intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình trạng rối loạn nhận thức của bệnh nhân tai biến mạch máu não

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá tình trạng rối loạn nhận thức của bệnh nhân (BN) tai biến mạch máu não (TBMMN). Bài viết nghiên cứu trên 60 BN được chẩn đoán xác định là TBMMN để đánh giá tình trạng nhận thức bằng thang điểm MoCA (Montreal cognitive assessment).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình trạng rối loạn nhận thức của bệnh nhân tai biến mạch máu não

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> <br /> TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN NHẬN THỨC CỦA BỆNH NHÂN<br /> TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO<br /> Nguyễn Thị Kim Liên*; Hà Thị Bích Ngọc*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: đánh giá tình trạng rối loạn nhận thức của bệnh nhân (BN) tai biến mạch máu não<br /> (TBMMN). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 60 BN được chẩn đoán xác định là TBMMN<br /> để đánh giá tình trạng nhận thức bằng thang điểm MoCA (Montreal cognitive assessment). Kết<br /> quả: tỷ lệ rối loạn nhận thức của BN TBMMN khá cao (75%), chủ yếu là rối loạn nhận thức ở<br /> mức độ trung bình (40%) và nhẹ (23,3%). Lĩnh vực rối loạn nhận thức thường gặp là rối loạn trí<br /> nhớ (95%), rối loạn ngôn ngữ (78,3%), rối loạn khả năng thị giác (68,3%) và rối loạn độ tập<br /> trung (58,3%). Kết luận: rối loạn nhận thức thường gặp ở BN TBMMN, trong đó hay gặp nhất là<br /> rối loạn trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị giác và rối loạn độ tập trung.<br /> * Từ khóa: Tai biến mạch máu não; Rối loạn nhận thức; Thang điểm MoCA.<br /> <br /> Cognitive Impairment in Patients with Stroke by the Montreal<br /> Cognitive Assessment<br /> Summary<br /> Objectives: To assess the cognitive impairment in patients with stroke. Subjects and<br /> methods: A cross-sectional study was conducted on 60 patients with stroke to assess the<br /> cognitive impairment by Montreal cognitive assessment (MoCA). Results: The rate of cognitive<br /> impairment of patients with stroke was high (75%), including mainly average cognitive<br /> impairment (40%) and mild cognitive impairment (23.3%). The common cognitive impairments<br /> were: memory (95%), language disorder (78.3%), visuo-spatial skills (68.3%) and attention<br /> (58.3%). Conclusion: The cognitive impairment frequently occurs in patients with stroke. The<br /> most common cognitive impairments are memory, language disorder, visuo-spatial skills and attention.<br /> * Key words: Stroke; Cognitive impairment; MoCA.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tai biến mạch máu não để lại các di<br /> chứng gây phiền phức cho người bệnh<br /> như giảm khả năng vận động, rối loạn về<br /> ngôn ngữ giao tiếp, thị giác, cảm giác và<br /> ý thức. Trong đó, rối loạn nhận thức là<br /> <br /> một trong những biến chứng nặng nề dẫn<br /> đến sa sút trí tuệ ở người bệnh. Bệnh cảnh<br /> lâm sàng của rối loạn nhận thức thường<br /> gặp là: giảm trí nhớ gần do khả năng ghi<br /> nhận kém, rối loạn quá trình nhớ, giảm<br /> khả năng nhớ từ, giảm độ tập trung và<br /> <br /> * Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Kim Liên (lienrehab@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 24/10/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/03/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 20/03/2017<br /> <br /> 114<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> chú ý, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn định<br /> hướng. BN không thể thực hiện được các<br /> sinh hoạt hàng ngày như tắm, mặc quần<br /> áo, ăn uống, vận động và vệ sinh cá<br /> nhân, làm cho BN không hòa nhập được<br /> với gia đình và xã hội. Vì vậy, việc phát<br /> hiện sớm BN bị rối loạn nhận thức để<br /> điều trị, tiên lượng và phục hồi chức năng<br /> nhận thức hết sức quan trọng.