm hai kim loại và dung dịch Y. Kết luận nào sau đây đúng ? A. X gồm Zn, Cu. B. Y gồm FeSO4, CuSO4 C. Y gồm ZnSO4, CuSO4 D. X gồm Fe, Cu. Bài 20 : Ngâm bột sắt vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Kết luận nào sau đây đúng ? A. X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2. B. X gồm Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. C. Y gồm Fe, Cu. D. Y gồm Fe, Ag. Bài 21 : Cho hợp kim Al, Mg, Ag vào dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại là A. Cu, Al, Mg. B. Ag, Mg, Cu. C. Al, Cu, Ag. D. Al, Ag, Mg. Bài 22 : Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag. Bài 23: Trong số các kim loại Mg, Fe, Cu, kim loại có thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch Fe(NO3)3 là A. Mg. B. Mg và Cu. C. Fe và Mg. D. Cu và Fe. Bài 24 : Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. B. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. C. AgNO3 và Zn(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và AgNO3. 1A 2A 3A 4C 5C 6B 7D 8D 9C 10A 11C 12C 13C 14D 15C 16D 17ê 18B 19D 20A 21C 22A 23A 24B Đề-hóa.vn – trắc nghiệm hóa học online - 12 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2