intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình hình nhiễm nấm máu tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2016 đến tháng 10/2016

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

102
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nấm là căn nguyên gây nhiễm trùng huyết, có tỉ lệ ngày càng tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phát hiện và xác định các chủng nấm gây nhiễm nấm máu tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 đến tháng 10/2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm nấm máu trên tổng số bệnh nhân cấy máu dương tính là 9,8% (lần lượt là 8,3%, 40% và 100% ở nhóm bệnh nhân dương tính với 1, 2 và 3 căn nguyên).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình hình nhiễm nấm máu tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2016 đến tháng 10/2016

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> TÌNH HÌNH NHIỄM NẤM MÁU TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI<br /> TỪ THÁNG 1/2016 ĐẾN THÁNG 10/2016<br /> Nguyễn Nhị Hà¹, Phạm Hồng Nhung¹,²<br /> ¹Trường Đại học Y Hà Nội, ²Bệnh viện Bạch Mai<br /> Nấm là căn nguyên gây nhiễm trùng huyết, có tỉ lệ ngày càng tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Nghiên cứu được<br /> thực hiện nhằm phát hiện và xác định các chủng nấm gây nhiễm nấm máu tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 đến<br /> tháng 10/2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm nấm máu trên tổng số bệnh nhân cấy máu dương tính là 9,8%<br /> (lần lượt là 8,3%, 40% và 100% ở nhóm bệnh nhân dương tính với 1, 2 và 3 căn nguyên). Các chủng nấm gây bệnh<br /> chủ yếu được phân lập từ Khoa Hồi sức tích cực (22%). Candida sp. đứng hàng thứ tư (7,9%) trong tổng số chủng<br /> vi sinh vật gây bệnh và là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất (22%) ở các bệnh nhân nhiễm trùng huyết do nhiều<br /> căn nguyên. Căn nguyên chính gây nhiễm nấm máu là Candida sp. (83,6%) (các loài Candida thường gặp là C.<br /> albicans (38,2%) và C. tropicalis (36,1%)), ngoài ra còn gặp Talaromyces marneffei (6,0%) và Pichia ohmeri (4,3%).<br /> Từ khóa: nấm máu, nhiễm trùng huyết<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Nấm là căn nguyên gây nhiễm trùng cơ hội,<br /> gây bệnh trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch<br /> (bệnh nhân AIDS, ung thư…), người lớn tuổi có<br /> tiền sử dùng thuốc kéo dài, những bệnh nhân<br /> điều trị bằng các liệu pháp nội khoa và ngoại<br /> khoa xâm lấn bao gồm kháng sinh phổ rộng,<br /> hóa chất và ghép tạng [1]. Hiện nay, cùng với sự<br /> bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS và sự ứng dụng<br /> rộng rãi các tiến bộ về thuốc và thủ thuật trong y<br /> học, nhiễm nấm máu đang bùng phát trên toàn<br /> thế giới [2,3,4]. Tại Hoa Kì, nấm Candida là một<br /> trong bốn căn nguyên hàng đầu gây nhiễm trùng<br /> huyết tại bệnh viện, chiếm 9% tổng số chủng vi<br /> sinh vật gây bệnh [5]. Tại Khoa hồi sức của một<br /> bệnh viện của Ấn Độ, 18% các trường hợp nhiễm<br /> trùng huyết do nấm gây nên; trong các chủng vi<br /> sinh vật gây bệnh, Candida là căn nguyên đứng<br /> thứ hai, chiếm 17,5% [6]. Thêm vào đó, những<br /> bệnh nhân nhiễm nấm máu có tỉ lệ tử vong 15%,<br /> Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Nhị Hà, Bộ môn Vi sinh,<br /> Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Email: nhihanguyen107@gmail.com<br /> Ngày nhận: 22/3/2017<br /> Ngày được chấp nhận : 25/4/2017<br /> <br /> TCNCYH 107 (2) - 2017<br /> <br /> thời gian nằm viện trung bình 18,7 ± 0,4 ngày và<br /> chi phí điều trị trung bình 44,726 ± 1,255 USD,<br /> cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân không<br /> nhiễm nấm máu với số liệu tương ứng là 5%, 7,3<br /> ± 0,1 ngày và 15,445 ± 404 USD [7]. Ở những<br /> bệnh nhân nhiễm nấm máu, bên cạnh các yếu tố<br /> cơ địa của bệnh nhân, tỉ lệ tử vong còn phụ thuộc<br /> vào căn nguyên gây nhiễm nấm máu, cao nhất ở<br /> các bệnh nhân nhiễm Candida, Zygomycocetes<br /> và Aspergillus [7]. Bên cạnh đó, việc chậm trễ<br /> trong điều trị do chờ kết quả xét nghiệm vi sinh<br /> cũng là một nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong của<br /> bệnh nhân [8]. Nguyên nhân của sự chậm trễ<br /> này một phần là do sự thiếu thông tin về dịch tễ<br /> học nấm máu tại địa phương do mỗi khu vực có<br /> sự khác biệt rõ rệt về tỉ lệ nhiễm nấm máu [9] và<br /> các căn nguyên chính gây nhiễm nấm máu [10].<br /> Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về nấm máu<br /> tại cơ sở là hết sức cần thiết nhằm cung cấp các<br /> số liệu cụ thể, cập nhật, giúp bác sĩ lâm sàng<br /> định hướng căn nguyên và sớm lựa chọn được<br /> loại thuốc điều trị phù hợp.<br /> Nhằm đóng góp thêm về tình hình nhiễm<br /> nấm máu, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này<br /> <br /> 1<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> nhằm xác định căn nguyên gây nhiễm nấm máu<br /> tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2016 đến<br /> tháng 10/2016.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng<br /> Tất cả các bệnh phẩm máu có chỉ định nuôi<br /> cấy tại Bệnh viên Bạch Mai từ tháng 1 đến tháng<br /> 10/2016.<br /> Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bệnh phẩm<br /> máu có chỉ định nuôi cấy từ tháng 1 đến tháng<br /> 10/2016 dương tính với ít nhất một căn nguyên<br /> vi khuẩn, vi nấm gây bệnh.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ: Các bệnh phẩm máu<br /> dương tính với chủng vi khuẩn, vi nấm trùng với<br /> chủng đã được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm<br /> máu khác của cùng một bệnh nhân.<br /> 2. Phương pháp<br /> <br /> - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt<br /> ngang, hồi cứu.<br /> - Phương pháp<br /> + Lấy 5 - 10ml máu vào chai cấy máu với<br /> tỷ lệ 1:10<br /> + Ủ ấm chai cấy máu trong máy cấy máu<br /> + Cấy chuyển chai cấy máu dương tính<br /> sang môi trường thạch máu<br /> + Phân lập và định danh vi sinh vật.<br /> - Xử lý số liệu nghiên cứu: bằng phần<br /> mềm SPSS 16.0.<br /> 3. Đạo đức nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng<br /> là các chủng vi nấm được phân lập tại Khoa Vi<br /> sinh, Bệnh viện Bạch Mai, không có bất kì tác<br /> động can thiệp nào tới bệnh nhân.<br /> - Đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho việc<br /> xây dựng chiến lược dự phòng và điều trị nhiễm<br /> nấm hiệu quả và phù hợp.