<br /> Ở Việt Nam, chưa có nhiều tác giả<br /> nghiên cứu về tình trạng rối loạn nhận<br /> thức này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành<br /> nghiên cứu đề tài nhằm: Đánh giá tình<br /> trạng rối loạn nhận thức của BN TBMMN<br /> bằng thang điểm đánh giá nhận thức<br /> MoCA.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 60 BN bị liệt nửa người do TBMMN,<br /> được khám, đánh giá và phục hồi chức<br /> năng tại Trung tâm Phục hồi Chức năng Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7 - 2014<br /> đến 4 - 2015.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn: BN bị TBMMN<br /> lần đầu tiên, giao tiếp được, ≥ 18 - 80<br /> tuổi, bị bệnh từ 1 - 6 tháng, tự nguyện<br /> tham gia nghiên cứu.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ: BN rối loạn chức<br /> năng nặng: hôn mê; rối loạn ngôn ngữ<br /> nặng hay rối loạn vận ngôn ảnh hưởng<br /> đến việc đánh giá nhận thức; có bệnh lý<br /> tâm thần, sa sút trí tuệ trước khi bị<br /> TBMMN.<br /> <br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô<br /> tả cắt ngang.<br /> * Các chỉ số trong nghiên cứu:<br /> - Tên, tuổi, giới, bên liệt, tay thuận, loại<br /> tổn thương.<br /> - Đánh giá tình trạng rối loạn nhận<br /> thức: thang điểm MoCA [3].<br /> Thang điểm đánh giá nhận thức MoCA<br /> gồm 8 phần: đánh giá thị giác, điền tên,<br /> đánh giá khả năng ghi nhớ, đánh giá độ<br /> tập trung, ngôn ngữ, khái quát hóa, trí<br /> nhớ ngắn hạn, định hướng.<br /> Thang điểm được thực hiện trong<br /> khoảng 10 phút. Tổng điểm tối đa của<br /> thang điểm là 30, trong đó:<br /> + 0 - 7 điểm: rối loạn nhận thức mức<br /> độ nặng.<br /> + 8 - 20 điểm: rối loạn nhận thức mức<br /> độ trung bình.<br /> + 21 - 25 điểm: rối loạn nhận thức mức<br /> độ nhẹ.<br /> + ≥ 26 điểm: bình thường.<br /> * Đạo đức của nghiên cứu: nghiên cứu<br /> tiến hành tại Bệnh viện Bạch Mai với sự<br /> đồng ý của lãnh đạo trung tâm, Bệnh<br /> viện. Nghiên cứu dựa trên 3 nguyên tắc<br /> cơ bản của đạo đức là tôn trọng, không<br /> gây hại và tạo ra sự công bằng cho BN.<br /> BN được giải thích rõ mục đích, nắm<br /> được trách nhiệm và quyền lợi, tự nguyện<br /> tham gia nghiên cứu.<br /> * Xử lý số liệu: theo phương pháp<br /> thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS<br /> 16.0.<br /> 115<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.<br /> * Độ tuổi và giới tính:<br /> Bảng 1: Phân bố BN theo tuổi và giới.<br /> Giới<br /> Độ tuổi<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> ≤ 44<br /> <br /> 2<br /> <br /> 5,2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 14,3<br /> <br /> 5<br /> <br /> 8,3<br /> <br /> 45 - 59<br /> <br /> 16<br /> <br /> 41<br /> <br /> 6<br /> <br /> 28,6<br /> <br /> 22<br /> <br /> 36,7<br /> <br /> 60 - 74<br /> <br /> 16<br /> <br /> 41<br /> <br /> 5<br /> <br /> 23,8<br /> <br /> 21<br /> <br /> 35<br /> <br /> 75 - 80<br /> <br /> 5<br /> <br /> 12,8<br /> <br /> 7<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> 12<br /> <br /> 20<br /> <br /> 39<br /> <br /> 65<br /> <br /> 21<br /> <br /> 35<br /> <br /> 60<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 2<br /> <br /> p (χ ) = 0,02<br /> <br /> Trên 60 BN nghiên cứu, người cao<br /> tuổi nhất 80, tuổi thấp nhất 23, tuổi trung<br /> bình 61,4. TBMMN gặp nhiều ở nhóm tuổi<br /> 45 - 59 (22 BN = 36,7%). Nhóm tuổi từ 45<br /> - 80 chiếm 91,7%. Có 39 BN nam (65%)<br /> và 21 BN nữ (35%), tỷ lệ nam/nữ là<br /> 1,86/1. Kết quả này tương đối phù hợp<br /> với nhiều nghiên cứu đã công bố: H.G.M<br /> Boomkamp - Koppen thống kê trên BN<br /> <br /> liệt nửa người do TBMMN có tuổi trung<br /> bình 58,6, BN nữ chiếm 36,4% [4].