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> 1. Tỷ lệ cấy máu dương tính với nấm<br /> Bảng 1. Tỷ lệ cấy máu dương tính với nấm theo bệnh nhân<br /> Nhóm bệnh nhân Cấy máu<br /> dương tính<br /> <br /> Nhóm bệnh nhân Cấy máu<br /> dương tính với nấm<br /> Số lượng<br /> <br /> % trong từng<br /> nhóm bệnh<br /> nhân<br /> <br /> 100<br /> <br /> 112<br /> <br /> 9,8<br /> <br /> 1139<br /> <br /> 96,7<br /> <br /> 94<br /> <br /> 8,3<br /> <br /> 2 căn nguyên<br /> - 2 vi khuẩn<br /> - Nấm và vi khuẩn<br /> - 2 nấm<br /> <br /> 35<br /> 21<br /> 12<br /> 2<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> 14<br /> <br /> 40<br /> <br /> 3 căn nguyên<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0,3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 100<br /> <br /> Số lượng<br /> <br /> %<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 1178<br /> <br /> 1 căn nguyên<br /> <br /> %<br /> <br /> Đặc điểm<br /> <br /> 100<br /> 60,0<br /> 34,3<br /> 5,7<br /> <br /> Từ tháng 1/2016 đến tháng 10/2016, trong 1178 bệnh nhân có kết quả cấy máu cấy dương tính<br /> tại Bệnh viện Bạch Mai có 112 bệnh nhân cấy máu dương tính với nấm, chiếm 9,8% tổng số bệnh<br /> nhân nhiễm trùng huyết.<br /> Trong các bệnh nhân nhiễm trùng huyết cấy máu dương tính, lần lượt có 1139 bệnh nhân dương<br /> tính với 1 căn nguyên, 35 bệnh nhân dương tính với hai căn nguyên, 4 bệnh nhân dương tính với ba<br /> căn nguyên, với số bệnh nhân dương tính với nấm tương ứng là 94 (8,3%), 14 (40%) và 4 (100%).<br /> 2<br /> <br /> TCNCYH 107 (2) - 2017<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 2. Phân bố các chủng nấm gây bệnh phân lập được theo khoa phòng<br /> <br /> Hồi sức<br /> 22%<br /> Khoa khác<br /> 41%<br /> Tim m ạch<br /> 10%<br /> Huyết học<br /> 9%<br /> Nhi<br /> 9%<br /> <br /> Biểu đồ 1. Phân bố các chủng nấm gây bệnh phân lập được theo khoa phòng (n = 116)<br /> Từ 112 bệnh nhân nhiễm nấm máu, đã phân lập được 116 chủng vi nấm. Các chủng nấm gây<br /> bệnh chủ yếu phân lập được ở Khoa Hồi sức tích cực, chiếm 22%. Tiếp theo là Khoa Tim mạch<br /> chiếm tỉ lệ 10% và các Khoa Huyết học, Truyền nhiễm và Nhi với cùng tỷ lệ 9%.<br /> 3. Các căn nguyên gây nhiễm trùng huyết<br /> 3.1. Các căn nguyên gây nhiễm trùng huyết<br /> 9,3<br /> <br /> Các vi khuẩn khác<br /> <br /> 26,4<br /> <br /> 4,2<br /> 3,8<br /> <br /> Pseudomonas aeruginosa<br /> Enterococci<br /> <br /> 7,3<br /> <br /> 4,9<br /> <br /> Acinobacter baumannii<br /> <br /> 18,8<br /> <br /> 5,6<br /> <br /> Candida sp.<br /> <br /> 25<br /> <br /> 7,9<br /> <br /> Klebsiella pneum oniae<br /> <br /> 18,8<br /> <br /> 12,3<br /> 6,2<br /> <br /> Staphylococcus aureus<br /> <br /> 13,5<br /> 10,4<br /> <br /> Escherichia coli<br /> 0<br /> <br /> 5<br /> <br /> 10<br /> <br /> KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC (N = 96)<br /> <br /> 25,6<br /> 15<br /> <br /> 20<br /> <br /> 25<br /> <br /> 30<br /> <br /> TOÀN VIỆN (N = 1224)<br /> <br /> Biểu đồ 2. Các căn nguyên gây nhiễm trùng huyết tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 đến<br /> tháng 10/2016<br /> Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2016, Khoa Vi sinh bệnh viện đã phân lập được 1224 chủng vi<br /> khuẩn, vi nấm gây nhiễm trùng huyết, trong đó có 96 chủng phân lập được từ các bệnh nhân tại<br /> Khoa Hồi sức tích cực. Theo kết quả thống kê toàn viện, Candida sp. là căn nguyên gây nhiễm trùng<br /> huyết đứng thứ 4, chiếm 7,9% tổng số chủng vi khuẩn, vi nấm gây bệnh phân lập được. Tuy nhiên,<br /> tại Khoa Hồi sức tích cực Candida sp. là căn nguyên thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 25%.<br /> TCNCYH 107 (2) - 2017<br /> <br /> 3<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 3.2. Các căn nguyên gây nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân cấy máu dương tính nhiều căn nguyên<br /> <br /> Candida sp.<br /> 22%<br /> <br /> Khác<br /> 42%<br /> Enterococci<br /> 7%<br /> <br /> Klebsiella sp.<br /> 17%<br /> <br /> Biểu đồ 3. Căn nguyên gây nhiễm trùng huyết ở các bệnh nhân cấy máu dương tính nhiều<br /> căn nguyên (n = 82)<br /> Trong 82 chủng vi khuẩn, vi nấm phân lập được từ các bệnh nhân cấy máu dương tính với nhiều<br /> căn nguyên, thường gặp nhất là Candida sp. chiếm 22%.<br /> 4. Căn nguyên nấm gây nhiễm trùng huyết<br /> <br /> <br /> Bảng 3. Căn nguyên nấm gây nhiễm trùng huyết (n = 116)<br /> Loài<br /> <br /> Căn nguyên Candida sp.<br /> <br /> n1<br /> <br /> %<br /> <br /> n2<br /> <br /> %<br /> <br /> 97<br /> <br /> 83,6<br /> <br /> 97<br /> <br /> 100<br /> <br /> Candida albicans<br /> <br /> 37<br /> <br /> 38,2<br /> <br /> Candida tropicalis<br /> <br /> 35<br /> <br /> 36,1<br /> <br /> Candida parapsilosis<br /> <br /> 14<br /> <br /> 14,5<br /> <br /> Candida guilliermondii<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4,1<br /> <br /> Candida glabrata<br /> <br /> 3<br /> <br /> 3,1<br /> <br /> Candida dubliniensis<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> Candida famata<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> Candida haemulonii<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> Candida krusei<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> Candida sp.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Căn nguyên<br /> <br /> Talaromyces marneffei<br /> <br /> 7<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> Pichia ohmeri<br /> <br /> 5<br /> <br /> 4,3<br /> <br /> Cryptococcus sp.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2,6<br /> <br /> Fusarium sp.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1,7<br /> <br /> Trichosporon sp.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1,7<br /> <br /> TCNCYH 107 (2) - 2017<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Trong các căn nguyên nấm máu, Candida sp.<br /> là căn nguyên chủ yếu, chiếm 83,6%. Ngoài ra<br /> còn gặp Talaromyces marneffei và Pichia ohmeri<br /> với tỷ lệ lần lượt là 6,0% và 4,3%.<br /> Trong các loài Candida gây nhiễm nấm máu,<br /> Candida albicans là căn nguyên hàng đầu,<br /> chiếm 38,2%. Hai loài Candida non - albicans<br /> có tỷ lệ gây bệnh khá cao là C. tropicalis, C.<br /> parapsilosis, chiếm lần lượt 36,1% và 14,5%.<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> Kết quả nghiên cứu này cho thấy có sự<br /> khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ nhiễm nấm giữa<br /> nhóm bệnh nhân cấy máu dương tính với một<br /> căn nguyên (8,3%) và nhóm bệnh nhân cấy<br /> máu dương tính với 2 và 3 căn nguyên (40%<br /> và 100%). Các trường hợp nhiễm trùng huyết<br /> do nhiều căn nguyên hiếm gặp, thường chỉ xảy<br /> ra ở các bệnh nhân nặng, tình trạng miễn dịch<br /> suy giảm nhiều, nhạy cảm với các tác nhân<br /> gây nhiễm trùng cơ hội. Trong nghiên cứu của<br /> chúng tôi, căn nguyên thường gặp nhất trong<br /> các chủng vi khuẩn, vi nấm phân lập được từ<br /> các bệnh nhân dương tính với nhiều căn nguyên<br /> là Candida sp. (22%), chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn<br /> các vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện thường<br /> gặp như Klebsiella sp. (17%), Enterococci (7%),<br /> Acinetobacter sp. (6%) và Escherichia coli (6%).