<br /> Nghiên cứu của Jocelyn E.H gặp TBMMN<br /> phần lớn ở nam, tuổi có liên quan mật<br /> thiết với tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ TBMMN<br /> tăng cùng với tuổi và ít xảy ra trước 40<br /> tuổi, tuổi cao là một yếu tố nguy cơ không<br /> thay đổi của TBMMN [5].<br /> * Bên liệt và tay thuận:<br /> <br /> Bảng 2: Phân bố BN theo bên liệt và tay thuận.<br /> Tay thuận<br /> Bên liệt<br /> <br /> Trái<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Phải<br /> <br /> p (χ2)<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Liệt nửa người trái<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,7<br /> <br /> 26<br /> <br /> 43,3<br /> <br /> 27<br /> <br /> 45<br /> <br /> Liệt nửa người phải<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 33<br /> <br /> 55<br /> <br /> 33<br /> <br /> 55<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,7<br /> <br /> 59<br /> <br /> 98,3<br /> <br /> 60<br /> <br /> 100<br /> <br /> Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ BN liệt<br /> nửa người trái và liệt nửa người phải (p ><br /> 0,05). Đa số BN thuận tay phải (98,3%);<br /> 1 BN thuận tay trái (1,7%). Tỷ lệ liệt nửa<br /> người phải và trái tương đương nhau với<br /> độ tin cậy 95%. Tỷ lệ liệt tay thuận 56,7%.<br /> Kết quả này tương tự với các nghiên cứu<br /> đã công bố: Theo H.G.M Boomkamp 116<br /> <br /> 0,439<br /> <br /> Koppen, tỷ lệ BN thuận tay phải 90,9% [2].<br /> Theo Jocelyn E.H và CS, tỷ lệ thuận tay<br /> phải 91,4%, tỷ lệ liệt nửa người phải 43%,<br /> trong đó tỷ lệ tay thuận liệt 45,2% [5].<br /> Nhìn chung, các nghiên cứu không<br /> khác nhau nhiều về tỷ lệ liệt nửa người<br /> phải và trái, sự khác nhau về tỷ lệ tay<br /> thuận là do cách chọn mẫu nghiên cứu,<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu không<br /> giống nhau.<br /> * Loại tổn thương: 31/60 BN TBMMN bị<br /> nhồi máu não (51,7%). Tỷ lệ BN chảy máu<br /> não 48,3%. Theo Jocelyn E.H, nhồi máu<br /> não chiếm 65,4% [5]. Sự khác biệt này là<br /> <br /> do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn<br /> hoặc do cách chọn đối tượng nghiên cứu<br /> và thời gian nghiên cứu ảnh hưởng đến tỷ<br /> lệ này. Tuy nhiên, để có bằng chứng xác<br /> định cần làm thêm các nghiên cứu với<br /> mẫu lớn hơn và trải rộng nhiều lứa tuổi.<br /> <br /> 2. Tình trạng rối loạn nhận thức của BN TBMMN.<br /> * Tỷ lệ rối loạn nhận thức của BN TBMMN:<br /> Bảng 3:<br /> Loại tổn thương<br /> <br /> Rối loạn nhận thức<br /> <br /> Không rối loạn nhận thức<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nhồi máu não<br /> <br /> 23<br /> <br /> 38,3<br /> <br /> 8<br /> <br /> 13,3<br /> <br /> 31<br /> <br /> 51,6<br /> <br /> Chảy máu não<br /> <br /> 22<br /> <br /> 36,7<br /> <br /> 7<br /> <br /> 11,7<br /> <br /> 29<br /> <br /> 48,4<br /> <br /> 45<br /> <br /> 75<br /> <br /> 15<br /> <br /> 25<br /> <br /> 60<br /> <br /> 100<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 45 BN (75%) bị rối loạn nhận thức sau<br /> TBMMN, trong đó 38,3% BN rối loạn<br /> nhận thức sau nhồi máu não và 36,7%<br /> BN rối loạn nhận thức sau chảy máu não.<br /> Theo Lisman, tỷ lệ rối loạn nhận thức sau<br /> TBMMN là 65% [6]. Nguyễn Văn Quý<br /> nghiên cứu trên 85 BN TBMMN tại Bệnh<br /> viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Quân y<br /> 175 từ tháng 9 - 2009 đến 4 - 2010 thấy<br /> tỷ lệ rối loạn nhận thức sau TBMMN là<br /> 57,6% [1].<br /> Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ rối<br /> loạn nhận thức cao hơn các tác giả là do<br /> đối tượng nghiên cứu hoặc cỡ mẫu khác<br /> <br /> nhau. Ngoài ra, đây là trung tâm đầu<br /> ngành về phục hồi chức năng nên BN<br /> nặng được chuyển tới điều trị, những BN<br /> không có rối loạn nhận thức được chuyển<br /> về tuyến dưới. Nhưng có thể thấy, tỷ lệ<br /> rối loạn nhận thức sau TBMMN khá cao.<br /> Do vậy, rối loạn nhận thức là vấn đề cần<br /> được quan tâm để phát hiện, điều trị và<br /> phục hồi chức năng nhận thức sớm, tránh<br /> làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá<br /> trình vật lý trị liệu cũng như làm giảm chất<br /> lượng sống của BN.<br /> * Mức độ rối loạn nhận thức của BN<br /> TBMMN:<br /> <br /> Bảng 4:<br /> Mức độ<br /> <br /> Bình thường<br /> ≥ 26 điểm<br /> <br /> Nhẹ<br /> 21 - 25 điểm<br /> <br /> Trung bình<br /> 8 - 20 điểm<br /> <br /> Nặng<br /> 0 - 7 điểm<br /> <br /> Loại tổn thương<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nhồi máu não<br /> <br /> 8<br /> <br /> 13,3<br /> <br /> 8<br /> <br /> 13,3<br /> <br /> 11<br /> <br /> 18,3<br /> <br /> 4<br /> <br /> 6,7<br /> <br /> 7<br /> <br /> 11,7<br /> <br /> 6<br /> <br /> 10<br /> <br /> 13<br /> <br /> 21,7<br /> <br /> 3<br /> <br /> 5<br /> <br /> 15<br /> <br /> 25<br /> <br /> 14<br /> <br /> 23,3<br /> <br /> 24<br /> <br /> 40<br /> <br /> 7<br /> <br /> 11,7<br /> <br /> Chảy máu não<br /> Tổng<br /> <br /> 23,3% BN rối loạn nhận thức mức độ nhẹ; 40% BN ở mức độ trung bình; 11,7%<br /> mức độ nặng và 25% không có rối loạn nhận thức.<br /> 117<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br /> * Đặc điểm rối loạn các lĩnh vực nhận thức:<br /> <br /> Biểu đồ 1: Đặc điểm các lĩnh vực rối loạn nhận thức.<br /> Các lĩnh vực nhận thức bị rối loạn<br /> thường gặp là rối loạn trí nhớ (95%), rối<br /> loạn ngôn ngữ (78,3%), rối loạn khả năng<br /> thị giác (68,3%), rối loạn tập trung<br /> (58,3%), rối loạn khái quát hóa, trừu<br /> tượng (38,3%) và rối loạn định hướng<br /> (31,7%).<br /> Theo Nguyễn Văn Quý, các lĩnh vực<br /> rối loạn nhận thức sau TBMMN thường<br /> gặp là rối loạn thị giác không gian, trừu<br /> tượng, khái quát hóa, độ tập trung và trí<br /> nhớ [1]. Nghiên cứu của Trần Thị Lý<br /> Thanh trên 30 BN bị rối loạn nhận thức<br /> sau TBMMN bằng thang điểm đánh giá<br /> tâm thần tối thiểu, 100% BN có rối loạn trí<br /> nhớ, 60% rối loạn ngôn ngữ; 66,67% rối<br /> loạn trừu tượng; 56,67% rối loạn định<br /> hướng; 33,3% rối loạn về chú ý [2].<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có<br /> sự khác biệt về các lĩnh vực nhận thức bị<br /> rối loạn cũng như tỷ lệ các lĩnh vực so với<br /> các tác giả. Sự khác biệt này là do cách<br /> chọn đối tượng, thời gian nghiên cứu, cỡ<br /> mẫu và đặc biệt là thang đánh giá khác<br /> nhau. Trần Thị Lý Thanh (2014) sử dụng<br /> 118<br /> <br /> thang điểm đánh giá tâm thần tối thiểu,<br /> trong khi chúng tôi sử dụng thang điểm<br /> đánh giá nhận thức MoCA, thang điểm<br /> này nhạy hơn trong việc phát hiện rối loạn<br /> nhận thức nhẹ, đánh giá toàn diện các<br /> lĩnh vực rối loạn nhận thức và cung cấp<br /> thông tin lâm sàng hữu ích hơn so với<br /> MMSE [6, 7].<br /> KẾT LUẬN<br /> Qua nghiên cứu tình trạng rối loạn<br /> nhận thức của 60 BN TBMMN bằng thang<br /> điểm đánh giá nhận thức MoCA tại Trung<br /> tâm Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Bạch<br /> Mai từ tháng 7 - 2014 đến 4 - 2015,<br /> chúng tôi rút ra các kết luận:<br /> - Tỷ lệ rối loạn nhận thức của BN<br /> TBMMN cao (75%), trong đó chủ yếu rối<br /> loạn nhận thức trung bình (40%) và nhẹ<br /> (23,3).<br /> - Lĩnh vực rối loạn nhận thức thường<br /> gặp là rối loạn trí nhớ (95%), rối loạn<br /> ngôn ngữ (78,3), rối loạn khả năng thị<br /> giác (68,3%), rối loạn độ tập trung<br /> (58,3%).<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2