<br /> Kết quả này cho thấy nấm không chỉ là một căn<br /> nguyên quan trọng gây nhiễm trùng huyết, mà<br /> đã trở thành một trong những căn nguyên chính<br /> gây nhiễm trùng cơ hội trong bệnh viện.<br /> Trong các chủng vi khuẩn, vi nấm gây bệnh<br /> phân lập được, Candida sp. là căn nguyên đứng<br /> hàng thứ 4, chiếm 7,9%. Kết quả này tương<br /> tự với kết quả nghiên cứu về căn nguyên gây<br /> nhiễm trùng huyết tại các bệnh viện [5]. Điều<br /> đáng quan tâm là trong 545 chủng vi khuẩn, vi<br /> nấm gây nhiễm trùng huyết tại Bệnh viện Bạch<br /> Mai năm 2008, nấm, bao gồm cả Candida sp.<br /> và các loài nấm khác, là căn nguyên gây bệnh<br /> đứng hàng thứ 5, chiếm tỉ lệ 5,3% [11]. Như vậy,<br /> tại bệnh viện Bạch Mai, Candida máu nói riêng<br /> TCNCYH 107 (2) - 2017<br /> <br /> và nấm máu nói chung đã tăng một cách có ý<br /> nghĩa về cả tỷ lệ và vai trò gây bệnh (p < 0,05).<br /> Điều này có thể được giải thích là do sự ứng<br /> dụng ngày một rộng rãi các liệu pháp điều trị nội<br /> khoa và ngoại khoa như kháng sinh phổ rộng,<br /> hóa chất, ghép tạng.<br /> Các chủng nấm gây bệnh chủ yếu được phân<br /> lập ở Khoa Hồi sức tích cực. Đây là khoa mà<br /> các bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ nhiễm<br /> nấm như bệnh lý nền nặng, sử dụng nhiều loại<br /> kháng sinh, đặt catheter, nuôi dưỡng tĩnh mạch,<br /> đã phẫu thuật trước đó hoặc các bệnh lý ác tính.<br /> Tại đây, Candida sp. đang nổi lên là căn nguyên<br /> hàng đầu gây nhiễm trùng huyết, chiếm tới 25%<br /> tổng số chủng vi khuẩn, vi nấm gây nhiễm trùng<br /> huyết được phân lập được. Kết quả này tương tự<br /> với kết quả ghi nhận tại Khoa hồi sức một bệnh<br /> viện ở Ấn Độ, với Candida sp. là căn nguyên<br /> hàng đầu nhưng với tỷ lệ chỉ ở mức 17,5% [6].<br /> Điều này cho thấy việc Candida sp. trở thành<br /> căn nguyên hàng đầu trong nhiễm trùng huyết<br /> tại Khoa hồi sức đã trở thành xu hướng tại nhiều<br /> nơi trên thế giới. Quan điểm nhiễm trùng huyết<br /> chủ yếu là nhiễm khuẩn huyết cần phải thay đổi<br /> dựa trên những số liệu thực tế về dịch tễ học.<br /> Trong các chủng vi nấm gây bệnh, Candida<br /> sp. là căn nguyên nấm gây nhiễm trùng huyết<br /> chủ yếu. Trong đó, C. albicans là loài thường<br /> gặp nhất. Kết quả này phù hợp với các nghiên<br /> cứu đã công bố về căn nguyên gây nhiễm nấm<br /> máu trên thế giới [2,4,5,10,12,13]. Tỷ lệ các loài<br /> Candida non-albicans gây bệnh tương đồng<br /> với một nghiên cứu thực hiện tại Hàn Quốc [12]<br /> với căn nguyên thường gặp nhất là C. tropicalis<br /> nhưng khác biệt với các kết quả nghiên cứu<br /> tại các nước châu Âu, nơi C. parapsilosis và<br /> C. glabrata là các căn nguyên Candida nonalbicans thường gặp nhất [13]. Điều này là do<br /> sự khác biệt về mặt dịch tễ học.<br /> Ngoài Candida sp., Talaromyces marneffei,<br /> tên cũ là Penicillium marneffei, là căn nguyên<br /> gây nhiễm nấm máu đứng thứ hai. Điều này<br /> là do Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ của<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2